Công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu (Bac Lieu fisheries joint stock company)theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 600300027 ngày 20 tháng 7 năm 2006 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bạc Liêu cấp.
Ngành nghề kinh doanh: Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản. Buôn bán thủy sản, Kinh doanh xuất nhập khẩu, khai thác thủy sản, nuôi các loại thủy sàn, buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu, máy móc thiết bị, nhập khẩu các loại thực phẩm chế biến
10 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích roe của công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
&
TIỂU LUẬN MÔN :
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Đề tài:
PHÂN TÍCH ROE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẠC LIÊU
Giảng viên: Nguyễn Thu Hằng
Lớp: K50D
Nhóm: 9
Danh sách sinh viên
STT
Tên
MSSV
1
Trần Võ Ngọc Châu
1101017043
2
Trần Mỹ Duyên
1101017076
3
Hoàng Mai Hương
1101017139
4
Trẩn Thị Thanh Thảo
1101017334
5
Bùi Thị Ngọc Trâm
1101017377
Giới thiệu về công ty
Công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu (Bac Lieu fisheries joint stock company)theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 600300027 ngày 20 tháng 7 năm 2006 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bạc Liêu cấp.
Ngành nghề kinh doanh: Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản. Buôn bán thủy sản, Kinh doanh xuất nhập khẩu, khai thác thủy sản, nuôi các loại thủy sàn, buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu, máy móc thiết bị, nhập khẩu các loại thực phẩm chế biến
Vốn điều lệ: 50 tỉ đồng
Thông tin giao dịch
Ngày GD đầu tiên
02/06/2008
KLNY đầu tiên
5,000,000
Giá niêm yết
11.20
Tổng Khối lượng niêm yết
5,000,000
Cổ Phiếu Quỹ
0
Khối lượng đang lưu hành
5,000,000
Nước ngoài được phép mua
2,450,000
(49%)
Nước ngoài sở hữu
245,100
(4.9%)
Phân tích ROE của công ty thủy sản Bạc Liêu
Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu ( Profit Margin)
1.1.Số liệu về các chỉ tiêu cần thiết được rút ra từ báo cáo tài chính của công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu
(Đơn vị: Triêu VNĐ)
Chỉ số
2008
2009
2010
2011
2012
Lợi nhuận sau thuế (Net income)
-5028
784
2210
5657
877
Doanh thu thuần (Sales)
229925
355734
447704
365075
263668
Tổng tài sản (Assets)
216494
338283
375916
423349
410409
Giá vốn hàng bán (Cost of goods sales)
209289
314030
372093
282151
197601
Lợi nhuận gộp (Gross profit=Net Sales – Cost of goods sales)
20636
41704
75611
82924
66067
Tỷ lệ lợi nhuận biên (Gross margin = Gross profit/Sales)
8.975101
11.72337
16.88861
22.71424
25.05689
(Đơn vị: %)
Chỉ số
2008
2009
2010
2011
2012
Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu (Profit margin = Net income /Sales )
-2.1868
0.220389
0.49363
1.549545
0.332615
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA=Net income/Assets)
-2.32247
0.231759
0.587897
1.33625
0.213689
1.2. Phân tích tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu
1.2.1 . Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu của công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu trong giai đoạn 2008-2012
Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu (Profit margin = Net income /Sales )
Trong giai đoạn 2008-2012, tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu của công ty biến động mạnh mẽ với xu hướng chung là tăng trong 5 năm. Năm 2008, tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu đạt mức thấp nhất trong 5 năm (-2.1868%), trong giai đoạn 2009-2011 tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu liên tục tăng và đạt mức 1.549545% năm 2011. Đến năm 2012, con số này giảm còn 0.332615%.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Trong đó, xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Bên cạnh đó, năm 2008, Hội đồng Liên minh Châu Âu đã ban hành quy định số 1005 về việc thiết lập hệ thống phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Theo tinh thần nội dung quy định này, kể từ ngày 01/01/2010, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Châu Âu phải có giấy chứng nhận đối với thủy sản khai thác trong nước và xác nhận cam kết đối với thủy sản nhập khẩu.
Từ năm 2008 đến 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng với tốc độ nhanh chóng, kéo theo sự gia tăng của tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu. Bởi lẽ, trong giai đoạn này để vượt qua tình hình khó khăn, công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu đã tăng cường chế biến các sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tăng cao; đồng thời đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành chế biến xuất khẩu.Từ đó, giảm lượng nguyên liệu đầu vào, nhưng vẫn đảm bảo doanh thu và lợi nhuận.
Năm 2012, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi nhưng còn chậm, lãi suất ngân hàng cao, giá nguyên liệu đầu vào tăng, đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu .Các thị trường lớn như: Nhật Bản; Mỹ; các nước EU, đã tận dụng triệt để hàng rào kỹ thuật, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Thêm vào đó nguồn nguyên liệu chế biến đầu vào không ổn định, còn phụ thuộc việc nhập khẩu; sản lượng nuôi trồng thuỷ sản giảm liên tục, khai thác thủy sản không thuận lợi cũng đã tác động xấu đến tăng trưởng mặt hàng hải sản xuất khẩu.Về phía các nước nhập khẩu thủy sản thì thường xuyên thay đổi các quy định, chế tài, nên các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong tỉnh gặp không ít khó khăn. Hòa chung tình hình đó công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu cũng phải đối mặt với tốc độ giảm mạnh của lợi nhuận sau thuế, kéo theo tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu giảm mạnh còn0.332615%.
1.2.2. So sánh tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu của công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu và công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng giai đoạn 2008-2012 (Đơn vị: %)
Chỉ số
2008
2009
2010
2011
2012
Tỉ lệ lãi ròng trên doanh thu của công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu
-2.1868
0.220389
0.49363
1.549545
0.332615
Tỉ lệ lãi ròng trên doanh thu của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng
2.253475
1.467223
1.580336
1.215159
0.680516
Trong cùng giai đoạn trên, tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng luôn cao hơn so với tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu của công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu. Với tỷ lệ này cao hơn chứng tỏ công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng đạt mức sinh lời trên doanh thu hằng năm cao hơn công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu. Tuy nhiên trong giai đoạn sắp tới cùng với những khó khăn và bất ổn mới của nền kinh tế, đặc biệt là những quy định chặt chẽ của WTO cùng những hàng rào kĩ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu thì bài toán nâng cao lợi nhuận lại đặt ra yêu cầu những nhà quản trị đổi mới và không ngừng nâng cao sức cạnh trạnh của doanh nghiệp mình. Do vậy, công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu vẫn có thể có cơ hội nâng cao vị thế của mình nếu nắm bắt được tình hình và tạo ra những lợi thế so sánh riêng.
2. Hệ số vòng quay tổng tài sản ( Asset Turnover)
Số vòng qua hàng tồn kho
Ngày thu tiền bình quân
Số ngày tiền mặt
Tỷ số vòng quay tài sản cố định
2008
5,07
52,5
37,6
2,4
2009
5.00
93,2
21.6
2.6
2010
3.10
37
25
3.6
2011
1,23
33,6
21,7
2,96
2012
1,13
34
9,1
3.3
Công ty Sóc Trăng năm 2012
6.3
30,45
1,2
3,4
Bảng phân tích tài sản của công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu ( giai đoạn 2008- 2010) Đơn vị: Triệu đồng
Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 vòng quay hàng tồn kho của Doanh nghiệp giảm từ 5.07 xuống 1,13 ( tức là giảm 3,94), giảm mạnh giai đoạn 2009 -2010 từ 5,00 xuống còn 3,10. Ta thấy, giai đoạn 2008-2009 vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ Doanh nghiệp bán hàng nhanh, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Điều này là do 11/01/ 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO, đây là một đòn bẩy cho kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Doanh nghiệp được mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm sang Mĩ, Châu Âu và được áp dụng các ưu đãi về mặt chính sách. Theo báo cáo của tồng cục thống kê năm 1999 Việt Nam mới chỉ xuất khấu 1.700 tấn cá tra, đến năm 2010 đã tăng lên 66000 tấn với giá trị 1,43 tỷ USD là một minh chứng rõ ràng về sự khởi sắc chung của ngành thủy sản nên ảnh hường tích cực đến doanh nghiệp. Tuy nhiên gia nhập vào tổ chức kinh tế lớn của thế giới còn có những thách thức khác như là các hàng rào kỹ thuật mà các nước phát triển sử dụng như luật chồng bán phá giá, tiêu chuẩn chất lượng nên hàng thủy sản Việt từng chạm giai đoạn suy thoái sau năm 2010 phù hợp với vòng quay hàng tồn kho doanh nghiệp giảm.Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015. Hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức, do chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi như: Kinh tế thế giới phục hồi chậm và chưa vững chắc do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; giá cả trong nước và lãi suất tín dụng tăng cao, chính sách tín dụng chặt chẽ và cắt giảm đầu tư công; tình hình thời tiết không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và diêm nghiệp; thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn.
Ngày thu tiền bình quân cho biết số ngày từ lúc bán hàng đến khi tiền về tài khoản hay thể hiện khả năng thu nợ từ khách hàng và chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Theo như bảng số liệu từ năm 2008 đến 2012 kì thu tiền bình quân của doanh nghiệp giảm từ 52,5 xuống 34. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì thời gian thu nợ ngắn lại, doanh nghiệp không bị khách hàng chiếm dụng vốn.
Số ngày tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả. Giai đoạn 2008-2012 số ngày tiền mặt giảm từ 37,6 xuống còn 9,1 cho thấy số lượng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn để đảm bảo cho chi trả nợ ngắn hạn giảm, mức độ an toàn của doanh nghiệp không cao.
Đòn bẩy tài chính
2008
2009
2010
2011
2012
So sánh với công ti Sóc Trăng năm 2012
Ngày phải trả bình quân
220.874
235.673
230.161
337.228
440.127
78.214
Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản
0.652
0.787
0.798
0.811
0.803
0.677
Tỉ số thanh toán lãi vay
0.5
1.121
1.085
1.192
1.055
1.627
Tỉ số thanh khoản hiện hành
0.745
0.789
0.855
0.897
0.906
1.144
Tỉ số thanh toán nhanh
0.426
0.490
0.328
0.231
0.164
0.422
- Ngày phải trả bình quân cho biết 1 ngày mua vật tư bình quân thì doanh nghiệp trì hoãn được bao nhiêu ngày để thanh toán khoản phải trả, cho thấy doanh nghiệp có khả năng tận dụng được nguồn tín dụng mà người bán đã cung cấp.Hệ số này của doanh nghiệp ngày càng cao (220.874 à440.127). Đây là chỉ số duy nhất mà công ti cổ phần thủy sản Bạc Liêu khách quan hơn công ti cùng ngành Sóc Trăng .
- Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng trong những năm 2008-2011(từ 0.625 à 0.811), có giảm nhẹ vào năm 2012, chỉ số này cao hơn so với doanh nghiệp cùng nghành là công ti cổ phần thủy sản Sóc Trăng (0.677). Chỉ số này của doanh nghiệp là khá cao, nó vứa có ưu điểm lấn nhược điểm. Ưu điểm: tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính và có cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Tuy nhiên, nhược điểm là doanh nghiệp đã sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản, khiến doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay, khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng tiếp tục được vay nợ của doanh nghiệp thấp.
-Tỉ số thanh toán lãi vay đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả lãi vay của doanh nghiệp. Khả năng trả lãi của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và múc độ sử dụng nó. Vào năm 2008, tỉ số này của doanh nghiệp là quá thấp, nguyên nhân xuất phát do cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường xuất khẩu hàng thủy sàn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường Mỹ, lúc này các ngân hàng Mỹ đang thắt chặt tín dụng, ngân hàng không cho nhà nhập khẩu Mỹ vay tiền nên khả năng thanh toán của họ rất yếu, họ phải chờ bán được hàng mới có tiền trả cho các nhà xuất khẩu trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy mà sức mua trên thị trường thế giới đang giảm sút rất đáng kể, nhiều hợp đồng bị cắt khiến doanh nghiệp vay nợ để sản xuất nhưng hàng hóa lại không tiêu thụ được.. Năm 2012, hệ số này giảm do nhiều doanh nghiệp thủy sản lâm vào tình cảnh nợ nần rất nhiều, khó khăn đặc biệt trong ngành nuôi trồng thủy sản khi doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu từ người nông dân vì đa phần họ sợ DN mua cá trả chậm hoặc quỵt nợ như đã từng xảy ra trong thời gian qua. Bên cạnh đó, nông dân ở đây có tâm lý lo lắng và muốn được thanh toán tiền mặt ngay mới chịu bán cá. Điều này đã khiến các nhà máy thiếu cá để chế biến hoặc chỉ hoạt động cầm chừng làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, khó trả nợ cho ngân hàng. Trong khi đó, tình hình sản xuất trong nước cũng gặp nhiều bất lợi như giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, từ 16%-30% so với năm trước, cùng nhiều chi phí sản xuất mới phát sinh như các khoản phí về cấp giấy phép, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế Các loại hàng hóa cung ứng đầu vào như giá điện, xăng dầu cũng tăng cao kéo theo giá thành sản phẩm tăng và làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này. Mặt khác, do chính sách thắt chặt tín dụng, giá ngoại tệ tăng, lãi suất ngân hàng còn cao làm nợ doanh nghiệp ngày càng tăng.
- Tỉ số thanh khoản hiện hành của doanh nghiệp luôn nhỏ hơn 1 trong suốt khoảng thời gian 2008-2012, điều đó cho thấy một phần nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đã được đầu tư vào tài sản dài hạn là những tài sản khó chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán, khả năng phá sản của doanh nghiệp tăng lên.Một tín hiệu tốt là chỉ số này đang tăng lên trong thời gian gần đây(0.745 à 0.906) nhưng vẫn còn thấp so với công ti cùng ngành Sóc Trăng (1.144)
- Hệ số này cho biết những chỉ tiêu có tính thanh khoản cao nhất trong tài sản NH của doanh nghiệp có đáp ứng đượ c nhu cầu nợ ngắn hạn hay không. Một nghịch lí ở đây là hệ số này đang ngày càng giảm trong doanh nghiệp (từ 0.426à0.164). Điều đó cho thấy tài sản ngắn hạn nhưng có tính thanh khoản thấp như hàng tồn kho chiếm một bộ phận rất lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này thấp hơn rất hiều so với doanh nghiệp cùng ngành (0.422)
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu
Công ty CP thủy sản Sóc Trăng
Năm
Profit margin
Asset turnover
Financial leverage
ROE (%)
ROE (%)
2008
-2,0936
1,1094
3,0301
-7,038
16.3
2009
0,211
1,0984
4,677
1.084
8.81
2010
0.4885
1,2273
4,8949
2.935
11.1
2011
1.5303
0,8732
5,3036
7.087
10.77
2012
0,3299
0,6475
5,0761
1.084
6.43
Phân tích ROE từ năm 2008 đến năm 2012:
Năm 2008:
Thứ hai ngày 02/6/2008, Công ty Cổ phần Thuỷ sản Bạc Liêu chính thức giao dịch lần đầu.Tổng khối lượng chứng khoán đăng ký là 5,000,000 cổ phiếu mệnh giá 10,000đồng/cổ phiếu.
Theo báo cáo tài chính quý II/2008, doanh thu sáu tháng từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Thủy sản Bạc Liêu (BLF) đạt 106,98 tỉ đồng, tăng 142,5% so với năm trước. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không tăng theo tương ứng là do lãi suất ngân hàng tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2008, làm chi phí lãi vay cho lượng hàng tồn kho 35 tỷ hiện tại tăng thêm 265 triệu/tháng. Trong 2 quý sau đó, dù doanh thu cao nhưng giá vốn hàng bán tăng mạnh, đồng thời các chi phí khác đồng loạt tăng dẫn đến công ty bị lỗ. Nhìn chung tỉ suất ROE trong 2 quý đầu năm 2008 còn nhiều biến động, có thể đánh giá là cổ phiếu BLF trong giai đoạn 2008 hầu như chưa đem lại thu nhập cho các cổ đông.
Với tình hình đó, để tiết giảm tối đa chi phí lãi vay, ban lãnh đạo công ty đã chủ động thay đổi chính sách hàng tồn kho: cắt giảm hàng tồn kho đến mức tối ưu nhất, tập trung vào những đơn hàng có vòng quay vốn nhanh và tỷ suất lợi nhuận cao.Công ty thủy sản Bạc Liêu cho biết đã hạn chế sản xuất mặt hàng tôm sú với nhu cầu vốn lưu động cao. Thay vào đó, công ty chuyển sang mặt hàng tôm thẻ. Bên cạnh đó, năm 2009, lường trước những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, BacLieufis sẽ không quá chú tâm vào sản phẩm tôm đông lạnh.
Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2008, CTCP Thủy sản Bạc Liêu đã ký kết nhiều hợp đồng có giá trị: hợp đồng Hợp tác với công ty SAJO – Daerin ( Hàn Quốc), hợp đồng cung cấp hàng với đối tác Nhật trị giá 7 triệu USD, hợp đồng xuất khẩu sản phẩm nông sản đã qua chế biến tổng trị giá 10 triệu USD với UNI FOODS ( Nhật), hợp đồng 7 triệu USD với SHOKURYU.
Năm 2009:
Tỉ suất ROE quý I năm 2009 đạt 1,86%. Giá Cổ phiếu BLF đóng của phiên giao dịch ngày 31/3/2009 là 7800đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/06/2009, cổ phiếu BLF tăng trần lên 14.100 ngàn đồng với 30.500 cổ phiếu được giao dịch.
Trong năm 2009, cổ phiếu ngành thủy sản là một trong những nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn, biến động mạnh hơn chỉ số VN-Index. Sự biến động quá mạnh của cổ phiếu ngành thủy sản trong thời gian này được xem lại một hiện tượng không bình thường. Nguyên nhân, có thể những biến động đó không hoàn toàn đến từ triển vọng của ngành nghề kinh doanh chính mà là những kỳ vọng về hoạt động đầu tư bất động sản và tài chính của các doanh nghiệp này.
Năm 2010:
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2010, Ban lãnh đạo của BLF cho biết nợ phải trả tăng do đầu tư nhà máy Gành Hào – sản xuất chả cá Surimi. BLF sẽ bán cổ phần 65% nhà máy Gành Hào, BLF sẽ có khả năng trả nợ. Công ty đã ký biên bản ghi nhớ, theo ý kiến của 2 bên sẽ thành lập công ty liên doanh giữa BLF và Pháp, trong đó Pháp chiếm 65% - bán nhà máy sản xuất chả cá Surimi.
Ngoại trừ BLF có LNST 6 tháng đầu năm 2010 tăng 140% so với cùng kỳ 2009; các công ty còn lại đều có lợi nhuận giảm mạnh.BTH lỗ 73 triệu đồng trong quý II/2010 sau soát xét. Tỉ suất ROE trong 3 quý đầu năm 2010 liên tục tăng: 0.35% quý I; 2,53% quý II và 2,95% quý III.
Ngày 14/10/2010, Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản vừa có thông báo danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản vi phạm về VSATTP, trong đó có Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu (DL 240), địa chỉ: Số 89 Quốc lộ 1A, ấp 2, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Quý III chứng kiến một sự giảm sụt giá mạnh của BLF. Lợi nhuận ròng đạt -3,065,318,000 đồng, công ty lỗ và ROE lúc này ở mức -4,07%.
Năm 2011:
Gần nửa năm sau khi kết thúc năm 2011, Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu mới công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011 trên HNX. Ngày 21/05/2012 do Công ty vi phạm nhiều lần quy định về công bố thông tin Đặc biệt, đến ngày 18/05/2012, Công ty chưa công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011, Sở GDCK Hà Nội thông báo đưa cổ phiếu BLF vào diện diện bị cảnh báo.
Nhìn lại giá cổ phiếu BLF từ 2010 đến 2012 từ mức 20.000 đồng/CP hồi năm 2010, cổ phiếu này còn vỏn vẹn 5.000 đồng kết thúc phiên giao dịch ngày 27/6/2012. Tỉ suất ROE giảm mạnh từ năm 2011 đến năm 2012
Từ 2008 đến nay, khả năng thanh toán của BLF đã rơi vào diện đáng cảnh báo.Nợ ngắn hạn luôn vượt tài sản ngắn hạn dẫn đến cả 2 hệ số thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh đều dưới 1.
Đáng ngại hơn, đến cuối quý I/2012 nợ ngắn hạn của BLF là 316 tỷ đồng trong đó vay nợ ngắn hạn 228 tỷ đồng trong khi tài sản ngắn hạn chỉ 282 tỷ đồng. Hệ số thanh toán hiện thời 0,9 lần và hệ số thanh toán nhanh (=(Tài sản ngắn hạn-hàng tồn kho)/ nợ ngắn hạn) chỉ còn 0,2 lần. Điều đó có nghĩa là, kể cả giải phóng hết lượng hàng tồn kho ở khoản mục tài sản ngắn hạn, công ty vẫn không đủ khả năng chi trả những khoản nợ ngắn hạn.Sự sống, còn của BLF phụ thuộc vào việc giãn nợ của các chủ nợ. Hiện tượng này xảy ra đã hơn 4 năm và không cải thiện qua các năm.Thậm chí, hụt khả năng thanh toán nhanh đã ở mức báo động cuối quý I/2012.
Điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và rủi ro của cổ phiếu BLF và một số giải pháp
Điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và rủi ro của cổ phiếu BLF
Điểm mạnh
Mô hình sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực, có thể hỗ trợ lẫn nhau tạo điều kiện thuận lợi trên thị trường khi có một trong những lĩnh vực nào đó gặp khó khan
Quy mô nhỏ so với các công ty cùng ngành đăng niêm yết trên sàn, cơ cấu tổ chức không phức tạp là một lợi thế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu tổ chức, chuyển đổi hay mở rộng ngành nghề kinh doanh.
Cơ cấu sản phẩm đa dạng, đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng mới như rau củ đông lạnh, và các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm như rau quả nhồi tôm, sushi đông lạnh...Việc làm này nhằm đón đầu thị trường đang dần chuyển dịch sang những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nguyên liệu rau chiếm tỷ trọng lớn, đây cũng là một giải pháp nhằm giải quyết tính chất thời vụ của ngành sản xuất tôm.
Điểm yếu
So với các công ty ngành thủy sản đã niêm yết, thị phần của