Phân tích VCP trong quản trị kinh doanh

Chi phí là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là quá trình tiêu dùng các yếu tố sản xuất kinh doanh (tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động) để tạo ra các sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Trong quá trình này, một mặt doanh nghiệp tiêu dùng một bộ phận nguồn lực (làm phát sinh chi phí), mặt khác doanh nghiệp tạo ra nguồn lực mới dưới dạng sản phẩm, công việc, lao vụ.

doc67 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích VCP trong quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1 Lý luận cơ bản về phân tích V - C – P trong quản trị kinh doanh 5 1.1.1 Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 5 1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh 5 1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 5 1.1.2 Phương pháp phân tích V - C - P trong quản trị kinh doanh 13 1.1.2.1 Khái niệm phương pháp V – C – P 13 1.1.2.2 Giả định trong phương pháp phân tích VCP 14 1.1.3 Nội dung phương pháp VCP trong phân tích kinh doanh. 14 1.1.3.1 Số dư đảm phí (Mdp) 14 1.1.3.2 Tỉ lệ số dư đảm phí (Kdp) 15 1.1.3.3 Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp (Kcp) 15 1.1.3.4 Đòn bẩy kinh doanh (Dkd). 15 1.1.3.5 Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và điểm hòa vốn. 16 1.2 Những công trình và tài liệu đã công bố có liên quan. 21 PHẦN II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1 Mục tiêu nghiên cứu. 23 2.1.1 Mục tiêu tổng quát. 23 2.1.2 Mục tiêu cụ thể. 23 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 24 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: 24 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu: 24 2.3 Nội dung nghiên cứu. 24 2.4 Phương pháp nghiên cứu. 24 PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1 Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may 19 Bộ Quốc Phòng. 26 3.1.1 Giới thiệu chung về công ty. 26 3.1.2 Đặc điểm các yếu tố nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của công ty. 27 3.1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. 27 3.1.2.2 Đặc điểm về lao động của công ty. 28 3.1.2.3 Đặc điểm về nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty. 29 3.1.3 Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. 31 3.1.3.1 Sản phẩm, thị trường và khách hàng của công ty. 31 3.1.3.2 Công nghệ sản xuất của công ty. 31 3.1.3.3 Tổ chức sản xuất của công ty 32 3.1.3.4 Đặc điểm về bộ máy quản lý 33 3.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 35 3.2 Đặc điểm và kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 37 3.2.1 Các loại chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 37 3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 37 3.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp 39 3.2.1.3 Chi phí sản xuất chung 39 3.2.1.4 Chi phí bán hàng 40 3.2.1.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 40 3.2.2 Tình hình phát sinh chi phí của công ty năm 2008 41 3.2.2.1 Tình hình phát sinh tổng chi phí năm 2008 41 3.2.2.2 Tình hình phát sinh chi phí từng loại chi phí SXKD từng loại sản phẩm 42 3.3 Phân tích V- C - P trong công ty 45 3.3.1 Tính toán một số chỉ tiêu. 45 3.3.1.1 Mức dư đảm phí 45 3.3.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí 46 3.3.1.3 Cơ cấu chi phí 47 3.3.1.4 Đòn bẩy kinh doanh(ĐBKD) 48 3.3.2 Lập hàm chi phí sản xuất. 48 3.3.2.1 Lập hàm chi phí sản xuất cho sản phẩm Đồng phục thu đông. 49 3.3.2.1 Lập hàm chi phí sản xuất cho sản phẩm Đồng phục xuân hè. 50 3.3.2.1 Lập hàm chi phí sản xuất cho sản phẩm Áo Jacket. 51 3.3.3 Phân tích hoà vốn: 52 3.3.3.1 Sản lượng hoà vốn: 52 3.3.3.3 Thời gian hoà vốn: 53 3.3.3.4 Tỷ lệ hoà vốn: 54 3.3.3.5 Đồ thị 55 3.3.3.6 Doanh thu an toàn 56 3.4 Một số đề xuất và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 58 3.4.1 Các giải pháp 58 3.4.2 Các đề xuất 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 65 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CC: Cao cấp   CNTTSX: Công nhân trực tiếp sản xuất   CPSX: Chi phí sản xuất   DN: Doanh nghiệp   fc: Chi phí bất biến tính cho một đơn vị sản phẩm   FC: Tổng chi phí bất biến   GĐ ĐH: Giám đốc điều hành   MMTB: Máy móc thiết bị   NVL: Nguyên vật liệu   PGĐ: Phó giám đốc   PGĐKD: Phó giám đốc kinh doanh   sp: Sản phẩm   SX: Sản xuất   SXKD: Sản xuất kinh doanh   TSCĐ: Tài sản cố định   V – C – P : Khối lượng - Chi phí - Lợi nhuận   vc: Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm   VC: Tổng chi phí biến đổi   VCP: Khối lượng - Chi phí - Lợi nhuận   XNK: Xuất nhập khẩu   LỜI MỞ ĐẦU Mọi doanh nghiệp đều có mục tiêu cơ bản là thu lợi nhuận. Mức lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu được phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp nước ta đang hoạt động trong cơ chế thị trường, chịu sự tác động các qui luật của thị trường, bất cứ một quyết định sai lầm nào đều dẫn đến hậu quả khó lường và đôi khi dẫn đến phá sản. Do đó việc ra quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết. Trách nhiệm ra quyết định này thuộc về các nhà quản trị. Các nhà quản trị sẽ tổ chức, phối hợp, ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong công ty, nhằm mục tiêu chỉ đạo hướng dẫn công ty để đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích đánh giá và đề ra những dự án chiến lược trong tương lai. Phân tích mối quan hệ khối lượng - chi phí - lợi nhuận là một công cụ kế hoạch hóa và quản lí hữu dụng. Qua việc phân tích này, các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng và đặc biệt là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng, giảm lợi nhuận ra sao. Ngoài ra, thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả hoạch định kế hoạch trong tương lai. Với những ý nghĩa đó, việc ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận vào hoạt động quản trị của các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, tuy nhiên vận dụng nó là một vấn đề rất mới mẻ. Xuất phát từ vấn đề này nên chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ khối lượng – chi phí - lợi nhuận”. Qua đề tài này, chúng em sẽ có cơ hội nghiên cứu các lý thuyết đã được học, so sánh với các điều kiện kinh doanh thực tế để rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc tổ chức, điều hành và ra quyết định kinh doanh trong tương lai. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý luận cơ bản về phân tích V - C – P trong quản trị kinh doanh 1.1.1 Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là quá trình tiêu dùng các yếu tố sản xuất kinh doanh (tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động) để tạo ra các sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Trong quá trình này, một mặt doanh nghiệp tiêu dùng một bộ phận nguồn lực (làm phát sinh chi phí), mặt khác doanh nghiệp tạo ra nguồn lực mới dưới dạng sản phẩm, công việc, lao vụ. 1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như việc phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. Có nhiều phương pháp phân loại chi phí sản xuất , mỗi phương pháp sẽ đáp ứng cho một số yêu cầu của nhà quản trị. 1.1.1.2.1 Phương pháp phân loại chi phí theo chức năng của chi phí Phương pháp này phân loại chi phí theo chức năng, tác dụng của bản thân các chi phí đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Theo phương pháp này người ta chia làm hai loại sau: Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Thông thường, chi phí sản xuất bao gồm các loại sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Chi phí NVL trực tiếp gồm chi phí về những loại nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể của sản phẩm và có thể xác định được một cách tách biệt, rõ rang cho từng loại sản phẩm cá biệt trên cơ sở các định mức tiêu hao. - Chi phí NVL trực tiếp thường được chia thành chi phí nguyên liệu chính và chi phí vật liệu phụ (vật liệu gián tiếp). + Chi phí lao động trực tiếp: Bao gồm các chi phí về tiền lương, tiền công của những người trực tiếp chế tạo ra sản phẩm. Chi phí này có thể tính toán tách biệt cho từng loại sản phẩm cụ thể. + Chi phí sản xuất chung: - Chi phí SX chung bao gồm những khoản chi phí mặc dù không liền quan trực tiếp đến từng sản phẩm cá biệt nhưng lại rất cần thiết để SX ra những loại sản phẩm đó. - Chi phí này thường bao gồm ba loại chính sau đây: +) Chi phí về nguyên vật liệu gián tiếp. +) Chi phí lao động gián tiếp trong phạm vi phân xưởng (tiền lương , tiền công của nhân viên phân xưởng, thợ sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị trong phạm vi phân xưởng). +) Các chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng. - Nhóm chi phí sản xuất chung có 4 đặc điểm sau: +) Gồm nhiều nội dung chi tiết khác nhau. +) Đều mang tính gián tiếp đối với từng loại sản phẩm và không thể tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm cá biệt mà phải qua khâu phân bổ. +) Bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. +) Các chi phí này thường đa dạng phong phú và thường khó kiểm soát. Chi phí ngoài sản xuất Chi phí ngoài sản xuất bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh bên ngoài lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp nhưng lại hết sức cần thiết cho việc phục vụ của doanh nghiệp. Chi phí này thường bao gồm các nội dung sau: + Chi phí quản lý Chi phí quản lý bao gồm những khoản chi có liên quan tới việc tổ chức, điều hành bộ máy quản lý trong doanh nghiệp . Chi phí này thường bao gồm những nội dung sau: - Chi phí nhân công của nhân viên quản lý - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ quản lý doanh nghiệp - Khấu hao TSCĐ dùng chung toàn doanh nghiệp - Chi phí quản lý hành chính toàn doanh nghiệp - Các loại chi phí khác cho bộ máy quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng bao gồm toàn bộ các khoản chi phục vụ cho quá trình tiêu thụ, lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng thường bao gồm: - Chi phí nhân công của nhân viên bán hàng - Chi phí dịch vụ mua ngoài cho khâu tiêu thụ - Khấu hao TSCĐ khâu bán hàng - Chi phí vận chuyển, bốc dỡ - Chi phí quảng cáo, tuyên truyền. - Chi phí xúc tiền thương mại - Chi phí bảo hành sản phẩm - Chi phí khác cho khâu tiêu thụ Phương pháp phân loại này chủ yếu phục vụ cho việc tính toán, kiểm soát giá thành sản phẩm và lựa chọn giải pháp tiết kiện chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 1.1.1.2.2 Phân loại tiêu chí theo tiêu chí tập hợp Theo phạm vi tập hợp chi phí SXKD người ta chia chi phí ra làm hai loại là chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm. Chi phí thời kỳ - Chi phí thời kỳ bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định (năm, quý, tháng) - Các chi phí thời kỳ có thể được tính vào giá thành sản phẩm hoặc chưa được tính vào giá thành sản phẩm tùy theo thời điểm hoàn thành của từng sản phẩm cá biệt. Chi phí sản phẩm - Chi phí sản phẩm bao gồm tất cả các khoản chi phí có liên quan đến một loại sản phẩm cụ thể. - Chi phí sản phẩm có thể phát sinh ở nhiều thời kỳ khác nhau nhưng cùng được tính vào giá thành của một loại sản phẩm cụ thể. Phương pháp phân loại chi phí này giúp cho nhà quản trị khi phân tích kết cấu chi phí và xác định phương pháp quản lý, theo dõi và phân bổ chi phí trong quá trình SXKD. 1.1.1.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quy mô sản xuất kinh doanh Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quy mô sản xuất kinh doanh là cách phân loại chi phí dựa trên xu thế biến động của chúng khi thay đổi quy mô SXKD. Theo phương pháp này, người ta chia chi phí thành các loại sau đây: Chi phí biến đổi - Chi phí biến đổi (còn được gọi là chi phí khả biến hay biến phí) bao gồm các khoản mục chi phí mà tổng số của chúng thay đổi theo cùng một tỷ lệ với sự thay đổi của sản lượng sản phẩm. - Loại chi phí này có hai đặc điểm sau đây: + Tổng số chi phí biến đổi (VC) thay đổi thuận chiều cùng một tỷ lệ với sự thay đổi của sản lượng sản phẩm + Chi phí biến đổi khi tính cho một đơn vị sản phẩm(vc) lại là đại lượng không đổi. - Biến phí thường chia thành 2 nhóm: + Biến phí tỷ lệ + Biến phí cấp bậc - Trong DN, những loại chi phí sau thường được xếp vào chi phí biến đổi: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí nhiên liệu, năng lượng dùng cho sản xuất + Một số chi phí trong chi phí sản xuất chung (dụng cụ sản xuất, bảo hộ lao động, chi bao bì, tiền hoa hồng…) Đặc điểm biến động của chi phí biến đổi được nêu trên đồ thị 1.1 Đồ thị 01: Đặc điểm biến động của chi phí khả biến Ghi chú: VC: Tổng chi phí khả biến vc: Chi phí khả biến của một đơn vị sản phẩm Chi phí cố định (định phí hay chi phí bất biến) - Chi phí cố định bao gồm các khoản chi phí không thay đổi hoặc thay đổi ít khi quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự biến động. - Loại chi phí này có đặc điểm: + Tổng số của chúng ít phụ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh. + Chi phí cố đinh khi tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ có xu thế biến đổi ngược chiều so với sự thay đổi của quy mô sản xuất. - Trong danh nghiệp, những chi phí sau thường được xếp vào CP cố định: + Chi phí thuê mặt bằng sản xuất và văn phòng + Chi phí nhân công của nhân viên quản lý doanh nghiệp + Một số chi phí quản lý hành chính khác trong phạm vi doanh nghiệp Đặc điểm biến động của chi phí bất biến được nêu trên đồ thị 02: Đồ thị 02: Đặc điểm biến động của chi phí bất biến Ghi chú: FC: Tổng chi phí bất biến fc: Chi phí bất biến tính cho một đơn vị sản phẩm Từ những đặc điểm nêu trên của các loại chi phí, chúng em tổng hợp lại sự biến thiên của chúng qua biểu 1.1 sau: Biểu 1.1 Đặc điểm biến thiên của các loại chi phí Quy Mô SXKD  Chi phí biến đổi  Chi phí cố định    Tổng số  Đơn vị sp  Tổng số  Đơn vị sp   Tăng  Tăng  Không đổi  Không đổi  Giảm   Giảm  Giảm  Không đổi  Không đổi  Tăng   Chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp bao gồm những khoản chi phí mà sự biến đổi của chúng không có mối liên hệ rõ ràng với quy mô sản xuất. Trong thực tế, để quản lý chi phí hỗn hợp, người ta thường tách nhóm chi phí này ra thành hai loại là chi phí biến đổi và chi phí cố định bằng hai phương pháp là: - Phương pháp cực đại cực tiểu - Phương pháp bình phương bé nhất Phương pháp này rất có ý nghĩa khi xác đinh các biện pháp hạ giá thành sản phẩm và quyết đinh quy mô sản xuất của doanh nghiệp. 1.1.1.2.4 Phân loại chi phí theo mối liên hệ với quá trình sản xuất Đây là phương pháp phân loại chi phí dựa trên mối quan hệ của bản thân chi phí đó tới quá trình sản xuất ra sản phẩm. Theo phương pháp này người ta chia ra làm hai nhóm: Chi phí trực tiếp Chi phí trực tiếp bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm cá biệt và có thể tính thẳng vào giá thành từng loại sản phẩm cá biệt. Chi phí gián tiếp - Chi phí gián tiếp bao gồm các khoản chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong thực tế không thể tách biệt được cho từng loại sản phẩm cá biệt là phải sử dụng phương pháp phân bổ thích hợp. - Về cơ bản, nhóm chi phí này bao gồm những khoản chi phí chung và chi phí quản lý. Cách phân loại này chủ yếu phục vụ cho việc xác định phạm vi, trách nhiệm quản lý của các bộ phận trong DN. 1.1.1.2.5 Phân loại chi phí theo mức độ kiểm soát : Đây là phương pháp phân loại chi phí dựa vào khả năng kiểm soát của các nhà quản trị đối với bản thân các chi phí đó. Phương pháp này chi toàn bộ chi phí SXKD của DN ra làm hai nhóm: Chi phí kiểm soát được Chi phí kiểm soát được bao gồm những khoản chi phí mà ở những cấp có thẩm quyền có thể quyết định được mức độ phát sinh của chi phí đó. Mức độ phát sinh của chi phí này phụ thuộc vào cấp ra quyết định. Chi phí không kiểm soát được Chi phí không kiểm soát được bao gồm những khoản chi mà trong phạm vi doanh nghiệp không thể kiểm soát được mức độ phát sinh của chúng. 1.1.1.2.6 Phân loại chi phí theo tính chất của chi phí Trong kinh doanh, để phục vụ cho các quyết định mang tính dài hạn , người ta còn phân biệt chi phí nguyên thủy cà chi phí cơ hội . Chi phí nguyên thủy (còn gọi là chi phí tài chính) Bao gồm tất cả các khoản chi được phản ánh ngay tại thời điểm phát sinh chi phí đó mà không hề kể đến những yếu tố thời gian. Chi phí này được phản ánh trong các chứng từ, sổ sách kế toán. Chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là lợi nhuận tiềm năng bị mất đi khi chọn phương án đầu tư này mà không lực chọn phương án đầu tư khác. Thông thường trong sổ sách kế toán thường chỉ phản ánh chi phí nguyên thủy, còn các chi phí cơ hội thường chỉ được xác định khi cân nhắc khi các phương án đầu tư khác nhau. 1.1.1.2.7 Phân loại chi phí theo yếu tố Đây là phương pháp phân loại chỉ căn cứ vào nội dung kinh tế ban đầu của chi phí mà không xem xét đến công dụng cụ thể và địa điểm phát sinh của chúng. Theo phương pháp này chi phí sản xuất được chia làm 8 yếu tố chủ yếu sau đây: - Nguyên vật liệu chính mua ngoài - Vật liệu phụ mua ngoài - Nhiên liệu mua ngoài - Năng lương mua ngoài - Tiền lương - Các khoản trích theo lương - Khấu hao TSCĐ - Các khoản chi phí bằng tiền khác Phương pháp này chủ yếu được dùng trong quá trình lập dự toán chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp trong từng thời kỳ. 1.1.1.2.8 Phân loại chi phí theo khoản mục Đây là phương pháp phân loại chi phí căn cứ vào công dụng và địa điểm phát sinh chi phí mà không kể đến nội dung kinh tế ban đầu của chúng. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí SXKD được chia thành các khoản mục sau đây: - Chi nguyên vật liệu trực tiếp gồm: + Chi phí nguyên liệu chính dùng vào SX + Vật liệu phụ dùng vào SX + Nhiên liệu dùng vào SX + Năng lượng dùng vào SX - Chi phí nhân công trực tiếp của CNTTSX gồm: + Tiền lương, tiền công CNTTSX + Các khoản trích theo lương của CNTTSX - Chi phí sử dụng máy móc thiết bị trực tiếp SX - Chi phí quản lý phân xưởng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí bán hàng Phương pháp này được dùng để lập KH và quản lý giá thành sản phẩm . 1.1.2 Phương pháp phân tích V - C - P trong quản trị kinh doanh 1.1.2.1 Khái niệm phương pháp V – C – P Phân tích mối quan hệ của Khối lượng – Chi phí – lợi nhuận (VCP) là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố và sự tác động của chúng đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp như: sau: - Giá bán sản phẩm - Khối lượng hoặc mức độ của hoạt động kinh doanh - Chi phí khả biến - Chi phí cố định - Kết cấu sản phẩm Phân tích VCP là một công cụ chủ yếu trong quá trình ra quyết định về sản xuất kinh doanh như: lựa chọn công xuất, định giá sản phẩm, chiến lược lưu thông và sử dụng các điều kiện sản xuất thuận lợi. Do tính hữu dụng to lớn như vậy, việc phân tích VCP đúng là một công cụ tốt cho người quản lý để khai thác khả năng tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2 Giả định trong phương pháp phân tích VCP - Phương pháp này dựa trên cơ sở chia tổng chi phí sản xuất kinh doanh làm hai nhóm: Chi phí khả biến và chi phí cố định. - Phương pháp này dựa trên nguyên tắc coi chi phí cố định hoàn toàn không thay đổi trong một giai đoạn nhất định. - Phương pháp này cũng giả định rằng giá cả được biết trước và không thay đổi. - Kết cấu hàng hóa và lượng hàng tồn kho không đổi trong việc tính toán điểm hoàn vốn, điều này có nghĩa là số sản phẩm sản xuất ra bằng số sản phẩm được bán. - Công nhân và máy móc thiết bị sản xuất và năng suất không đổi trong suốt giai đoạn tính toán. 1.1.3 Nội dung phương pháp VCP trong phân tích kinh doanh. Việc phân tích mối quan hệ giữa khối lượng, chi phí và lợi nhuận được tiến hành trên cơ sở phân tích 4 chỉ tiêu cơ bản sau đây: - Số dư đảm phí. - Tỉ lệ số dư đảm phí. - Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và điểm hòa vốn. - Cơ cấu chi phí và đòn bẩy kinh doanh. 1.1.3.1 Số dư đảm phí (Mdp) Số dư đảm phí là số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi tổng biến phí. Mdp = DT – Ckb Trong đó: Mdp: Số dư đảm phí DT: Doanh thu tiêu thụ Ckb: Chi phí khả
Luận văn liên quan