Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tân Thái Bình

Thực hiện phương châm đào tạo "học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tế, nhà trường gắn với xã hội". Chính vì vậy mà trường "THDL kỹ thuật công nghệ Lê Quý Đôn" cho học sinh, sinh viên đi thực tập tại các đơn vị sản xuất kinh doanh. Mục đích là giúp cho sinh viên nắm bắt và tìm hiểu thêm về thực tế dựa trên lý thuyết đã được học ở nhà trường. Đồng thời tạo sự nhuần nhuyễn thêm một cách có logic và có kiến thức được vững chắc để khi trở thành một nhân viên, một cán bộ kế toán sẽ không còn bỡ ngỡ với công việc được giao. Qua thời gian ngắn được tiếp xúc với thực tiễn của công tác kế toán tại cơ sở, em nhận thấy: “ công tác kế toán tại đơn vị rất quan trọng, nó giống như trái tim của con người, nếu như trái tim ngừng đập thì con người sẽ chết và kế toán cũng vậy, nếu như không có doanh nghiệp thì kế toán không thể hoạt động được. Và mỗi phần hành kế toán là một khâu quan trọng trong công tác kế toán”. Ngày nay, nền kinh tế thị trường Việt Nam đang chuyển mình sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Vì vậyđể doanh nghiệp tồn taị và phát triển, có vị trí đứng vững trên thị trường, thì yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường. Đó là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗ lực rất lớn trong công tác tổ chức và quản lý. Để quản lý và theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có và tổ chức tốt công tác kế toán tại công ty mà trong đó còn bao gồm phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Trong cuộc sống, tiền lương không chỉ là vấn đề mà người tham gia trực tiếp lao động quan tâm mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn xã hội. Bởi tiền lương là đòn bẩy kinh tế mang lại thu nhập cho người lao động bù đắp những hao phí về sức lao động của con người. Nó còn góp phần thúc đẩy động viên người lao động tham gia nhiệt tình trong công việc để đạt được kết quả tốt nhất. Từ đó ta thấy được tiền lương giúp người lao động cải thiện, ổn định cuộc sống và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, mang lại một xã hội văn minh, giàu đẹp. Ngoài tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của công nhân viên thì họ có thể được hưởng một khoản trợ cấp trong thời gian nghỉ việc như nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn lao động, khoản trợ cấp này là trợ cấp BHXH, nhằm giúp đỡ người lao động trong lúc khó khăn không làm được, nó thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng các khoản tiền khác như : tiền thưởng thi đua, tiền thưởng năng suất lao động,. Trong các doanh nghiệp, thì hạch toán tiền lương là một công việc phức tạp trong hạch toán chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy kế toán tiền lương có nhiệm vụ phải hạch toán chính xác chi phí tiền lương, vì nó là cơ sở quan trọng để xác định giá thành sản phẩm. Đồng thời việc tính chính xác chi phí lao động, tiền lương còn là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách nhà nước và cho cơ quan phúc lợi xã hội. Nội dung gồm: ( ngoài phần mở đầu và kết luận) kết cấu của đề tài chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương II: Thực trạng và tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tân Thái Bình. Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tân Thái Bình.

docx89 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 6840 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tân Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Thực hiện phương châm đào tạo "học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tế, nhà trường gắn với xã hội". Chính vì vậy mà trường "THDL kỹ thuật công nghệ Lê Quý Đôn" cho học sinh, sinh viên đi thực tập tại các đơn vị sản xuất kinh doanh. Mục đích là giúp cho sinh viên nắm bắt và tìm hiểu thêm về thực tế dựa trên lý thuyết đã được học ở nhà trường. Đồng thời tạo sự nhuần nhuyễn thêm một cách có logic và có kiến thức được vững chắc để khi trở thành một nhân viên, một cán bộ kế toán sẽ không còn bỡ ngỡ với công việc được giao. Qua thời gian ngắn được tiếp xúc với thực tiễn của công tác kế toán tại cơ sở, em nhận thấy: “ công tác kế toán tại đơn vị rất quan trọng, nó giống như trái tim của con người, nếu như trái tim ngừng đập thì con người sẽ chết và kế toán cũng vậy, nếu như không có doanh nghiệp thì kế toán không thể hoạt động được. Và mỗi phần hành kế toán là một khâu quan trọng trong công tác kế toán”. Ngày nay, nền kinh tế thị trường Việt Nam đang chuyển mình sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Vì vậyđể doanh nghiệp tồn taị và phát triển, có vị trí đứng vững trên thị trường, thì yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường. Đó là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗ lực rất lớn trong công tác tổ chức và quản lý. Để quản lý và theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có và tổ chức tốt công tác kế toán tại công ty mà trong đó còn bao gồm phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Trong cuộc sống, tiền lương không chỉ là vấn đề mà người tham gia trực tiếp lao động quan tâm mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn xã hội. Bởi tiền lương là đòn bẩy kinh tế mang lại thu nhập cho người lao động bù đắp những hao phí về sức lao động của con người. Nó còn góp phần thúc đẩy động viên người lao động tham gia nhiệt tình trong công việc để đạt được kết quả tốt nhất. Từ đó ta thấy được tiền lương giúp người lao động cải thiện, ổn định cuộc sống và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, mang lại một xã hội văn minh, giàu đẹp. Ngoài tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của công nhân viên thì họ có thể được hưởng một khoản trợ cấp trong thời gian nghỉ việc như nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn lao động, khoản trợ cấp này là trợ cấp BHXH, nhằm giúp đỡ người lao động trong lúc khó khăn không làm được, nó thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng các khoản tiền khác như : tiền thưởng thi đua, tiền thưởng năng suất lao động,... Trong các doanh nghiệp, thì hạch toán tiền lương là một công việc phức tạp trong hạch toán chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy kế toán tiền lương có nhiệm vụ phải hạch toán chính xác chi phí tiền lương, vì nó là cơ sở quan trọng để xác định giá thành sản phẩm. Đồng thời việc tính chính xác chi phí lao động, tiền lương còn là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách nhà nước và cho cơ quan phúc lợi xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, vì thế trong thời gian thực tập, với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là các anh chị phòng tài chính – kế toán và sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo Vương Xuân Dưỡng, em đã tập chung nghiên cứu đề tài: “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty TNHH Tân Thái Bình. Với mục đích của chuyên đề là dựa vào những nhận thức chung về quản lý lao động tiền lương trong cơ chế thị trường để phân tích trình bày những vấn đề cơ bản của công tác tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty đồng thời đánh giá và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý lao động tiền lương đối với Công ty. Nội dung gồm: ( ngoài phần mở đầu và kết luận) kết cấu của đề tài chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương II: Thực trạng và tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tân Thái Bình. Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tân Thái Bình. Do trình độ và thời gian có hạn nên báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế vì vậy em kính mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy giáo hướng dẫn và ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là các anh, chị phòng tài chính – kế toán, để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 24 tháng 06 năm 2008 Học sinh Trần Thị Kim Tuyến CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. Lao động, ý nghĩa của việc quản lý lao động. Lao động là sự hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến đổi các vật phẩm tự nhiên thành những vật phẩm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của con người. Để duy trì đời sống, loài người phải luôn lao động để thu lấy tất cả những thứ trong tự nhiên cần thiết và vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp thành ba yếu tố của quá trình sản xuất. Trong ba yếu tố đó thì lao động của con người là yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động như : công cụ sản xuất, ruộng đất, nhà cửa dùng vào sản xuất,... và đối tượng lao động như : nguyên liệu, vật liệu,... chỉ là vật vô dụng. Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cải tiến công cụ, hợp tác cùng nhau trong quá trình lao động để không ngừng nâng cao năng suất lao động ( đó là đặc tính vốn có của con người ), cũng trong quá trình đó, trình độ kỹ thuật của người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hoá lao động càng cao. Chính tác động trên đã làm cho trình độ sản xuất ngày càng cao, một người ( nhóm người ) lao động chỉ tham gia ( trực tiếp hoặc gián tiếp) vào một công đoạn sản xuất ra sản phẩm, có nhiều loại lao động khác nhau, trên nhiều khâu ( lĩnh vực) khác nhau. Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao ( tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ giá thành sản phẩm), việc phân công lao động hợp lý, phát huy sở trường của từng ( nhóm) người lao động là cần thiết và vô cùng quan trọng. Quản lý lao động gồm nhiều vấn đề, song chủ yếu thể hiện trên một số nội dung sau: - Quản lý số lượng lao động: Là quản lý về số lượng người lao động trên các mặt : Giới tính, độ tuổi, chuyên môn, ... - Quản lý chất lượng lao động : Là quản lý năng lực mọi mặt của từng (nhóm) người lao động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm như : Sức khoẻ lao động, trình độ kỹ năng – kỹ xảo, ý thức kỷ luật,.. Chỉ có trên cơ sở nắm chắc số, chất luợng lao động trên thì việc tổ chức, sắp xếp, bố trí các lao động mới hợp lý, làm cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng có hiệu quả cao. Ngược lại, không quan tâm đúng mức việc quản lý lao động thì dẫn tới sức sản xuất của doanh nghiệp bị trì trệ, kém hiệu quả. Đồng thời, quản lý lao động tốt là cơ sở cho việc đánh giá trả thù lao cho từng lao động đúng, việc trả thù lao đúng sẽ kích thích được toàn bộ lao động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo, nâng caokỹ năng – kỹ xảo, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động góp phần tăng lợi nhuận( nếu đánh giá sai, việc trả thù lao không đúng thì kết quả ngược lại. Khái niệm, ý nghĩa, và nhiệm vụ của kề toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.1.Khái niệm Tiền lương là phần hao phí sức lao động, là phần thù lao mà người lao động được hưởng sau khi làm việc cho doanh nghiệp, cống hiến về mặt thời gian hoặc tạo ra sản phẩm dựa trên thoả thuận giữa người lao động và doanh nghiệp theo chế độ quản lý tiền lương . Tiền lương là một bộ phận chi phí nhân công là một trong những yếu tố cấu thành chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh. 2.2. Bản chất và chức năng của tiền lương. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền hay sản phẩm mà xã hội trả cho người lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Như vậy tiền lương thực chất là khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương có chức năng vô cùng quan trọng nó là đòn bẩy kinh tế vừa khuyến khích người lao động chấp hành kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công, năng suất lao động giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.3. Ý nghĩa. Tiền lương có ý nghĩa quan trọng trong quà trình phát triển, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để đảm bảo tiền lương có tác dụng đòn bẩy thúc đẩy, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau : Phải đảm bảo đúng với chế độ tiền lương của Nhà Nước, gắn quả lý lao động của doanh nghiệp. Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trên cơ sở yêu cầu đó thì tiền lương mới kích thích đươc ngượi lao động nâng cao tay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật, thi đua lao động sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển, và ngược lại. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... các khoản này cũng góp phần trợ giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động. 2.4. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà còn liên quan đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và tình hình chấp hành chính sách về lao động tiền lương của nhà nước. Để thực hiện tốt chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT, kinh phí công đoàn (KPCĐ), cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách trung thực, kịp thời đầy đủ tình hình và sự biến động về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. - Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình thanh toán các khoản cho người lao động thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh. Mở số kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ, đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán. - Lập báo cáo về lao động về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động quỹ tiền lương đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả, tiềm năng lao động, tăng năng suất. Đấu tranh, ngăn chặn những hành vi, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách các chế độ. Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương. Vai trò của tiền lương. Tiền lương là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử và có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn với bất kỳ một quốc gia nào. Nó được quan tâm rất nhiều kể cả người tham gia lao động và người không trực tiếp tham gia lao động. Trong nền kinh tế thị trường chức năng của doanh nghiệp là kinh doanh hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để thực hiên tốt chức năng đó thì vấn đề đối với người lao động và sức lao động là một trong các yếu tố quyếtđịnh sự tồn tại của doanh nghiệp, sẽ không tồn tại việc tái tạo của cải vật chất và tinh thần nếu như thiếu yếu tố lao động của con người. Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển trong xã hội, với bất kỳ doanh nghiệp nào đó, đảm bảo duy trì năng lực làm việc của người lao động một cách lâu dài và hiệu quả là động lực thúc đẩy sự hăng say lao động của họ. Bên cạnh đó, tiền lương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động về vật chất tinh thần, kích thích tái tạo mối quan tâm với người lao động để đạt kết quả cao. Xét trên phạm vi toàn nền kinh tế, tiền lương là yếu tố gián tiếp quyết định sự tồn tại của quá trình tái sản xuất xã hội. Nó là nhiệm vụ rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường tiền lương là giá cả sức lao động, chính là thước đo hao phí của xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, là cơ sở đánh giá trình độ quản lý và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy các doanh nghiệp không những có chức năng sản xuất ra sản phẩm mà còn tổ chức tốt công tác tiền lương cho người lao động. Khi đó họ mới thực hiện đúng chức năng của mình. 3.2. Vai trò của các khoản trích theo lương. Bên cạnh những vấn đề hết sức quan trọng về tiền lương thì nghiệp vụ phát sinh giữa người lao động và các vấn đề xã hội đóng vai trò rất cần thiết đó là các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ. Đó là việc phân phối phần giá trị mới do người lao động tạo ra, thực chất đó là đóng góp của nhiều người để bù đắp cho một số người khi gặp rủi ro. Các khoản trích theo lương đảm bảo các quyền lợi cho người lao động, thực hiện công bằng xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khắc phục những mặt yếu của cơ chế thị trường. Yêu cầu của quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương. Xuất phát từ tầm quan trọngcủa tiền lương trong cuộc sống của chúng ta, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung, trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp cần thực hiện việc yêu cầu quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương được tốt. - Theo dõi chặt chẽ số lượng lao động, làm việc trong doanh nghiệp, trình độ tay nghề của người lao động từ đó lựa chọn hình thức trả lương phù hợp cho mỗi người. - Tổ chức thực hiện nâng cấp, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên trong công ty sao cho công bằng, công khai và đúng chính sách. - Định kỳ làm tốt công tác thanh toán tiền lương của doanh nghiệp đối với người lao động, mặt khác theo dõi tình hình nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động đối với các tổ chức xã hội như : BHXH, BHYT, KPCĐ. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 4.1. Nội dung của kế toán tiền lương. Tiền lương là số tiền mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào tính chất lao động của họ sau thời gian làm việc. Tiền lương trả cho người lao động bao gồm: Lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp mang tính chất lương theo quy định của nhà nước. - Lương chính: Là khoản lương chủ yếu trả cho người lao động được căn cứ vào ngành bậc chuyên môn, chức trách, khối lượng công việc được giao và theo thang bậc lương. - Lương phụ : Là khoản tiền trả thêm cho người lao động trong thời gian không tham gia thực hiện nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng chế độ theo quy định như : Nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ tết, làm thêm giờ,... Nó được xác định trên cơ sở khối lượng tính chất và khối lượng được giao căn cứ vào mức lương cơ bản cho người lao động. - Các khoản phụ cấp mang tính chất lương của ngườilao động, là các khoản trả thêm cho công nhân viên dođảm nhận thêm các trách nhiệm quản lý hoặc làm việc trong ngành nghề độc hại hoặc làm thêm ca. 4.2. Nội dung các khoản trích theo lương. Trong lao động nhiều khi không thể tránh khỏi sự rủi ro như : Tai nạn lao động, ốm đau, tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động, thai sản,... Người lao động sẽ được hưởng các khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt. Đó là các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội. Quỹ BHXH này được tạo ra bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm (%) tiền lương hàng tháng phải thanh toán cho công nhân để tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, khấu trừ vào tiền lương công nhân.Theo quy định thì tỷ lệ này là 20%, trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 15% và công nhân phải chịu là 5%. Toàn bộ BHXH này phải nộp cho cơ quan quản lý sau đó tuỳ vào kế hoạch chi BHXH cho các doanh nghiệp để trả cho người lao động. Khoản chi trợ cấp BHXH cho người lao động khi bị ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí, thai sản,... được tính trên cơ sơ số lượng, chất lượng lao động và thời gian mà người lao động đã cống hiến cho xã hội. Ngoài quỹ BH XH hiện nay các doanh nghịêp còn trích tỷ lệ phần trăm trên tiền lương phải trả cho người lao động hai khoản BHYT, KPCĐ nộp cho cơ quan quản lý chức năng. Nhằm xã hội hoá việc khám chữa bệnh, người lao còn được hưởng chếđộ khám chữa bệnh không mất như : viện phí, thuốc men. Để khám chữa bệnh không mất tiền thì họ phải có thẻ bảo hiểm y tế . Thẻ BHYT được mua từ trích BHYT, theo quy định của BHYT được trích theo tỷ lệ 3% trên tổng quỹ lương phải thanh toán cho công nhân viên.Trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 2% và khấu trừ vào lương công nhân là 1%. Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn đựơc thành lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích lập kinh phí công đoàn Quỹ KP CĐ được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Theo quy định hiện hành, thì tỷ lệ trích KPCĐ tính theo chi phí tiền lương phải trả là 2%, trong đó 1% là dành cho hoạt động công đoàn trên cơ sở và 1% cho hoạt động công đoàn cấp trên. Để tăng cường quản lý lao động, cải tiến, hoàn thiện việc phân bổ, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, cải tiến và hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được xem là một phương tiện hữu hiệu kích thích người lao động gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay nghề, nâng cao năng suất lao động. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì đồng thời tính toán, thanh toán, đầy đủ, kịp thời các khoản trích tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT đúng chính sách, sử dụng tốt KPCĐ. 5. Nguyên tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý đòi hỏi hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải quán triệt các nguyên tắc sau: + Trả lương theo số lượng, chất lượng lao động. Khi thanh toán chi trả tiền lương nhất thiết phải gắn chặt hai yếu tố trên để tránh tình trạng chủ nghĩa bình quân phân phối. Nguyên tắc này đảm bảo tính công bằng, người lao động nhận được khoản tiền đền bù chính đáng. Đó là động lực giúp họ hăng say phấn đấu tích cực và yên tâm để lao động. + Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao mức sống. Tiền lương là động lực giúp người lao động có trách nhiệm và tăng năng suất lao động, tuy nhiên nó chỉ là động lực khi họ nhận được một khoản thù lao để tái sản xuất sức lao động và tích luỹ lao động đáng kể. . + Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Mỗi ngành nghề khác nhau thì hình thức lao động bỏ ra nhưng việc trả lương luôn được đảm bảo tính công bằng. Nhà nước với tư các quản lý vĩ mô, muốn tạo ra mũi nhọn cần có chính sách hợp lý với người lao động ở trong ngành đó. Việc quả lý doanh nghiệp để chi trả tiền lương cho người lao động cũng đảm bảo hợp lý giữa người lao động chân tay với người lao động bằng trí óc. II. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP. Tiền lương phải ttrả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo chất lượng, số lượng lao động. Việc trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ cơ sở. Thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội. Việc tính và trả lương có thể theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đăc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Luận văn liên quan