Tiến trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và dưới nhiều hình thức khác nhau, không có một quốc gia nào tự tách mình ra khỏi tiến trình chung đó. Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện quá trình mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế. Kinh doanh XNK là tiền đề để mở rộng các loại hình kinh doanh quốc tế đa dạng khác.Trong khi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang nằm trong tình trạng thiếu vốn nên hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo vốn, và các dịch vụ liên quan cho kinh doanh XNK. Với bề dày và kinh nghiệp lâu năm trên lĩnh vực XNK, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là loại hình kinh doanh được chú trọng tại Sở. Tuy nhiên, hoạt động tài trợ XNK của Sở không thể tránh khỏi những tồn tại yếu kém đòi hỏi phải được cải tiến và hoàn thiện. Đề tài chuyên đề “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ XNK tại Hội Sở chính - Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam” xuất phát từ sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I. Hoạt động tín dụng ngân hàng và hiệu quả của tín dụng XNK.
Chương II. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Hội sở chính - NHNT Việt Nam.
Chương III. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại SGD- NHNT Việt Nam.
102 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Hội Sở chính – Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tiến trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và dưới nhiều hình thức khác nhau, không có một quốc gia nào tự tách mình ra khỏi tiến trình chung đó. Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện quá trình mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế. Kinh doanh XNK là tiền đề để mở rộng các loại hình kinh doanh quốc tế đa dạng khác.Trong khi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang nằm trong tình trạng thiếu vốn nên hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo vốn, và các dịch vụ liên quan cho kinh doanh XNK. Với bề dày và kinh nghiệp lâu năm trên lĩnh vực XNK, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là loại hình kinh doanh được chú trọng tại Sở. Tuy nhiên, hoạt động tài trợ XNK của Sở không thể tránh khỏi những tồn tại yếu kém đòi hỏi phải được cải tiến và hoàn thiện. Đề tài chuyên đề “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ XNK tại Hội Sở chính - Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam” xuất phát từ sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I. Hoạt động tín dụng ngân hàng và hiệu quả của tín dụng XNK.
Chương II. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Hội sở chính - NHNT Việt Nam.
Chương III. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại SGD- NHNT Việt Nam.
Chuyên đề phân tích đánh giá hoạt động tài trợ XNK tại Sở giao dịch -NHNT trong 3 năm gần đây (2000-2002) đồng thời đưa ra một số giải pháp hoàn thện hoạt động này ở Sở; các kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, NHNT Trung Ương và Chính Phủ nhằm tạo mọi trường cần thiết để thực hiện các giải pháp đó đề xuất
Chuyên đề được hoàn thành với những cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn là Thạc sĩ Phạm Hồng Vân em nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được nhận xét góp ý của các thầy cô, các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA TÍN
DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTM
I. Tổng quan về Ngân hàng thương mại:
1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại:
Có rất nhiều quan niệm về ngân hàng thương mại, trong đó quan niệm của Pháp là một trong những quan niệm tiến bộ nhất: "Ngân hàng thương mại là một trong những doanh nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ, trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".
Theo Pháp lệnh về ngân hàng Việt Nam khẳng định: "Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".
Như vậy, ngân hàng thương mại trước hết là tổ chức kinh doanh, mục tiêu của nó là lợi nhuận. Hoạt động của ngân hàng thương mại gắn liền với sự vận động tiền tệ, chu kỳ kinh doanh của nó bắt đầu từ việc huy động các nguồn vốn khác nhau trong nền kinh tế, sử dụng số vốn này thu lợi nhuận và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người gửi tiền, người cho vay sau khoảng thời gian đã thoả thuận.
1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại:
Các nghiệp vụ tổng quát của ngân hàng thương mại thực chất thể hiện ở nội dung các khoản mục thuộc Bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, bao gồm tài sản Có và tài sản Nợ.
Bảng Tổng Kết Tài Sản Ngân Hàng .
Các khoản mục về ngân quỹ
- Ngân quỹ
- Tiền gửi ở Ngân hàng TW
- Tiền gửi ở Ngân hàng khác
Tín dụng
- Ngắn hạn
- Trung hạn và dài hạn
- Bất động sản
- Các loại khác
Đầu tư
- Chứng khoán của Chính phủ
- Chứng khoán của Công ty .
- Hùn vốn dưới thức khác
Tài sản Có khác .
Tiền gửi
- Tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi có kỳ hạn .
- Tiền gửi tích kiệm .
- Các hình thức huy động khác.
Vay các Ngân hàng .
- Vay Ngân hàng TW
- Vay Ngân hàng khác
Vốn Ngân hàng
- Vèn ph¸p ®Þnh
- C¸c quü dù tr÷
- C¸c lo¹i vèn kh¸c.
Cân sổ
Cân sổ
1.2.1 Huy ®éng vèn tõ kh¸ch hµng:
Vèn ®iÒu lÖ cã khi ng©n hµng ®îc thµnh lËp thêng chØ ®ñ dïng ®Ó mua s¾m trang thiÕt bÞ trô së ng©n hµng, dông cô ng©n hµng, hÖ thèng m¸y tÝnh … Sè tiÒn cho vay dùa trªn nguån vèn chñ yÕu tõ tiÒn göi cña kh¸ch hµng. TiÒn göi c¸c lo¹i lµ tµi s¶n nî chñ yÕu cña ng©n hµng th¬ng m¹i vµ nghiÖp vô huy ®éng tiÒn göi lµ lµ ®Æc trng c¬ b¶n trong kinh doanh cña ng©n hµng.
1.2.2 Vay c¸c ng©n hµng
+ Vay b»ng viÖc ph¸t hµnh c¸c giÊy tê cã gi¸ nh chøng chØ tiÒn göi, tr¸i phiÕu hay kú phiÕu ®èi víi nÒn kinh tÕ. Chøng chØ tiÒn göi vµ kú phiÕu thêng lµ ng¾n h¹n vµ ®Çu tiªn ®îc ph¸t hµnh vµo n¨m 1961 víi quy ®Þnh kh«ng thÓ chuyÓn thµnh tiÒn mÆt tríc khi ®Õn h¹n nªn kh¶ n¨ng huy ®éng kÐm, ®Õn n¨m 1966 Citibank ®· ph¸t hµnh chøng chØ tiÒn göi cã thÓ chuyÓn thµnh tiÒn mÆt nªn trë thµnh mét trong nh÷ng c«ng cô h÷u Ých cho c¸c ng©n hµng.
+ ViÖc c¸c NHTM cæ phÇn ph¸t hµnh thªm cæ phiÕu c¸c lo¹i còng cã thÓ coi lµ mét h×nh thøc vay tõ nÒn kinh tÕ, ®iÓm dÆc biÖt lµ h×nh thøc nµy lµm t¨ng vèn chñ së h÷u do ®ã kh«ng cã ¸p lùc tr¶ nî.
1.2.3 Tµi s¶n cña ng©n hµng.
H¹ng môc cuèi cïng trong phÇn tµi s¶n Nî cña b¶ng tæng kÕt tµi s¶n cña c¸c ng©n hµng, tøc lµ cña c¶i thùc cña ng©n hµng ®ã. Nã b»ng hiÖu sè gi÷a tæng tµi s¶n Cã víi tæng tµi s¶n Nî. Vèn ng©n hµng thêng chiÕm tû träng nhá díi 10% so víi tµi s¶n Cã cña ng©n hµng. Vèn cña ng©n hµng bao gåm: vèn ph¸p ®Þnh, c¸c quü dù tr÷, lîi nhuËn cßn l¹i vµ c¸c quü kh¸c.
1.2.4 Ng©n hµng th¬ng m¹i sö dông c¸c nguån vèn huy ®éng vµ ®i vay ®Ó sinh lîi nhuËn.
ViÖc huy ®éng c¸c lo¹i tiÒn göi, viÖc t¹o ra tiÒn míi, viÖc Ng©n hµng Trung ¬ng hç trî cho c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i, viÖc vay vèn cña c¸c ng©n hµng kh¸c, thu hót ®Çu t tõ níc ngoµi ®· ®em ®Õn cho ng©n hµng søc m¹nh tµi chÝnh.
* Cho vay của Ngân hàng thương mại
Trong các khoản mục thuộc tài sản Có, nghiệp vụ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 70% và là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng, tạo ra hơn 60% thu nhập của ngân hàng.
Nếu xem xét thời hạn thì nghiệp vụ tín dụng chủ yếu của Ngân hàng thương mại là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng). Tuy nhiên, đối với các ngân hàng kinh doanh tổng hợp, các Ngân hàng thương mại lớn, khi tỷ trọng các loại tiền gửi dài hạn tăng lên thì ngân hàng cũng mở rộng các khoản tín dụng trung và dại hạn cấp cho nền kinh tế.
* Tín dụng dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền
Thực chất đây là loại tín dụng chiết khấu thương phiếu. Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi mức tiền chiết khấu và phí hoa hồng, phí dịch vụ. Chiết khấu là một nghiệp vụ ít gặp rủi ro và không làm đóng băng tín dụng của ngân hàng.
* Tín dụng qua chữ ký
Trong hình thức tính dụng này, ngân hàng không ứng tiền ra, mà chỉ cam kết sẽ trả một khoản nợ của khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả được. Như vậy, tín dụng là sự tiềm tàng và có nhiều dạng: Bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chấp nhận… Bảo lãnh ngân hàng là việc ngân hàng sẽ thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết với đối tác, ngân hàng nhận phí bảo lãnh.
* Tín dụng thuê mua
Tín dụng thuê mua là hình thức cho thuê động sản và bất động sản như nhà của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, khách sạn, kho hàng… Hợp đồng cho thuê có quy định mức khấu hao và thời hạn của hợp đồng tương ứng với tuổi thọ kinh tế của thiết bị. Tiền thuê bao giờ cũng lớn do gồm khoản gốc, lãi suất cho vay cùng kỳ hạn và chi phí quản lý.
* Tài trợ cho ngoại thương
Tín dụng mang tính chất tài trợ cho ngoại thương bao gồm:
- Thanh toán và tài trợ cho nhập khẩu (trong đó có các loại tín dụng thư kèm chứng từ, tín dụng ngân quỹ)
- Tín dụng xuất khẩu ngắn hạn (bao gồm tín dụng cấp vốn trước, tín dụng huy động các khoản cho vay ngắn hạn)
- Tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn (bao gồm tín dụng người bán và tín dụng người mua)
* Nghiệp vụ đầu tư :
Trong nghiệp vụ này, ngân hàng tham gia vốn vào hai loại chứng khoán: thứ nhất là đầu tư vào chứng khoán Nhà nước, thứ hai là đầu tư vào chứng khoán doanh nghiệp. Trong việc đầu tư vào chứng khoán Nhà nước, ngân hàng thương mại tham gia chủ yếu vào tín phiếu kho bạc. Việc mua dự trữ tín phiếu kho bạc một mặt tạo thu nhập cho ngân hàng vì tín phiếu là công cụ dễ lưu động hoá. Ngoài ra ngân hàng còn đầu tư vào cổ phiếu để vừa có thu nhập hàng năm mặt khác với số cổ phần lớn thì ngân hàng có tham gia quản lý doanh nghiệp đảm bảo thực hiện tín dụng an toàn.
1.2.5 Các hoạt động kết hợp.
Ngoài các nghiệp vụ trên ngân hàng thương mại còn thực hiện các hoạt động kết hợp khác:
+ Giao dịch hối đoái: Là thành viên tham gia thị trường hối đoái, ngân hàng thương mại tiến hành với tư cách trung gian được uỷ quyền mọi giao dịch hối đoái thông thường và liên tục.
+ Giao dịch về vàng kim loại và đá quý: Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt động kinh doanh có thể chuyển hoá được cho nhau.
+ Tư vấn kinh doanh: các ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thường xuyên thông tin cho nhau, kể cả trong nước lẫn nước ngoài. Do đó, ngân hàng có thể thực hiện chức năng tư vấn giúp cho các đơn vị kinh tế định hướng và hoạt động kinh doanh có hiệu qủa nhất.
+ Nghiệp vụ tín thác: Đây là dịch vụ quản lý hộ tài sản đối với các nhân và cả doanh nghiệp, thường được tổ chức ở những khu vực tập trung tài sản và tập trung dân số.
+ Ngân hàng nhận vốn uỷ thác từ uỷ thác cho vay, đầu tư và hưởng phí uỷ thác mà không chịu rủi ro.
+ Các hoạt động khác: có nhiều hoạt động khác phối hợp nghiệp vụ kinh doanh chính như: dịch vụ trọn gói, dịch vụ quản lý và bảo quản tài sản (cho thuê két sắt để giữ kim loại quý, giấy tờ có giá...).
1.3 Xu thế phát triển và của Ngân hàng thương mại:
Trong xu thế kinh tế thế giới hiện nay là quốc tế hoá thì các ngân hàng cũng phát triển rất nhạy bén để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
1.3.1 Ngân hàng thương mại hoạt động đơn năng.
Đây là những ngân hàng chỉ hoạt động trong một lĩnh vực nhất định.
+ Ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện tài trợ các dự án trung và dài hạn. Nguồn vốn gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ, tiền gửi dài hạn và phát hành trái phiếu. Ngoài các nghiệp vụ tín dụng, còn có các nghiệp vụ tài chính và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
+ Ngân hàng tiết kiệm chuyên huy động tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và sử dụng nguồn vốn này để mua chứng khoán, chủ yếu là tín phiếu kho bạc, cho vay sản xuất và tiêu dùng dựa trên cơ sở thế chấp và cầm cố tài sản.
+ Ngân hàng địa ốc chuyên cho vay dài hạn, có đảm bảo bằng bất động sản như đất đai, nhà cửa và các công trình xây dựng khác. Nguồn vốn gồm vốn riêng và vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu. Tín dụng chủ yếu là cấp cho các nhà kinh doanh bất động sản.
+ Các ngân hàng chuyên doanh chuyên huy động tiền gửi và cho vay khách hàng ở những lĩnh vực nhất định như: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công nghiệp…
1.3.2 Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng.
Đây là những ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vực cho các đối tượng, bao gồm cả các nghiệp vụ của những ngân hàng hoạt động đơn năng.
Trong xu thế hiện nay, các NHTM trên thế giới đều mở rộng các nghiệp vụ của mình theo hướng đa năng và đa dạng hoá. Sự mở rộng thị trường giao dịch và sự phát triển các lĩnh vực tài chính sẽ tăng thêm nghiệp vụ của ngân hàng. Một mặt gia tăng thêm nguồn lợi nhuận ngân hàng từ các nghiệp vụ, mặt khác cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoạt động chính tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, thu hút khách hàng mới. Các NHTM chiếm vị trí trọng yếu nhất thực hiện nhiệm vụ giao dịch trực tiếp, và kinh doanh với khách hàng. Đổi mới hoạt động kinh doanh NHTM theo hướng đa năng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Bởi vì, ngân hàng và ngành kinh tế cùng song hành phát triển như những yếu tố không thể tách rời, ngân hàng phát triển thì hoạt động của các ngành kinh tế cũng tất yếu phát triển.
II. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
2.1 Khái niệm, bản chất tín dụng ngân hàng:
Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sở hữu một lượng giá trị nhất định dưới hịnh thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị dôi ra này gọi là lợi tức tín dụng. Theo nghĩa rộng quan hệ tín dụng gồm hai mặt: huy động vốn và tiến hành cho vay. Tuy nhiên tín dụng ngân hàng chỉ xét đến các mối quan hệ kinh tế mà ngân hàng chuyển quyền sử dụng tiền cho đơn vị kinh tế khác theo những điều kiện hai bên thoả thuận. Luật ngân hàng các nước định nghĩa tín dụng: " Cấu thành một nghiệp vụ tín dụng bất cứ tác động nào, qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho một người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người vay như bảo đảm, bảo chứng hay bảo lãnh mà có thu tiền ", hinh thành nên ba nghiệp vụ tín dụng cơ bản của ngân hàng là: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh. Bản chất tín dụng là hình thức vận động của vốn tiền tệ trong xã hội theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân.
2.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng:
+ Cho vay đối với nền kinh tế:
Như trên đã đề cập, cho vay trực tiếp đối với các đơn vị kinh tế khi các yêu cầu xin vay đáp ứng các điều kiện cho vay của ngân hàng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thường mại. Có rất nhiều tiêu thức để phân loại các hình thức tín dụng ngân hàng nhằm các mục đích quản lý rủi ro và mở rộng các khoản tín dụng theo các chiến lược thích hợp.
+ Tín dụng bảo lãnh:
Ngân hàng sẽ thực hiện các nghĩa vụ tài chính đã cam kết của khách hàng với đối tác của họ chỉ khi khách hàng không trả được nợ thì người bảo lãnh mới phải trả nợ hộ và khi đó thì người được bảo lãnh đương nhiên nhân một khoản tín dụng từ ngân hàng. Bảo lãnh thường được thực hiện trong các trường hợp sau:
. Bảo lãnh để khách hàng có thể đi vay ngân hàng khác hay mua chịu hàng hoá đặc biệt là để vay các ngân hàng, hãng nước ngoài;
. Bảo lãnh về đóng thuế cho nhà nước;
. Bảo lãnh về các hợp đồng đấu thầu;
+ Chiết khấu các giấy tờ có giá:
Chiết khấu có thể được định nghĩa như là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng trả cho khách hàng trị giá của thương phiếu, trái phiếu ... trước ngày đáo hạn, thực chất là ngân hàng mua những giấy nợ từ khách hàng và dành cho mình một số lời bằng chênh lệch giữa giá trị của giấy nợ và số tiền mà ngân hàng trả cho khách hàng. Số lời chiết khấu nhiều hay ít phụ thuộc vào khoảng thời gian ngân hàng phải đợi cho đến khi lãnh được món tiền.
2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường:
Nền kinh tế thị trường luôn hướng các chủ thể kinh tế tới tận dụng triệt để mọi nguồn lực của xã hội để phát triển. Vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức được ngân hàng thương mại huy động để đáp ứng vốn, duy trì quá trình sản xuất liên tục làm cho đồng tiền quay vòng nhanh hiệu quản hơn.
Tín dụng ngân hàng là công cụ để tài trợ cho các ngành, vùng kinh tế mũi nhọn không chỉ trong nước mà còn vươn ra nước ngoài tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại và những vùng kinh tế kém phát triển qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tê.
Để nhận được các khoản tín dụng sẽ buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp tối đa hoá thu nhập, tối thiểu hoá chi phi để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu giúp tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh để thực hiện đúng cam kết với ngân hàng.
III. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM:
3.1 Quan niệm về tín dụng tài trợ XNK:
Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng có tính chất sống còn đối với các quốc gia vì trong một nền kinh tế hội nhập toàn cầu, cạnh tranh quốc gia chỉ có thể phát triển khi có sự giao lưu với khu vực và thế giới. Hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu) mở rộng khả năng tiêu dùng và sản xuất tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với giới hạn khả năng sản xuất trong nước dưới chế độ tự cung, tự cấp không tham gia vào buôn bán quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ tạo khả năng thu hút ngoại tệ và phục vụ cho hoạt động nhập khẩu những máy móc thiết bị, vật tư, hàng hoá cần thiết cho phát triển kinh tế trong nước và thu nhập quốc dân cũng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó việc nhập khẩu những máy móc thiết bị nhằm sẽ nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế trong nước và còn tạo công ăn việc làm cho xã hội, tăng sản phẩm sản xuất trong nước với chất lượng ngày càng tốt trên thị trường trong và ngoài nước.
Muốn tăng kinh ngạch xuất khẩu đòi hỏi phải có hàng hóa chất lượng cao với giá thành cạnh tranh để đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới. Để nâng cao chất lượng của hàng hoá buộc phải đổi mới thiết bị công nghệ thông qua con đường xuất nhập khẩu trong khi đó khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay là vấn đề vốn.
Ngoài ra sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển khiến các mối quan hệ giữa nhà kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng trở nên đa dạng phong phú và sự không đồng nhất về thời gian của các chu kỳ sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Hoạt đông tín dụng (khâu mở đầu một hợp đồng xuất nhập khẩu) là nhu cầu thường xuyên và bức thiết, yêu cầu phải được xem xét để đổi mới cho phù hợp với thưc tiễn phát triển thương mại hiện nay.
Tài trợ xuất nhập khẩu phản ánh sự vận động có tính chất độc lập tương đối của vốn trong quá trình chu chuyển hàng hoá và tư bản giữa các quốc gia. Như vậy, nếu khâu tài trợ được thực hiện nhanh chóng, an toàn thì nó đã trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian sử dụng và chu chuyển vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giảm bớt và khắc phục những rủi ro liên quan tới sự biến động của tiền tệ, tới khả năng thanh toán của con nợ, tạo diều kiện cho việc phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước.
Các hoạt động kinh doanh nói chung cũng như XNK tất yếu sẽ gây ra tình trạng thừa, thiếu vốn tạm thời để thanh toán hàng nhập khẩu hay thu mua hàng xuất khẩu ở các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ có quan hệ vay mượn lẫn nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Bên cho vay đựoc hưởng lãi, bên đi vay đươc hưởng quyền sử dụng vốn đó vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận và nhu cầu vay vốn và đi vay vốn là khách quan, là tất yếu.
Thông qua việc tài trợ XNK, ngân hàng có thể kiểm soát bằng tiền đối với các hoạt động xuất nhập khẩu để giúp đơn vị sử dụng vốn vay tốt nhất, thưc hiện hạch toán kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế. Nếu việc tổ chức cho vay được tiến hành nhanh chóng, an toàn và chính xác là đảm bảo giải quyết được mối quan hệ lưu thông tiền tệ giữa người mua và người bán về mặt kinh doanh.
Tóm lại, tài trợ XNK trong hoạt động thương mại nói riêng và kinh tế đối ngoại nói chung có một vị trí hết sức quan trọng. Nó là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ sợi dây chuyền, mà lại là mắt xích đầu tiên quan trọng nhất chuẩn bị các điều kiện cần thiết tất yếu để sản xuất ra hàng hoá đến khâu đàm phán ký kết hợp đồng, bán được hàng hoá và đồng tiền về tay người xuất khẩu. nhanh về số lượng lẫn quy mô..
Nội dung của tài trợ XNK được hiểu là cho vay để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán và sản xuất trong quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như đảm bảo các quá trình thanh toán liên quan. Tín dụng tài trợ XNK là một mảng dịch vụ thuộc hệ thống các dịch vụ chuyên biệt của ngân hàng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động XNK và có nét chung là ngân hàng cung ứng vốn bằng tiền hoặc bảo lãnh giúp cho các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công.
Tín dụng tài trợ XNK có vai trò quan trong đối với ngành ngoại thương cũng như sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung thể hiện