Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự tốn tại và phát triển của
từng quốc gia từng dân tộc. Vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm
hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỉ qua, do đó việc
tìm tòi mô hình quảnlý kinh tế thích hợp và có hiệu quả hơn là vấn đề mà nhà
nước ta và nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một
yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta. Trong
những năm qua, nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước,
nước ta đã thoát khỏi những khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh,
đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn định, an ninh
quốc phòng được giữ vững, từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp đã từng
bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa
trên quy luật giá trị và tín hiệu cung cầu của thị trường.
Như vậy, việc quan tâm đễn xây dựng nền kinh tế thị trường dịnh
hướng xã hội chủ nghĩa là một điều sức cần thiết. Em muốn sử dụng những
kiến thức đã học làm bài tiểu luận này để phân tích vấn đề đã nêu trên. Em rất
mong thầy xem xét, chỉ bảo để em có những nhận thức rõ ràng hơn, đúng đắn
hơn, mai sau khi ra trường em có thể góp một phần nhỏ cho côngcuộc xây
dựng nền kinh tế nứơc ta.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3692 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự tốn tại và phát triển của
từng quốc gia từng dân tộc. Vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm
hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỉ qua, do đó việc
tìm tòi mô hình quản lý kinh tế thích hợp và có hiệu quả hơn là vấn đề mà nhà
nước ta và nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một
yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta. Trong
những năm qua, nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước,
nước ta đã thoát khỏi những khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh,
đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn định, an ninh
quốc phòng được giữ vững, từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp đã từng
bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa
trên quy luật giá trị và tín hiệu cung cầu của thị trường.
Như vậy, việc quan tâm đễn xây dựng nền kinh tế thị trường dịnh
hướng xã hội chủ nghĩa là một điều sức cần thiết. Em muốn sử dụng những
kiến thức đã học làm bài tiểu luận này để phân tích vấn đề đã nêu trên. Em rất
mong thầy xem xét, chỉ bảo để em có những nhận thức rõ ràng hơn, đúng đắn
hơn, mai sau khi ra trường em có thể góp một phần nhỏ cho công cuộc xây
dựng nền kinh tế nứơc ta.
2
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường:
a. Sự cần thiết khách quan:
Bước vào thời kì quá độ, nền kinh tế do chế độ xã hội cũ để lại có nhiều
thành phần kinh tế xã hội cũ mà quá trình cải taọ lại kéo dài trong suốt thời kì
quá độ mà trong quá trình xây dựng phát triển xã hội mới xuất hiện nhiều
thành phần kinh tế của xã hội mới. Bước vào thời kì quá độ điểm xuất phát về
lực lượng sản xuất, về năng suất lao động là thấp và không đều nhau vì vậy
phải có nhiều hình thức của quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và
trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất.
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản
phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Do đó kinh tế hàng hoá
phát triển đến trình độ cao đó là kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường
toàn bộ yếu tố đầu vào, đầu ra đều thông qua thị trường vì vậy giữa hàng hoá
và kinh tế không đồng nhất, chúng khác nhau về trình độ phát triển và cơ bản
có cùng nguồn gốc, bản chất. Cơ sở khách quan đó là:
- Do phân công lao động xã hội : phân công lao động xã hội là cơ sở
chung của sản xuất hàng hoá và nó không mất đi mà ngày càng phát
triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá
ngày càng phát triển giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế
với nhau. Nhiều ngành nghề ra đời và phát triển, những ngành nghề cổ
truyền được khôi phục và ngày càng phát triển. Phân công lao động
ngày càng được thể hiện sự phát triển ở tính phong phú, đa dạng và
3
chất lượng ngày càng cao của sản phẩm hàng hoá đưa ra trao đổi trên
thị trường.
- Nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất
như : sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp,
sự tồn tại đó là do tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập mà chủ thể kinh
tế độc lập có lợi ích kinh tế riêng và từ đó họ có thể thực hiện được
quan hệ kinh tế giữa họ bằng quan hệ hàng hoá tiền tệ.
- Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể tuy cùng dựa trên chế
độ công hữu nhưng giữa chúng có sự khác biệt, có quyền tự chủ trong
sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng, có sự khác biệt về trình độ kĩ
thuật công nghệ, trình độ tổ chức quản lý nên chi phí sản xuất và hiệu
quả kinh tế cũng khác nhau.
- Quan hệ hàng hoá tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại
và đặc biệt trong phân công lao động quốc tế đang phát triển. Mỗi một
nước là một quốc gia riêng biệt , là chủ sở hữu đối với hàng hoá đưa ra
trao đổi trên thị trường thế giới. Trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.
Quan hệ kinh tế hiện nay trên thế giới là quan hệ thị trường do vậy
muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng phải phát triển theo mô
hình kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là sự phát triển kế tiếp và biến đổi về chất so với nền
kinh tế tự nhên trên cơ sở phân công lao động xã hội đã phát triển. Kinh tế
hàng hoá là nền kinh tế hoạt độn theo quy luật sản xuất và trao đổi hàng hoá,
sản xuâtsanr phẩm cho người khác tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán, trao
đổi hàng tiền. Nếu sản xuất để tự tiêu dùng thì không phải là nền kinh tế thị
trường, mà là nền kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc. Ngay cả khi sản xuất cho
người khác tiêu dùng như phân phối sản phẩm dưới dạng hiện vật (hàng đổi
hàng) cũng không gọi là kinh tế thị trường.
4
Vậy, kinh tế thị trường hình thành dựa trên sự phát triển của phân công
lao động xã hội, của trao đổi giữa những người sản xuất với nhau. Đó là kiểu
tổ chức kinh tế xã hội, trong đó quan hệ trao đổi giữa những người với người
được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi hàng hoá giá trị.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận động theo những quy luật giá trị
giữ vai trò chi phối và được biểu hiện bằng quan hệ cung cấp trên thị trường.
Các vấn đề tổ chức sản xuất hàng hoá được giải quyết bằng quan hệ cung
ứng hàng hoá, dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Các quan hệ hàng
hoá phát triển mở rộng, bao quát trên nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối
với người sản xuất và tiêu dùng. Các hoạt động sản xuất, dịch vụ … được
quyết định từ thị trường về giá, sản lượng, chất lượng vì động cơ lợi nhuận
hóa tối đa.
b. Tác dụng của sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
Việt Nam phát triển theo kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là tất yếu.
Trong thời kì qua độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xẫ hội, kinh tế
hàng hoá, kinh tế thị trường còn tồn tại là tất yếu. Về mặt kinh tế co thể coi
đây là thời kì của nenè kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường còn
nhiều xu hướng tự phát nhưng có sự điều tiết của nhà nước do Đảng cộng sản
lãnh đạo theo hướng củng cố và phát triển chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa,
kết hợp đúng đắn giữa kế hoạch và thị trường, kết hợp kế hoạch phát triển
kinh tế với kế hoạch xã hội theo định hưỡn xã hội chủ nghĩa, giảm hẳn phần
kế hoạch pháp lệnh và kế hoạch trực tiếp thay bằng kế hoạch định hướng,
trong đó không chỉ chú ý đến những cân đối tổng hợp mà còn cả cân đối giá
trị, nhằm giữ vững cân đối tổng thể, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động
của tất cả các thành phần kinh tế và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
5
Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có những yếu tố
khách quan yêu cầu và baỏ đảm cho sự thành công của nó. Đó là khu vực
kinh tế xã hội chủ nghĩa làm nền tảng đã hình thành. Nhà nước nắm giữ
những ngành, những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế, chính quyền là của
dân do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã có tiền lệ lịch
sử chứ không phải là “hoàn toàn mới” hay “ chưa hề có” như một số tác giả
đã quan niệm. Tiền lệ đó chính là chính sách kinh tế mới(NEP) do Lênin đề
xướng đã được vận dụng vào thực tiễn ở Liên Xô trong những năm hai mươi.
Nội dung cơ bản của chính sách đó là chuyển từ nền kinh tế mệnh lệnh, chỉ
huy sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, biện pháp chủ
yếu để đảm bảo thắng lợi của định hướng xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn định
hướng tư bản chủ nghĩa là sử dụng đúng đắn chủ nghĩa nhà nước dưới nền
chuyên chính vô sản.
Qua những năm thực hiện đổi mới, vận dụng sáng tạo tư tưởng của
Lênin vào đặc điểm và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, Dảng ta đã đề ra
đường lối cách mạng đúng đắn, đưa đất nước đi lên chủ nghiã xã hội. Tuy
trong quá trình thực hiện chúng ta đã không tránh khỏi một số khuyết điểm,
lệch lạc, song về cơ bản chúng ta đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go
và không những đã đứng vững mà cón vươn lên, đạt những thành tựu to lớn
trên nhiều mặt.
Với những điều trình bày ở trên chúng ta co thể khẳng định rằng,
chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa là sự chuyển đổi hợp quy luật. Không thể coi đó là sự “từ bỏ lí
tưởng” và “ngả sang chủ nghĩa tư bản”
Tác dụng của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta:
6
Kinh tế thị trường phản ánh trình độ văn minh của xã hội và là thành
tựu của sự phát triển lực lưoựng sản xuất và quan hệ sản xuất ở trình độ cao.
Phát triển sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường làm phá vỡ dần kinh tế
tự nhiên và chuyển thành kinh tế hàng hoá và thúc đẩy dự tạo thành xã hội
hoá kinh tế sản xuất.
Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,
nâng cao năng suất lao động xã hội vì kinh tế thị trường có động lực của sự
phát triển đó là lợi ích và cạnh tranh.
Kinh tế thị trường có tính năng động cao vì thế kinh tế hàng hoá kích
thích tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế, kích thích nâng cao
chất lượng cải tiến mẫu mã, tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ do đó thúc
đẩy kinh tế thị trường phát triển.
Thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất vì thế
mà phát huy được tiềm năng lợi thế của từng vùng có tác dụng mở rộng quan
hệ kinh tế với nước ngoài.
Phát triển kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất
do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn xã hội hoá cao đồng thời chọn lọc
được những người sản xuất kinh doanh giỏi hình thành đội ngũ cán bộ hành
nghề đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.
Kinh tế thị trường sản xuất ra một khối lượng hàng hoá ngày càng
nhiều để phục vụ xã hội
Cho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên.
Thể hiện tinh thần dân chủ trong kinh tế, đảm bảo cho mọi người được
tự do làm ăn trong khuôn khổ pháp luật.
2. Đặc điểm kinh tế hàng hoá trong thời kì quá độ ở nước ta:
Nền kinh tế ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá kếm phát triển, chưa có
nền kinh tế phát triển, đang trong qua trình xây dựng nền kinh tế thị trường
7
chuyển biến từ nền kinh tế hàng hoá kém phát triển mang nặng tính tự cung tự
cấp sang nền kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao : cơ sở vật chất kĩ
thuật thấp, chất lượng cơ cấu chủng laọi còn ở mức độ thấp và lạc hậu do đó
khả năng cạnh tranh kém. Chúng ta chưa có các nhà soanh nghiệp có tầm cỡ,
thị trường tài chính chưa phát triển, thu nhập của người làm công ăn lương và
của nhân dân thấp cho nên dẫn đến cầu thấp do đó sản xuất không phát triển.
Nền kinh tế ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần(có 6
thành phần), nhiều hình thức sở hữu, nhiều loại hình tổ chức kinh tế do đó có
nhiều quy luật kinh tế tác động và nhiều loại hình sản xuất hàng hoá. Nền
kinh tế trong thời kì quá độ vẫn là nền kinh tế thống nhất.
Nền kinh tế hàng hoá ở nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có
sự quản lí vĩ mô vủa nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế
vừa dựa vào các quy luật của thị trường, vừa dựa trên nhưngx nguyên tắc và
bản chất của chủ nghĩa xã hội, các yếu tố thị trường và chủ nghĩa xã hội đan
xen tác động lẫn nhau.
Điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở nước ta:
- Thực hiện nhất quán cơ sở kinh tế nhiều thành phần: cơ sở kinh tế cho
sự phát triển kinh tế hàng hoá.
- Thực hiện nhất quán công nghiệp hoá- hiện đại hoá: cơ sở vật chất cho
nền kinh tế thị trường hiện đại.
- Hệ thống pháp luật
- Nhà nước phải có tiềm lực kinh tế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Do đó việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
8
3. Đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Kinh tế thị trường gồm có :
- Kinh tế thị trường hoàn hảo ( chịu tác dụng theo quy luật chung)
- Kinh tế thị trường không hoàn hảo (hỗn hợp)
Trên thực tế không có nền kinh tế thị trường hoàn hảo
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam một mặt
nó vừa có tính chất chung của nền kinh tế thị trường đó là các chủ thể kinh tế
có tính độc lập, có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh.
- Giá cả do thị trường quyết định
- Nền kinh tế vận động theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường.
- Nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại có sự điều tiết vĩ mô của nhà
nước.
Còn kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có đặc trưng sau:
- Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường: là sự giải phóng sức sản xuất,
là động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện chủ nghĩa
xã hội bằng con đường công nghiệp hoá- hiện đại hoá xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống
vật chất của nhân dân.
- Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Điều này được thể hiện:
+ Nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu : sở hữu toàn dân, sở hữu
tập thể, sở hữu tư nhân do đó vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế.
+ Các thành phần kinh tế tồn tại một cách khách quan và sự tồn tại đó
nhằm khai thác mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao hiệu quả, phát huy tiềm
năng các thành phần kinh tế để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
9
+ Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo đó là vấn đề có tinhd nguyên tắc cho sự định hướng và cũng lá sự khác
biệt giữa kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vơí kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa.
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện
nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó phân phối theo thu nhập
là chủ yếu.
- Cơ chế vận hành nền kinh tế là kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước.
Trong thời đại ngày nay, hầu hết tất cả các nền kinh tế thị trường đều
có vai trò quản lý của nhà nước để sửa chữa những thất bại của thị trường.
Trong nền kinh tế nước ta nhà nước xã hội chủ nghĩa là của dân do dân và vì
dân do đó khác với bản chất của nhà nước tư bản do đó quản lý của nhà nước
là nhằm sửa chữa những thất bại của thị trường để thực hiện các mục tiêu xã
hội, vấn đề nhân đạo mà kinh tế thị trường không làm được, đảm bảo cho nền
kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác quản lý của nhà
nước theo nguyên tắc là kết hợp kế hoạch với thị trường trong cơ chế vận
hành nền kinh tế thị trường và sự kết hợp đó được thực hiện có hai tầng là vĩ
mô và vi mô.
- Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế mở hội nhập
quốc tế.
II. Thực trạng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiên nay.
1. Giai đoạn trước 1986.
Từ 1975 đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhât. cách
mạng Việt Nam hoàn toàn chuyển sang giai đoạn mới, cả nước xây dựng chủ
10
nghĩa xã hội. Đất nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp lại
chịu ảnh hưởng nặng nề do chén tranh lâu dài. Trong 15 năm nhân dân ta đã
không ngừng phấn đấu vượt qua bao khó khăn thử thach thống nhất. Chúng ta
đã có nhiều cố gắng trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục nền
kinh tế bị tàn phá nặng nề từng bước xác lập quan hệ sản xuất mới, bươc đàu
xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, phát triển sự nghiệp van hoá,
giáo giục, y tế, thiết lập củng cố chính quyền nhân dân trong cả nước. Tuy
nhiên, nền kinh tế vẫn đang ở trong tình trạng kếm phát triển, sản xuất nhỏ là
phổ biến và nặng nề tính tự túc và tự cấp. Trình độ trang thiết bị kĩ thuật trong
sản xuất cũng như kết cấu hạ tầng kinh tế văn hoá xã hội lạc hậu, mất cân đối,
chưa tạo được tích lũy trong nước và lệ thuộc nhiều vào bên ngoài. Cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp để lại nhiều hậu quả tiêu cực. Nền kinh tế
hoạt động với hiệu quả thấp.
Khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra nhiều năm với đặc trưng sản xuất
chậm và không ổn định, lạm phát lên đến 74% năm 1986. Tài nguyên thiết bị
lao động và tài năng mới được sử dụng thấp. Đời sống nhân dân thiếu thốn,
nếp sống văn hoá tinh thần và đạo đức kém lành mạnh, trật tự an toàn xã hội
không được đảm bảo, tham nhũng nhiều, tệ nạn xã hội phát triển.
Trên thực tế, nền kinh tế nước ta từ nghị quyết hội nghị lần thứ 6 ban
chấp hành trung ương khoá IV (năm 1979) các quan hệ hàng hoá tiền tệ đã
được chấp nhận nhưng mới chỉ ở mức độ thứ yếu. Đó là do quá nhiều thập kỷ,
qua tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩa mang nặng thành kiến, quan hệ hàng
hoá và cơ chế thị trường bị coi là biểu hiện thuộc tính của chế độ tư hữu và tư
bản. Mặt khác là do chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình dập
khuôn giáo điều chủ quan duy ý chí. Các mặt bố trí cơ cấu kinh tế thiếu về
phát triển công nghiệp nặng, quy mô lớn, cùng với việc xoá bỏ các hình thức
kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế quốc
11
doanh và kinh tế tập thể, nặng về hình thức, phủ nhận nền kinh tế hàng hóa
theo cơ chế thị trường, bộ máy quan liêu cồng kềnh kém hiệu quả. Những sai
lầm đó đã kìm hãm lực lượng sản xuất và nhiều động lực phát triển khác.
Cuộc cải cách kinh tế bị đẩy lùi. Tư tưởng Lê nin trong chính sách kinh tế
Mác bị xem như bước lùi tạm thời bất đắc dĩ.
2. Giai đoạn năm 1986-1990
Trước tình hình đó, Đại hội VI đã có tư tưởng đổi mới nhưng chưa đi
ngay vào cuộc sống, còn có lực cản, nền kinh tế còn tiếp tục gặp khó khăn
trong những năm đầu nhưng tử năm 1989 các biện pháp đổi mới như áp dụng
chính sách lãi suất dương, xoá bỏ chế độ tem phiếu, loại bỏ một số khoản chi
ngân sách bao cấp, mở rộng quan hệ thị trường … đã thực sự đi vào cuộc
sống và tạo chuyển biến rõ rệt làm cho nền kinh tế có nhiều khởi sắc. Ví dụ
như trong giai đoạn 1986-1990 đầu tư toàn xã hội tư bản là 12,5%GDP, tăng
trưởng kinh tế trung bình là 3,9%, kim ngạch xuất khẩu đạt 23 tỉ USD/năm.
Về mặt lạm phát thì năm 11986 là 74,7% đến năm 1990 giảm xuống còn
67,1%.
3. Giai đoạn từ 1991-2000
Do mới có một số biện pháp được áp dụng vào cuối kỳ kế hoạch 1989-
1990 nên kết quả của thời kỳ này còn hạn chế. Song cái được của thời kỳ này
là chúng ta đã thực hiện chuyển đổi cơ chế mạnh mẽ. Đến giai đoạn 1991-
1995 sự chuyển đổi đó đã phát huy tác dụng và tạo nên thời kỳ phát triển của
nền kinh tế Việt Nam.
Đại hội Đảng VII (6-1991) với những quyết sách quan trọng như phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi
mới cả về bề rộng và chiều sâu, kiềm chế đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát
12
triển sản xuất, bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Những quyết sách ấy
được đưa ra trong thời điểm “ngàn cân treo sợi tóc” trong bối cảnh quốc tế
không thuận lợi, nguồn lực phát triển bị thiếu hụt… dường như đã tiếp thêm
sức mạnh cho quá trình chuyển đổi kinh tế để góp phần đưa đất nước ra khỏi
khủng hoảng.
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt 2,8% (mục tiêu là 5-6,5%),
trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 13,6%
và dịch vụ tăng 8,8%. Lạm phát hạn chế ổn định ở mức thấp (bình quân
23,4%/năm).
III. Giải pháp
1. Đổi mới tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện
từ đổi mới kinh tế là trọng tâm đến đổi mới chính trị, văn hoá xã hội, từ đổi
mới tư duy nhận thức tư tưởng đến hoạt động thực tiễn của Đảng, Nhà nước
và nhân dân. Vấn đề có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp đổi mới là Đảng
phải đổi mới trên cả ba lĩnh vực: đổi mới tư duy là đổi mới phương pháp tư
duy, khắc phục lối tư duy kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan siêu hình. Phải
tiến hành loại bỏ những quan điểm sai trái, khắc phục những quan điểm lạc
hậu về chủ nghĩa xã hội, v