Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một bộ phận cơ bản của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, có vai trò tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một nền kinh tế hoặc một vùng. Đối với những đô thị lớn như Thành phố Hà Nội, sự phát triển của hạ tầng cơ sở còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với vị trí, vai trò là Thủ đô của cả nước theo Pháp lệnh Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, thương mại và văn hoá, cơ sở hạ tầng của Thành phố còn có ý nghĩa tiên phong so với các thành phố và các khu tập trung dân cư khác. Sự phát triển hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội được đặt trong bối cảnh mục tiêu phải tiến kịp về trình độ tổ chức, quản lý đô thị so với các nước trong khu vực và quốc tế đồng thời còn có ý nghĩa quan trọng quyết định việc đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội còn nhiều yếu kém, và sử dụng không hiệu quả. Để giúp các nhà quản lý đô thị của Hà Nội có được những cách nhìn nhận và giải pháp đúng đắn về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hà Nội, tôi đã quyết định chọn đề tài:
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
80 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7106 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nội dung
CSHTKT
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Tổng sản phẩm quốc dân
QHĐT
Quy hoạch đô thị
QHNT
Quy hoạch nông thôn
APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
ASEM
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
ATGTĐS
An toàn giao thông đường sắt
ATGT
An toàn giao thông
GTCC
Giao thông công cộng
XDCB
Xây dựng cơ bản
PPP
Hợp tác công – tư
BOT
Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao
LỜI MỞ ĐẦU
*
* *
1. Lí do lựa chọn đề tài.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một bộ phận cơ bản của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, có vai trò tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một nền kinh tế hoặc một vùng. Đối với những đô thị lớn như Thành phố Hà Nội, sự phát triển của hạ tầng cơ sở còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với vị trí, vai trò là Thủ đô của cả nước theo Pháp lệnh Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, thương mại và văn hoá, cơ sở hạ tầng của Thành phố còn có ý nghĩa tiên phong so với các thành phố và các khu tập trung dân cư khác. Sự phát triển hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội được đặt trong bối cảnh mục tiêu phải tiến kịp về trình độ tổ chức, quản lý đô thị so với các nước trong khu vực và quốc tế đồng thời còn có ý nghĩa quan trọng quyết định việc đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội còn nhiều yếu kém, và sử dụng không hiệu quả. Để giúp các nhà quản lý đô thị của Hà Nội có được những cách nhìn nhận và giải pháp đúng đắn về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hà Nội, tôi đã quyết định chọn đề tài:
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
2. Mục đích lựa chọn đề tài.
Mục đích của đề tài là để có cở sở phát triển CSHTKT Hà Nội, do đó cần làm rõ một số vấn đề:
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội?
Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hà Nội lại kém phát triển và hiệu quả?
Từ việc phân tích các nguyên nhân, đề tài có đưa ra một số giải pháp để có thể giải quyết được vấn đề nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội gồm: giao thông, cấp nước sạch, thoát nước, cấp điện, xử lý và thu gom rác thải.
Phạm vi nghiên cứu là Thành phố Hà Nội cũ (trước khi mở rộng), thời gian từ tháng 09/2008 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề án đã sử dụng một số phương pháp:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, tryền hình, internet và các nghiên cứu trước đây.
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu, đồ thị.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia để rút ra kết luận.
Phương pháp SWOT: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với CSHTKT.
5. Nội dung của đề tài.
Tên đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục Đề án trình bày trong 3 mục:
I – Lý luận chung.
II – Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Thành phố Hà Nội.
III – Khai thác các nhân tố tích cực để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trong thời gian tới.
I – Lý luận chung
1. Một số vấn đề lý luận về đô thị hóa.
1.1. Khái niệm.
1.1.1. Khái niệm đô thị.
Đô thị là không gian cư trú của con người mà ở đó dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện.
Trung tâm tổng hợp: Những đô thị là trung tâm tổng hợp khi nó có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Trung tâm chuyên nghành: Những đô thị là trung tâm chuyên nghành khi chúng có vai trò và chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như :công nghiệp cảng, du lịch, đầu mối giao thông…
1.1.2. Khái niệm đô thị hóa.
Trên quan điểm một vùng: Đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
Trên quan điểm của kinh tế quốc dân: Đô thị hóa là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị.
Vì vậy đô thị hóa là quá trình quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị, là quá trình biến đổi từ không gian chưa phải đô thị thành đô thị hoặc từ một đô thị có trình độ thấp lên trình độ cao.
1.2. Đặc điểm của đô thị hóa.
Đô thị hóa mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị.
Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và dịch vụ…do vậy, đô thị hóa không thể tách rời một chế độ kinh tế - xã hội.
Phương hướng và điều kiện phát triển của quá trình đô thị hóa phụ thuộc vào trình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Ở các nước phát triển, đô thị hóa đặc trưng cho sự phát triển các nhân tố theo chiều sâu, do đó nó nâng cao điều kiện sống, làm việc và công bằng xã hội, xóa bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn. Còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thì đô thị hóa đặc trưng cho sự bùng nổ về dân số, sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém nên gây nên sự gia tăng dân số, mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn trở nên sâu sắc.
Công nghiệp hóa là cơ sở phát triển của đô thị hóa
2. Một số vấn đề lý luận về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
2.1. Sự ra đời của cơ sở hạ tầng đô thị.
Sự khởi đầu của cơ sở hạ tầng đô thị đã có ngược dòng lịch sử từ trước đây rất lâu, có đô thị là có đường sá, vệ sinh, thậm chí cả hệ thống cấp thoát nước đô thị. Trong thời kỳ mới phát triển của đô thị, chủ thể hoạt động của kinh tế đô thị là hoạt động thương nghiệp và hoạt động thủ công nghiệp. Cơ sở hạ tầng đô thị của hệ thống sản xuất, lưu thông và tiêu dùng đô thị tồn tại trong trạng thái nguyên thủy, hiệu năng thấp và tác dụng khiêm tốn. Ở đó, hoạt động sản xuất trực tiếp và hoạt động bổ trợ mang tính dịch vụ không có giới hạn rành mạch. Cơ sở hạ tầng đô thị này tách khỏi sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, là công việc diễn ra sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Nguyên nhân là ở chỗ:
Thứ nhất, sự phát triển sâu sắc của phân công xã hội và sản xuất hàng hóa, đề ra yêu cầu tương đối rõ ràng đối với hoạt động dịch vụ và kết cấu dịch vụ đô thị, kết cấu dịch vụ nguyên thủy ấy đã xa không thể thích ứng được với nhu cầu của công nghiệp đại cơ khí, đặc biệt là nhu cầu về cung cấp năng lượng, nước, giao thông vận tải.
Thứ hai, tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy quá trình tách rời của cơ sở hạ tầng đô thị, đặc biệt là cuộc các mạng về nguồn năng lượng, đã xác lập cơ sở vững chắc cho ngành cơ sở hạ tầng đô thị. Nhờ có phát minh điện năng mà các nước Âu, Mỹ sau niên đại 70 của thế kỷ 19, đã lần lượt xuất hiện đèn điện, xe điện có đường ray, điện thoại…
Thứ ba, sự xác lập của hệ thông tư bản chủ nghĩa và tham vọng đeo đuổi giá trị thặng dư của nó, một mặt tăng nhanh quá trình tích tụ các yếu tố sản xuất, mặt khác làm sâu sắc phân công xã hội giữa các ngành. Vì vậy, ra đời hàng loạt những kết cấu dịch vụ mới, làm cho ngành này càng lớn mạnh, nhân viên tựu nghiệp ngày càng nhiều, trang bị kỹ thuật và công nghệ ngày càng tinh vi, có vị trí ngày càng quan trọng công cuộc phát triển kinh tế quốc dân, thậm chí đứng về mặt kinh tế mà nói, rất khó coi đó là một ngành dịch vụ mang tính bổ trợ. Trên thực tế, đối tượng và lĩnh vực phục vụ của ngành này từ lâu đã từ ngành sản xuất cơ bản mở rộng ra toàn bộ xã hội, trở thành một bộ phận không thể thiếu được của sản xuất và sinh hoạt của dân cư dô thị.
2.2. Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị.
Toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc, dịch vụ xã hội như: đường sá, kênh mương dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay, nhà ga xe lửa, ô tô, cảng sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, hệ thống mạng điện, đường ống dẫn xăng dầu, dẫn khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao thông vận tải, giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi du lịch, vui chơi giải trí, rác thải môi trường đô thị v. v… được gọi là kết cấu hạ tầng đô thị.
Theo từ chuẩn Anh – Mỹ, thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” được thể hiện trên 4 bình diện: 1/Tiện ích công cộng (public utilities): năng lượng, viễn thông, nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý chất thải trong thành phố. 2/ Công chánh (public works): đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu… 3/ Giao thông (transport): các trục và tuyến đường bộ, đường sắt chính quy, đường sắt vận chuyển nhanh, cảng cho tầu và máy bay, đường thủy… 4/ Hạ tầng xã hội (social infrastructure): trường học, bệnh viện…
Tóm lại, cơ sở hạ tầng đô thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư đô thị.
2.3. Khái niệm cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một bộ phận rất quan trọng của cơ sở hạ tầng đô thị nói chung nhằm bảo đảm cho đô thị phát triển hợp lý, giữ gìn môi trường đô thị trong lành, bảo đảm tốt đời sống của người dân, bao gồm các công trình giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác (công viên, cứu hỏa…).
2.4. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một hệ thống các công trình phức tạp, nó dùng phương thức đặc biệt để trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, đồng thời lại dùng hình thức sản phẩm vật chất đặc biệt để kết hợp chặt chẽ mình với đối tượng phục vụ. Do vậy, nó có những đặc điểm mang tính quy luật về phương thức hình thành và phương thức tác động.
Tính thống nhất của phát triển
Tính thống nhất của phát triển đòi hỏi phải coi cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một hệ thống độc lập có quy hoạch thống nhất, đầu tư thống nhất và xây dựng thống nhất. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một hệ thống thống nhất trên mặt đất và dưới mặt đất, nếu như việc xây dựng chúng không được tiến hành theo đúng quy hoạch thống nhất, thì hệ thống đường sá trên mặt đất và hệ thống đường ống dưới mặt đất sẽ bị rối loạn, không thể ổn định trong một thời gian dài. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phải ăn khớp với dân số đô thị, sản xuất đô thị, xây dựng nhà ở đô thị và phương thức bố cục đô thị. Phát triển thống nhất kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển mạnh mẽ các hạng mục xây dựng đô thị, rút nhắn chu kì xây dựng, hạ thấp giá thành công trình và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tính đi trước của xây dựng
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thường căn cứ vào lượng cầu của quy hoạch đô thị đối với cơ sở hạ tầng để tiến hành phát triển và xây dựng thống nhất, hình thành một lượng đi trước nhất định của năng lực cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn, việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một Thành phố cần phải căn cứ và quy hoạch tổng thể của Thành phố trong từng giai đoạn. Giai đoạn trước mắt do dân số và nhu cầu chưa cao nên chỉ cần một số lượng nhất định các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị để xây dựng trước. Còn trong dài hạn, do dân số tăng cao và do nhu cầu cũng tăng nên mới tiếp tục xây dựng tiếp những hạng muc “đi sau”.
Tinh đồng bộ của vận hành
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một bộ phận của cơ sở hạ tầng đô thị, nó cần phải phục tùng yêu cầu của hạ tầng chung đô thị. Nó không chỉ là khâu nối mối quan hệ mật thiết giữa người và tự nhiên, mà còn tạc tạo hình tượng của mối quan hệ giữa sản xuất và sinh hoạt đô thị. Cơ sở hạ tầng ở thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau, thông qua các hình thức khác nhau để cung cấp cho xã hội các loại hình dịch vụ khác nhau. Cơ sở hạ tầng cung cấp nước sạch cho đô thị, đồng thời gánh vác nhiệm vụ thoát nước thải cho đô thị; Cơ sở hạ tầng mở rộng giao thông, đồng thời lại phải giảm thiểu tiếng ồn và ô nhiễm; Cơ sở hạ tầng tập trung cung cấp nhiệt, khí đốt cho đô thị, đồng thời lại cần làm cho đô thị xanh, sạch, đẹp, bảo vệ sinh thái bầu khí quyển…Giữa các hệ thống của cơ sở hạ tầng đô thị tồn tại mối quan hệ xã hội đa dạng trong đó giữa các bộ phận lại có quy luật vận hành khác nhau, do vậy phải duy trì sự ăn khớp giữa các phương pháp, giữa các hệ thống. Chẳng hạn như quản lý hoạt động vận tải tại các đầu mối giao thông – nơi giao nhau giữa đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không.
Tính tổng hợp của phục vụ
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một hệ thống không phục vụ riêng cho một đơn vị xã hội cụ thể và đặc biệt, mà cung cấp điều kiện phục vụ chung cho sản xuất và xã hội hóa của toàn bộ đô thị. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng sản phẩm phục vụ đồng nhất, kết hợp chặt chẽ nó với hàng vạn đối tượng phục vụ mà khi đứng trước cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì mọi sự khác biệt giữa chúng sẽ biến mất. Phục vụ mà kết cấu hạ tầng đô thị cung cấp có một đặc điểm rõ ràng là: đối tượng phục vụ vừa có người tiêu dùng sản xuất, vừa có người tiêu dùng sinh hoạt. Đặc tính phục vụ chung cho sản xuất vật chất và sinh hoạt xã hội của đô thị thể hiện tính tổng hợp của phục vụ do kết cấu hạ tầng đô thị thực hiện. Ví dụ như cấp nước đô thị bao gồm nước dùng cho công nghiệp, nước dùng cho sinh hoạt, nước dùng cho phòng cháy chữa cháy; cung cấp điện đô thị bao gồm điện công nghiệp, điện dân dụng, điện thị chính…
Tính gián tiếp của hiệu quả
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phần lớn là hề thống mang tính lâu dài, chúng có đầu tư lớn, hạng mục nhiều, chu kỳ xây dựng dài và đi trước, thu hồi khấu hao chậm chạp, hơn nữa còn không ngừng bỏ thêm chi phí bảo dưỡng duy tu. Hiệu quả kinh tế của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị được biểu hiện một cách gián tiếp thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường cho đối tượng phục vụ.
Có nhiều chủ thể quản lý và mang nặng tính đặc thù
Mang tính xã hội rất cao, được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác
Các công trình mang tính vĩ mô hơn là vi mô, liên quan đến nhiều Quận, Thành phố
2.5. Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Cung cấp các dịch vụ thiết yếu.
Hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế vì cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển thì sẽ thu hút được các nguồn vốn (FDI, ODA) → đầu tư sẽ tăng → tổng cầu tăng (AD↑) → Sản lượng tăng.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển → giảm chi phí (chi phí đi lại, bảo dưỡng, sửa chữa…) → lợi nhuận tăng.
Là cơ sở nền tảng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung và của hệ thống đô thị nói riêng.
Là nhân tố quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo.
Là tiền đề cho việc thực hiện văn minh đô thị.
Góp phần nâng cao dân trí.
Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước trên thế giới.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
3.1. Các yếu tố về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.
3.1.1. Vị trí địa lý.
a. Khái niệm.
Vị trí địa lý được xem là phương diện quan trọng nhất của lãnh thổ. Nó được xét đến theo các khía cạnh:
Tọa độ địa lý: được xác định bởi kinh độ và vĩ độ của các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của lãnh thổ.
Diện tích: là độ đo dùng để đo độ lớn của bề mặt. Diện tích bề mặt của một đối tượng là toàn bộ những gì ta có nhìn thấy của đối tượng.
Hình thể: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ, phòng thủ quốc gia, ảnh hưởng tới thị trường và sự phân bố các ngành kinh tế.
Biên giới: rất quan trọng vì nó hạn định vùng kiểm soát đất đai.
b. Ảnh hưởng của vị trí địa lý.
Đô thị là hệ thống lớn mang tính mở cửa, nó chỉ có trao đổi năng lượng với bên ngoài mới duy trì được sự sống còn và phát triển của bản thân. Do đó vị trí đia lý của đô thị có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là vị trí địa lý của giao thông và vị trí địa lý kinh tế. Giao thông trở thành phương tiện và môi giới cơ bản để đô thị trao đổi năng lượng với bên ngoài. Dựa vào giao thông sẽ giải quyết được việc cung cấp bổ sung năng lượng cần thiết cho đô thị, hội tụ được tài nguyên trong khu vực đô thị và phát huy, khuyếch tấn công năng của đô thị ra bên ngoài. Như vậy, nhờ sự ưu việt của vị trí địa lý giao thông mà đô thị sẽ ngày càng đổi mới, CSHTKTĐT ngày càng phát triển. Chẳng hạn như đô thị Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh của Việt Nam hoặc Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc đều nằm ở của sông chảy ra biển, ở vị trí giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt. Rất thuận lợi cho việc phát triển CSHTKTĐT của đô thị. Hơn nữa, vị trí địa lý kinh tế cũng có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của đô thị nói chung và của CSHTKTĐT nói riêng. Một vùng kinh tế với các thành phố lớn và nhỏ sẽ góp phần hỗ trợ nhau cùng phát triển. Các đô thị vừa và nhỏ sẽ đóng vai trò là các đô thị vệ tinh cho thành phố lớn. Có tác dụng hỗ trợ cho sự hoạt động có hiệu quả của các thành phố lớn với các đơn vị kinh tế trong vùng. Mối liên hệ giữa các thành phố lớn với các đơn vị kinh tế trong vùng trở thành điều kiện cần thiết để cho chúng được phát triển nhanh chóng với quy mô ngày càng rộng lớn theo hiệu ứng lan tỏa. Cũng như vậy, vị trí địa lý kinh tế có lợi cho một đô thị sẽ rất nhanh dẫn đến sự hưng thịnh và phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị đó.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên.
a. Khái niệm.
Bao gồm các yếu tố về địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Chúng tồn tại ở khoảng không gian chứa ranh giới các địa quyển, tạo ra môi trường tự nhiên, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của một lãnh thổ, một quốc gia.
b. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
Trong quá trình phát triển thì đất đai đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là nhân tố vật chất không thể thiếu được. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt. Do đó, đất đai có tác động trực tiếp đến phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên các mặt như sau:
Đất đai có vai trò như chỗ dựa, địa điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đất đai mỗi vùng có cấu tạo thổ những khác nhau. Vì vậy, đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng các công trình.
Đất đai ở mỗi nước đều thuộc một trong những hình thức sở hữu nhất định. Ngay như nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân cũng được giao cho các tổ chức và cá nhân sử dụng trong những thời gian nhất định. Trong khi đó, việc xây dựng và quản lý các cơ sở hạ tầng thường có tính chất công cộng. Do đó, tình trạng đất đai theo các chế độ sở hữu khác nhau cũng ảnh hưởng đến huy động chúng cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Tài nguyên đất đai có tác dụng ức chế đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hai khía cạnh: Thứ nhất, đất đai dùng để mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị chịu sự hạn chế của núi cao, sông ngòi, ao hồ xung quanh hoặc chịu sự hạn chế của tài nguyên phong cảnh, ruộng lúa cao sản, sân bay, di tích văn hóa lịch sử, các nhân tố này hoặc không thể khắc phục được hoặc phải bằng giá thành tương đối lớn mới có thể khắc phục được. Thứ hai, khi quy mô đô thị hóa quá lớn, việc sử dụng đất đai vào các mục đích sẽ rất căng thẳng, từ đó hạn chế sự phát triển và mở rộng của hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Tài nguyên nước, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khoáng sản cũng có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến CSHTKTĐT. Nó góp phần vào việc cung cấp đầu vào cho sự phát triển cơ sở hạ tầng.
Khí hậu, thủy văn là một trong những nhân tố rất quan trọng tác động đến CSHTKTĐT