Công dân: là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về một nhà nước nhất định, nhờ đó con người được hưởng chủ quyền của nhà nước và được bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài; đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước
Khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch( theo Điều 49 HP 1992)
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích sự kế thừa và phát triển các quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG LỊCH SỬ LẬP HiẾN ViỆT NAM NHÓM TRÌNH BÀY: A2 Chương I: Khái niệm và các nguyên tắc1.1 Công dân Công dân: là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về một nhà nước nhất định, nhờ đó con người được hưởng chủ quyền của nhà nước và được bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài; đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước Khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch( theo Điều 49 HP 1992) 1.2 Nghĩa vụ cơ bản của công dân Nghĩa vụ là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội và cộng đồng =>Nghĩa vụ cơ bản của công dân là nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiện đối với nhà nước và là tiền đề để đảm bảo các quyền cơ bản của công dân được thực hiện 1.3 Những nguyên tắc Hiến pháp của nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam Nguyên tắc của pháp luật XHCN là những nguyên lí, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm, là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Chương II: Sự kế thừa và phát triển các quy định về nghĩa vụ cơ bản củacông dân qua các bản Hiến pháp Mỗi bản Hiến pháp 1946,1959,1980,1992 đã phản ánh tình hình thực tế của đất nước và nhiệm vụ chính trị của sự nghiệp Cách mạng qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể; tạo nên quá trình xây dựng và phát triển nền lập pháp và nền hành chính Việt Nam Nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong bốn bản Hiến pháp thể hiện mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa nhà nước và nhân dân, và luôn có sự điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước đặt ra trong mỗi thời kì 2.1 Hiến pháp 1946 2/9/1945 kỳ họp QH thứ nhất ngày 2-3-1946 Đại biểu Quốc hội khóa I Trước nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là xây dựng Hiến pháp, ngày 20/09/1945 Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp ngày 9/11/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Hiến pháp 1946 bao gồm lời nói đầu và bảy chương, bảy mươi điều. Chương “nghĩa vụ và quyền lợi cơ bản của công dân” được xếp ở chương thứ hai bao gồm mười tám điều Nghĩa vụ của công dân được quy định trong mục A với 2 điều Khác với trật tự các Hiến pháp sau này, HP 1946, tiêu đề chương nghĩa vụ được đặt trước quyền lợi Những nghĩa vụ được quy định trong HP 1946 khá đơn giản nhưng hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ và tất cả các nghĩa vụ đó đều được quy định lại trong các bản HP tiếp theo Một điểm khác nữa là HP 1946 chưa quy định nghĩa vụ đóng thuế do chưa phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. => HP 1946 là bản HP đầu tiên được xây dựng trên cơ sở tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh; là một bản HP dân chủ, tiến bộ,mẫu mực trên nhiều phương diện. Lần đầu tiên trong lịch sử, địa vị pháp lí của công dân đã được ghi nhận cụ thể và địa vị đó gắn liền với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia 2.2 Hiến pháp 1959 Miền Bắc đi lên xây dựng Xã hội chủ nghĩa Đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam Đây là bản HP XHCN đầu tiên của nước ta Hiến pháp 1959 được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959 HP 1959 bao gồm “ lời nói đầu” và 10 chương, 112 điều Nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định ở chương III,gồm 4 điều: 39 42 Tính hoàn chỉnh của chế định nghĩa vụ của công dân ở HP 1959 so với HP 1946 là một bước phát triển dài, không chỉ tăng về số lượng mà còn hoàn thiện hơn về nội dung Về số lượng: Nếu như Hiến pháp 1946 chỉ có 2 điều thì tới Hiến pháp 1959 đã bổ sung thêm thành 4 điều: + Điều 39: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội.” + Điều 40: “Tài sản công cộng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thiêng liêng không thể xâm phạm. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng” + Điều 41: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật” + Điều 42: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Về nội dung: phong phú, sâu sắc, toàn diện hơn về các mặt kinh tế - chính trị - xã hội; không chỉ dừng lại ở việc xác định nghĩa vụ mà còn làm rõ hơn về mặt ý nghĩa, tính chất, nghĩa vụ phải tuân theo đó HP 1946 Tiêu đề: đặt “ nghĩa vụ” trước “quyền” Công dân có nghĩa vụ “tôn trọng” HP Hp 1959 Tiêu đề: đặt “ quyền lợi” trước nghĩa vụ và thêm cụm từ “ cơ bản” Công dân có nghĩa vụ phải “tuân theo” HP Hiến pháp 1959 Có những quy định nghĩa vụ mới như: + Tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (điều 40) + Có nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật (điều 41) + Tuân theo kỷ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội (điều 39) => HP 1959 là một bước phát triển mới của Hiến pháp 1946, đã cụ thể hóa và mở rộng hơn những điều luật, trong đó có nghĩa vụ công dân 2.3 Hiến pháp 1980 Xe tăng tiến thẳng vào Dinh độc lập Miền Nam hoàn toàn giải phóng Hiến pháp 1980 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 7, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 18 tháng 12 năm 1980, hồi 15 giờ 25 phút Bao gồm “Lời mở đầu”, 12 chương, 147 điều Nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định ở chương V, với các điều được quy định chung với quyền công dân 54,58,60,64,66 và những điều được quy định riêng 76,77,78,79,80. Hiến pháp 1980 một mặt ghi nhận lại nghĩa vụ của công dân đã quy định trong hai Hiến pháp trước, mặt khác quy định thêm một số nghĩa vụ mới phù hợp với tình hình mới, giai đoạn mới của nền dân chủ XHCN Hiến pháp năm 1980 đã ghi nhận lại những nghĩa vụ như: - công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỉ luật lao động - công dân có nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc. HP 1959 - nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và quân sự của công dân được đặt tại điều 42- vị trí cuối của chương quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân HP 1980 Nghĩa vụ công dân phải trung thành với Tổ quốc(điều 76) và bảo vệ XHCN, làm quân sự, tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (điều 77) được đưa lên vị trí đầu Nhấn mạnh “ phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất đối với dân tộc” Hiến pháp 1980 bổ sung thêm nhiều nghĩa vụ mới: công dân phải trung thành với Tổ quốc( điều 76) công dân phải tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; phải bảo về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phải giữ gìn bí mật Nhà nước tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật Hiến pháp 1980 quy định một số quyền đi liền với nghĩa vụ của công dân như : lao động là quyền, nghĩa vụ và vinh dự hàng đầu của công dân ( điều 58) học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (điều 60) cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội, con cái có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ (điều 64) thanh niên phải làm tròn nhiệm vụ lực lượng xung kích trong phong trào thi đua xây dựng CNXH và bảo về Tổ quốc trong Cách mạng về quan hệ sản xuất, Cách mạng khoa học kĩ thuật, Cách mạng tư tưởng và văn hóa (điều 66) => Hiến pháp 1980 là bản Hiến pháp xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, sứ mệnh của Nhà nước là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp lần này, đã thể hiện sự tiến bộ nhất định, là tiền đề cho Hiến pháp 1992 sau này.