Mô hình Swot của ngân hàng EximBank

Vốn điều lệ tăng trưởng qua các năm. Thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ đạt 50 tỷVND Đến tháng 12 năm 2006 vốn điều lệ của Eximbank là 1.870,124 tỷ Hiện nay, Eximbank cũng đang hoàn tất thoả thuận bán 10% vốn điều lệ cho 2 Quỹ đầu tư nước ngoài. Thông qua các giao dịch đó, vốn điều lệ của Eximbank tăng từ 2.800 tỷ đồng lên 3.733 tỷ đồng năm 2007. Dự kiến trong giai đoạn 2008 – 2010, Eximbank sẽ chia cổ tức và quỹ thặng dư vốn cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 35%/năm. Đến năm 2010 vốn điều lệ của Eximbank tối thiểu sẽ đạt được là 13.000 tỷ đồng

ppt40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình Swot của ngân hàng EximBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Nhóm thực hiện: Best friends: Lê Thị Loan Trần Thị Thu Hằng Đỗ Thị Tâm Vũ Thị Trang Đinh Thuỳ Trang Phan Thị Thu Hiền 1.ĐIỂM MẠNH Quy mô vốn Sản phẩm, dịch vụ Công nghệ Có mối quan hệ tốt với nhiều đối tác chiến lược lớn. Hoạt động KD an toàn, hiệu quả. QUY MÔ VỐN Vốn điều lệ tăng trưởng qua các năm. Thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ đạt 50 tỷVND Đến tháng 12 năm 2006 vốn điều lệ của Eximbank là 1.870,124 tỷ Hiện nay, Eximbank cũng đang hoàn tất thoả thuận bán 10% vốn điều lệ cho 2 Quỹ đầu tư nước ngoài. Thông qua các giao dịch đó, vốn điều lệ của Eximbank tăng từ 2.800 tỷ đồng lên 3.733 tỷ đồng năm 2007. Dự kiến trong giai đoạn 2008 – 2010, Eximbank sẽ chia cổ tức và quỹ thặng dư vốn cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 35%/năm. Đến năm 2010 vốn điều lệ của Eximbank tối thiểu sẽ đạt được là 13.000 tỷ đồng SẢN PHẨM, DỊCH VỤ EXIMBANK cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng : * Các SP & DV truyền thống * Các SP & DV hiện đại Trong các NHTMCP, EXIMBANK là NH đứng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, xuất nhập khẩu. Các SP, DV truyền thống Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng, Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). Các SP, DV hiện đại Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ. Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking. Dịch vụ tư vấn, đầu tư - tài chính – tiền tệ Dịch vụ hỗ trợ du học trọn gói Các giải thưởng Được nhiều tổ chức quốc tế có uy tín và giới truyền thông đánh giá cao về chất lượng dịch vụ: Chase manhattan bank (US) New York tặng giải thưởng “1998 Best Services Quality Award”. Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005 Cúp vàng topten thương hiệu Là NH dẫn đầu về các SP & DV thanh toán QT và tài trợ thương mại. Đã thành lập phòng kinh doanh ngoại hối (dealing room) sử dụng hệ thống giao dịch Reuters. Năm 1993, tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Đã tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) từ năm 1995. Tháng 01/2006, đã vinh dự được nhận bằng khen do ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế Năm 2007, Eximbank cũng đã ký kết thoả ước với Công ty tài chính quốc tế (IFC), chính thức trở thành thành viên nhóm Ngân hàng trong chương trình tài trợ thương mại toàn cầu (GTFG) của IFC, nhờ đó: Mở rộng mạng lưới Giúp cho các L/C do Eximbank phát hành được xác nhận dễ dàng hơn. Có cơ hội tiếp cận với mạng lưới các ngân hàng trên toàn cầu nhằm mở rộng thị trường hoạt động nhất là lĩnh vực dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. * Trong các NHTMCP, EXIMBANK là NH đứng đầu về kinh doanh ngoại tệ. Với chính sách khách hàng phù hợp, phí dịch vụ cạnh tranh và chính sách tỷ giá linh hoạt, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Eximbank không ngừng tăng trưởng Doanh số KD trong mấy năm gần đây đạt trên dưới 30 tỷ USD Thực hiện cả 4 hình thức HĐ phái sinh: SPOT, FORWAD, SWAP, OPTION Là NH đầu tiên triển khai “ Quyền chọn tiền tệ” * Là ngân hàng đầu tiên cung ứng dịch vụ hỗ trợ du học trọn gói. Tháng 9/2005, NH nhận cúp vàng top ten sản phẩm uy tín chất lượng cho SP hỗ trợ du học trọn gói do Cục sở hữu trí tuệ và Hội sở hữu trí tuệ công nghiệp VN, Trung tâm Công nghệ thông tin & tư vấn quản lý QVN cùng báo điện tử Saigon News hợp tác tổ chức. CÔNG NGHỆ Năm 1993, EXIMBANK tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Năm 1995, NH tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) Năm 1995, NH được chọn là 1 trong 6 ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự án hiện đại hoá ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới. Tháng 11/2003, Triển khai hệ thống thanh toán nội hàng trực tuyến toàn hệ thống. Tháng 3/2005, Kết nối thành công hai hệ thống thanh toán thẻ nội địa Vietcombank - Eximbank. Cùng với mục tiêu xây dựng hệ thống thanh toán qua mạng điện tử, Eximbank cũng xây dựng một định hướng lâu dài về chiến lược phát triển là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới. Mọi giao dịch ngay từ khi được khởi tạo cho đến lúc hoàn tất đều được điều khiển bởi chương trình ứng dụng CNTT chung, đồng thời dữ liệu giao dịch cũng lập tức được gửi về và lưu trữ tại trung tâm xử lý. Việc điều hành tập trung và kết nối trực tuyến là tiền đề để ngân hàng có thể đưa các ứng dụng CNTT vào lĩnh vực hoạt động ngân hàng như thẻ ATM, Phone-Banking, Home-banking, Mobile-banking và Internet- banking… Xây dựng MQH với các đối tác chiến lược lớn EXIMBANK có 17 đối tác chiến lược lớn, Trong nước, Kinh Đô group là đối tác chiến lược lớn nhất Trên thị trường quốc tế, Eximbank đã chọn được đối tác chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), một trong số ít Tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và thế giới Với một danh muc các cổ đông chiến lược đầy tiềm năng, tạo điều kiện cho Eximbank : Tăng cường tiềm lực về tài chính, quản trị điều hành và công nghệ. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư,. Mở rộng thị trường trên các lĩnh vực: xuất nhập khẩu, du lịch, xuất khẩu lao động và làm ăn với các đối tác Nhật Bản đầy tiềm năng. HĐKD an toàn và hiệu quả Số liệu thống kê tính đến ngày 30/11/2006 cho thấy, hoạt động kinh doanh của Eximbank phát triển ngày càng vững chắc, với 340 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 120% kế hoạch của năm 2006. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Eximbank được khống chế ở mức 1,14%. (ĐTCK) Kết thúc quý I/2007, Ngân hàng Eximbank đạt 177 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2006. Các mặt hoạt động khác của Eximbank đều đạt mức tăng trưởng khả quan và an toàn. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,85%, thấp hơn mức chuẩn tốt nhất của Ngân hàng Nhà nước là 2%. Chính sách ĐT an toàn Eximbank đa dạng hóa danh mục đầu tư, chỉ đầu tư 50 - 60% vốn vào hoạt động tín dụng, phần còn lại sẽ đầu tư vào thị trường vốn bằng việc mua trái phiếu các loại. Tuy đầu tư vào trái phiếu có mức sinh lời không hấp dẫn, nhưng lại là hướng đầu tư tuyệt đối an toàn và phù hợp với chiến lược phát triển của Eximbank trong giai đoạn hiện nay. Khả năng sinh lời và độ an toàn lớn cũng là lý do khiến cổ phiếu của ngân hàng TMCP luôn cao giá trên cả trên thị trường chính thức và OTC. Năm 2006, cổ phiếu của Eximbank đã tăng giá từ 6,9 triệu đồng lên 13,5 triệu đồng/cổ phiếu. Thậm chí giá cổ phiếu nhiều ngân hàng đã tăng 15- 16 lần so với mệnh giá. 2. Điểm yếu: Thị phân kém, mạng lưới chi nhánh hạn hẹp: _ Mạng lưới chi nhánh chưa rộng khắp, mới chỉ có 1 Hội Sở - 1 Sở Giao Dịch - 24 Chi Nhánh - 32 Phòng Giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch mới chỉ tập trung ở các thành phố, trung tâm thương mại lớn có các giao dịch xuất nhập khẩu chứ chưa mở rộng ra khắp các tỉnh thành trên cả nước. Chính sách MARKETING chưa được chú trọng phát triển :Việc xây dựng thương hiệu của ngân hang mình chưa được quan tâm chú trọng đúng hướng, thương hiệu Eximbank không phải bất kỳ ai cung có thể biết đến . Thái độ phục vụ của nhân viên chưa chuyên nghiệp, thiếu nhiệt tình Danh mục sản phẩm chưa được đa dạng và phong phú, chủ yếu vẫn là sản phẩm tín dụng truyền thống ( huy động vốn và cho vay ),các sản phẩm thanh toán ngoại tệ, Bảo lãnh( Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu), các sản phẩm khác như kinh doanh ngoại hối, cho thuê tài chính, tư vấn cho các DN,cá nhân … chưa thực sự được chú trọng phát triển. Với thị trường thẻ phát triển như hiện nay thì thẻ của ngân hàng Eximbank chưa được phong phú, đa dạng và chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của các khách hàng. Hiện nay mới chỉ 3loại thẻ chủ yếu đó là Eximbank card, Eximbank visa debit card, Visa- Master card 3. Cơ hội của ngân hàng Eximbank 3.1. Môi trường kinh doanh cho ngành ngân hàng được cải thiện. 3.2. Cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. 3.3. Khách hàng tiềm năng lớn. 3.4. Minh bạch về thông tin. 3.1. Môi trường kinh doanh cho ngành ngân hàng được cải thiện. Điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế bền vững. Môi trường pháp luật hướng tới sự tự do hoá cho ngành Ngân hàng. Cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 7/11/2006, nhà nước đã ban hành nhiều luật mới cũng như các điều lệ về ngân hàng nhằm quốc tế hoá hoạt động Ngân hàng như các chuẩn mực về kế toán, thanh toán, quản trị rủi ro, tín dụng, đầu tư, ngoại hối, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro … 3.2. Cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. 2.1 Các hoạt động hợp tác của Eximbank Đầu tháng 8 năm 2007 tập đoàn ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản là Sumimoto Mitsui Banking Coporation (SMBC) đã mua 15% cổ phần của Eximbank với giá 225 triệu USD với giá phát Hành cao gấp 6,42 lần mệnh giá thấp hơn 10% giá thị trường tại thời điểm phát hành. Ngoài ra SMBC còn trợ giúp Eximbank về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản trị Ngân hàng. cho phép Eximbank tăng thêm tiềm lực về tài chính, quản trị điều hành và công nghệ, mà còn cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư,...  Cũng trong thời điểm này Eximbank cũng đang hoàn tất thoả thuận bán 10% vốn điều lệ cho 2 Quỹ đầu tư nước ngoài. Thông qua các giao dịch đó, vốn điều lệ của Eximbank tăng từ 2.800 tỷ đồng lên 3.733 tỷ đồng ngay trong năm 2007. Ngày 24/10/2007, tại khách sạn Legend, Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (VietNam Eximbank) và Công ty CB Richard Ellis Việt Nam(CBRE) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác. Theo đó hai đối tác sẽ hỗ trợ nhau đẩy mạnh các phát triển các sản phẩm dịch vụ trong hoạt động kinh doanh. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một định chế tài chính phối hợp với một công ty hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản. Các cơ hội từ hoạt động hợp tác: Việc các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần và thành lập ngân hàng tại Việt Nam giúp Eximbank nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ mới, tận dụng được những kinh nghiệm về mặt quản lý, tiết kiệm được thời gian và nhân lực, theo chiến lược đi tắt đón đầu. Đồng thời có thể thu hút đầu tư và sự chuyển giao công nghệ của nước ngoài. Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng VN từng bước mở rộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế của các NHTM VN trong các giao dịch tài chính quốc tế. Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTM VN trong các giao dịch quốc tế. Từ đó, có điều kiện tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, tăng nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động.  Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy cải cách ngành ngân hàng nói chung và Eximbank nói riêng, thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ mới…  Hội nhập kinh tế quốc tế còn đem lại cho Eximbank cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường các văn phòng giao dịch ở nước ngoài từ đó có cơ hội phục vụ được tất cả các Kiều bào có nhu cầu chuyển ngoại hối về. 3.3. Khách hàng tiềm năng lớn. Dân số Việt Nam là dân số trẻ có mức sống ngày càng cao và rất háo hức muốn sử dụng các hàng hoá dịch vụ mà thế giới hiện đại cung cấp. Do đó mà Exim bank có thể khai thác đối tượng này bằng việc mở rộng các sản phẩm như: vay tiền đi du học, vay tiền đi du lịch, vay tiền để mua ôtô, mua nhà … Hơn nữa trình độ dân trí của người dân cũng ngày càng được nâng cao và khả năng tiếp cận được với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là khá dễ dàng. Điều đó tạo ra cơ hội cho Eximbank quảng bá hình ảnh cũng như các sản phẩm dịch vụ của mình đến với khách hàng. Dân số Việt Nam là khoảng 84 triệu người trong khi đó số người có tài khoản Ngân hàng rất thấp chiếm một tỷ lệ nhỏ. Mặt khác thói quen dùng tiền mặt cùng với việc cất giữ tiền mặt trong nhà tạo cơ hội cho Eximbank cũng như các ngân hàng khai thác thị trường mới để phát triển dịch vụ thẻ và huy động tiền gửi tiết kiệm. 3.4. Minh bạch về thông tin. Trong những năm gần đây các doanh nghiệp hầu hết đã cổ phần hoá và có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chính vì thế mà các Doanh nghiệp buộc phải công khai bản báo cáo tài chính mỗi quý, mỗi năm. Điều đó tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong việc đánh giá khách hàng vay của mình một cách khách quan và chính xác hơn, giúp Ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật giúp cho việc tìm kiếm thông tin về khách hàng dễ dàng hơn, giúp Cán bộ ngân hàng tiết kiệm đ ược chi phí. 4.Thách thức đối với EXIMBANK: Cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần khác của Việt Nam, trong quá trình hội nhập EXIMBANK cũng gặp phải nhiều thách thức từ trong và ngoài nước. Chúng tôi xin đưa ra một số thách thức mà EXIMBANK hiện đang phải đối mặt. Gia tăng đối thủ cạnh tranh Thay đổi các qui định pháp luật Gía đầu vào tăng Tình trạng suy thoái của nền kinh tế Sự thay đổi của môi trường công nghệ: .Nguồn nhân lực: Thay đổi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng 4.1Gia tăng đối thủ cạnh tranh: Các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Theo cam kết lộ trình gia nhập WTO thì từ ngày 1/4/2007 Việt Nam chính thức mở cửa cho phấp các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trước tình hình đó EXIMBANK đang ngày càng gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh “nặng ký hơn ”trên thi trường 4.2 Thay đổi các qui định pháp luật: Việt Nam đang trong quá trình hội nhâp do đó sẽ có nhiều thay đổi xảy ra và do vậy văn bản pháp luật để điều chỉnh cũng được ban hành nhiều hơn. Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và EXIMBANK nói riêng. Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng của chúng ta còn chưa hoàn thiện, còn nhiều vấn đề phải chỉnh sửa, bổ sung, mà việc này lại liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, vào sự thay đổi nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của người dân, do vậy việc thực hiện không phải dễ dàng. 4.3Tình trạng suy thoái của nền kinh tế; Nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp và cơ cấu kinh tế không hợp lý: Chúng ta không thể phủ nhận được rằng nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế, tuy được đánh giá là đang phát triển, nhưng chúng ta có xuất phát điểm thấp và có cấu kinh tế không hợp lý, không hiệu quả. Chính vì thế mà trong bảng xếp hạng cạnh tranh của một số nền kinh tế do Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) tiến hành, vị trí cạnh tranh của Việt Nam đứng ở tốp cuối, và đáng buồn hơn nữa là những năm sau lại thấp hơn năm trước. EXIMBANK là một ngân hang hoạt động trong môi trường kinh tê như vậy chắc chắn phải chịu tác đông 4.4.Sự thay đổi của môi trường công nghệ: Áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước. Để tồn tại trong cuộc cạnh trang găy gắt này bắt buộc EXIMBANK phải hiện đại hoá trang thiết bị của mình để tránh lạc hậu so với các đối thủ khác đặc biệt là ngân hàng nước ngoài. 4.5.Nguồn nhân lực: Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của EXIMBANK còn khá xa so với khu vực. EXIMBANK thiếu các chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý để lôi kéo và giữ chân các nhân viên giỏi. 4.6 Giá các yếu tố đầu vào gia tăng: Các yếu tố đầu vào của ngân hàng như: chi phí vốn, máy móc, trang thiết bị. Nhà cửa. Nhân viên, điện nước, điện thoại…Tất cả các yếu tố trên đều tác động đến ngân hàng. Trong điều kiện giá cả gia tăng liên tục như hiện nay buộc EXIMBANK phải có chiến lược quản lí chi phí hợp lý để có thể tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh. 4.7 Thay đổi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng: Khách hàng có yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính. Họ hướng đến các sản phẩm dịch vụ hoàn thiện đáp ứng tất cả các điều kiện của họ. Trong điều kiện mở cửa các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu về nhiều dịch vụ. Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, năng lực có hạn thì đây là một thách thức lớn đối với hộ.
Luận văn liên quan