Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vđv karatedo thành phố HCM sau một chu kỳ tập luyện năm 2010

Việc nâng cao thành tích thi đấu của môn Karatedo bằng các phương pháp huấn luyện hiệu quả, đặc biệt là nâng cao trình độ sức mạnh và thể lực cho vận động viên vẫn đang là nỗi bức xúc của các nhà chuyên môn. Do đó để góp phần thúc đẩy việc nâng cao thành tích cho đội Karatedo Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên Karatedo TP.HCM sau một chu kỳ tập luyện năm 2010. Quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn, xây dựng hệ thống 46 bài tập phát triển sức mạnh chung và chuyên môn cho các VĐV Karatedo. Đồng thời xây dựng được các chương trình huấn luyện sức mạnh cho từng giai đoạn huấn luyện khác nhau cho các VĐV Karatedo TP.HCM.

pdf7 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vđv karatedo thành phố HCM sau một chu kỳ tập luyện năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VĐV KARATEDO THÀNH PHỐ HCM SAU MỘT CHU KỲ TẬP LUYỆN NĂM 2010 Trần Thị Vân Khoan Nguyễn Bích Thủy Tóm tắt: Việc nâng cao thành tích thi đấu của môn Karatedo bằng các phương pháp huấn luyện hiệu quả, đặc biệt là nâng cao trình độ sức mạnh và thể lực cho vận động viên vẫn đang là nỗi bức xúc của các nhà chuyên môn. Do đó để góp phần thúc đẩy việc nâng cao thành tích cho đội Karatedo Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên Karatedo TP.HCM sau một chu kỳ tập luyện năm 2010. Quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn, xây dựng hệ thống 46 bài tập phát triển sức mạnh chung và chuyên môn cho các VĐV Karatedo. Đồng thời xây dựng được các chương trình huấn luyện sức mạnh cho từng giai đoạn huấn luyện khác nhau cho các VĐV Karatedo TP.HCM. TỪ KHÓA: Bài tập sức mạnh; Karatedo Abstract: How to improve Karatedo athletes’ performance by effective trainning schemes, especially their physical strength and fitness, is a huge concern of Karatedo training experts. Thus, in an attempt to advance the performance of HCMC karatedo team, a system of training axercises was studied to develop physical strength of HCMC Karatedo athletes after the 2010 training period. A selective system of 46 exercises was suggested to improve the athletes’ general and specific physical strength. In addition, different training schemes for various training periods were also introduced to HCMC Karatedo athletes. KEYWORDS: Strength exercises, Karatedo 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những nơi có phong trào tập luyện Karatedo rộng khắp và đã đưa vào giảng dạy ở các trường học, ở ngành công an, quân độibên cạnh sự phát triển phong trào thì đến nay thành tích của Karatedo TP.HCM vẫn chưa đạt được vị thế xứng tầm trên phạm vi toàn quốc. Các chuyên gia đều nhận định chung về điểm yếu rõ nét nhất của VĐV Karatedo 2 TP.HCM là thể lực. Việc nâng cao thành tích thi đấu của môn Karatedo bằng các phương pháp huấn luyện hiệu quả đặc biệt là nâng cao trình độ sức mạnh và thể lực cho VĐV vẫn đang là nỗi bức xúc của các nhà chuyên môn. Đặc thù của môn Karatedo là thi đấu trong thời gian ngắn. Đòn tấn công của Karatedo đòi hỏi sức nhanh để đánh trúng đối phương, đủ mạnh để ghi điểm và sức bền để thi đấu hết thời gian, độ khéo léo để phối hợp động tác. Trong đó sức mạnh tốc độ đóng vai trò quan trọng trong tập luyện và thi đấu. Các kỹ thuật phối hợp chân, tay luôn đòi hỏi sự biến hóa đột ngột với tốc độ cực cao tức chỉ cần sự bùng nổ bất ngờ, bột phát khi ra đòn. Do đó, để góp phần thúc đẩy việc nâng cao thành tích cho đội Karatedo TP.HCM, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên Karatedo Thành phố Hồ Chí Minh sau một chu kỳ tập luyện năm 2010” Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu sau: Đọc tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan; Phỏng vấn; Kiểm tra sư phạm; Thực nghiệm sư phạm; Toán học thống kê. Đối tượng nghiên cứu: Là các định hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh (SM) cho VĐV đội dự tuyển Karatedo TP.HCM. Khách thể nghiên cứu: là 16 VĐV: 11 nam, 5 nữ đội Karatedo TP.HCM. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Xác định hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV đội dự tuyển Karatedo TP.HCM. 2.1.1. Lựa chọn các test đánh giá sức mạnh cho các VĐV đội dự tuyển Karatedo: Qua tổng hợp và phân tích các tài liệu trong và ngoài nước, đề tài đã lựa chọn được 16 test kiểm tra SM và 07 test kiểm tra SM chuyên môn, 05 test phòng tránh chấn thương đưa vào phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn hai lần trên cùng mọt đối tượng, lần phỏng vấn thứ nhất cách lần phỏng vấn thứ hai là một tháng. Đề tài tiến hành kiểm định Wilcoxon để đảm bảo có sự đồng nhất ý kiến giữa hai lần phỏng vấn. Qua kết quả phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn 15 test đạt tỷ lệ trên 75% tổng điểm để đưa vào kiểm tra đưa vào kiểm tra đánh giá SM cho VĐV đội dự tuyển Karatedo TP.HCM gồm:  Test kiểm tra sức mạnh: Gánh tạ (kg) (3RM), nằm đẩy tạ (kg) (3RM), bật cao tại chỗ (cm), bật xa tại chỗ (cm), chạy 18,3m (s), T – test (s), chống đẩy 1 phút (lần), gập bụng 1 phút (lần). 3  Các test kiểm tra sức mạnh chuyên môn: Đá 2 đích đối diện 2.5m trong 30s (số lần), đá Maegeri 10s (số lần), đá Mawashigeri 10s (số lần), đấm Gyaku zuki tại chỗ 10s (lần), đấm Kizami tại chỗ 10s (lần).  Các test phòng tránh chấn thương : lò cò 1 chân 5 bước (m), ngồi duỗi chân (kg) (3RM), nằm gập thân (kg) (3RM). 2.1.2. Xác định hệ thống bài tập phát triển SM cho VĐV đội dự tuyển Karatedo Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tổng hợp được 78 bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV đội dự tuyển Karatedo TP.HCM và xây dựng phiếu phỏng vấn, tiến hành lấy ý kiến. Theo nguyên tắc chỉ chọn các bài tập đạt 75% tổng điểm trở lên ở cả 2 lần phỏng vấn, chúng tôi đã xác định 46 bài tập phát triển SM cho VĐV Karatedo, gồm 21 bài tập phát triển SM chung và 25 bài tập phát triển SM chuyên môn. 2.2. Thực nghiệm hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV đội dự tuyển Karatedo TP.HCM. Xây dựng kế hoạch huấn luyện chi tiết: Căn cứu vào lịch thi đấu của đội Karatedo TP.HCM năm 2010: giải Vô địch quốc gia tại Đà Nẵng vào ngày 15 – 22/6/2010, và giải Đại hội tại Quảng Nam vào 15 – 22/9/2010. Chúng tôi xây dựng kế hoạch huấn luyện chi tiết như sau: Hệ thống các bài tập được phân chia phù hợp theo từng thời kỳ chuẩn bị, thời kỳ thi đấu của mỗi giải đấu. Thời kỳ chuẩn bị: thời gian tập luyện thứ 2,3,4,6 ngày 2 buổi sáng, tối. Thứ 5,7 tập buổi sáng. Mỗi buổi tập 90 -120 phút kể cả khởi động và thả lỏng. Thời kỳ chuẩn bị thi đấu: thời gian tập luyện 2,3,4,5,6,7 ngày 2 buổi sáng, tối. Một buổi tập nặng, 1 buổi tập nhẹ. Mỗi buổi 90 -120 phút kể cả khởi động và thả lỏng. 2.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống các bài tập sức mạnh trong các giai đoạn, chu kỳ tập luyện: Để đánh giá kết quả sau một chu kỳ tập luyện, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả kiểm tra lần 1 và lần 2. Kết quả so sánh được trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1 Đánh giá sự tăng tiến sau chu kỳ huấn luyện năm 2010 của các VĐV nam, nữ Karatedo đội dự tuyển TP.HCM. TT Test Nam Nữ P W% W% 4 1 Gánh tạ (kg) 86.53 95.21 2.44 9.55 50.09 67.27 4.5 12.95 <0.05 2 Nắm đẩy tạ (kg) (3RM) 48.10 55.54 3.4 14.36 30 36.36 2.86 19.17 <0.05 3 Bật cao tại chỗ (cm) 46.64 53.36 2.7 13.44 38.80 43 4.29 10.27 <0.05 4 Bật xa tại chỗ (cm) 243.09 251.73 2.89 3.49 195.60 206.6 3.2 5.47 <0.05 5 Chạy 18.3m (s) 2.97 2.77 3.46 -6.97 3.36 3.24 3.64 -3.64 <0.05 6 T-test (s) 10.25 9.58 3.09 -6.76 11 10.37 3.01 -5.9 <0.05 7 Gập bụng 1 phút (lần) 42 49 5.96 15.38 35.40 42.6 3.53 18.46 <0.05 8 Chống đẩy 1 phút (lần) 43 48 2.36 10.99 24.40 30.8 3.94 23.19 <0.05 9 Đá 2 đích (lần) 27.82 30.45 4.77 9.03 26.40 28.6 2.94 8 <0.05 10 Đá Maegeri 10s (lần) 9.18 10.82 3.40 16.36 8.60 10.40 2.8 18.95 <0.05 11 Đá Mawashi 10s (lần) 9.27 11 2.8 17.04 8.60 10.60 3.16 20.83 <0.05 12 Đấm Gyaku 10s (lần) 14.82 15.91 3.79 7.10 13.80 15.20 2.86 9.66 <0.05 13 Đấm kizami 10s (lần) 14.82 16 3.06 7.67 13.80 15 3 8.33 <0.05 14 Lò cò 1 chân (trái) 5 bước 9.27 10.18 2.52 9.36 8.03 2.84 2.84 8.12 <0.05 15 Lò cò 1 chân (phải) 5 bước 9.59 10.46 2.33 8.68 8.67 3.85 3.85 5.28 <0.05 16 Ngồi duỗi chân (kg) 3RM 47.52 55.79 3.16 16.01 39.08 46.36 3.27 17.02 <0.05 17 Nằm gập chân (kg) 40.08 48.76 2.41 19.54 30 38.18 4.5 24 <0.05 Qua bảng 2.1 cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng rõ rệt và có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Qua biểu đồ 1 cho thấy sự tăng tiến các test sức mạnh và thể lực chuyên môn của các VĐV nam và nữ cho thấy có sự tăng tiến ở các test sức mạnh cũng như thể lực của các VĐV Karatedo TP.HCM.  Các chỉ tiêu về sức mạnh tối đa - Ở các VĐV nam tăng trung bình 11.95% trong đó gánh tạ tăng 9.55%, nằm đẩy tạ tăng 14.36%, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng = 2.228 và p < 0.05. 5 - Ở các VĐV nữ năng trung bình 16.06%, trong đó gánh tạ tăng 12.95%, nằm đẩy tạ tăng 19.17% và có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng = 2.776 và p < 0.05.  Các chỉ tiêu về sức mạnh tốc độ: - Ở các vận động viên nam tăng trung bình 8.46%, trong đó bật cao tăng 13.44%, bật xa tăng 3.49% và có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng = 2.228 và p< 0.05. - Còn ở các VĐV nữ tăng trung bình 7.87%, bật cao tăng 10.27%, bật xa tăng 5.47% và có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng = 2.776 và p < 0.05  Các chỉ tiêu về sức mạnh bền: - Ở các VĐV nam tăng trung bình 13.18% trong đó chống đẩy tăng 10.99%, gập bụng tăng 15.38%, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng và p < 0.05. - Còn ở các VĐV nữ tăng trung bình 20.82%, chống đẩy tăng 23.19%, gập bụng tăng 18.46% và có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng = 2.776 và p < 0.05  Các chỉ tiêu về sức mạnh tốc độ - linh hoạt: - Ở các VĐV nam tăng trung bình 6.86%, trong đó chạy 18.3m tăng 6.97%, T-test tăng 6.76%, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng = 2.228 và p < 0.05. - Còn ở các VĐV nữ tăng trung bình 4.77%, chạy 18.3, tăng 3.64%, T-test tăng 5.9% và có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng = 2.776 và p < 0.05.  Các chỉ tiêu về thể lực chuyên môn: - Ở các VĐV nam tăng trung bình 11.44%, trong đó đá 2 đích đối diện trong 30s tăng 9.03%, đá Meageri (tống trước) tăng 16.36%, đá Mawashi (vòng 6 cầu) tăng 17.04%, đám Gyaku (đấm nghịch) tăng 7.10%, đấm Kizami (đấm thuận) tăng 7.67% mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng = 2.228 và p < 0.05. - Ở các VĐV nữ tăng trung bình 13.15%, trong đó đá 2 đích đối diện trong 30s tăng 8%, đá Meageri (tống trước) tăng 18.95%, đá Mawashi (vòng cầu) tăng 20.83%, đám Gyaku (đấm nghịch) tăng 9.66%, đấm Kizami (đấm thuận) tăng 8.33% mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng = 2.776 và p < 0.05.  Các chỉ tiêu về phòng tránh chấn thương: - Ở các VĐV nam tăng trung bình 13.40%, cụ thể như sau: + Lò cò 1 chân 5m: chân trái tăng 9.36%, chân phải tăng 8.68% và chênh lệch giữa hai chân giảm từ 0.32 xuống còn 0.28m. + Duỗi gối tăng 16.01%, gập gối tăng 19.54% và chênh lệch giữa gập gối, duỗi gối trước thực nghiệm là 7.44kg và sau thực nghiệm là 7.03kg mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng = 2.228 và p < 0.05. - Ở các vận động viên nữ tăng trung bình 13.60%, cụ thể như sau: + Lò cò 1 chân 5m: chân trái tăng 8.12%, chân phải tăng 5.28% và chênh lệch giữa hai chân giảm từ 0.64 xuống còn 0.43m. + Duỗi gối tăng 17.02%, gập gối tăng 24% và chênh lệch giữa gập gối, duỗi gối trước thực nghiệm là 9.09kg và sau thực nghiệm là 8.18kg mang ý nghĩa thống kê với ttính > tbảng = 2.776 và p < 0.05. Tóm lại qua một chi kỳ tập năm 2010 chúng ta nhận thấy rằng ở tất cả các chỉ tiêu về sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền, sức mạnh tốc độ - linh hoạt, sức mạnh phòng tránh chấn thương, thể lực chuyên môn đều có sự tăng trưởng tốt. Điều này chứng tỏ hệ thống các bài tập được vận dụng và chương trình huấn luyện sức mạnh được xây dựng là hợp lý và phù hợp với đối tượng nghiên cứu. 3. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi đi đến những kết luận sau: 1. Đề tài đã lựa chọn, xây dựng hệ thống 46 bài tập phát triển sức mạnh chung và chuyên môn cho các VĐV Karatedo. Đồng thời xây dựng được chương trình huấn luyện sức mạnh cho từng giai đoạn huấn luyện khác nhau cho các VĐV Karatedo TP.HCM. 2. Qua thực nghiệm, sức mạnh về thể lực chuyên môn của VĐV Karatedo TP.HCM có sự tăng trưởng tốt. Qua đó cho thấy, hệ thống bài tập phát triển sức mạnh là phù hợp với các VĐV dự tuyển Karatedo TP.HCM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 1. Bompa. T (2002), Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao, biên dịch: TS. Lâm Quang Thành, TS. Bùi Trọng Toại, NXB TDTT. 2. Hare. D (1996), Học thuyết huấn luyện, NXB TDTT, Hà Nội. 3. Trần Tuấn Hiếu (2003), Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV Karatedo từ 12 -15 tuổi, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học TDTT. 4. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT. 5. Lưu Quang Hiệp, Lê Quí Phượng (2000), Y sinh học TDTT, NXB TDTT.
Luận văn liên quan