Phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á

Thế giới ngày nay đã chuyển dần từ thời đại công nghiệp sang thời đại công nghệ, trong đó thành công thuộc về các lực lượng nắm giữ công nghệ và thông tin, do đó quá trình sản xuất công nghiệp trong các thập kỷ vừa qua cũng đã có những biến đổi hết sức sâu sắc và rõ nét. Trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đã đạt đến mức rất cao. Các sản phẩm công nghiệp hầu hết không còn được sản xuất trọn bộ tại một không gian hay một địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các châu lục, các quốc gia, các địa phương khác nhau. Khái niệm Công nghiệp phụ trợ ra đời như là một cách tiếp cận sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là việc chuyên môn hoá sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất. Đề tài: “Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á” là sự kết hợp giữa những hiểu biết lý luận về công nghiệp phụ trợ và những đặc thù của ngành công nghiệp điện tử. Qua những phân tích về công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp điện tử sẽ cho thấy những tồn tại trong sản xuất công nghiệp và chỉ ra rằng công nghiệp phụ trợ chính là mũi đột phá chiến lược giúp cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam tiến nhanh thêm một bước. Trong chuyên đề này cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp điện tử nói riêng và những hướng gợi mở cho các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung.

doc88 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2756 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHỆP ĐIỆN TỬ 3 1.1. Những lý luận cơ bản về công nghiệp phụ trợ 3 1.1.1. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ 3 1.1.2. Thành phần của công nghiệp phụ trợ và mối quan hệ với các ngành khác 8 1.1.3. Các giai đoạn phát triển công nghiệp phụ trợ ở các nước đang phát triển 9 1.1.4. Đặc điểm của công nghiệp phụ trợ 11 1.1.5. Các loại hình công nghiệp phụ trợ 13 1.2. Những lý luận cơ bản về công nghiệp điện tử và công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp điện tử 14 1.2.1. Những khái niệm về công nghiệp điện tử 14 1.2.1.1. Khái niệm chung 14 1.2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử 15 1.2.1.3. Phân loại ngành công nghiệp điện tử 18 1.2.1.4. Vị trí của ngành công nghiệp điện tử 20 1.2.2. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử 21 1.2.2.1. Khái niệm 21 1.2.2.2. Một số nhóm phẩm điển hình của công nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử 22 1.2.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm điện tử 23 1.2.2.4. Mô hình chia sẻ công nghiệp phụ trợ - chia sẻ công nghiệp phụ trợ ngành điện tử cho các ngành khác 25 CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TRONG NHỮNG NĂM QUA 28 2.1.Tổng quan về sự phát triển công nghiệp điện tử khu vực Đông Á và những ảnh hưởng đến công nghiệp phụ trợ điện tử Việt Nam 28 2.1.1. Bức tranh tổng quát về công nghiệp điện tử khu vực Đông Á 28 2.1.2.Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam 31 2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công nghiệp phụ trợ thuộc ngành điện tử của Việt Nam 34 2.2. Thực trạng của sự phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành điện tử Việt Nam 39 2.2.1. Thực trạng của công nghiệp phụ trợ Việt Nam 39 2.2.2. Đánh giá chung về công nghiệp phụ trợ của Việt Nam 41 2.2.3.Thực trạng công nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử của Việt Nam 43 2.2.4. Sự quản lý của chính phủ đối với công nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử của Việt Nam trong những năm qua 47 2.2.5. Hiện trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành điện tử ở khu vực Đông Á và bài học cho Việt Nam 48 2.3. Đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành điện tử 55 2.3.1. Xem xét bối cảnh phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam 55 2.3.1.1. Bối cảnh công nghiệp quốc gia 55 2.3.1.2. Bối cảnh công nghiệp quốc tế và khu vực Đông Á 56 2.3.2. Xác định lợi thế so sánh của Việt Nam trong ngành công nghiệp phụ trợ điện tử tại khu vực Đông Á 57 2.3.3. Đánh giá tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam thông qua mô hình chuỗi giá trị. 60 2.2.4. Đánh giá nhu cầu mua sắm của các công ty đa quốc gia 63 2.3.4. Đánh giá về công nghiệp phụ trợ điện tử của Việt Nam thông qua phân tích mô hình SWOT 66 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VN 68 3.1. Dự báo nhu cầu về ngành công nghiệp phụ trợ thuộc công nghiệp điện tử Việt Nam 68 3.1.1. Nhu cầu về máy nguyên chiếc 68 3.1.2. Nhu cầu về linh kiện 69 3.1.3. Nhu cầu về phụ kiện nhựa 70 3.1.4. Nhu cầu về khuôn mẫu và các chi tiết sắt thép, cơ khí 70 3.1.5. Nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới 71 3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử 72 3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu(CSDL) công nghiệp phụ trợ 72 3.2.2. Thu hút vốn đầu tư 74 3.2.3. Phát huy tối đa lợi thế so sánh quốc gia 75 3.2.4. Phát triển các ngành công nghiệp chế tạo cơ bản 77 3.2.5. Đảm bảo nguồn nhân lực 78 3.2.6. Phát triển ngành công nghiệp điện tử 79 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Khái niệm các ngành công nghiệp phụ trợ 7 Sơ đồ 1.2 : Quan hệ giữa công nghiệp chính và công nghiệp phụ trợ 8 Sơ đồ 1.3 : Quy trình sản xuất sản phẩm điện tử 24 Bảng 1.1 : Mức nhựa phun máy cần thiết cho sản xuất một số sản phẩm 26 Sơ đồ 1.4: Chia sẻ công nghiệp phụ trợ cho nhiều ngành khác 27 Bảng 2.1 :Phân tích SWOT cho công nghiệp điện tử của Việt Nam 36 Sơ đồ 2.1 :Giá trị nhập khẩu các hàng điện tử, máy tính và linh kiện điện tử của VN 47 Hình 2.3: Chuỗi giá trị của một ngành công nghiệp 61 Bảng 2.2 :Phân tích SWOT cho công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam 67 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu về linh kiện 69 Bảng 3.2 : Dự báo nhu cầu về phụ kiện nhựa 70 Bảng 3.3 : Dự báo nhu cầu về khuôn mẫu 71 Sơ đồ 3.1 : CSDL CNPT giúp giảm thời gian dao dịch tiếp xúc 72 Sơ đồ 3.2 : Đảm bảo đầy đủ các thông tin trong CSDL về CNPT 73 LỜI MỞ ĐẦU Thế giới ngày nay đã chuyển dần từ thời đại công nghiệp sang thời đại công nghệ, trong đó thành công thuộc về các lực lượng nắm giữ công nghệ và thông tin, do đó quá trình sản xuất công nghiệp trong các thập kỷ vừa qua cũng đã có những biến đổi hết sức sâu sắc và rõ nét. Trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đã đạt đến mức rất cao. Các sản phẩm công nghiệp hầu hết không còn được sản xuất trọn bộ tại một không gian hay một địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các châu lục, các quốc gia, các địa phương khác nhau. Khái niệm Công nghiệp phụ trợ ra đời như là một cách tiếp cận sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là việc chuyên môn hoá sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất. Đề tài: “Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á” là sự kết hợp giữa những hiểu biết lý luận về công nghiệp phụ trợ và những đặc thù của ngành công nghiệp điện tử. Qua những phân tích về công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp điện tử sẽ cho thấy những tồn tại trong sản xuất công nghiệp và chỉ ra rằng công nghiệp phụ trợ chính là mũi đột phá chiến lược giúp cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam tiến nhanh thêm một bước. Trong chuyên đề này cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp điện tử nói riêng và những hướng gợi mở cho các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. Đề tài được chia làm ba chương: + Chương I: Những lý luận cơ bản về công nghiệp phụ trợ và công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử. + Chương II: Sự phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử trong những năm qua. +Chương III: Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Do vấn đề còn khá mới mẻ và với tr×nh ®é kiÕn thøc cßn h¹n chÕ nên chuyên đề thực tập này kh«ng thÓ tr¸nh khái nh÷ng sai sãt .KÝnh mong các thầy c« gi¸o vµ c¸c b¹n ®ãng gãp ý kiÕn ®Ó ®Ò tài cña em ®­îc hoµn thiÖn h¬n. Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n các cán bộ trong Viện nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp thuộc bộ Công thương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này. Và em xin đặc biệt cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hiển đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề này. Sinh viªn thùc hiÖn Nguyễn Thị Ngọc Linh CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHỆP ĐIỆN TỬ ****************** 1.1. Những lý luận cơ bản về công nghiệp phụ trợ 1.1.1. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ Khái niệm về công nghiệp phụ trợ (hay công nghiệp hỗ trợ) đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960 ở Nhật Bản, xuất phát ban đầu từ cách thức tổ chức sản xuất của người Nhật trong qúa trình xây dựng các mắt xích chuyên môn hóa của từng công đoạn sản xuất các sản phẩm và dịch vụ công nghiệp. Ở các nước khác nhau, tùy theo tình hình cụ thể và đặc thù của từng quốc gia khái niệm về công nghiệp phụ trợ hiện cũng chưa rõ ràng và có những sự khác biệt nhất định. Trong thế kỷ 20, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành công nghiệp thường được tổ chức theo các cách thức như sau: Cách thức thứ nhất: mô hình tích hợp – liên kết theo chiều dọc của công nghệ sản xuất. Theo cách này thì trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh sẽ có sự tập trung kiểm soát từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, nghĩa là từ sản xuất nguyên liệu đầu vào cho đến khi tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, trong đó việc kiểm soát bao trùm tất cả các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh như: kiểm soát giá cả, kiểm soát chất lượng sản phẩm, kiểm soát công nghệ, kiểm soát khối lượng sản xuất và tiêu thụ... Đây là mô hình tổ chức truyền thống và rất phổ biến ở hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ trong thế kỷ 20, từ đó đã tạo nên những tổ chức, tập đoàn sản xuất công nghiệp lớn trên thế giới. Cách thức thứ hai: phân chia quá trình sản xuất thành nhiều công đoạn. Đây là cách mà các nhà lắp ráp không sở hữu các bộ phận sản xuất, cung cấp nguyện liệu thô hay các vật tư, linh kiện, sản phẩm trung gian cấu thành của quá trình sản xuất kinh doanh hoặc các công đoạn thương mại tiêu thụ các sản phẩm cuối cùng. Các nguồn lực sẽ được tập trung vào một số khâu hay công đoạn chủ yếu mà các nhà sản xuất có thế mạnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo vệ các bản quyền sở hữu công nghiệp và phát triển thị trường. Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp sẽ được cung cấp bởi các đơn vị ngoài hệ thống doanh nghiệp đó, những đơn vị này được coi là những tổ chức thầu phụ của doanh nghiệp (hay còn gọi là tổ chức vệ tinh của doanh nghiệp). Liên kết theo kiểu này hiện nay ngày càng phát triển cả về chất và về lượng. Hình thức tổ chức này được gọi là tổ chức thầu phụ (vệ tinh) hay hướng thị trường. Cách thức thứ ba: tổ chức sản xuất kinh doanh mạng toàn cầu (global network) Trong vài thập kỷ gần đây, sự tác động của quá trình tự do hóa thương mại ngày càng diễn ra mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các hoạt động kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các hoạt động kinh tế ngày càng mang tính chất toàn cầu, điều đó đã hình thành nên các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trên thị trường toàn cầu. Trong mạng lưới sản xuất kinh doanh theo kiểu này, một tập đoàn sẽ nắm giữ vai trò trung tâm kiểm soát và điều phối các luồng hàng hóa và thông tin giữ vô số các công ty độc lập nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường một cách hiệu quả nhất. Nhận thấy, hai cách thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thứ hai và thứ ba dẫn đến quá trình sản xuất kin doanh một loại sản phẩm hàng hóa nào đó được phân chia thành rất nhiều công đoạn và phân đoạn, do vậy số lượng các tổ chức sản xuất kinh doanh hoạt động với tư cách độc lập (hoặc cùng là thành viên cấu thành của tổ chức nắm giữ vai trò chủ đạo trong quá trình) tham gia vào các công đoạn của cùng một quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Tổ chức chủ đạo với vai trò tạo cung có tác động thúc đẩy các tổ chức khác hoạt động trong các công đoạn đầu ra còn ở vai trò tạo cầu có tác động lôi kéo và thu hút các tổ chức khác hoạt động trong các công đoạn đầu vào của sản phẩm cuối cùng. Tác động của các tổ chức cấu thành hoạt động trong từng công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh tới tổ chức chủ đạo cũng giống như vậy nhưng theo chiều ngược lại. Mặt khác, hoạt động của các tổ chức cấu thành không chỉ hỗ trợ riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức chủ đạo nào đó, mà còn có thể hỗ trợ thêm cho các hoạt động của tổ chức sản xuất kinh doanh khác có liên quan. Một cách tổng thể, những tổ chức nắm giữ vai trò chủ đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh trên có thể chỉ nắm giữ vai trò là các tổ chức hoạt động trong các phân ngành của một ngành công nghiệp nào đó. Mô hình sản xuất thứ hai và thứ ba thường phát triển ở khu vực Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, rồi gần đây là Trung Quốc và khu vực ASEAN. Nếu xét về tỷ lệ giá trị gia tăng trong nội bộ tổ chức thì thông thường tổ chức nào có mức độ sản xuất tích hợp theo chiều dọc cao (cách thức một) thì có giá trị gia tăng nội bộ cao hơn so với chiều ngang (cách thức hai, ba). Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận hiệu quả của xu hướng tổ chức tổ chức sản xuất tích hợp theo chiều ngang vì cách thức này dựa trên sự phân công hợp tác sản xuất chặt chẽ, có mức độ chuyên môn hóa sâu, hoạt động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực từ tổ chức bên ngoài tổ chức chủ đạo, có khả năng xử lý linh hoạt các biến động của thị trường, thay đổi mẫu mã nhanh với chi phí giá thành thấp có khả năng cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập, tự do hóa thương mại mạnh mẽ. Từ cách thức tổ chức thứ hai và thứ ba, dưới tác động của các tổ chức sản xuất chủ đạo sẽ hình thành một loạt các cơ sở sản xuất vệ tinh, có nhiệm vụ sản xuất những phụ tùng, nguyên liệu, linh phụ kiện, cấu kiện... được chuyên môn hóa cao về công nghệ sản xuất nhằm cung ứng cho nhà lắp ráp sản phẩm cuối những sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh cao. Đối với các cơ sở sản xuất vệ tinh này, trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoàn thiện, cải tiến công nghệ sản xuất của mình sẽ trở thành nhà sản xuất, gia công các loại sản phẩm tương tự, cung ứng không chỉ riêng cho các tổ chức sản xuất chủ đạo chính của mình mà còn có thể vươn ra đáp ứng nhu cầu sản xuất của các tổ chức sản xuất khác. Vậy, công nghiệp phụ trợ (hay công nghiệp hỗ trợ) là hệ thống các nhà sản xuất sản phẩm và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng... cho khâu lắp ráp cuối cùng. Sơ đồ 1.1 sau đây sẽ giúp làm rõ khái niệm về công nghiệp phụ trợ Sơ đồ 1.1 : Khái niệm các ngành công nghiệp phụ trợ Một điều rõ ràng rằng, ngành công nghiệp phụ trợ cần được xem là một cơ sở công nghệ hoạt động với nhiều chức năng để phục vụ một số lượng lớn các ngành lắp ráp chứ không nên coi nó đơn giản chỉ là ngành thu nhập ngẫu nhiên những linh kiện mà quan trọng hơn là nó còn thực hiện quá trình sản xuất hỗ trợ việc sản xuất các bộ phận nhựa và kim loại như cán, ép, dập khuôn, đúc... 1.1.2. Thành phần của công nghiệp phụ trợ và mối quan hệ với các ngành khác Công nghiệp phụ trợ có thể được chia thành hai phần chính là: Phần cứng: là các sơ sở sản xuất nguyên vật liệu và linh phụ kiện lắp ráp. Phần mềm: là các cơ sở sản xuất thiết kế sản phẩm, mua sắm, hệ thống dịch vụ công nghiệp và marketing. Mối quan hệ giữa công nghiệp chính và công nghiệp phụ trợ được minh họa bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2 : Quan hệ giữa công nghiệp chính và công nghiệp phụ trợ Sản xuất phụ trợ với những ngành công nghiệp khác nhau cũng có nhiều tầng cấp, thứ bậc khác nhau. Đồng thời giữa các nhà sản xuất phụ trợ cũng hình thành nhiều mối quan hệ hợp tác kinh doanh với thứ bậc khác nhau. Chẳng hạn, một nhà sản xuất lắp ráp A nào đó có thể có nhiều đối tượng hợp tác chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ. Đối tượng thứ nhất là các cơ sở sản xuất tin cậy nhất được đầu tư vốn và chỉ chuyên sản xuất các sản phẩm riêng của chính hãng thiết kế đặt hàng. Đối tượng thứ hai là các cơ sở sản xuất phụ trợ nhận gia công cho chính hãng đặt hàng và cũng có thể tổ chức tổ chức sản xuất cho đối tượng khác, thường thì chính hãng chỉ quan hệ với đối tượng này theo quan hệ hợp đồng gia công. Đối tượng thứ ba là các cơ sở sản xuất các sản phẩm phụ trợ hàng loạt, mua sẵn, quan hệ với chính hãng là quan hệ mua bán thông thường. 1.1.3. Các giai đoạn phát triển công nghiệp phụ trợ ở các nước đang phát triển Sự hình thành công nghiệp phụ trợ của các nước rất khác nhau, thường ở các nước phát triển, ngành công nghiệp phụ trợ hình thành trước hoặc đồng thời với ngành công nghiệp sản xuất chính, có vai trò quyết định tới sự thành công và uy tín của các sản phẩm công nghiệp cuối cùng. Đối với các nước NICS như Nhật Bản, Hàn Quốc... ngành công nghiệp phụ trợ hình thành trước hoặc đồng thời với việc tổ chức lắp ráp, sản xuất các sản phẩm công nghiệp cuối cùng. Đối với các nước đang phát triển như ASEAN, Việt Nam... do thiếu vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ, thông thường công nghiệp lắp ráp phát triển trước, ngành công nghiệp hỗ trợ hình thành theo sau với tiến trình nội địa hóa các sản phẩm được tập đoàn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ của nước sở tại, sau đó tùy theo trình độ phát triển và khả năng cạnh tranh của hệ thống các cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ, có thể vươn ra xuất khẩu các sản phẩm phụ trợ sang các thị trường khác. Thông thường, quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ ở các nước đang phát triển diễn ra theo năm giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: Việc sản xuất được thực hiện dựa vào cơ sở sử dụng các cụm linh kiện nhập khẩu nguyên chiếc, số lượng các nhà cung cấp các linh kiện, các chi tiết đơn giản sản xuất trong nước có rất ít. Giai đoạn thứ hai: Nội địa hóa thông qua sản xuất tại chỗ, các nhà sản xuất lắp ráp chuyển sang sử dụng các loại linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước, thông thường các linh kiện, phụ kiện này là những loại thông dụng lắp lẫn, dùng chung. Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm công nghiệp ở trong nước có tăng lên nhưng thông thường là ít tăng số lượng các nhà sản xuất phụ trợ và tính cạnh tranh trong sản xuất các sản phẩm này không cao. Giai đoạn thứ ba: Xuất hiện các nhà cung ứng các sản phẩm phụ trợ chủ chốt trong các ngành như sản xuất động cơ, hộp số đối với ngành ô tô – xe máy, chíp IC điện tử và nguyên vật liệu cao cấp... một cách độc lập và tự nguyện không theo yêu cầu của các nhà lắp ráp. Trong giai đoạn này việc gia công phát triển mạnh mẽ tại các nước sở tại. Các phụ tùng, các chi tiết có độ phức tạp cao và khối lượng hàng hóa nhập khẩu để lắp ráp giảm hẳn. Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn tập trung của các ngành công nghiệp phụ trợ. Ở giai đoạn này hầu như tất cả các chi tiết, các phụ tùng, các loại linh kiện đã được tiến hành sản xuất ở nước sở tại, kể cả một phần các sản phẩm nguyên liệu sản xuất các linh kiện đó cũng được sản xuất tại nước sở tại.Trong giai đoạn này, số lượng nhà cung cấp các sản phẩm phụ trợ tăng lên 3-4 cơ sở cho mỗi chủng loại sản phẩm. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất phụ trợ trở nên gay gắt hơn cùng với xu thế chung của cạnh tranh lúc này là hạ giá thành sản xuất trong khi chất lượng sản phẩm vẫn được duy trì và phát triển. Giai đoạn thứ năm: Nghiên cứu, phát triển và xuất khẩu. Đây là giai đoạn cuối của quá trình nội địa hóa với sự chuyển dịch các thành tựu nghiên cứu , phát triển của các nhà đầu tư nước ngoài tại nước sở tại. Năng lực nghiên cứu và phát triển ở các nước sở tại cũng đã được củng cố và phát triển, bắt đầu giai đoạn sản xuất phục vụ xuất khẩu triệt để. 1.1.4. Đặc điểm của công nghiệp phụ trợ Đặc điểm: Khái niệm về ngành công nghiệp phụ trợ là một khái niệm rộng và mang tính tương đối, tuy nhiên nó có một số đặc điểm sau: Công nghiệp phụ trợ phát triển gắn kết với ngành công nghiệp hoặc sản phẩm công nghiệp cụ thể (đối tượng hỗ trợ) và có nhiều tầng cấp tích hợp theo cả chiều ngang và chiều dọc. Công nghiệp phụ trợ xuất hiện trong các hình thức tổ chức công nghiệp theo kiểu thầu phụ, nằm trong một mạng lưới tổ chức sản xuất phối hợp, thống nhất và có tính hợp tác cao giữa các doanh nghiệp chủ đạo và các doanh nghiệp phụ trợ (mối liên kết công nghiệp). Công nghiệp phụ trợ có tác động thúc đẩy những ngành công nghiệp, sản phẩm công nghiệp chính phát triển, cung cấp đầu vào theo hợp đồng hoặc theo kế hoạch cho sản xuất chính và thu hút đầu ra của các cơ sở sản xuất phụ trợ cấp dưới theo kế hoạch sản xuất chính hoặc theo hợp đồng. Đối với một ngành công nghiệp hay một sản phẩm công nghiệp cụ thể nào đó, các tổ chức hoạt động trong các ngành công nghiệp phụ trợ thường có quy mô vừa và nhỏ với mức độ chuyên môn hóa sâu, dễ thay đổi mẫu mã, dải sản phẩm hẹp, có sức sống và tính cạnh tranh cao. Từ những đặc điểm trên rút ra một số ưu điểm và nhược điểm của công nghiệp phụ trợ như sau: Ưu điểm: Các doanh nghiệp phụ trợ có trình độ chuyên môn hóa cao và phân công lao động cao sẽ giúp cho ngành công nghiệp chính phát triển nhanh và bền vững. Các doanh nghiệp phụ trợ thường được tiếp nhận các hướng dẫn kỹ thuật, thiết kế sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất chính,không phải lo khâu lập kế hoạch, thiết kế các sản phẩm nguyên bản. Mặt khác nhờ có được các hợp