Niên luận: Vai trò của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước. thực tiễn trên địa bàn thành phố Huế

Quản lí hành chính nhà nước (QLHCNN) là quản lí nhà nước trong lĩnh vực hành pháp trên cơ sở theo quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh của cơ quan lập pháp nhằm tổ chức chỉ đạo công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng, hành chính, chính trị. Hoạt động quản lí này được các chủ thể có thẩm quyền thực hiện thông qua những phương pháp QLHCNNnhằm đạt được những hành vi xử sự cần thiết. Có bốn phương pháp QLHCNN bao gồm phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế. Trong đó, hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế có vai trò quan trọng và được sử dụng phổ biến.

docx33 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 11185 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niên luận: Vai trò của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước. thực tiễn trên địa bàn thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ---˜&™--- NIÊN LUẬN VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT PHỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ NHẬT THOA HUẾ, 06/2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ---˜&™--- NIÊN LUẬN KHÓA 37 VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT PHỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ Giáo viên hướng dẫn: Th.S LÝ NAM HẢI Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ NHẬT THOA MSSV: 13A50113 Lớp: K37G Luật học HUẾ, 06/2016 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lí hành chính nhà nước (QLHCNN) là quản lí nhà nước trong lĩnh vực hành pháp trên cơ sở theo quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh của cơ quan lập pháp nhằm tổ chức chỉ đạo công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng, hành chính, chính trị. Hoạt động quản lí này được các chủ thể có thẩm quyền thực hiện thông qua những phương pháp QLHCNNnhằm đạt được những hành vi xử sự cần thiết. Có bốn phương pháp QLHCNN bao gồm phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế. Trong đó, hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế có vai trò quan trọng và được sử dụng phổ biến. Trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi hoạt động của bộ máy nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân, không vì bất kỳ mục đích tự thân nào, do đó, biện pháp thuyết phục là biện pháp chủ yếu được sử dụng nhằm thực hiện những nhiệm vụ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. ở nước ta, pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, vì vậy, được tuyệt đại đa số nhân dân tuân thủ một cách tự giác. Thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước và xã hội, phát huy tính tích cực chính trị, sự sáng tạo của quần chúng trong cách mạng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm đó thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng, đặc biệt là trong Hiến pháp 2013 (Điều 28). Kế thừa và phát huy quan điểm của V.I. Lênin: nhà nước vững mạnh bởi ý thức giác ngộ của quần chúng chứ không phải bởi sự tăng cường đàn áp của bộ máy chuyên chính như quân đội và cảnh sát của nhà nước đó, Đảng ta đã khái quát thành quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Do đó, bằng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy lòng yêu nước và truyền thống cách mạng của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đã giành được thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, nhiều chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được nhân dân tự giác thực hiện. Như vậy, Thuyết phục có vai trò rất to lớn để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, tăng cường củng cố pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Nhà nước vững mạnh chính bởi ý thức giác ngộ của quần chúng chứ không chỉ do tăng cường các biện pháp cưỡng chế, bắt buộc. Chúng ta mới vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh lâu dài, bước vào xây dựng cuộc sống mới, cơ chế cũ chưa mất, cơ chế mới chưa hình thành ổn định và phát triển, đời sống xã hội còn nhiều khó khăn, do đó trong xã hội tồn tại những nhân tố xã hội chủ nghĩa và cả những nhân tố chưa phải là xã hội chủ nghĩa, còn nhiều nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật, cộng với ý thức pháp luật chưa cao trong một bộ phận lớn của dân cư; trình độ, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong quản lý hành chính nhà nước, vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng trong quản lý hành chính nhà nước và xã hội chỉ cần các biện pháp thuyết phục. Bởi vì, trong xã hội còn tồn tại tội phạm, vi phạm pháp luật, còn sự chống đối, phá hoại của các thế lực phản động trong và ngoài nước nhằm phá hoại trật tự quản lý hành chính nhà nước và an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Vì vậy, phải kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: "Trước hết phải thuyết phục và sau đó mới cưỡng bức, dù thế nào đi nữa thì trước hết chúng ta cũng phải thuyết phục rồi mới cưỡng chế". Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế là cần thiết đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, gây rối trật tự trị an, có thái độ chống đối lại chính quyền nhân dân, không chấp hành đường lối, chủ trương và pháp luật của nhà nước. Trong các trường hợp đó, việc áp dụng cưỡng chế không trái với nguyên tắc nhân đạo và dân chủ của Nhà nước ta, trái lại, nó được thực hiện vì lợi ích chung của nhân dân, xã hội, nhà nước, trong đó có cả lợi ích cá nhân. Không áp dụng cưỡng chế, hay coi nhẹ nó cũng có nghĩa là buông nhẹ kỷ cương dẫn tới tình trạng vô Chính phủ, vô kỷ luật trong xã hội và trong bộ máy nhà nước. Ngược lại, quá nhấn mạnh đến cưỡng chế sẽ dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, trái với bản chất nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân. Kết hợp thuyết phục và cưỡng chế một cách hợp lý sẽ có tác dụng to lớn đối với việc thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước. Chính vì những lý do trên, em chọn đề tài: “Vai trò của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước. Thực tiễn tại thành phố Huế.” để làm rõ hơn về phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế cũng như vai trò của các phương pháp này, bên cạnh đó sẽ đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại của việc áp dụng phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước, thực tiễn trên địa bàn thành phố Huế, qua đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại trong việc áp dụng phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng hai phương pháp này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài có những nhiệm vụ căn bản sau: - Phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò về phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước cũng như mối quan hệ của hai phương pháp này. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc áp dụng phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước, khảo sát trên thực tế những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại và đưa ra một số kiến nghị về các hạn chế, vướng mắc còn tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng hai phương pháp này trên địa bàn thành phố Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước và thực tiễn tại thành phố Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bài này được nghiên cứu trong phạm vi nội dung của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước như khái niệm, đặc điểm, vai trò, mối quan hệ của hai phương pháp này và thực tiễn tại thành phố Huế, bên cạnh đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính trên địa bàn thành phố Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong bài niên luận này, em đã vận dụng các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, chủ trương của Đảng, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài phương pháp trên em còn sử dụng một số phương pháp khác, có thể kể đến các phương pháp chính sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp khảo sát thực tiễn. 5. Kết cấu của niên luận Đề tài được cấu trúc 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước. Chương 2. Thực trạng việc áp dụng phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Huế. Chương 3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính trên địa bàn thành phố Huế. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT PHỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Khái niệm phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước Khái niệm phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước Hiểu một cách thông thường, thuyết phục là làm cho người khác thấy đúng, thấy hay mà tin và làm theo. Theo từ điển tiếng Việt: Thuyết phục trong quản lí hành chính nhà nước là làm cho đối tượng quản lí hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định. Như vây, thuyết phục là hoạt động do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước) tiến hành, thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật, nêu gương nhằm tạo ra ý thức về lối sống cộng đồng, ý thức pháp luật của mỗi công dân, tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật. Trong xã hội hiện nay (xã hội chủ nghĩa), lợi ích của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý về cơ bản là nhất trí, hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy, phương pháp quản lý chủ yếu là phương pháp thuyết phục. Mặt khác, những nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước không thể đạt được nếu thiếu sự ủng hộ rộng rãi và tích cực của quần chúng. Hoạt động quản lý chỉ có hiệu quả cao trên cơ sở động viên và tạo điều kiện cho quần chúng tham gia vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trước bộ máy hành chính nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước đảm bảo đưa vào cuộc sống những gì phù hợp với nguyện vọng và đòi hỏi của nhân dân. Thuyết phục có vai trò rất to lớn để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, tăng cường củng cố pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, tăng cường củng cố pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Nhà nước vững mạnh chính bởi ý thức giác ngộ của quần chúng chứ không chỉ do tăng cường các biện pháp cưỡng chế, bắt buộc. Trong quản lý hành chính cần phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng như Mặt trận tổ quốc, tổ dân phố, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi...trong việc tuyên truyền vận động, nêu gương sáng để nâng cao thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước. Khái niệm phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước Theo Tiến sĩ Trần Minh Hương thì cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hoặc tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của các cá nhân. Theo từ điển luật học thì cưỡng chế là những biện pháp bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện và phục tùng một mệnh lệnh nhất định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định. Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp do luật hành chính quy định được áp dụng để tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tõm lý, tư tưởng và hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lýnhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi trái pháp luật, bảo đảm trật tự và kỷ luật trong hoạt động hành chính. Như vậy, Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể. Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong việc áp dụng những quyết định bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lý. Phương pháp cưỡng chế thường được sử dụng trong những trường hợp quyết định đơn phương không được thực hiện một cách tự giác. Nếu không có cưỡng chế thì kỉ luật nhà nước không được bảo đảm, pháp chế không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển, cho kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà nước. Cưỡng chế nhà nước xã hội chủ nghĩa là cưỡng chế của đa số đối với thiểu số và được áp dụng trong giới hạn do pháp luật quy định một cách chặt chẽ. Đó là bạo lực dựa trên cơ sở pháp luật, vừa bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỉ luật nhà nước đồng thời vừa bảo đảm quyền lợi chính đáng của công dân, cơ quan tổ chức có liên quan. Ví dụ: Cảnh sát giao thông phát hiện anh A tham gia điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm an toàn giao thông (vượt đèn đỏ). Chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ thực hiện việc đình chỉnh hành vi vi phạm của anh A. Đây được xem là biểu hiện của phương pháp cưỡng chế. Đặc điểm của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước Đặc điểm của phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước Phương pháp thuyết phục được sử dụng phổ biến. Vì đây là phương pháp ít tốn kém, phương pháp ít tổn hại hoặc không gây tổn hại đến đối tượng quản lý, là phương pháp làm đối tượng quản lý nhận ra được những sai lầm của hành vi mà mình thực hiện và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, làm cho chủ thể và đối tượng gần nhau, tạo sự đồng thuận và cộng tác. Do chủ thể quản lý hành chính sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Phương pháp thuyết phục được thể hiện bằng những hoạt động như: giải thích, động viên, hướng dẫn, chứng minh...làm cho đối tượng hiểu rõ và chấp hành các yêu cầu của chủ thể quản lý. Trong quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý được sử dụng quyền lực nhà nước, được sử dụng các biện pháp cưỡng chế bắt buộc đối tượng quản lý phải tuân thủ những yêu cầu của mình. Vậy tại sao cần sử dụng phương pháp thuyết phục? Vì phương pháp thuyết phục rất cần thiết và trong thực tế đó là phương pháp chủ yếu để các chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. + Do bản chất của nước ta: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, để đảm bảo sự phát triển mọi mặt của các tầng lớp nhân dân. Do đó lợi ích của chủ thể quản lý hành chính nhà nước và đối tượng quản lý hành chính nhà nước không mâu thuẩn, đối lập nhau mà thống nhất với nhau. Chính vì thế mà phương pháp thuyết phục có cơ sở xã hội vững chắc và không riêng gì trong quản lý hành chính nhà nước, mà trong tất cả hoạt động của mình, phương pháp chủ yếu được các chủ thể quản lý nhà nước sử dụng là phương pháp thuyết phục. + Do những hiệu quả chủa phương pháp thuyết phục mang lại trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước: Qua thực tiễn của quản lý hành chính nhà nước, chúng ta thấy những nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước chỉ có thể thực hiện được thông qua ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân. Bởi vì sự tự giác thực hiện bao giờ cũng mang lại hiệu quả tốt hơn so với sự cưỡng chế, bắt buộc phải thực hiện. Đặc điểm của phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước - Cưỡng chế hành chính là một dạng của cưỡng chế nhà nước Cưỡng chế nhà nước bao gồm 4 loại: cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế hành chính, cưỡng chế kỷ luật. Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng cũng có sự khác nhau về cơ sở áp dụng, bản chất pháp lý, chủ thể có thẩm quyền áp dụng, trình tự- thủ tục áp dụng, mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả pháp lý... Để bảo vệ trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cần phải nhận thức rõ mối quan hệ của cưỡng chế hành chính với các loại cưỡng chế nhà nước khác. - Cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật. Không phải bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào cũng có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính. Chỉ những cơ quan quản lý nhà nước được văn bản pháp luật quy định có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính mới được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính. Ví dụ: Thanh tra Chính Phủ, Thanh tra nhà nước theo cấp hành chính, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường, giám đốc cảng vụ hàng không, giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ thuỷ nội địa, cảnh sát biển, cơ quan quản lý xuất - nhập cảnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp... Thẩm quyền cưỡng chế của mỗi loại cơ quan nhà nước được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản pháp luật nhằm tránh tình trạng độc quyền, lạm quyền, đảm bảo trật tự và pháp chế. Việc quy định cho nhiều cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cần thiết vì vi phạm hành chính xảy ra nhiều, đa dạng trong tất cả mọi ngành, lĩnh vực, mọi cấp quản lý. Nhưng trong thực tế thực hiện vẫn còn sự chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phân định rõ ràng thẩm quyền của mỗi cơ quan và người có thẩm quyền nên hiệu lực, hiệu quả của quản lý chưa cao. Trong một số trường hợp, cưỡng chế hành chính còn được thực hiện bởi các cơ quan khác của nhà nước, ví dụ: xử phạt hành chính do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện; người chỉ huy tàu bay, trong thời gian tàu bay đang bay, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những người thực hiện các hành vi như: Không tuân theo sự hướng dẫn của người chỉ huy tàu bay hoặc của thành viên tổ bay thay mặt người chỉ huy tàu bay về việc bảo đảm an toàn cho tàu bay, duy trì trật tự, kỷ luật trong tàu bay; các hành vi vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc, vi phạm trật tự công cộng khác... Cưỡng chế hành chính khác với cưỡng chế kỷ luật Tính đặc thù của cưỡng chế kỷ luật thể hiện ở chỗ, người bị kỷ luật có sự lệ thuộc về mặt công vụ trong quan hệ với người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật. Việc ban hành cưỡng chế kỷ luật là sự thực hiện thẩm quyền mang tính nội bộ trong mỗi cơ quan, tổ chức của nhà nước. Ví dụ: Thủ trưởng cơ quan nhà nước ra quyết định kỷ luật đối với nhân viên của mình khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật. Còn trong cưỡng chế hành chính, người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế và người bị áp dụng cưỡng chế không có quan hệ trực thuộc trên dưới mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát. Ví dụ: Công dân Nguyễn Văn A đi vào đường ngược chiều bị cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ xử phạt tiền 200.000 đồng. Mặt khác, cưỡng chế hành chính và cưỡng chế kỷ luật còn khác nhau ở phạm vi áp dụng, mục đích áp dụng, biện pháp áp dụng, thủ tục áp dụng... - Mục đích của cưỡng chế hành chính là để phòng ngừa, ngăn ngừa vi phạm pháp luật hành chính; trừng phạt người vi phạm theo trình tự xử lý hành chính; đảm bảo trật tự trong các trường hợp khẩn cấp khi chưa xảy ra vi phạm; những trường hợp cần thiết vì lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng. Cưỡng chế hành chính không chỉ nhằm đảm bảo thực hiện, bảo vệ các quy phạm vật chất hành chính mà còn đảm bảo thực hiện và bảo vệ các quy phạm vật chất của ngành luật khác như luật đất đai, luật dân sự... - Cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính, do Luật hành chính quy định. Vì vậy, thủ tục này đơn giản hơn so với thủ tục áp dụng cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự. Tuy nhiên, với sự thành lập và đi vào hoạt động của Toà hành chính thì trong nhiều trường hợp Toà án cũng được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính. Vai trò của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước Vai trò của phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà n
Luận văn liên quan