Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, là một mắt
xích không thể thiếu để nền kinh tế của các quốc gia có thể vận hành ổn định,
hiệu quả. Hệ thống ngân hàng ngày nay đang phát triển mạnh mẽ và được
xem như xương sống của nền kinh tế. Để ngân hàng có thể thực hiện các
nghiệp vụ của mình một cách thuận lợi thì một trong những nhân tố không thể
thiếu đó là nguồn vốn. Nguồn vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản
của sản xuất. Nếu không có vốn thì cũng sẽ không có hoạt động sản xuất kinh
doanh. Với các ngân hàng vốn lại càng là nhu cầu cấp thiết vì ngân hàng là
doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Do đó, nguồn vốn vừa là yếu tố đầu vào, vừa
là đối tượng của hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện thị trường chứng
khoán và thị trường tiền tệ chưa phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân
hàng giữ vai trò chủ lực trong việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư,
giữa tác nhân thừa vốn và tác nhân thiếu vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy
động của hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn
vốn nhàn rỗi của toàn xã hội.
Hiện nay, hầu hết các NHTM trên địa bàn Đồng Tháp đều ở tình
trạng thiếu vốn trung dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các
nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.
Do vậy, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao
là hết sức cần thiết cho các NHTM.
17 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mở rộng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------
ĐẶNG THỊ THU HIỀN
MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2011
ii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, là một mắt
xích không thể thiếu để nền kinh tế của các quốc gia có thể vận hành ổn định,
hiệu quả. Hệ thống ngân hàng ngày nay đang phát triển mạnh mẽ và được
xem như xương sống của nền kinh tế. Để ngân hàng có thể thực hiện các
nghiệp vụ của mình một cách thuận lợi thì một trong những nhân tố không thể
thiếu đó là nguồn vốn. Nguồn vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản
của sản xuất. Nếu không có vốn thì cũng sẽ không có hoạt động sản xuất kinh
doanh. Với các ngân hàng vốn lại càng là nhu cầu cấp thiết vì ngân hàng là
doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Do đó, nguồn vốn vừa là yếu tố đầu vào, vừa
là đối tượng của hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện thị trường chứng
khoán và thị trường tiền tệ chưa phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân
hàng giữ vai trò chủ lực trong việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư,
giữa tác nhân thừa vốn và tác nhân thiếu vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy
động của hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn
vốn nhàn rỗi của toàn xã hội.
Hiện nay, hầu hết các NHTM trên địa bàn Đồng Tháp đều ở tình
trạng thiếu vốn trung dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các
nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.
Do vậy, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao
là hết sức cần thiết cho các NHTM.
Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và toàn cầu cộng với
sự cạnh tranh khá gay gắt với các ngân hàng khác, VCB Đồng Tháp đã và
đang cố gắng tìm mọi hình thức và biện pháp nhằm khai thác tối đa những
iii
nguồn vốn hiện còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một
nguồn vốn ổn định và phong phú hơn, phù hợp với nhu cầu đầu tư.
Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh
tế địa phương nói chung và hoạt động của VCB Đồng Tháp nói riêng, đề
tài “Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương
Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp” được tác giả lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về hoạt động huy động vốn của
NHTM
Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của NH TMCP Ngoại
Thương Đồng Tháp, từ đó đánh giá kết quả, hạn chế và các nguyên nhân làm
hạn chế hoạt động huy động vốn của NH TMCP Ngoại Thương Đồng Tháp.
Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường huy động vốn, tạo sự ổn
định cho nguồn vốn kinh doanh của NH TMCP Ngoại Thương Đồng Tháp.
iv
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp
đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay
và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều
dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Bằng nguồn vốn huy động được trong xã hội và thông qua hoạt động
tín dụng sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng các nhu cầu
vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Nhờ có hoạt động của hệ
thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều
kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động,
nâng cao hiệu quả kinh tế.
● Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị
trường
Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là chiếc cầu nối giữa các
doanh nghiệp với thị trường. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng
cho doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi
mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đáp ứng được các
v
nhu cầu của thị trường, từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc
trong cạnh tranh.
Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền
kinh tế
Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, NHTM hoạt động
một cách có hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình sẽ thực
sự là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia và tài
chính quốc tế, thúc đẩy ngoại thương phát triển
Thông qua các hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín
dụng với các NHTM nước ngoài, hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết
nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại –
đóng vai trò quan trọng - ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn từ việc nhận tiền gửi và đi
vay.
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau
của ngân hàng thương mại, trong đó tín dụng và đầu tư là hoạt động sử dụng
vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân
hàng thương mại.
1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ khác
Các hoạt động này bao gồm: các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho
khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh
toán...), nhận bảo quản vàng, các giấy tờ có giá và các tài sản khác của khách
vi
hàng, dịch vụ ủy thác và tư vấn, dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ
bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng đại lý...
1.2 Mở rộng huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1 Quan niệm về mở rộng huy động vốn
Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động kinh
doanh là nghiệp vụ khởi tạo đầu tiên của mỗi ngân hàng. Hoạt động này được
xem như nguồn nguyên liệu chính để ngân hàng sản xuất ra các sản phẩm.
Ngân hàng phải ngày càng mở rộng nghiệp vụ huy động vốn, tạo uy tín cao
hơn. Mở rộng huy động vốn là yếu tố cần thiết để ngân hàng có thể nhìn lại và
phát huy những mặt tích cực và tiêu cực để củng cố và phát triển hiệu quả, an
toàn, bền vững.
1.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng huy động vốn
1.2.2.1. Quy mô và sự ổn định của nguồn vốn ngày càng tăng
Nếu số dư huy động tăng thể hiện sự tăng lên, mở rộng về quy mô của
nguồn vốn huy động của ngân hàng và ngược lại. Các ngân hàng luôn muốn
có sự gia tăng về quy mô nguồn vốn để tạo điều kiện mở rộng cho các cơ hội
cho vay và đầu tư sinh lời cho ngân hàng.
1.2.2.2. Cơ cấu và cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn được cải thiện
Do tính chất và lãi suất của các loại hình tiền gửi khác nhau nên khách
hàng luôn có sự thay đổi sự lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Vì
vậy cơ cấu nguồn vốn, tính chất ổn định, cấu trúc thời hạn và chi phí của
nguồn vốn là nhân tố quan trọng đánh giá chất lượng nguồn vốn của một ngân
hàng. Các ngân hàng đều có xu hướng tăng nguồn vốn có kỳ hạn dài, giảm
nguồn vốn ngắn hạn. Đây là một trong những nhân tố quan trọng trong việc
thực hiện mục tiêu lợi nhuận và an toàn của ngân hàng.
1.2.2.3. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
vii
Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn là một trong những yếu
tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn và có
lợi nhuận.
1.2.2.4. Mức độ đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn luôn được ngân hàng chú
trọng để đáp ứng nhu cầu càng cao của khách hàng và cũng tạo điều kiện cho
ngân hàng thu hút các nguồn vốn mới góp phần mở rộng quy mô huy động
vốn của ngân hàng.
1.2.2.5. Mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Bất cứ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động
trên lĩnh vực tài chính ngân hàng thì sự hài lòng (thỏa mãn nhu cầu) của
khách hàng được xem là “quy tắc vàng” trong kinh doanh, bởi vì khách hàng
là người mạng lại lợi nhuận cho ngân hàng.
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng huy động vốn của NHTM
1.3.1 Các nhân tố chủ quan: những nhân tố từ phía ngân hàng làm ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn.
1.3.2 Các nhân tố khách quan: những nhân tố từ bên ngoài ảnh hưởng
đến việc mở rộng huy động vốn.
1.4. Kinh nghiệm về mở rộng huy động vốn tại NHTM một số nƣớc
và bài học đối với các NHTM Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm về mở rộng huy động vốn tại NHTM một số
nƣớc: Liên hệ đến quốc gia trong khu vực thành công về kinh doanh ngân
hàng (Singapore)
1.4.2. Bài học về mở rộng huy động vốn đối với các NHTM Việt
Nam: Thông qua kinh nghiệm của Singapore để rút ra một số bài học cho
NHTM Việt Nam.
viii
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng
Việt Nam - chi nhánh Đồng Tháp
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Vietcombank Đồng Tháp tiền thân là chi nhánh cấp 2 trưc̣ thuôc̣
Vietcombank An Giang. Ngày 08/12/2006 đươc̣ chuyển đổi t hành chi nhánh
trưc̣ thuôc̣ Ngân hàng Ngoaị Thương Viêṭ Nam . Đến ngày 31/05/2008, chính
thức trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần.
2.1.2 Kết quả hoạt động chính của VCB Đồng Tháp năm 2010
Theo số liệu từ năm 2007 – 2010, tình hình hoạt động kinh doanh của
Vietcombank Đồng Tháp khá khả quan, lợi nhuận năm 2007 chỉ là 1.467 tỷ
VND thì đến năm 2010 tăng nhanh 14.825 tỷ VND. Chỉ tiêu tổng tài sản và
nguồn vốn cũng tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại VCB Đồng Tháp
2.2.1 Các hình thức huy động vốn đang được triển khai tại VCB
Đồng Tháp
2.2.1.1 Tiền gửi thanh toán:
2.2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm:
2.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng:
2.2.1.4 Phát hành giấy tờ có giá
2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn
Dịch vụ thanh toán:
VCB ngày càng phát triển thêm nhiều kênh thanh toán trong nước,
ix
quốc tế bằng các chương trình của VCB xây dựng và tham gia các chương
trình thanh toán lớn của NHNN, ngân hàng nước ngoài. Hiệu quả của hoạt
động thanh toán mang lại ngoài phí dịch vụ thu được còn là hiệu quả sử
dụng nguồn vốn không kỳ hạn do khách hàng, đối tác tín nhiệm hệ
thống thanh toán của VCB gửi tại VCB Đồng Tháp.
Dịch vụ thẻ:
Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài
chính tối ưu nhất, Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng
đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay.
Dịch vụ ngân hàng hiện đại:
Hiện tại VCB cung ứng các dịch vụ:
- Dịch vụ ngân hàng qua Internet VCB-iB@nking
- Ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động VCB-SMS B@nking
- Ngân hàng 24/7 qua điện thoại VCB-Phone B@nking
Khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại của VCB để tra
cứu số dư, giao dịch của tài khoản t i ề n g ử i thanh toán cũng như các
thông tin về tỷ giá, lãi suất.
2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB Đồng Tháp
Tổng nguồn vốn của Vietcombank Đồng Tháp có tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2007 – 2010 là 43%/năm. Trong đó, vốn huy động tăng
đều qua các năm, năm 2007 vốn huy động chỉ đạt khoảng 218 tỷ đồng nhưng
đến năm 2010 con số này vào khoảng 486 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ tăng
trưởng của vốn huy động không cao do có sự canh tranh ngày càng gay gắt
giữa các NHTM trên địa bàn.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn:
Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank Đồng Tháp theo kỳ hạn
giai đoạn 2007-2010 cho thấy: nguồn vốn huy động có kỳ hạn từ 1 năm trở
lên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này phù hợp với
x
tâm lý và thói quen của khách hàng khi tình hình lãi suất có biến động thì việc
rút hoặc chuyển đổi sang kỳ hạn khác ngắn hơn sẽ dễ dàng hơn. Nguồn vốn
không kỳ hạn có xu hướng ngày càng tăng về quy mô lẫn tỷ trọng trong tổng
nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy việc mở rộng mạng lưới và những cải
tiến trong dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ ATM đã thu hút được nguồn vốn có
chi phí thấp này, tiết kiệm được chi phí huy động vốn cho hệ thống.
2.3 Đánh giá kết quả đạt đƣợc trong việc mở rộng huy động
vốn tại VCB Đồng Tháp
2.3.1 Kết quả đạt được
Các sản phẩm dịch vụ ngày càng mở rộng, VCB Đồng Tháp có mạng
lưới phòng giao dịch tại các huyện, thị trọng điểm của tỉnh , tạo cơ hội
phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng nhằm nắm bắt nhiều cơ hội
kinh doanh hơn và thu hút được nhiều khách hàng hơn, mở rộng thị trường
và phát triển hoạt động kinh doanh nhất là trong lĩnh vực huy động vốn.
2.3.2 Những hạn chế
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn có xu hướng chậm lại. Ngoài ra, cơ
cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý, thiếu ổn định, chưa khai thác mạnh
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế
Nguyên nhân khách quan:
Trong những năm qua, tuy nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng
trưởng khá nhưng còn nhiều diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động
ngân hàng.
Những bất cập của cơ chế áp lãi suất trần huy động:
Nguyên nhân chủ quan:
Chiến lược huy động vốn của VCB Đồng Tháp chưa được quán triệt và
triển khai triệt để.
Trình độ chuyên môn và tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên chưa
tương đồng, vẫn có những nhân viên thể hiện tinh thần trách nhiệm chưa cao.
xi
Ngoài ra, việc giới thiệu, tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn đại
khái nên đã phát sinh những bất tiện cho khách hàng
xii
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
3.1. Định hướng phát triển và yêu cầu mở rộng huy động vốn của
VCB Đồng Tháp
3.1.1 Cơ hội và thách thức trong công tác huy động vốn
Cơ hội:
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định, mức sống của người
dân đã và đang được cải thiện và có tích lũy nên nhu cầu về gửi tiết kiệm là
yếu tố ngày càng được quan tâm của phần lớn người dân.
Uy tín và thương hiệu của VCB Đồng Tháp ngày càng được khẳng định
tại địa phương.
Thách thức:
Diễn biến kinh tế trong nước với mức độ lạm phát khá cao cũng như
tình trạng khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên thế giới có nhiều bất lợi
và còn diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến thu nhập, tâm lý của các thành
phần kinh tế.
3.1.2 Yêu cầu mở rộng huy động vốn của VCB Đồng Tháp trong
thời gian tới
Đa dạng hoá hình thức huy động vốn, nhằm tài trợ cho các dự án đầu
tư dài hạn, có tính khả thi cao của các doanh nghiệp.
Cải thiện cơ cấu nguồn vốn hợp lý, phù hợp với mục tiêu hoạt động và
yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí.
Có chiến lược huy động vốn phù hợp đối với đối tượng khách hàng là
cá nhân cũng như các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh hoạt động marketing và xây dựng chính sách khách hàng
hợp lý.
xiii
3.2 Kiến nghị
3.2.1 Kiến nghị với Chính phủ
Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động
vốn của NHTM. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững,
Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Hoàn thiện môi trường pháp lý
3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Về điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối
Điều hành CSTT theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên
nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến.
Về cơ chế lãi suất hiện nay:
Về cơ chế quản lý
3.3 Giải pháp mở rộng huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Ngoại thƣơng Việt Nam – chi nhánh Đồng Tháp
3.3.1 Hoàn thiện chính sách – quan hệ khách hàng
Trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM thì chất
lượng phục vụ khách hàng được xem là yếu tố quan trọng nhất để thu hút
và giữ chân khách hàng.
3.3.2 Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn
Các sản phẩm huy động vốn đang được triển khai tại VCB Đồng Tháp
chưa được đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống. Trong điều kiện
hiện nay, VCB Đồng Tháp cần phát triển thêm nhiều loại hình sản phẩm huy
động vốn
3.3.3 Phát triển các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho huy động vốn
Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế
Cải thiện chất lượng và gia tăng tiện ích của dịch vụ thẻ ATM
xiv
Mở rộng tiện ích của các dịch vụ ngân hàng hiện đại
3.3.4 Giải pháp tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động:
Duy trì và phát triển nguồn vốn huy động từ dân cư
Tăng cường huy động vốn trung, dài hạn
3.3.5 Giải pháp về phát triển công nghệ
Để tạo nền tảng cơ sở kỹ thuật vững chắc cho việc mở rộng các dịch
vụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển các sản phẩm mới thì ưu
tiên hàng đầu là phát triển công nghệ tin học ngân hàng.
3.3.6 Phát triển nguồn nhân lực
Chính sách đào tạo:
Mọi hoạt động của ngân hàng sẽ không thể thành công nếu đội ngũ
nhân sự không thường xuyên được đào tạo, nâng cao chất lượng.
Chế độ khen thưởng và phúc lợi:
Ngân hàng nên có những chính sách nhằm cải thiện và nâng cao mức
sống cho nhân viên như: hỗ trợ tín dụng với thời hạn và lãi suất ưu đãi, mua
nhà chung cư trả góp, thành lập câu lạc bộ sức khỏe , tổ chức tham quan du
lịch .
Cơ hội thăng tiến:
Việc Ngân hàng nhìn nhận đúng năng lực phẩm chất của người tài sẽ làm
cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn chấn hơn khi
thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận .
3.3.7 Tăng cường marketing, phát triển thương hiệu
Thông qua hoạt động marketing, ngân hàng sẽ nắm bắt được nhu cầu
khách hàng, giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng đến khách hàng và phát
hiện được những ưu khuyết điểm trong sản phẩm dịch vụ so với các ngân
hàng khác.
15
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, là một mắt xích
không thể thiếu để nền kinh tế của các quốc gia có thể vận hành ổn định, hiệu quả.
Hệ thống ngân hàng ngày nay đang phát triển mạnh mẽ và được xem như
xương sống của nền kinh tế. Để ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ của
mình một cách thuận lợi thì một trong những nhân tố không thể thiếu đó là nguồn
vốn. Nguồn vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất. Nếu
không có vốn thì cũng sẽ không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các ngân
hàng vốn lại càng là nhu cầu cấp thiết vì ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh
tiền tệ. Do đó, nguồn vốn vừa là yếu tố đầu vào, vừa là đối tượng của hoạt động
kinh doanh. Trong điều kiện thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ chưa
phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong việc làm
trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa tác nhân thừa vốn và tác nhân thiếu vốn.
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng khá
nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi của toàn xã hội.
Hiện nay, hầu hết các NHTM trên địa bàn Đồng Tháp đều ở tình trạng
thiếu vốn trung dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn
ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do vậy, yêu cầu
về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết cho
các NHTM.
Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và toàn cầu cộng với sự
cạnh tranh khá gay gắt với các ngân hàng khác, VCB Đồng Tháp đã và đang cố
gắng tìm mọi hình thức và biện pháp nhằm khai thác tối đa những nguồn vốn
hiện còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồn vốn ổn
định và phong phú hơn, phù hợp với nhu cầu đầu tư.
16
Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế địa
phương nói chung và hoạt động của VCB Đồng Tháp nói riêng, đề tài “Mở rộng
huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi
nhánh Đồng Tháp” được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Hệ t