Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 – 2020

1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình phân cấp đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam đã giúp chính quyền các địa phương tự chủ nhiều hơn về mọi lĩnh vực như quản lý hành chính, quản lý kinh tế - tài chính. Trong đó, bao gồm việc quản lý thu - chi NSNN địa phương. Tại mỗi địa phương, tính chủ động, tính bền vững trong việc tạo ra nguồn thu NSNN và chính sách chi tiêu NSNN hợp lý nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển KT – XH, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế phản ánh hiệu quả của công tác quản lý NSNN tại địa phương (huy động nguồn lực và chi tiêu công). Quản lý NSNN thời gian qua đang thu hút sự quan tâm của cả những nhà làm chính sách lẫn nhà nghiên cứu. Luật NSNN đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào ngày 26/06/2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, nhằm mục tiêu thích ứng Hiến pháp 2013 là nâng cao hiệu quả quản lý, tạo động lực phát triển, đổi mới phương thức quản lý ngân sách phù hợp với thực tiễn phát triển KT – XH đất nước, tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, phát huy tính chủ động của ba cấp chính quyền địa phương trong quản lý tài chính địa phương. Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng cung cấp sản lượng lương thực quan trọng, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo, hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực và cả nước. Trong những năm qua, công tác quản lý NSNN tại Tỉnh có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả quản lý NSNN. Thực tiễn trên đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ và kịp thời, để nâng cao được hiệu quả quản lý NSNN của địa phương trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới

pdf196 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH XUÂN HIỆP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Linh Hiệp TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận án có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ thể: Tôi tên: Huỳnh Xuân Hiệp Sinh ngày: 02/08/1981 Nơi sinh: Bạc Liêu Hiện công tác tại: Khoa Tài chính - Kế toán Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh. Là nghiên cứu sinh Khóa XVII (2012 - 2015) của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng. Mã số: 62.34.02.01 Mã số NCS: 010117120020 Xin cam đoan luận án “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 - 2020” Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Linh Hiệp Luận án này được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này, các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình. TP. HCM, ngày tháng năm Tác giả ii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2. Các nghiên cứu trước về chủ đề có liên quan. 3. Mục tiêu nghiên cứu... 4. Câu hỏi nghiên cứu. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.. 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Đóng góp mới của luận án. 8. Kết cấu luận án... Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG. 1.1.1. Khái niệm tài chính công. 1.1.2. Những cấu phần cơ bản của tài chính công. 1.2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC... 1.2.1. Các khái niệm... 1.2.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước... 1.2.3. Quản lý ngân sách nhà nước, nội dung và nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước......................................................................................... 1.2.3.1. Quản lý ngân sách nhà nước. 1.2.3.2. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước.. 1.2.3.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước... 1.2.4. Tổ chức hệ thống và phân cấp, phân quyền quản lý ngân sách nhà nước 1.2.4.1. Cơ sở pháp lý cho việc phân cấp, phân quyền quản lý ngân sách nhà nước.... Trang 1 1 2 3 3 4 4 4 5 6 6 6 8 12 12 15 16 16 18 20 22 23 iii 1.2.4.2. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách.. 1.3. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHU TRÌNH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC... 1.3.1. Chính sách tài khóa.. 1.3.2. Chu trình quản lý ngân sách nhà nước. 1.3.2.1. Lập dự toán... 1.3.2.2. Chấp hành dự toán 1.3.2.3. Quyết toán ngân sách nhà nước 1.4. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...... 1.5. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG..................... 1.5.1. Hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước.. 1.5.1.1. Hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước........ 1.5.1.2. Hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước. 1.5.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước. 1.5.2.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước 1.5.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước. 1.5.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý các biện pháp cân đối ngân sách nhà nước..................... 1.5.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chu trình ngân sách nhà nước 1.5.2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng trong công tác quản lý ngân sách nhà nước... 1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước. 1.6. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHI TIÊU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ... 1.6.1. Lý luận về ảnh hưởng của chi tiêu ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế. 24 28 28 29 29 33 37 39 42 42 43 43 45 45 45 48 49 50 50 54 54 iv 1.6.2. Các nghiên cứu liên quan. 1.6.3. Mô hình thực nghiệm... 1.6.4. Phương pháp ước lượng... 1.7. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH................................ 1.7.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội 1.7.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng.. 1.7.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của một số tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Kết luận chương 1. Chương 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG.. 2.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG.. 2.2.1. Hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước... 2.2.1.1. Kết quả thu ngân sách nhà nước và tính thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. 2.2.1.2. Tính bền vững trong việc tạo lập nguồn thu. 2.2.2. Hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước 2.2.2.1. Kết quả chi ngân sách nhà nước và đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội... 2.2.2.2. Tiết kiệm....... 2.2.2.3. Tính bền vững của chính sách chi tiêu ngân sách. 2.2.2.4. Chi tiêu ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. 55 57 61 63 63 64 65 67 68 68 68 71 73 73 73 82 83 83 100 101 102 v 2.2.3. Hiệu quả quản lý các biện pháp cân đối ngân sách nhà nước.. 2.2.4. Hiệu quả quản lý chu trình ngân sách nhà nước.. 2.2.4.1. Lập dự toán... 2.2.4.2. Chấp hành dự toán 2.2.4.3. Quyết toán 2.2.5. Hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng trong công tác quản lý ngân sách nhà nước... 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG.. 2.3.1. Kết quả đạt được.. 2.3.2. Những hạn chế............. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan.. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.. Kết luận chương 2.. Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG. 3.1. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 3.1.1. Quan điểm phát triển 3.1.2. Mục tiêu phát triển... 3.1.3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực.. 3.1.4. Phương hướng tổ chức không gian phát triển.. 3.2. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG 3.2.1. Căn cứ đề xuất định hướng.. 3.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc Trăng.. 113 114 114 115 116 116 117 117 119 121 121 122 123 124 124 124 125 126 133 134 134 135 vi 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG 3.3.1. Giải pháp về hiệu quả quản lý thu - chi ngân sách nhà nước 3.3.1.1. Nhóm giải pháp tăng cường tính bền vững của cấu trúc thu - chi ngân sách nhà nước 3.3.1.2. Nhóm giải pháp về quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.. 3.3.2. Giải pháp về hiệu quả quản lý chu trình ngân sách nhà nước 3.3.3. Giải pháp về hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng trong công tác quản lý ngân sách nhà nước.. 3.3.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước. 3.3.4.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành ngân sách, cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. 3.3.4.2. Thực hiện tốt chế độ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 3.3.4.3. Tổ chức có hiệu quả về công khai, minh bạch ngân sách nhà nước 3.3.4.4. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền tỉnh Sóc Trăng đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước 3.3.4.5. Tăng cường mối quan hệ, phối hợp giữa cơ quan tài chính, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước và các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý ngân sách nhà nước... 3.3.4.6. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý điều hành ngân sách nhà nước..... Kết luận chương 3.. KẾT LUẬN.... 136 136 136 142 143 145 146 146 147 148 148 149 150 151 152 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NSNN NSTW NSĐP KT – XH XDCB SXKD GDP UBND HĐND GSTC TSCĐ TNDN CNH – HĐH KBNN KTTT Ngân sách nhà nước Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương Kinh tế - Xã hội Xây dựng cơ bản Sản xuất kinh doanh Tổng sản phẩm quốc nội (Goss Domestic Product) Ủy ban nhân dân Hội đồng nhân dân Giám sát tài chính Tài sản cố định Thu nhập doanh nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Kho bạc nhà nước Kinh tế thị trường viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu 60 Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người 72 Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP 73 Bảng 2.3 Tổng hợp thu NSNN 75 Bảng 2.4 Tốc độ phát triển thu NSNN 76 Bảng 2.5 Thu bổ sung từ NSTW trong tổng chi NSĐP 78 Bảng 2.6 Thu NSNN trên địa bàn 80 Bảng 2.7 Tỷ lệ nguồn thu được giữ lại tại địa phương 81 Bảng 2.8 Thu NSNN trên địa bàn các cấp thành phố (huyện) – xã 81 Bảng 2.9 Tổng hợp chi NSNN 83 Bảng 2.10 Tăng trưởng kinh tế và đảm bảo các mục tiêu phát triển xã hội 86 Bảng 2.11 Tổng hợp chi thường xuyên 87 Bảng 2.12 Tỷ lệ tổng chi thường xuyên so với thu NSĐP được hưởng 89 Bảng 2.13 Chi sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo - Y tế theo cấp ngân sách 90 Bảng 2.14 Tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong tổng chi cân đối NSĐP 92 Bảng 2.15 Cơ cấu chi NSĐP 93 Bảng 2.16 Vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội 95 Bảng 2.17 Tình hình thực hiện chi NSNN cho đầu tư XDCB 97 Bảng 2.18 Tình hình chi NSNN trong đầu tư XDCB theo ngành 99 Bảng 2.19 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 105 Bảng 2.20 Ma trận hệ số tương quan 106 Bảng 2.21 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 106 Bảng 2.22 Kết quả các mô hình hồi quy 107 Bảng 2.23 Kiểm định Hausman 108 ix Bảng 2.24 Kiểm định Wald 109 Bảng 2.25 Kiểm định Wooldrige 109 Bảng 2.26 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) 110 Bảng 2.27 Kết quả ước lượng mô hình với biến trễ bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) 111 Bảng 2.28 Cân đối thu - chi và xử lý kết dư NSĐP 113 Bảng 2.29 Thực hiện dự toán thu NSNN 115 Bảng 2.30 Thực hiện dự toán chi NSNN 116 x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP 73 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng thu thuế, phí và lệ phí 76 Biểu đồ 2.3 Thu thuế, phí và lệ phí 78 Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng nguồn thu bổ sung từ NSTW trong tổng chi NSĐP 79 Biểu đồ 2.5 Thu NSNN trên địa bàn 80 Biểu đồ 2.6 Tổng chi NSNN 84 Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ tổng chi thường xuyên so với thu NSĐP được hưởng 89 Biểu đồ 2.8 Chi sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo - Y tế theo cấp ngân sách 90 Biểu đồ 2.9 Tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong tổng chi cân đối NSĐP 92 Biểu đồ 2.10 Chi NSNN trên địa bàn 94 Biểu đồ 2.11 Tình hình chi NSNN trong đầu tư XDCB 96 Biểu đồ 2.12 Tình hình chi NSNN trong đầu tư XDCB theo nguồn 98 Biểu đồ 2.13 Cân đối thu - chi và xử lý kết dư NSĐP 114 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình phân cấp đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam đã giúp chính quyền các địa phương tự chủ nhiều hơn về mọi lĩnh vực như quản lý hành chính, quản lý kinh tế - tài chính. Trong đó, bao gồm việc quản lý thu - chi NSNN địa phương. Tại mỗi địa phương, tính chủ động, tính bền vững trong việc tạo ra nguồn thu NSNN và chính sách chi tiêu NSNN hợp lý nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển KT – XH, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế phản ánh hiệu quả của công tác quản lý NSNN tại địa phương (huy động nguồn lực và chi tiêu công). Quản lý NSNN thời gian qua đang thu hút sự quan tâm của cả những nhà làm chính sách lẫn nhà nghiên cứu. Luật NSNN đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào ngày 26/06/2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, nhằm mục tiêu thích ứng Hiến pháp 2013 là nâng cao hiệu quả quản lý, tạo động lực phát triển, đổi mới phương thức quản lý ngân sách phù hợp với thực tiễn phát triển KT – XH đất nước, tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, phát huy tính chủ động của ba cấp chính quyền địa phương trong quản lý tài chính địa phương. Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng cung cấp sản lượng lương thực quan trọng, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo, hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực và cả nước. Trong những năm qua, công tác quản lý NSNN tại Tỉnh có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả quản lý NSNN. Thực tiễn trên đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ và kịp thời, để nâng cao được hiệu quả quản lý NSNN của địa phương trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra về phát triển KT – XH tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 - 2020, việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, 2 vừa có tính cơ bản lâu dài. Đó cũng là lý do của tác giả chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 - 2020” làm luận án. 2. Các nghiên cứu trước về chủ đề có liên quan Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề NSTW, NSĐP, quản lý NSNN và hiệu quả quản lý NSNN. Cụ thể: Sự phát triển ổn định và bền vững của một địa phương, cũng giống như một đất nước, phụ thuộc phần lớn vào các hoạt động KT – XH. Trong chiến lược phát triển KT – XH, việc huy động nguồn lực và phân bổ chi tiêu công luôn được đề cập đến như một trong những thành tố quan trọng. Quản lý thu - chi NSNN vừa là kết quả của sự phát triển KT – XH trong từng giai đoạn, vừa là một động lực cho sự phát triển đó ở giai đoạn tiếp theo. Bởi vậy, “NSĐP nên được xem như những phương tiện kích thích kinh tế địa phương chứ không phải là mục đích sau cùng” (Brodjonegoro và Bambang, 2004) [18]. Sức khỏe của NSĐP không chỉ thể hiện ở số thu bình quân trên đầu người mà quan trọng hơn còn thể hiện ở tính bền vững. Theo Rosengard và Jay et al (2006) [19], ngân sách được tạo nên bởi các nguồn thu có tính tái tạo như thuế, lệ phí,... sẽ bền vững hơn nhiều so với ngân sách được tạo nên bởi các nguồn thu một lần như chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay vay nợ,. Tiếp nối những thảo luận về huy động nguồn thu cho NSĐP ở Việt Nam theo Reino và ctv (2005) [9] nghiên cứu về quá trình triển khai hệ thống thuế tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2004 trong bối cảnh phân cấp, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của hệ thống bền vững đối với tăng trưởng kinh tế và chi tiêu công cho các dịch vụ y tế và giáo dục. Cũng bàn về mô hình NSĐP, một nghiên cứu khác của Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2009) [12] gợi ý mô hình ngân sách cho các đô thị lớn ở Việt Nam, tập trung vào hai vấn đề: một là phân định nhiệm vụ chi của chính quyền đô thị, từ đó cải cách quản trị hành chính đô thị, đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ công đô thị, hai là thiết lập tính bền vững nguồn thu cho 3 chính quyền đô thị bằng cách tối đa hóa nguồn thu riêng của địa phương (nguồn thu 100%) và tăng cường quyền quyết định nguồn thu thuế cho chính quyền đô thị. Về chi NSNN, theo Rosengard và Jay et al (2006) [19], ngân sách ưu tiên chi cho đầu tư phát triển sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế bền vững. Quan điểm này rất tương đồng với nhận định của Brodjonegoro và Bambang (2004) [18]: “Trách nhiệm của chính quyền địa phương trước cử tri là phải đảm bảo việc cung ứng dịch vụ công cơ bản tốt hơn và không chi tiêu quá nhiều cho các hoạt động thường xuyên”. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của số chi không được vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một nội dung nghiên cứu rất tương đồng với nội dung nghiên cứu của luận án này, nhưng khác nhau về địa bàn nghiên cứu cũng như phương pháp tiếp cận đó là luận án: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của Tô Thiện Hiền (2012) [5]. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận án tập trung vào những mục tiêu sau: Phân tích thực trạng hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2010 - 2014. Đánh giá hiệu quả và những hạn chế quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng. Đánh giá ảnh hưởng của chi tiêu NSNN đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Sóc Trăng. Xây dựng các giải pháp hợp lý và khả thi nhằm góp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng trong những năm tới. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án này tập trung nghiên cứu trả lời các câu hỏi có liên quan đến hiệu quả quản lý NSNN: + Chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng? + Thực trạng hiệu quả quản lý NSNN tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2010 - 2014 như thế nào trên cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội? 4 + Hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng tồn tại những hạn chế gì cần khắc phục? + Giải pháp nào hợp lý và khả thi cho việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2015 - 2020? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về hiệu quả quản lý NSNN của tỉnh Sóc Trăng. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản lý NSNN trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2014. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tài chính công, NSNN, quản lý NSNN, hiệu quả quản lý NSNN. Phương pháp thống kê mô tả nhằm điều tra, thu thập số liệu về tình hình quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp tổng hợp, so sánh được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm mô hình hóa mối quan hệ giữa chi tiêu NSNN và GDP bình quân đầu người tại tỉnh Sóc Trăng. Từ đó lượng hóa các ảnh hưởng và rút ra kết luận. 7. Đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp thiết thực cả về cơ sở lý luận, thực tiễn và nghiên cứu thực nghiệm. Cụ thể: Về mặt lý luận: hệ thống có chọn lọc và bổ sung thêm cơ sở lý luận về tài chính công, NSNN, quản lý NSNN, hiệu quả quản lý NSNN. Điểm mới của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây là việc kế thừa và mở rộng hơn về nghiên cứu hiệu quả quản lý NSNN tại một địa phương, trong giai đoạn phân cấp mạnh mẽ về quản lý thu - chi NSNN cho chính quyền địa phương và xu hướng mới trong 5 quản lý NSNN như kế hoạch tài chính 5 năm (trung hạn), quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (kết quả đầu ra) và bền vững tài khóa. Về mặt thực tiễn và nghiên cứu thực nghiệm: phân tích thực trạng quản lý NSNN tại tỉnh Sóc Trăng. Trên cơ sở dữ liệu được cung cấp từ Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp để phân tích. Khác với các nghiên cứu trước đây chủ yếu phân tích định tính ảnh hưởng của chi tiêu NSNN đến tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để đưa ra bằng chứng thực nghiệm ảnh hưởng trên. Trên cơ sở đó, những giải pháp được tác giả đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tại Sóc Trăng có sức thuyết phục hơn. 8. Kết cấu luận án Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và
Luận văn liên quan