MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY3
TÂN BẮC ĐÔ TRONG NHỮNG NĂM QUA3
1.1. Giới thiệu chung về công ty Tân Bắc Đô.3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.3
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.4
1.1.3. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh, loại hình doanh nghiệp.4
1.1.4. Tổ chức bộ máy của công ty.4
1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty .4
1.1.4.2. Công tác tài chính của công ty.6
1.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty.10
1.2.1. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty.10
1.2.2. Kết quả xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong thời gian qua.11
1.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.11
1.2.2.2. Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty.14
1.2.2.3. Tình hình thanh toán tiền hàng xuất khẩu của công ty.15
1.2.3. Đánh giá về tình hình xuất khẩu của công ty .16
1.2.3.1. Kết quả đạt được.16
1.2.3.2. Những tồn tại.16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của công ty.17
1.3.1. Tiềm lực về tài chính của công ty.17
1.3.2. Thị trường xuất khẩu.18
1.3.3. Nguồn lao động chưa đủ đáp ứng cho hoạt động sản xuất của công ty.18
1.3.4. Công nghệ sản xuất.19
1.3.5. Thuế.19
1.3.6. Tỷ giá hối đoái.20
1.3.7. Hàng rào thuế quan.20
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TÂN BẮC ĐÔ21
2.1. Định hướng phát triển của công ty.21
2.1.1. Về chất lượng sản phẩm.22
2.1.2. Đa dạng hóa và cải tiến mẫu mã sản phẩm.23
2.1.3. Về lao động.23
2.1.4. Về máy móc thiết bị.24
2.1.6. Tăng cường liên kết chặt chẽ với các Ngân hàng để tạo lập kênh huy động vốn.25
2.2. Những giải pháp tài chính và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Tân Bắc Đô.25
2.2.1. Xây dựng kế hoạch về vốn đầu tư và kinh doanh.25
2.2.2. Tổ chức huy động các nguồn vốn.28
2.2.3. Lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán trong hợp đồng.29
2.2.4. Lựa chọn phương thức thanh toán sao cho an toàn và hiệu quả.31
2.2.5. Những kiến nghị với Nhà nước.33
2.2.5.1. Chính sách thuế và các ưu đãi.33
2.2.5.2. Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu.33
2.2.5.3. Khắc phục tình trạng kiểm soát thông tin của ngành dệt may.34
2.2.5.4. Một số kiến nghị khác.35
KẾT LUẬN36
42 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Tân Bắc Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập phát triển nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam ra nhập WTO đã tạo cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng nhiều cơ hội và thách thức mới. Hội nhập đồng nghĩa với hàng hoá bên ngoài tràn vào với giá giẻ hơn và những hàng hoá có lợi thế trong nước sẽ xuất sang thị trường nước ngoài nhiều hơn, đồng thời cũng làm tăng sức ép cạnh tranh vốn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp. Do đó để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu cần phải có những định hướng chiến lược đúng đắn, vận dụng tối đa các chính sách tài chính cũng như đưa ra các giải pháp tài chính phù hợp.
Vấn đề tài chính đóng vai trò quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, việc đánh giá và đưa ra các giải pháp tài chính đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu chiến lược trong kinh doanh của mình, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ kỹ thuật thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty Tân Bắc Đô em nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả các giải pháp tài chính trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Tân Bắc Đô.”
Trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong hai năm 2006 và 2007, đề tài tập trung vào tình hình và kinh nghiệm thực tế của hoạt động xuất khẩu để từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 2 chương:
- Chương 1: Thực trạng Xuất Khẩu của công ty Tân Bắc Đô trong những năm qua.
- Chương 2: Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Tân Bắc Đô.
Chuyên đề được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Kim Nhung và sự giúp đỡ của các cô chú phòng kế toán của công ty Tân Bắc Đô. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Lê Thị Kim Nhung và các cô chú phòng kế toán công ty Tân Bắc Đô.
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
TÂN BẮC ĐÔ TRONG NHỮNG NĂM QUA
1.1. Giới thiệu chung về công ty Tân Bắc Đô.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường về nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như người tiêu dùng nước ngoài về mặt hàng trang phục dệt - may, đặc biệt là mặt hàng trang phục dệt len mùa đông. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Bắc Đô đã được thành lập ngày 23/01/2002 theo giấy phép kinh doanh số 0102004417 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Công ty được thành lập với mức vốn ban đầu là 400.000.000 VNĐ.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Bắc Đô có trụ sở chính tại số 23 B20 Nghĩa Tân, Cầu giấy, Hà Nội.
Ngay trong những năm đầu đi vào hoạt động, quy mô còn nhỏ nhưng sản phẩm dệt len của công ty chỉ nhằm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng tại các nước Đông Âu ( Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nga …). Đến nay trải qua hơn 6 năm đi vào hoạt động, công ty đang có được những bước phát triển đáng mừng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 6 năm qua là 205%. Với sự nỗ lực của tập thể công nhân viên đã giúp cho công ty có được hướng đi ngày càng vững chắc hơn.
Về cơ sở vật chất hiện nay, công ty có hai cơ sở sản xuất, một nằm tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Tây với diện tích hơn 6.000 m2 mặt bằng và gần 2.000 m2 nhà xưởng là nơi sản xuất, một nằm tại thị trấn Phùng Đan Phượng, Hà Tây với diện tích 3.200 m2 là nơi thu gom hàng, kiểm hoá và đóng kiện.
Qua hơn 6 năm hình thành và đi vào hoạt động, công ty TNHH Tân Bắc Đô đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 250 công nhân. Như vậy , công ty đã góp phần nào sức người, sức của vào việc xây dựng và ổn định kinh tế đất nước.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
Kèm theo giấy phép thành lập công ty, bản đăng ký kinh doanh số 0102004417 và các quyết định ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Tân Bắc Đô có quy định chức năng và nhiệm vụ của công ty như sau:
- Sản xuất, kinh doanh trang phục dệt len mùa đông phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bao gồm các mặt hàng chủ yếu như: Các loại quần áo len, khăn len và mũ len.
- Công ty phải có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh theo đúng mặt hàng đã đăng ký kinh doanh.
- Công ty phải có trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Phải đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động. Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo luật lao động đã quy định.
1.1.3. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh, loại hình doanh nghiệp.
- Loại hình doanh nghiệp: Là công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Lĩnh vực đăng ký kinh doanh:
+ Sản xuất kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu.
+ Dịch vụ thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu.
+ Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa.
+ Kinh doanh bất động sản.
1.1.4. Tổ chức bộ máy của công ty.
1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty .
Được thành lập theo hình thức Công ty TNHH nên cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức khá đơn giản nhưng đầy đủ các phòng ban cần thiết để đảm bảo thực hiện được chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tân Bắc Đô là cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng, lãnh đạo cấp cao nhất là Giám đốc, tiếp đến là phó giám đốc, sau đó là trưởng các phòng ban.
Sơ đồ 1. Bộ máy quản lý của công ty
- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước theo quy định hiện hành, là người ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời giám đốc công ty Bắc Đô phụ trách kiêm phần kỹ thuật
- Phó giám đốc: Giúp giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phối hợp với các phòng ban, phân xưởng duy trì quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
- Phòng Tổ chức hành chính: Giúp công ty quản lý nhân sự, sắp xếp các hoạt động trong công ty về các khoản như lương, thưởng, tổ chức những cuộc đi chơi nghỉ mát, đãi ngộ cho công nhân viên trong công ty.
- Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, từ việc lập nên các kế hoạch kinh doanh của năm, quý đến việc đưa ra các triến lược kinh doanh trước sự thay đổi của môi trường bên ngoài.
-Phòng Kế toán: Lập kế hoạch theo dõi hướng dẫn các mặt công tác về tài chính, kế toán giúp công ty chủ động về nguồn vốn.
- Phòng chế mẫu: Chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu mã sản phẩm, đưa ra các thông số kỹ thuật của sản phẩm như: kích cỡ, trọng lượng, số mũi trên một đường dệt, màu sắc…
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm triển khai các mã hàng mới cùng vói phòng mẫu và tư vấn cho phòng kế hoạch, phòng tài chính về vấn đề mua và nhập khẩu trang thiết bị máy móc phục vu cho hoạt động sản xuất của Công ty
- Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm xuất xưởng của công ty về các thông số mà phòng thiết kế đã đưa ra như: kích cỡ, trọng lượng, độ co giãn, mầu sắc.
- Hệ thống các phân xưởng: Có nhiệm vụ triển khai sản xuất sản phẩm theo mẫu mã, kích cỡ, mầu sắc... mà ban lãnh đạo yêu cầu.
Ngoài ra công ty còn các đại lý bán và giới thiệu sản phẩm.
1.1.4.2. Công tác tài chính của công ty.
a. Công tác kế hoạch hóa các chỉ tiêu tài chính.
Để đáp ứng yêu cầu và mục đích kinh doanh bằng việc cụ thể hóa biện pháp tổ chức vận động vốn, nâng cao hiệu quả kinh tế của tiền vốn, nhằm thực hiện phương án kinh doanh và các quyết định tài chính của công ty, Giám đốc công ty xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực hiện tài chính của năm trước_ năm thực hiện, và căn cứ vào việc xây dựng các kế hoạch khác trong công ty cũng như dự báo về tình hình biến động của thị trường, mức tài chính năm kế hoạch dựa trên sự phân tích tài chính năm thực hiện và mục tiêu mà công ty đề ra cần đạt được trong năm kế hoạch. Ngoài ra kế hoạch tài chính của công ty cũng dựa trên định mức chi phí, như chi mua nguyên vật liệu, hàng hóa, nhiên liệu, vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chi trả các dịch vụ mua ngoài, và các chi phí khác như chi mua văn phòng phẩm, đồ dùng . . . , việc chi mua sắm thêm tài sản bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh phải lập kế hoạch theo quý thông qua kỳ họp thường kỳ của Ban lãnh đạo Công ty. Chi giao dịch tiếp khách không quá 2% doanh thu, chi quà tặng cho cán bộ công nhân viên nhân dịp lễ tết, định mức tồn quỹ là 10 triệu đồng, tùy từng thời điểm chi trả tiền nguyên liệu, tiền lương… phải huy động khoản tiền lớn thì tồn quỹ phải tăng tương ứng. Ngoài việc lập kế hoạch tài chính năm thì công ty còn lập kế hoạch cho từng tháng, quý.
b. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính.
Tài chính là một nhân tố hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Để sử dụng các nguồn tài chính một cách có hiệu quả, tránh tình trạng thất thoát lãng phí, hoặc sử dụng không đúng mục đích, thì mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra tài chính. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính tại công ty được thực hiện như sau:
Giám đốc công ty trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền tổ chức quản lý và sử dụng vốn, tài sản của công ty có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra. Tại Công ty có tổ công tác thanh tra, kiểm tra tài chính do ban lãnh đạo công ty lập ra, tổ công tác có 3 kiểm soát viên trong đó có ít nhất một người có trình độ chuyên môn về kế toán. Cuối mỗi tháng, các kiểm soát viên kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản của công ty, và định kỳ 3 tháng Ban lãnh đạo Công ty họp một lần để xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của công ty, trình lên Ban lãnh đạo công ty kết quả thẩm tra tài chính và nêu ý kiến độc lập của mình.. Giám đốc công ty và kế toán trưởng có trách nhiệm lập quyết toán năm của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu đã công bố.
c. Công tác huy động vốn của công ty.
Vốn là một trong những nhân tố tác động lớn tới hoạt động sản xuất của công ty, thiếu vốn công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu, đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất…
Là công ty TNHH với số vốn ban đầu không lớn, để đáp ứng cho hoạt động sản xuất xuất khẩu công ty đã có nhiều chính sách huy động vốn. Hiện tại Công ty khai thác vốn bằng 2 nguồn chính là nguồn vốn tự có của công ty và vay vốn của ngân hàng. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của công ty đạt được kết quả cao, hàng năm lợi nhuận thu được của công ty được đưa vào nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm đầu tư mua trang thiết bị máy móc và mua nguyên vật liệu.
Bảng 1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tân Bắc Đô.
Đơn vị: đồng
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần
11
13.902.809.890
23.205.251.880
2
Giá vốn hàng bán
12
9.379.219.910
19.626.583.020
3
Chi phí quản lý doanh nghiệp
13
2.197.140.705
993.409.416
4
Chi phí tài chính
14
1.259.277.210
926.345.756
5
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(20=11-12-13-14)
20
1.067.172.065
1.658.913.680
6
Lãi khác
21
5.770.835
0
7
Lỗ khác
22
0
0
8
Tổng lợi nhuận kế toán(30=20+21-22)
30
1.072.942.900
1.658.913.680
9
Các khoản điều chỉnh tăng( giảm) lợi nhuận xác định lợinhuận chịu thuế TNDN
40
0
0
10
Tổng lợinhuận trước thuếTNDN(50=30+(-)40)
50
1.072.942.900
1.658.913.680
11
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
60
300.424.012
464.495.830
12
Lợi nhuận sau thuế(70=30-60)
70
772.518.888
1.194.417.850
(Nguồn: Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu – công ty TNHH Tân Bắc Đô).
1.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty.
Trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu của công ty đạt được kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh việc nâng cao hoạt động xuất khẩu, có vị thế nhất định trên thị trường công ty còn đóng góp một phần vào phát triển của đất nước.
1.2.1. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty.
Thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm dệt may của công ty là thị trường các nước Đông Âu. Ngay từ khi thành lập, công ty đã định hướng thị trường xuất khẩu chính của mình là thị trường các nước Đông Âu, với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt len đây là mặt hàng có khả năng tiêu thụ cao ở thị trường này. Thị trường Đông Âu là một thị trường có nhiều tiềm năng, bên cạnh đó thị trường này có những điều kiện phù hợp với hoạt động của công ty như: thị yếu của người tiêu dùng không đòi hỏi cao về mẫu mã, kiểu dáng… Cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ thị trường xuất khẩu
Hiện công ty đã xuất khẩu đi hơn mười nước trên thế giới, trong đó thị trường lớn nhất là thị trường Đông Âu (Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Rumani…) chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu, thị trường khác chiếm 5% kim ngạch xuất khẩu (trong đó thị trường trong nước chiếm 1% doanh thu bán hàng). Các sản phẩm chính xuất khẩu mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn là các sản phẩm dệt len như: Quần áo len người lớn, quần áo len trẻ em…
1.2.2. Kết quả xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong thời gian qua.
Những năm qua hoạt động xuất khẩu của công ty Tân Bắc Đô đã đạt được những kết qủa đáng khích lệ. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa, hội nhập công ty đã có hướng đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của mình, từng bước tiếp cận với các thị trường có tiềm năng lớn.
Tuy là một công ty mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng với kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, công ty dã khẳng định được chỗ đứng trong thị trường xuất khẩu hàng dệt may của mình và góp phần vào đẩy mạnh nền kinh tế đất nước.
1.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.
Trong những năm qua giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty Tân Bắc Đô có xu hướng tăng lên rõ rệt được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu của công ty.
Năm
Giá tri xuất khẩu (USD)
% tốc độ tăng so với năm trước
Doanh thu xuất khẩu (đồng)
% tốc độ tăng so với năm trước
2006
866.214,46
_
13.772.809.890
_
2007
1.433.880,43
65,53
23.025.251.880
67,16
Quý I (2008)
480.142,88
_
7.675.083.960
_
(Nguồn: Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu – công ty TNHH Tân Bắc Đô).
Qua bảng kim ngạch xuất khẩu của công ty ta thấy từ năm 2006 tới quý I năm 2008 tăng lên, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 65,53% so với năm 2006 tương ứng tăng 567.665,97 USD. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do công ty đã tích cực trong công tác điều tra, nghiên cứu thị yếu của người tiêu dùng, bên cạnh đó công ty tìm được nhiều bạn hàng và ký thêm được nhiều hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài.
Trong quý I năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt khá cao (480.142,88 USD) bằng 1/3 kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007. Như vậy, với nền kinh tế thị trường mở rộng thì ngành dệt may có triển vọng lớn trong việc xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trong những năm tới. Để thấy rõ hơn về kim ngạch xuất khẩu của công ty, ta xem xét tới kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng:
Bảng 3. Kim ngạch xuất khẩu theo các mặt hàng.
TT
Mặt hàng
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2007/2006
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch (USD)
Tỷ lệ phần trăm chênh lệch (%)
1
Quần áo len người lớn
297.685
34,37
520.581,6
36,31
222.896,6
74,88
2
Quần áo len trẻ em
277.100
31,99
351.341,5
24,5
74.241,5
26,79
3
Khăn len
91.173
10,52
183.371,85
12,79
92.198,85
101,13
4
Mũ len
96.635,5
11,15
109.944,6
7,67
13.309,1
13,77
5
Quần âu, quần soóc
70.763
8,17
113.390
7,91
42.627
60,24
6
áo sơ mi, áo phông
32.857,96
3,8
155.250,88
10,82
122.392,92
372,49
(Nguồn: Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu – công ty TNHH Tân Bắc Đô).
Qua bảng kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng ta thấy: kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng quần, áo len người lớn và trẻ em chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, đây là hai mặt hàng xuất khẩu chính của công ty; mặt hàng khăn len và áo sơ mi, áo phông tuy kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng không cao nhưng tốc độ phát triển tăng khá cao. Nguyên nhân là do sản lượng xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2007 tăng cao so với sản lượng năm 2006.
1.2.2.2. Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty.
Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn huy động từ bên ngoài. Để thấy rõ tình hình nguồn vốn của công ty ta đi xem xét qua bảng tình hình tài chính của công ty trong hai năm qua:
Bảng 4. Bảng tình hình tài chính của công ty.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2007/2006
Mức chênh lệch
Tỷ lệ % CL (%)
Vốn lưu động
Tr.đ
8.076
12.620
4.544
56,26
Vốn cố định
Tr.đ
15.265
13.540
-1.725
-11,3
NVCSH
Tr.đ
23.341
26.160
2.819
12,1
Nợ phải trả
Tr.đ
11.050
16.120
5.070
45,88
Tổng NVKD
Tr.đ
34.391
42.280
7.889
22,94
NVCSH/TổngNVKD
%
67,87
61,87
-6,2
-9,14
Nợ phải trả/TổngNVKD
%
32,13
38,13
6
18,67
Nguồn: Công ty TNHH Tân Bắc Đô.
Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của công ty là khá tốt, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn công nợ phải trả. Tỷ lệ giữa NVCSH trên tổng NVKD của công ty trong hai năm qua có xu hướng giảm từ 67,87% trong năm 2006 xuống còn 61,87% trong năm 2007. Tuy có xu hướng giảm như vậy nhưng khả năng tự chủ của công ty cao, tính độc lập về tài chính tốt. Tỷ lệ giữa nợ phải trả trên tổng NVKD tăng từ 32,13% trong năm 2006 lên 38,13% trong năm 2007. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên từ 23.341 triệu đồng năm 2006 lên 26.160 triệu đồng năm 2007. Nguyên nhân là do nguồn vốn cố định giảm từ 15.265 triệu đồng năm 2006 xuống 13.540 triệu đồng năm 2007, trong khi đó nguồn vốn lưu động tăng nhanh từ 8.076 triệu đồng năm 2006 lên 12.620 triệu đồng năm 2007. Tốc độ gia tăng vốn cố định thấp hơn tốc độ gia tăng của vốn lưu động cho thấy thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng cao. Do đó công ty cần đưa thêm công nghệ, thiết bị máy móc mới để mở rộng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó nhu cầu vốn lưu động của công ty tăng do doanh thu bán hàng tăng. Đương nhiên sự gia tăng doanh thu kéo dài sẽ đòi hỏi phải tăng tài sản cố định. Doanh thu của công ty có xu hướng tăng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường cũng như khách hàng công ty cần vay thêm vốn để tăng vốn lưu động, đầu tư mua trang thiết bị máy móc… thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
1.2.2.3. Tình hình thanh toán tiền hàng xuất khẩu của công ty.
Ngay từ khi thành lập với số vốn không lớn, qui mô hoạt động kinh doanh còn nhỏ. Để có thể thực hiện tốt cho việc sản xuất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng công ty áp dụng thanh toán theo phương thức ứng trước, tức là người mua chấp nhận giá hàng hoá của người bán và chuyển tiền thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn trước khi hàng hoá được người bán gửi đi. Số tiền khách hàng ứng trước được dùng vào mua nguyên vật liệu và bù đắp vào khấu hao thiết bị
Trong những năm gần đây, để thu hút khách hàng mới và giữ khách hàng truyền thống công ty áp dụng thêm thanh toán bằng phương thức ghi sổ, tức là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi, việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thoả thuận. Đồng tiền