Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ nhiễm virut viêm gan B ở những bệnh nhân viêm gan, xơ gan, ung thư gan

Bệnh viêm gan siêu vi B (VGSV B) là một bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy hiểm đối với sức khỏe con người trên phạm vi toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người nhiễm vi-rút viêm gan B (VRVG B) năm 1980 là 175 triệu người nhưng đến năm 1996 đã tăng lên 350 triệu người đangmang mầm bệnh mạn tính và ước tính có khoảng 2 tỷ người đã nhiễm VRVG B. Bệnh VGSV B là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan nguyên phát với tỷ lệ tử vong hàng năm là 1-2 triệu người [1], [3], [6]. Biểu hiện lâm sàng của VGSV B thường phong phú, đa dạng, diễn tiến mang tính phức tạp, thời gian điều trị kéo dài, giá thành điều trị đắt, hiệu quả không ổn định. Hơn nữa, tính chất lây truyền của VRVG B cũng rất phức tạp. Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ này sẽ là cơ sở tốt để có biệnpháp phòng ngừa thích hợp. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu : Nghiên cứu các 2 yếu tố nguy cơ nhiễm vi-rút viêm gan B ở những bệnh nhân viêm gan, xơ gan, ung thư gan tại Bệnh viện Trung ương Huế.

pdf13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5036 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ nhiễm virut viêm gan B ở những bệnh nhân viêm gan, xơ gan, ung thư gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM VIRUT VIÊM GAN B Ở NHỮNG BỆNH NHÂN VIÊM GAN, XƠ GAN, UNG THƯ GAN Trần Xuân Chương Phạm Thị Thanh Ngọc, Hồ Nữ Duyên Quang Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế I.Đặt vấn đề Bệnh viêm gan siêu vi B (VGSV B) là một bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy hiểm đối với sức khỏe con người trên phạm vi toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người nhiễm vi-rút viêm gan B (VRVG B) năm 1980 là 175 triệu người nhưng đến năm 1996 đã tăng lên 350 triệu người đang mang mầm bệnh mạn tính và ước tính có khoảng 2 tỷ người đã nhiễm VRVG B. Bệnh VGSV B là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan nguyên phát với tỷ lệ tử vong hàng năm là 1-2 triệu người [1], [3], [6]. Biểu hiện lâm sàng của VGSV B thường phong phú, đa dạng, diễn tiến mang tính phức tạp, thời gian điều trị kéo dài, giá thành điều trị đắt, hiệu quả không ổn định. Hơn nữa, tính chất lây truyền của VRVG B cũng rất phức tạp. Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ này sẽ là cơ sở tốt để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu : Nghiên cứu các 2 yếu tố nguy cơ nhiễm vi-rút viêm gan B ở những bệnh nhân viêm gan, xơ gan, ung thư gan tại Bệnh viện Trung ương Huế. II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu những bệnh nhân trên 15 tuổi, được chẩn đoán là viêm gan, xơ gan, ung thư gan do VRVG B vào điều trị tại khoa Nội Tiêu hóa và Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5/2002 đến tháng 4/2003. Cỡ mẫu: - Nhóm bệnh: 96 người. - Nhóm chứng: 30 người. Những người được chọn vào nhóm chứng là những bệnh nhân có cùng độ tuổi và giới với bệnh nhân ở nhóm bệnh, có xét nghiệm HbsAg (-). 2.Phương pháp nghiên cứu: 2.1 Phương pháp chẩn đoán: - Xét nghiệm phát hiện HBsAg huyết thanh bằng phản ứng miễn dịch gắn enzym (ELISA). 3 - Thực hiện tại khoa Huyết học, Trung tâm Huyết học-Truyền máu Bệnh viện TW Huế bằng phương pháp ELISA, Kit MONOLISA AgHBs PLUS của hãng Bio-Rad sản xuất, đã được chuẩn hóa. 2.2. Phương pháp thu thập số liệu: Có 2 bước: - Lập phiếu thăm dò - Thu thập số liệu : Trực tiếp hỏi các đối tượng nghiên cứu về tiền sử cá nhân, gia đình, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt...có liên quan đến các yếu tố nguy cơ. Ghi nhận các kết quả vào phiếu theo dõi. 2.3 Phương pháp xử lý số liệu: Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm EpiInfo 6.04. Tìm tỷ suất chênh OR, p và dùng test 2 để kiểm định. Khi OR>1 và 2 >3,84 thì giữa nguy cơ và bệnh có tương ứng với nhau. III. Kết quả 1. Đặc điểm giới và tuổi của nhóm bệnh: Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo giới Giới Nam Nữ Tổng số 4 Số bệnh nhân 78 18 96 Tỷ lệ % 81,25 18,75 100 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới (81,25%) cao hơn nữ giới (18,75%). Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi Tuổi 15-29 30-45 46-60 > 60 Tổng số Số bệnh nhân 24 39 20 13 96 Tỷ lệ % 25,00 40,63 20,83 13,54 100 Nhận xét: Kết quả HBsAg(+) cao nhất ở nhóm tuổi 30-45, chiếm tỷ lệ 40,63% và thấp nhất ở nhóm tuổi >60, chiếm tỷ lệ 13,54%. 2. Các yếu tố nguy cơ lây truyền VRVG B: Bảng 3: Nhóm yếu tố nguy cơ liên quan đến thói quen sinh hoạt Yếu tố nguy cơ Nhóm bệnh Nhóm chứng OR p 5 N % N % Xăm mình 9 9,38 2 6,67 1,45 0,61 Dùng chung bàn chải đánh răng 6 6,25 5 16,67 0,33 0,07 Dùng chung dao cạo râu 60 62,50 9 30,00 3,89 0.001 Làm móng tay chân chung dụng cụ 11 11,46 1 3,33 3,75 0,04 Xâu lỗ tai chung dụng cụ 18 18,75 8 26,67 0,63 0,35 Biểu đồ 1: Tỷ lệ nhiễm liên quan đến thói quen sinh hoạt 9.38 6.67 6.25 16.67 62.5 30 11.46 3.33 18.75 26.67 0 10 20 30 40 50 60 70 Xàm mçnh Baìn chaíi Dao caûo ráu Laìm moïng Xáu läù tai Nhoïm bãûnh Nhoïm chæïng T Y 6 Bảng 4: Nhóm yếu tố nguy cơ liên quan đến gia đình Nhóm bệnh Nhóm chứng N % N % OR p Mẹ bị viêm gan B 7 7,29 1 3,33 2,28 0,43 Người thân khác trong gia đình bị VGB 8 8,33 2 6,67 1,27 0,76 Bảng 5: Nhóm yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch vụ y tế Nhóm bệnh Nhóm chứng Yếu tố nguy cơ N % N % OR p Truyền máu 7 7,29 3 10,00 0,71 0,63 Châm cứu, chích lễ 70 72,92 21 70,00 1,15 0,74 7 Khám chữa răng 32 33,33 4 13,33 3,25 0,03 Nội soi tiêu hóa 9 9,38 5 16,67 0,52 0,26 Tiêm chích,truyền dịch 89 92,71 21 70,00 5,45 0,001 Cắt Amydale 3 3,13 1 3,33 0,94 0,96 Tiểu phẫu 8 8,33 1 3,33 2,64 0,34 Phẫu thuật 5 5,21 2 6,67 0,77 0,76 Bảng 6: Số lượng yếu tố nguy cơ Nhóm bệnh Nhóm chứng Số lượng yếu tố nguy cơ N % N % OR p Không có yếu tố nguy cơ 8 8,33 4 13,33 0,59 0,41 1 - 2 YTNC 23 23,96 13 43,33 0,41 0,04 8 3 - 4 YTNC 55 57,29 11 36,67 2,23 0,04  5 YTNC 10 10,42 2 6,67 1,63 0,54 Tổng cộng 96 100 30 100 III. Bàn luận 1. Nhóm yếu tố nguy cơ liên quan đến thói quen sinh hoạt: Trong các hành vi sinh hoạt chúng tôi nhận thấy việc dùng chung dao cạo râu (OR=3,89; p < 0,001), làm móng tay, chân chung dụng cụ (OR=3,75; p < 0,05) và xăm mình (OR=1,45) là những yếu tố nguy cơ đáng chú ý nhất. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Theo nhiều tác giả thì dùng chung dao cạo và xăm mình là những yếu tố nguy cơ khá phổ biến. Có thể kết luận rằng có sự liên quan giữa các yếu tố này với nhiễm VRVG B. Vì vậy cần khuyến cáo để người dân nên sử dụng dao cạo, kềm cắt móng tay, chân riêng biệt. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ dùng chung bàn chải đánh răng và xâu lỗ tai ở hai nhóm là tương đương nhau (OR=0,33; p > 0,05 và OR=0,63; p > 0,05). Như vậy, dùng chung bàn chải đánh răng và xâu lỗ tai không có sự liên quan rõ rệt với nhiễm VRVG B. 2. Nhóm yếu tố nguy cơ liên quan đến gia đình: 9 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ có mẹ bị viêm gan B trong nhóm bệnh (7,29%) cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng (3,33%) (OR=2,28; p > 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hà thị Minh Thi và cs năm 2001 với OR=2,74 [2]. Chúng tôi có thể kết luận rằng có sự liên quan giữa yếu tố nguy cơ có mẹ bị viêm gan B với việc lây nhiễm VRVG B. Sự lây truyền qua đường mẹ- con là một đặc điểm dịch tễ quan trọng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với những người thân khác trong gia đình bị viêm gan B kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt ở nhóm bệnh (8.33%) và nhóm chứng (6,67%) (OR = 1,27; p > 0,05). Điều này cho thấy có sự liên quan giữa nhiễm VRVG B với những người thân khác trong gia đình bị viêm gan B. Theo CDC và Goldstein thì có 4% và 3,6% trường hợp nhiễm HBV có liên quan đến sự lây truyền trong gia đình [3],[4]. 3. Nhóm yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch vụ y tế: Đây là nhóm yếu tố nguy cơ liên quan đến việc can thiệp y tế xâm nhập có chảy máu. Kết quả cho thấy: Số trường hợp có khám chữa răng, tiêm chích, truyền dịch ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (OR=3,25; p < 0,05 và OR=5,54; p < 0,001). Điều này có thể giải thích là do quy trình xử lý các dụng cụ y tế không được bảo đảm. Theo S.T. Goldstein và cs thì các YTNC có liên quan là tiếp xúc với máu ở nhân viên y tế, truyền máu...[4]. Châm cứu, chích lễ cũng chiếm tỷ lệ khá cao ở cả hai nhóm bệnh (72,92%), nhóm chứng (70,00%), (OR=1,15; p > 0,05) và có sự liên quan đến nhiễm VRVG B về mặt lâm sàng. Theo D.Lavanchy thì các phương pháp chữa 10 bệnh cổ truyền như chích lễ, rạch da là những yếu tố nguy cơ lây truyền đáng kể ở các nước đang phát triển [5]. Trong nghiên cứu này, các can thiệp y tế khác như truyền máu, nội soi tiêu hoá, cắt amydale, phẫu thuật... không có sự liên quan với nhiễm VRVG B. Đó là kết quả của sự sàng lọc rất kỹ các loại vi-rút trước khi truyền máu và khâu vô trùng trước và trong phẫu thuật được thực hiện tốt hơn. 4. Số lượng yếu tố nguy cơ: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Số trường hợp có từ 3-4 YTNC ở nhóm bệnh (57,92%) cao hơn so với nhóm chứng (36,67%) (OR=2,32; p < 0,05). Và 5 YTNC trở lên ở nhóm bệnh (10,42%) cũng cao hơn so với nhóm chứng (6,67%), (OR=1,63). Điều này cho thấy số lượng YTNC có liên quan đến nhiễm VRVG B. Càng có nhiều YTNC (từ 3 YTNC trở lên) thì nguy cơ bị nhiễm VRVG B càng cao và ngược lại nếu không có YTNC nào hoặc ít hơn 3 YTNC thì khả năng nhiễm VRVG B thấp hơn. IV. Kết luận - Về nhóm YTNC liên quan đến thói quen sinh hoạt: Các YTNC liên quan đến sự lây truyền VRVG B là dùng chung dao cạo râu (OR = 3,89; p < 0,001), làm móng tay, chân chung dụng cụ (OR = 3,75; p < 0,05), xăm mình (OR = 1,45). 11 - Về nhóm YTNC liên quan đến gia đình: Trong gia đình có mẹ hoặc những người thân khác bị nhiễm VRVG B là một YTNC lây truyền VRVG B quan trọng (OR=2,28 và 1,27). - Về nhóm YTNC liên quan đến dịch vụ y tế : Khám chữa răng (OR = 3,25; p < 0,05), tiêm chích, truyền dịch (OR = 5,45; p < 0,001), tiểu phẫu (OR = 2,64). - Càng tiếp xúc với nhiều YTNC (từ 3 YTNC trở lên) thì khả năng bị lây truyền VRVG B càng cao. Tài liệu tham khảo 1. Đào đình Đức và cs (1997),"Dịch tễ học viêm gan virut ở Việt Nam", Tạp chí Y học Thực hành, số 9, tr.1-3. 2. Hà thị Minh Thi và cs (2002)," Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ lây truyền virut viêm gan B ở những người có HBsAg(+)", Tạp chí Y học Thực hành, số 3, tr.57-59. 3. Center for Disease Control and Prevention (2001), Risk factors for acute hepatitis B in United States, 1992-1993. 4. Goldstein S.T.,M.J.Alter (2002),”Incidence and risks factors for acute hepatitis B in the United States, 1982-1988: Implications for vaccination programs”, The J. of Inf.Dis. 185,pp.713-719. 12 5. Lavanchy D. (2002), "Public health measures in the control of viral hepatitis : A WHO perspective for the next millennium", J.Gastroenterol.Hepatol.,vol 17,issue 4,pp. 452-459. 6. WHO, The World Health Report 2002. STUDYING THE RISK FACTORS OF HEPATITIS B VIRUS IN PATIENTS WITH HEPATITIS B, CIRRHOSIS AND HEPATOCELLULAR CARCINOMA Tran Xuan Chuong Pham Thi Thanh Ngoc, Ho Nu Duyen Quang College of Medicine, Hue University SUMMARY A case - controlled study about risk factors of hepatitis B virus in patients with hepatitis, cirrhosis and HCC who have HBsAg(+) was carried out from 05.2002 to 04.2003 at Hue Central Hospital. The study group included 96 13 patients and the control group included 30 patients with HBsAg(-). The main risk factors of HBV infection were razor sharing (OR=3.89,p<0.001), tattooing (OR=1.45), dental procedures (OR=3.25,p<0.05), unsafe injections (OR=5.45)...Some traditional therapies such as blood letting, scarification.. are popular risk factors. History of the mother or other members in the family infected with HBV are very important risk factors (OR=2.28). Contact with more than 3 risk factors has more risk to get HBV infection.
Luận văn liên quan