Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ

Trong những năm gần đây, dưới tác động của xu thế nền kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước ngày một phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao và xã hội không ngừng tiến lên. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang dần cải thiện và phát triển tốt, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, là một thị trường đầy tiềm năng để kinh doanh và phát triển tốt các loại hình dịch vụ. Chính vì vậy điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty đều phải chịu ảnh hưởng của nhân tố bên trong lẫn bên ngoài. Cho nên, để đứng vững trên thị trường các công ty phải thực hiện việc cạnh tranh bán sản phẩm với nhau gay gắt để phát triển và tồn tại, chính vì thế Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ cần phải nâng cao chất lượng phục vụ của mình, phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, mẫu mã, và giá cả hợp lý thì mới có thể giữ vững lòng tin đối với người tiêu dùng. Để biết được doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào, việc phân tích các chỉ số tài chính của công ty là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp nhà quản lý có cơ sở đưa ra những quyết định nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp các nhà đầu tư đánh giá lợi nhuận, rủi ro và triển vọng phát triển của công ty. Xuất phát từ những yêu cầu thiết thực trên, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ”.

pdf17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11218 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, dưới tác động của xu thế nền kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước ngày một phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao và xã hội không ngừng tiến lên. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang dần cải thiện và phát triển tốt, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, là một thị trường đầy tiềm năng để kinh doanh và phát triển tốt các loại hình dịch vụ. Chính vì vậy điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty đều phải chịu ảnh hưởng của nhân tố bên trong lẫn bên ngoài. Cho nên, để đứng vững trên thị trường các công ty phải thực hiện việc cạnh tranh bán sản phẩm với nhau gay gắt để phát triển và tồn tại, chính vì thế Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ cần phải nâng cao chất lượng phục vụ của mình, phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, mẫu mã, và giá cả hợp lý thì mới có thể giữ vững lòng tin đối với người tiêu dùng. Để biết được doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào, việc phân tích các chỉ số tài chính của công ty là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp nhà quản lý có cơ sở đưa ra những quyết định nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp các nhà đầu tư đánh giá lợi nhuận, rủi ro và triển vọng phát triển của công ty. Xuất phát từ những yêu cầu thiết thực trên, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ”. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty nhằm đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty giúp bộ phận quản lý doanh nghiệp có cơ sở để đưa ra những quyết định nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích về tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2007-2009. - Phân tích các chỉ số tài chính của công ty qua 3 năm 2007-2009. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 2 - Đánh giá và đưa ra giải pháp hướng phát triển trong những năm tới. III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Các số liệu thứ cấp và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo cáo tài chính của công ty, từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp. 3.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu Mục tiêu số 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để tính tốc độ tăng trưởng qua các năm. Phương pháp so sánh là đối chiếu số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007-2009. Mục tiêu số 2: Sử dụng các chỉ số tài chính. Thống kê mô tả là đưa ra những số liệu từ đó làm cơ sở phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Mục tiêu số 3: Tổng hợp từ các phân tích trên đưa ra những giải pháp cho các vấn đề còn tồn tại và đưa ra những định hướng trong tương lai. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ. - Thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2007-2009 - Nội dung: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Toàn Mỹ. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 3 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP SX KD TOÀN MỸ 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Các tỷ số thanh toán Đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động. ● Tỷ số thanh toán hiện thời ● Tỷ số thanh toán nhanh 1.1.2. Các tỷ số hoạt động Đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty. ● Tỷ số vòng quay hàng tồn kho ● Kỳ thu tiền bình quân ● Vòng quay tổng tài sản 1.1.3. Tỷ số về đòn cân nợ Phản ánh cơ cấu nguồn vốn của công ty. Tài sản lưu động Các khoản nợ ngắn hạn RC = Tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho Các khoản nợ ngắn hạn RQ = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân RI = Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân 1 ngày RT = Doanh thu thuần Tổng giá trị tài sản bình quân RA = Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 4 ● Tỷ số nợ trên tổng tài sản 1.1.4. Các tỷ số khả năng sinh lợi ● Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) ● Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) 1.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Xuất hiện trên thị trường từ năm 1996 với mặt hàng nỗi tiếng là Bồn nước Inox. Hiện nay Toàn Mỹ còn sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu như: kệ bếp, bếp ga, chậu rữa, máy bơm nước, máy hút khói, cửa kéo inox, vòi nước, bình nén khí áp suất cao và các mặt hàng gia dụng dùng cho nhà bếp khác … Được thành lập từ 1993 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Xây dựng Gia Phát, sau đó đổi tên thành Công ty TNHH XD & TM Gia Phát Toàn Mỹ và chuyển đổi thành công ty cổ phần vào tháng 10 năm 2005. Tháng 10 năm 1995, lần đầu tiên trên thị trường xuất hiện mặt hàng bồn nước inox mang thương hiệu Toàn Mỹ. Đến nay, Toàn Mỹ đã vươn lên vị trí là công ty hàng đầu trong ngành hàng inox gia dụng, với hàng loạt sản phẩm như bồn nước, kệ bếp, bếp ga, chậu rửa, máy bơm nước, máy hút khói, cửa kéo inox, vòi nước và nhiều mặt hàng xuất khẩu từ hợp kim nhôm. Toàn Mỹ cũng đã chú trọng đầu tư xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và đã được công ty Det Norske Veritas (DNV-Nauy) đánh giá và công nhận sự hợp chuẩn vào tháng 5/2002. Và đến tháng 6/2005 được công ty SGS tái đánh giá và công nhận và được đánh giá lại lần 3 năm 2008. Tổng nợ phải trả Tổng giá trị tài sản RD = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần ROS = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân ROA = Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 5 Sau một thời gian hoạt động, sản phẩm Toàn Mỹ đã có được thị phần lớn và là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành hàng inox gia dụng tại Việt Nam. Với chính sách chất lượng đúng đắn, các sản phẩm Toàn Mỹ được tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền và là “Thương hiệu dẫn đầu hàng Việt Nam chất lượng cao”,”Top 50 Thương hiệu nỗi tiếng nhất năm 2008 tại Việt Nam”. Không chỉ phát huy sức mạnh nội lực taị thị trường trong nước, vươn lên là một Công ty hàng đầu trên ngành hàng inox gia dụng. Hiện nay, sản phẩm inox Toàn Mỹ còn được xuất khẩu qua nhiều nước khác như: Nauy, Thụy Sĩ, Nhật … Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ là một trong những công ty con của Công ty cổ phần Toàn Mỹ. 1.2.2. Chức năng hoạt động và nhiệm vụ a) Chức năng hoạt động: Chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng bồn nước, kệ tiếp, bếp ga, chậu rữa, máy bơm nước … kinh doanh các ngành hàng inox gia dụng. b) Nhiệm vụ: Phát triển hiệu quả ngành sản xuất các ngành hàng inox gia dụng tiêu thụ trong nước mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, thực hiện chính sách tiền lương góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên công ty với khách hàng nhằm giải quyết tối đa đầu ra của công ty, tạo điều kiện cạnh tranh của khách hàng về giá cả, phương thức giao hàng, thanh toán về chất lượng sản phẩm. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 6 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN MỸ TẠI MIỀN TÂY TỪ NĂM 2007 – 2009 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢNG 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2007-2009 Đvt: 1.000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008-2007 2009-2008 1. Doanh thu thuần 14.123.819 15.498.820 19.122.969 1.375.001 3.624.149 2. Giá vốn hàng bán 11.053.470 14.306.588 16.574.574 3.253.118 2.267.986 3. Lợi nhuận gộp 3.070.349 1.192.232 2.548.395 (1.878.117) 1.356.163 4. Chi phí lãi vay 711.660 1.328.891 1.083.985 617.231 (244.906) 5. CPBH QLDN 2.156.691 668.357 1.144.781 (1.488.334) 476.424 6. Lợi tức thuần từ HĐKD 201.988 (805.016) 319.629 (603.028) (1.124645) 7. Lợi nhuận từ HĐTC - - - - - 8. Lợi nhuận bất thường 115 314 126 119 (118) 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 202.113 - 319.755 (202.113) 319.755 10. Thuế TNDN 56.592 - 89.531 - - 11. Lợi nhuận sau thuế 145.521 (804.702) 230.224 (950.223) 1.034.926 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Toàn Mỹ) Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2008 giảm so với năm 2007 là 950.223.000 đồng chủ yếu do chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng tăng và giá vốn hàng bán tăng nhưng giá bán ra lại không nhiều. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 7 Nhưng sau năm 2009 thì lợi nhuận sau thuế cao hơn năm 2008 là 1.034.926 nhờ có những chính sách thay đổi về giá cả và tăng cường đầu tư vào đội ngủ bán hàng nên Công Ty cũng đang bước đi lên để khẳng định mình. BẢNG 2. Bảng lợi nhuận từ hoạt động của công ty năm 2007-2009 Đvt: 1.000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008-2007 2009-2008 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần 14.123.819 15.498.820 19.112.969 1.378.001 9,74 3.624.149 23,38 Giá vốn hàng bán 11.053.470 14.306.588 16.574.574 3.253.118 29,43 2.267.986 15,85 Lãi gộp 3.070.349 1.192.232 2.548.395 (1.878.117) (61,17) 1.356.163 113,75 Chi phí lãi vay 711.660 1.328.891 1.083.985 617.231 86,73 (244.906) (18,3) CPBH&QL 2.156.691 668.357 1.144.781 (1.488.334) (69,01) 476.424 71,28 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 201.998 (805.016) 319.629 (1.007.014) (4,98) - - (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Toàn Mỹ) Doanh thu thuần của năm 2008 so với 2007 chỉ tăng 9,74% trong khi giá vốn hàng hóa lại tăng đến 29,43% điều này làm cho lãi gộp giảm lớn hơn tỷ lệ của doanh thu thuần. Nhưng doanh thu thuần của năm 2008 tăng cao làm cho tỷ lệ cũng tăng 23,38%. Tuy giá vốn hàng hóa cũng tăng 15,85% làm cho tỷ lệ lãi gộp 2009 so với 2008 tăng cao so với tỷ lệ doanh thu thuần. Mặc dù trong năm 2008 công ty thu lỗ ở mức 805.016.000 đồng nhưng sang năm 2009 hoạt động kinh doanh của công ty theo chiều hướng khả quan hơn. Công ty có lãi lũy kế. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 8 Thông thường lợi nhuận của Công Ty chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: khối lượng hàng hóa bán ra, giá cả chi phí lưu thông, thuế…. Nhưng do lĩnh vực hoạt động thương mại của mình, nên lợi nhuận Công Ty Toàn Mỹ phải chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: doanh thu và chi phí. Với kết quả hoạt động như bảng trên thì rõ ràng lợi nhuận của hai năm luôn luôn biến động không ngừng. Việc lợi nhuận tăng lên hay giảm là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mức độ ảnh hưởng được xát định như sau: Nếu các yếu tố khách quan không đổi doanh thu tăng sẽ làm cho lợi nhuận tăng theo, và ngược lại doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm – chi phí thì ngược lại với doanh thu, chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, tức chi phí tăng sẽ làm giảm lợi nhuận và khi nó giảm thì lợi nhuận lại tăng. Trừ những trường hợp đặc biệt tăng của chi phí nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu, sẽ làm cho lợi nhuận giảm thậm chí sẽ bị lổ. Tuy nhiên nếu tỷ lệ tăng của chi phí so với doanh thu thấp không đáng kể khi có lợi nhuận sẽ tăng ở mức rất thấp. 2.2. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009 2.2.1. Các tỷ số thanh toán của công ty Các tỷ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động. BẢNG 3. Các tỷ số thanh toán Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 Tài sản lƣu động 2.288.857 2.556.901 3.086.289 Nợ ngắn hạn 6.187.891 6.301.767 3.046.414 Hàng tồn kho 1.475.025 1.774.452 2.200.238 RC 0,37 0,41 1,01 RQ 0,13 0,12 0,29 HTK/TSLĐ 0,64 0,69 0,71 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Toàn Mỹ) Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 9 Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty qua năm 2007, 2008 có giá trị lần lượt là 0,37 và 0,41 có nghĩa là trong 1 đồng nợ được đảm bảo là 0,37 đồng thanh toán trong năm 2007 và 0,41 đồng trong năm 2008. Có thể thấy RC trong 2 năm này đều thấp chứng tỏ công ty có số nợ lớn hơn khả năng trả nợ của công ty. Vì nguồn vốn của công ty chủ yếu là từ đi vay đến các khoản nợ quá lớn do đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện hành của công ty. Nhưng qua năm 2009 thì tỷ số thanh toán hiện thời đã tăng lên, chứng tỏ đang cũng cố khả năng thanh toán hiện hành của công ty. Năm 2009 RC có giá trị 1,01 có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 1,01 đồng thanh toán. Nếu xét đến việc đối với các chủ nợ, tỷ số này càng cao càng tốt thì có thể thấy đây không phải là giá trị lý tưởng cho các chủ nợ của công ty. Công ty cần chú ý hơn đến vấn đề này. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2009 đã tăng lên, giá trị hàng tồn kho quá lớn làm cho công ty gặp khó khăn trong công việc luân chuyển vốn lưu động. Tuy nhiên công ty vẫn có thể đảm bảo được việc thanh toán nợ cho ngân hàng mặc dù tỷ số 0,29 là không cao. Tỷ số hàng tồn kho trên tài sản lưu động qua 3 năm có chiều hướng tăng và có giá trị khá cao cho thấy được hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tài sản lưu động. Điều này cũng giải thích được phần nào vì sao 2 tỷ số thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của công ty lại thấp. 2.2.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động của công ty Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty. Số vòng quay tồn kho (RI) năm 2008 cao hơn so với năm 2009 nhưng nhìn chung giá trị này ở năm 2008 (8,81 vòng) và năm 2009 (8,34 vòng) là chưa cao. Nó cho thấy được công việc quản lý hàng tồn kho chưa đạt hiệu quả cao. Nếu tính trong 1 năm (365 ngày) thì trong năm 2008 hàng nằm kho khoảng 42 ngày (365/8,81) và năm 2009 là 44 ngày (365/8,34). Cả 2 năm qua hàng nằm kho đều trên 1 tháng và đang có xu hướng tăng. Công ty cần xem xét để giảm đi tỷ số này. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 10 BẢNG 4. Các tỷ số hiệu quả hoạt động Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 Giá vốn hàng bán 11.053.470 14.306.588 16.574.574 Hàng tồn kho 1.475.025 1.774.452 2.200.238 Các khoản phải thu bình quân 1.497.911 1.466.638 2.185.052 Doanh thu bình quân 1 ngày 39.232 43.052 53.118 Tài sản cố định 4.827.749 5.496.987 5.946.921 Doanh thu thuần 14.123.819 15.498.820 19.122.969 RI (vòng) 8,81 8,34 RT (ngày) 38,18 34,07 41,14 RA (%) 1,98 1,92 2,12 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Toàn Mỹ) Hệ số RT cho biết khoảng thời gian cần thiết để thu những khoản mua chịu , hệ số này càng nhỏ càng tốt. Theo bảng phân tích, tỷ số kỳ thu tiền bình quân của công ty có giảm trong năm 2008 nhưng lại tăng trong năm 2009. Kỳ thu tiền năm 2009 ở mức 41,14 ngày cho thấy với 1 khoản phải thu nào đó công ty phải cần đến gần 42 ngày mới có thể thu hồi cho thấy công tác quản lý các khoản nợ phải thu của công ty làm việc chưa được hiểu quả lắm. Việc này có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến công tác tái tạo vốn nên công ty cần xem xét kỹ. Tỷ số RA đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. Tỷ số này có giảm đi chút ít trong năm 2008 nhưng đã được cải thiện ở năm 2009. Một đồng tài sản năm 2007 tạo ra 1,98 đồng doanh thu, một đồng tài sản năm 2008 tạo ra 1,92 đồng doanh thu, và một đồng tài sản năm 2009 tạo ra 2,12 đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty năm 2009 tốt hơn năm 2007 và 2008, vì đối với chỉ tiêu này thì hệ số càng cao thì biểu hiện sử dụng càng tốt. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 11 2.2.3. Tỷ số đòn cân nợ của công ty Cơ cấu vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của cổ đông và rủi ro phá sản của công ty. Tỷ số này giúp công ty phản ánh cơ cấu nguồn vốn của mình. Cụ thể ở đây ta xét đến tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty. RD còn được gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty cho việc tài trợ các loại tài sản hiện hữu. Tỷ sở nợ của công ty qua 3 năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 0,87; 0,78 và 0,34 có nghĩa là trong năm 2007 cơ cấu vốn của công ty là 87% nợ và 13% vốn. Tương tự trong năm 2008 là 78% nợ và 22% vốn; năm 2009 là 34% nợ và 66% vốn. BẢNG 5. Tỷ số đòn cân nợ Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 Tài sản lƣu động 2.288.857 2.556.901 3.086.289 Tài sản cố định 4.827.749 5.496.987 5.946.921 Nợ ngắn hạn 6.187.891 6.301.767 3.046.414 RD 0,87 0,78 0,34 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Toàn Mỹ) Về mặt lý thuyết, tỷ số này vào khoảng 0,5 là tối ưu. Tuy nhiên trên thực tế đây là điều khó thực hiện ở các doanh nghiệp. Tại công ty Toàn Mỹ, qua 3 năm tỷ số RD có xu hướng giảm, đây không hẳn là dấu hiệu xấu vì tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp càng khó khăn trong việc đi vay. Tuy nhiên, trong thời gian tới thì đây không phải là tín hiệu tốt vì công ty sẽ phải trả chi phí lãi vay nhiều hơn so với vay dài hạn. 2.2.4. Các tỷ số khả năng sinh lợi của công ty Đây là nhóm tỷ số phản ánh khả năng tạo ra mức sinh lời của công ty. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 12 BẢNG 6. Các tỷ số khả năng sinh lợi Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 Doanh thu thuần 14.123.819 15.498.820 19.122.969 Lợi nhuận ròng 145.521 (804.702) 230.224 Tổng tài sản 7.116.606 8.053.888 9.033.210 ROS (%) 1,03 1,20 ROA (%) 2,04 2,55 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Toàn Mỹ) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói cách khác, tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể tại công ty Toàn Mỹ như sau: năm 2008 do lợi nhuận âm nên ta không tính được 2 chỉ số này. Năm 2007, cứ 100 đồng lợi nhuận của công ty sẽ có mức sinh lợi là 1,03 đồng. Tương tự, trong năm 2009 cứ 100 đồng lợi nhuận sẽ có 1,20 đồng sinh lợi. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuân ròng. Năm 2009 chỉ số này có cao hơn năm 2007 khi 100 đồng tài sản bỏ ra công ty thu được 2,55 đồng lời so với năm 2007 100 đồng tài sản chỉ thu lại được 2,04 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, 2 chỉ số này vẫn còn khá thấp so với tầm quy mô của công ty Toàn Mỹ. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Toàn Mỹ…. SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Trang 13 CHƢƠNG 3 NHỮNG TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.1. NHỮNG TỒN TẠI Do hệ thống phân phối rộng khắp các tỉnh thành nên mặt tài chính phát sinh chi phí cao, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Sản phẩm Inox đang sử dụng nguyên liệu ngoại nhập, không thay thế bằng chất liệu khác được, chỉ có thể thiết kế đơn giản, khó làm hoa văn trên sản phẩm. Và do giá thành cao nên
Luận văn liên quan