Phân tích và đánh giá cổ phiếu ctcp xi măng Hoàng Mai

Thị trường chứng khoán Việt Nam có lịch sử không lâu đời. Ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật. Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Năm 2007 đánh dấu một giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ. Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh. Cùng với những diễn biến phức tạp cả trong nước và trên trường quốc tế, năm 2009 trôi qua với những sự lên xuống khó lường của những mã cổ phiếu. Vậy là, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, thị trường chứng khoán đã trải qua hầu như mọi giai đoạn thịnh suy kéo theo đó là đủ cung bậc cảm xúc của nhà đầu tư. Tuy nhiên, có một thực tiễn là nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam khá đông nhưng số người thực sự hiểu biết về phương pháp đầu tư chứng khoán lại không nhiều. Đa phần trong số họ đều hành động theo cảm tính và bị tâm lý số đông lấn áp. Điều này chính là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thị trường khi không thể định giá cổ phiếu theo đúng cách. Từ thực tiễn đó, nhóm sinh viên xin mạnh dạn thực hành những kiến thức được tiếp thu vào việc định giá một mã cổ phiếu trên thị trường. Cổ phiếu chúng tôi chọn là mã HOM của công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai - một mã cổ phiếu mới chính thức được lên sàn vào tháng 7/2009 và đã ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

doc44 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3678 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và đánh giá cổ phiếu ctcp xi măng Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam có lịch sử không lâu đời. Ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật. Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Năm 2007 đánh dấu một giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ. Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh. Cùng với những diễn biến phức tạp cả trong nước và trên trường quốc tế, năm 2009 trôi qua với những sự lên xuống khó lường của những mã cổ phiếu. Vậy là, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, thị trường chứng khoán đã trải qua hầu như mọi giai đoạn thịnh suy kéo theo đó là đủ cung bậc cảm xúc của nhà đầu tư. Tuy nhiên, có một thực tiễn là nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam khá đông nhưng số người thực sự hiểu biết về phương pháp đầu tư chứng khoán lại không nhiều. Đa phần trong số họ đều hành động theo cảm tính và bị tâm lý số đông lấn áp. Điều này chính là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thị trường khi không thể định giá cổ phiếu theo đúng cách. Từ thực tiễn đó, nhóm sinh viên xin mạnh dạn thực hành những kiến thức được tiếp thu vào việc định giá một mã cổ phiếu trên thị trường. Cổ phiếu chúng tôi chọn là mã HOM của công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai - một mã cổ phiếu mới chính thức được lên sàn vào tháng 7/2009 và đã ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Phần I: Giới thiệu về công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai và mã cổ phiếu HOM 1.1Giới thiệu chung về doanh nghiệp 3 1.2 Giới thiệu mã cổ phiếu 5 Phần II: Phân tích và định giá cổ phiếu 2.1 Phân tích cơ bản 8 2.1.1 Phân tích vĩ mô nền kinh tế 8 2.1.2 Phântích ngành 15 2.1.3 Phân tích công ty 19 2.1.3.1 Phân tích cơ bản về công ty 19 2.1.3.2 Phân tích tài chính 21 2.2 Định giá cổ phiếu HOM 28 2.2.1.Phương pháp chiết khấu cổ tức 28 2.2.2.Phương pháp chiết khấu luồng tiền DCF 31 2.2.3.Định giá theo phương pháp P/E và P/B 38 2.2.3.1.Phương pháp P/E 38 2.2.3.2.Phương pháp P/B 39 2.2.4.Định giá dựa trên giá trị tài sản ròng 40 Phần III: NHẬN XÉT VỀ MÃ CỔ PHIẾU HOM 3.1.Nhận xét về mã cổ phiếu HOM 40 3.2. Khuyến nghị với các nhà đầu tư 41 Danh mục tài liệu tham khảo 43 Kết luận 45 Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHÂNG XI MĂNG HOÀNG MAI VÀ MÃ CỔ PHIẾU HOM 1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, trụ sở tại Thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Tiền thân là Công ty xi măng Nghệ An được thành lập ngày 07 tháng 10 năm 1995,  sau các bước triển khai theo quy định về đầu tư xây dựng, ngày 15 tháng 4 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 216/TTg phê duyệt đầu tư dự án nhà máy xi măng Hoàng Mai - Nghệ An công suất 4.000 tấn clinker/ngày (tương đương 1,4 triệu tấn xi măng/năm). Hiện nay, Công ty là thành viên duy nhất thuộc khu vực Miền Trung của T ổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM). Ngày 09/03/2007, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 367/QĐ-BXD về việc thực hiện cổ phần hóa các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (nay là Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam). Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, công ty xi măng  Hoàng Mai đã thành lập Ban cổ phần hóa phối hợp với Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt triển khai thực hiện các thủ tục ngay từ đầu năm 2007. Đến tháng quý III/2007 các thủ tục cổ phần hóa hoàn thành, ngày 30/11/2007 Công ty tổ chức bán đấu giá cổ phiếu cho các cổ đông. Ngày 03/3/2008 Công ty tổ tức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và thành lập Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai và bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Công ty.Ngày 01/04/2008, Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai đã chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ 720 tỷ đồng . Là một trong 9 thành viên của VICEM, tỷ lệ sở hữu của VICEM trong HOM là 70.96% tương đương 510,918 tỷ đồng trong đó đại diện sở hữu là các cá nhân. Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai là đơn vị đầu tiên của Tổng Công ty CN xi măng Việt Nam áp dụng mô hình tiêu thụ sản phẩm qua nhà phân phối chính, xi măng Hoàng Mai đã tận dụng được năng lực của xã hội và xác lập lợi ích hài hòa giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Hiện nay công ty có tới 33 nhà phân phối chính trên toàn quốc, trong đó 3 nhà phân phối dự án. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là: - Sản xuất, kinh doanh xi măng và clinker; - Mua bán xi măng, clinker, thiết bị, phụ tùng, vật tư công nghiệp; - Khai thác, chế biến khoáng sản; - Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng; - Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; - Kinh doanh vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, phà sông biển; - Kinh doanh đầu tư bất động sản Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã cung cấp xi măng xây dựng công trình các tầng lớp dân cư và các dự án lớn như: Cầu Vình Tuy (Hà Nội), Thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An), thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Trung tâm hội nghị quốc gia (Hà Nội), dự án thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt (Thanh Hóa), Thủy điện Hố Hô (Quảng Bình), Thủy điện Buôn Kơup (Đắc Lắc)...v v. Với mục tiêu chất lượng là hàng đầu, Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã đạt được nhiều danh hiệu. Tháng 8 năm 2004, Công ty đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001:1996. Sản phẩm của Công ty đã đạt nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm tổ chức tại Hà Nội, Thành phố Vinh, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, giải thưởng sao vàng đất Việt năm 2004, giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2004, giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2005, giải thưởng vàng chất lượng năm 2005 và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 1.2 Giới thiệu mã cổ phiếu Ngày 26/05/2009, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HaSTC) chính thức công bố tiếp nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai. Theo đó, Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Mai sẽ được chấp thuận và chính thức niêm yết cổ phiếu của mình tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong thời gian tới. Ngày 02/07/2009 ,CTCP Xi măng Hoàng Mai gửi công văn số 1226/TB-TTLK đến Trung tâm Lưu ký Chứng khoán về việc đăng ký cổ phiếu. Ngày 03/07/2009 Sở GDCK Hà Nội đã có Quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của CTCP Xi măng Hoàng Mai. Ngày 9/7/2009, cổ phiếu HOM của CTCP Xi măng Hoàng Mai giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX). Theo bản cáo bạch của Xi măng Hoàng Mai và thông tin từ HNX, số lượng cổ phiếu HOM đã đăng ký niêm yết là: 72.000.000 cổ phiếu, tương ứng với 720.000.000.000 VND. Trong đó, số cổ phiếu thuộc diện hạn chế chuyển nhượng (cổ phiếu của các thành viên HĐQT, Ban TGĐ, Ban KS) chiếm tới trên 70%. Như vậy, số lượng cổ phiếu thực tế được phép giao dịch chuyển nhượng chỉ là gần 30%.Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên, giá khớp lệnh cao nhất của HOM đạt 18.000 đồng/CP, thấp nhất 15.500 đồng/CP và giá khớp lệnh bình quân đạt 16.600 đồng/CP. Cổ phiếu Hoàng Mai đã có phiên chào sàn khá thành công với mức giá bình quân trong phiên giao dịch đạt 16.600đ/cp, là mức giá cao nhất trong số các mã cổ phiếu của công nghiệp xi măng Việt Nam. Kết thúc phiên giao dịch, đã có 367.800 đơn vị cổ phiếu HOM được chuyển nhượng, tương đương với giá trị 6,1 tỷ đồng, dư cầu còn lại là 478.100 cổ phiếu. Tương quan cung cầu của Hoàng Mai trong phiên đầu giao dịch là khá tích cực khi khối lượng đặt mua lên tới 845.900 đơn vị, bằng tới 1,69 lần khối lượng đặt bán. Khối lượng đặt mua và khối lượng giao dịch của Hoàng Mai ở mức cao trong bối cảnh tính thanh khoản toàn thị trường hạn chế hiện nay thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư đến mã cổ phiếu này.  Điều này cũng có thể giải thích bởi nhiều nhà phân tích chứng khoán cho rằng với nhiều thế mạnh cụ thể, HOM là mã cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng và sẽ sớm bứt phá. Kết thúc năm 2009, Công ty ước đạt tổng sản lượng sản xuất 1.340.000 tấn clinker, đạt 100% kế hoạch năm; tổng sản lượng tiêu thụ xi măng là 1.766.000 tấn, doanh thu ước đạt 1.330 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ước đạt trên 150 tỷ đồng. Đây là những kết quả kinh doanh khả quan, tuy nhiên cùng với những biến động bất ổn của thị trường, mã chứng khoán HOM cũng giảm . Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội nhận được Nghị quyết số 09/2009/QĐ.HĐQT ngày 02/12/2009 của Hội đồng quản trị CTCP Xi măng Hoàng Mai và công văn số 1695A/XMHM-TCKT ngày 28/12/2009 về việc mua lại cổ phiếu của công ty làm cổ phiếu quỹ, Từ ngày 7/1 đến ngày 31/3, CTCP Xi măng Hoàng Mai sẽ thực hiện mua lại cổ phiếu của công ty làm cổ phiếu quỹ với tổng số lượng đăng ký là 1 triệu cổ phiếu nhằm bình ổn giá cổ phiếu HOM trên thị trường, Công ty sẽ dùng nguồn vốn nhàn rỗi để mua số cổ phiếu này. Tuy nhiên cho đến tháng 5/2010, giá mã chứng khoán HOM vẫn dao động khá mạnh, lên đến đỉnh 15.500 vào giữa tháng 3 và giảm xuống dưới mức13.000 trong khoảng giữa tháng5 Hình ảnh biểu đồ giá mã HOM trong 3 tháng gần đây:  Phần II:PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 2.1 PHÂN TÍCH CƠ BẢN: 2.1.1 Phân tích vĩ mô nền kinh tế: Bối cảnh kinh tế năm 2009 được thể hiện qua một số đặc điểm sau: -Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng và bắt đầu có dấu hiệu của suy giảm chậm lại. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam: Về ngắn và trung hạn: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế suy giảm. Xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP đã bộc lộ rõ qua 2 tháng đầu năm 2009: sản xuất công nghiệp chỉ tăng 2,5%, trong đó riêng khu vực nhà nước còn giảm – 4,4% so với cùng kỳ 2008. Thứ hai, thương mại giảm sút. Nền kinh tế nước ta có độ mở khá lớn (kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP vượt quá 170%) nên tác động của việc suy giảm tăng trưởng thương mại thế giới có tác động tiêu cực với tăng trưởng kinh tế trong nước. Đặc biệt là việc thu hẹp các “đầu ra” chính cho xuất khẩu hàng hoá của ta là Mỹ, EU, Nhật Bản (thường chiếm tổng cộng trên 50% kim ngạch xuất khẩu) sẽ làm giảm động lực tăng trưởng quan trọng này. Trong khi đó, Trung Quốc, hiện chiếm khoảng 7% kim ngạch xuất khẩu và 20% kim ngạch nhập khẩu của ta, lại đang giảm nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam, đồng thời tăng mạnh áp lực cạnh tranh về giá cả lên các doanh nghiệp của ta. Thứ ba, đầu tư nước ngoài sụt giảm. Dòng FDI đang giảm mạnh trên toàn cầu, sẽ gây khó khăn cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. Tính đến 20/2/2009, số dự án FDI giảm 65% còn vốn đăng ký chỉ đạt 1,5 tỷ USD, giảm 69% so với cùng kỳ 2008. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư gián tiếp gần như cạn kiệt. Dòng kiều hối cũng sẽ sụt giảm. Thứ tư, du lịch và xuất khẩu lao động sa sút. Lượng khách nước ngoài vào Việt Nam tháng 1/2009 ước tính đạt 370 ngàn lượt người, giảm 11,9% so với cùng kỳ 2008. Trong khi, nhiều lao động xuất khẩu buộc phải về nước trước thời hạn. Thứ năm, mất cân đối vĩ mô trầm trọng hơn. Về vấn đề thất nghiệp, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải giãn thợ hay sa thải công nhân góp phần làm giảm việc làm, tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm thu nhập của một bộ phận người lao động. Theo thông tin tháng 2/2009 của Bộ LĐ-TB-XH, ít nhất có 400 ngàn lao động tại các doanh nghiệp đã mất việc làm. Nghiên cứu của VASS cho biết, có khả năng tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 sẽ lên đến 6,7%. Thâm hụt ngân sách có thể vượt ngưỡng kỷ lục 8% do các nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô, thuế xuất-nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, … giảm mạnh (dự báo có thể giảm 50 đến 90 ngàn tỷ đồng trong 2009) trong khi nhu cầu chi ngân sách tăng lên do phải kích cầu và hỗ trợ an sinh xã hội. Cán cân thương mại và cán cân vãng lai có thể chỉ được cải thiện trong ngắn hạn. Chính sách tiền tệ chỉ còn một hành lang hẹp: vừa phải nới lỏng, vừa phải đề phòng lạm phát quay trở lại. Giải pháp hỗ trợ lãi suất 4% có tác dụng tích cực giúp DN giảm chi phí vốn, lập lại cân bằng trên bảng kế toán, nhưng lại gây mất cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại hối. Về dài hạn, chúng ta thấy những nguy cơ và cơ hội như sau: Nguy cơ lạm phát cao và khả năng đình lạm trên toàn cầu Nguy cơ khan hiếm nguồn vốn đầu tư FDI Nguy cơ thương mại toàn cầu phục hồi chậm và cạnh tranh thương mại gia tăng. Và còn có các cơ hội: Cơ hội công nghệ rẻ Cơ hội hội nhập quốc tế về tài chính ít rủi ro hơn. -Các trung tâm kinh tế thế giới tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã dần phục hồi. Nền kinh tế Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro, Anh, Nhật Bản đều đã tăng trưởng trong quý IV/2009. Dù năm 2009 rất khó khăn bởi suy thoái kinh tế trầm trọng nhưng theo giới phân tích, hậu quả của khủng hoảng không quá nặng nề như những dự đoán được đưa ra trước đó. Và những tín hiệu vui xuất hiện vào dịp cuối năm 2009 sẽ trở thành tiền đề tốt cho năm 2010. Hiện, kinh tế Hoa Kỳ được phục hồi nhờ sự tiếp sức của thị trường lao động dần ổn định và sự gia tăng đôi chút trong lĩnh vực sản xuất. Kinh tế Hoa Kỳ đã tăng trưởng 2,2% trong quý III/2009. Ngoài ra, theo thông tin từ Chính phủ nước này, mới đây, tỷ lệ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2008. Với khu vực EU, hầu hết các nước đã bắt đầu tăng trưởng từ quý III/2009. Kinh tế Nga đã tăng trưởng tốt trong quý IV/2009 và dự đoán năm 2010 sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3 - 5%. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng dự đoán các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 6,6% năm 2010; Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,9%, Ấn Độ 7%. -Kinh tế khu vực cũng vẫn đang gặp khó khăn, chưa có dấu hiệu của phục hồi rõ rệt và tăng trưởng mạnh trở lại Khi thị trường xuất khẩu toàn cầu sụp đổ, đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm mạnh, những nước ASEAN nào có nền kinh tế càng mở càng bị tác động nặng nề. Đa số các nền kinh tế trong ASEAN thuộc nhóm 50 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Trong đó,Malaysia (xuất khẩu bằng 100% GDP), Singapore (xuất khẩu bằng 200% GDP) và Thái Lan (xuất khẩu bằng 60% GDP) nằm trong danh sách 10 nước phụ thuộc nhiều nhất vào xuất khẩu. Tháng 10/2008, Singapore đã trở thành nước châu Á đầu tiên bước vào suy thoái. Tình hình ngày càng nặng nề sau khi các nền kinh tế lớn trên thế giới lâm vào khủng hoảng, trong đó có các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Singapore như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Trong cùng một cảnh ngộ tại vùng Đông Nam Á, có thể kể đến Thái Lan. Nếu trước lúc xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, tỷ trọng xuất khẩu trong nền kinh tế nước này chỉ là 40 %, thì hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên mức 60%. Với tình trạng kinh tế khó khăn tại ba thị trường nhập khẩu chủ chốt là châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản từ sau khi khủng hoảng tài chính bùng phát, rõ ràng xuất khẩu của Thái Lan, Singapore và của các nước châu Á khác đều bị tuột dốc. Việt Nam chẳng hạn, đã phải ghi nhận đà sụt giảm của của xuất  khẩu kể từ tháng 7 năm ngoái đến nay. Indonesia, vào tháng 10 vừa qua, đã ghi nhận tỷ lệ giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2007. Ngoài ra, những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu đã làm giảm mạnh ý định đầu tư mạo hiểm vào các thị trường đang nổi lên, kết quả là dòng vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài giảm mạnh. Trong khi đó, các nhà đầu tư thuộc các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đang rút vốn về nước để bù đắp cho thua lỗ ở kinh tế nội địa, nên dòng vốn đầu tư tư nhân cũng chưa có dấu hiệu tăng trở lại. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tổng lượng vốn đầu tư toàn cầu sẽ giảm tới 47%, chỉ còn 530 tỷ USD trong năm 2009, do kinh tế toàn cầu suy thoái, đầu tư trực tiếp của nước ngoài có thể còn giảm mạnh hơn. Nền kinh tế Singapore có nguy cơ thụt lùi với tỷ lệ âm 2% trong năm 2009. Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan năm 2008 chỉ đạt 3%, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến 5,1% mà chính phủ nước này đưa ra hồi tháng 9 vừa qua. Đà suy giảm sẽ trở nên trầm trọng hơn và nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2009 chỉ đạt khoảng 1%, mức thấp nhất trong mười năm qua. Tuy nhiên, khác với cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á cách đây 10 năm, lần này Đông Nam Á chỉ nằm ở ngoại vi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hệ thống ngân hàng, cán cân tài chính và dự trữ ngoại tệ của các nước trong vùng khá hơn trước, tạo điều kiện cho các nền kinh tế khu vực chống đỡ được một phần tác động xấu từ bên ngoài. Phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, các nền kinh tế Đông Nam Á chỉ khởi sắc khi các thị trường chính hồi phục, dự đoán vào nửa cuối 2009 hoặc 2010./. -Kinh tế trong nước bắt đầu có dấu hiệu phục hồi yếu ớt sau những chao đảo của thời kỳ cuối năm 2008 đầu 2009. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì mức tăng GDP của Việt Nam năm 2009 là 5,32% là một thành công lớn. So với mức 6,18% của năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay thấp hơn, nhưng đã vượt mục tiêu. Nếu như hai quí đầu, sức tăng trưởng kinh tế vẫn bị chững lại, chỉ dưới 5% do còn độ trễ của đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, thì hai quí sau, tốc độ đã nâng dần lên 6,04% và 6,9%. Trong cơ cấu GDP, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52% và khu vực dịch vụ tăng 6,63%. Ông Nguyễn Đức Hòa, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, Việt Nam là một trong số ít các nước giữ được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao. -Các chính sách vĩ mô của Chính phủ trong thời gian gần đây là tương đối đúng và cơ bản là kịp thời nhằm kiềm chế lạm phát . Trong bối cảnh kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, hàng loạt quốc gia tiến hành thực hiện những gói kích cầu nhiều nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Chính phủ lựa chọn giải pháp hỗ trợ lãi suất mà không chọn giải pháp như gói kích thích kinh tế các nước, và không chỉ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn hỗ trợ cho cả hộ sản xuất Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô và kinh nghiệm kích thích kinh tế của các nước, để chống suy giảm kinh tế, chính sách tài khoá đóng vai trò cơ bản, còn chính sách tiền tệ là hỗ trợ. Tuy nhiên, việc sử dụng các gói kích thích kinh tế  ở các nước cũng khác biệt nhau, tuỳ thuộc vào khả năng của ngân sách nhà nước, tình trạng khủng hoảng tài chính và mục tiêu kinh tế vĩ  mô của mỗi nước. Gói kích thích kinh tế của Anh tương ứng 5% GDP, Mỹ (30%), Trung Quốc (30%), Pháp (14%), Thụy Điển (1,5%), Nga (16,3%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,9%), Ấn Độ (0,8%), Malaysia (1,2%), Kazăcxtan (14,3%)... Khi nghiên cứu thực hiện gói kích thích kinh tế 17.000 tỷ đồng, có nhiều phương án được đặt ra: thứ nhất, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả vốn lưu động và đầu tư tài sản cố định. Thứ hai, sử dụng để đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quy mô lớn như đường cao tốc, quốc lộ, sân bay, cảng biển. Thứ ba, xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở xã hội, các khu ký túc xá sinh viên; nhà ở cho người nghèo, lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cấp bù lãi suất tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quá trình thảo luận giữa các cơ quan hữu quan cho thấy, nếu sử dụng 17.000 tỷ đồng cho quá nhiều đối tượng sẽ làm phân tán nguồn lực, không tạo nên tính đột phá và việc giải ngân chậm nguồn vốn kích cầu còn làm xấu hơn tình hình kinh tế - xã hội. Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 17/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phương án tối ưu là sử dụng toàn bộ 17.000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho khoản vay ngân hàng bằng VND của doanh nghiệp, hộ sản xuất (dự kiến lan tỏa dư nợ khoảng 630.000 tỷ đồng) bắt đầu thực hiện từ tháng 2/2009, đối với hầu hết các ngành, lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế. Lãi suất tiền vay sau khi được hỗ trợ còn khoảng từ 4 - 6%/năm, tương đương với lãi suất tiền vay bằng đồng bản tệ ở nhiều nước (Thái Lan 7%/năm, Malaysia 6,5%/năm, M
Luận văn liên quan