Long An là một trong những tỉnh đi tiên phong trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Huyện Mộc Hóa là huyện sát biên giới Campuchia, rất có tiềm năng về phát triển kinh tế, là cửa ngõ giao thương giữa hai nước Việt Nam – Campuchia nói chung và tỉnh Long An - Campuchia nói riêng. Trước đây, Mộc Hóa từng là một huyện nghèo, đặc biệt thường xuyên hứng chịu lũ lụt đã gây ra những khó khăn không ít cho sự phát triển của huyện, tuy nhiên những năm gần đây huyện đã được công nhận đô thị loại IV cho thấy tốc độ phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, hệ thống đê điều được củng cố. Bên cạnh sự phát triển đó là kèm theo những ảnh hưởng về mặt môi trường, các tác động từ quá trình phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, canh tác nông nghiệp đã làm ô nhiễm môi trường. Nếu với tốc độ phát triển đó mà không có một kế hoạch hay một chiến lược bảo vệ môi trường cụ thể thì trong tương lai không xa những hậu quả từ lũ lụt, ô nhiễm môi trường sẽ không còn đất canh tác, ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là cần có quy hoạch môi trường và định hướng sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mộc Hóa.
139 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch môi trường huyện mộc hóa đến 2015 & định hướng đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I – MỞ ĐẦU
Long An là một trong những tỉnh đi tiên phong trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Huyện Mộc Hóa là huyện sát biên giới Campuchia, rất có tiềm năng về phát triển kinh tế, là cửa ngõ giao thương giữa hai nước Việt Nam – Campuchia nói chung và tỉnh Long An - Campuchia nói riêng. Trước đây, Mộc Hóa từng là một huyện nghèo, đặc biệt thường xuyên hứng chịu lũ lụt đã gây ra những khó khăn không ít cho sự phát triển của huyện, tuy nhiên những năm gần đây huyện đã được công nhận đô thị loại IV cho thấy tốc độ phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, hệ thống đê điều được củng cố. Bên cạnh sự phát triển đó là kèm theo những ảnh hưởng về mặt môi trường, các tác động từ quá trình phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, canh tác nông nghiệp… đã làm ô nhiễm môi trường. Nếu với tốc độ phát triển đó mà không có một kế hoạch hay một chiến lược bảo vệ môi trường cụ thể thì trong tương lai không xa những hậu quả từ lũ lụt, ô nhiễm môi trường sẽ không còn đất canh tác, ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên…là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là cần có quy hoạch môi trường và định hướng sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mộc Hóa.
I.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN
Huyện Mộc Hóa thuộc tỉnh Long An, là huyện có đường biên giới giáp với Campuchia (dài 38,797 km), thông qua cửa khẩu Bình Hiệp. Chính vì vậy, đã tạo ra những thuận lợi nhất định trong việc giao thương buôn bán giữa Campuchia và Việt Nam, thu hút sự tập trung nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Trong thời gian qua, với chiến dịch “Tập trung mọi nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển với các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” được UBND tỉnh đề ra, Mộc Hóa cũng đang tự làm mới mình bằng việc tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trước sự phát triển kinh tế xã hội và sức hút đầu tư đó, cùng với những ưu thế sẵn có, Mộc Hóa hiện đang được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Long An tập trung đầu tư để phát triển thành đô thị loại IV, hiện đại và văn minh.
Thế nhưng, khi chuyển mình từ một huyện nông nghiệp sang đô thị (mở rộng các điểm dân cư và phổ cập lối sống thành thị trên lãnh thổ), nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề về môi trường. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao nhưng huyện hiện nay lại chưa có một chiến lược, một kế hoạch cụ thể để vừa có thể phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo vệ được môi trường.
Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng khu vực, đồng thời điều chỉnh các hoạt động phát triển và quản lí chất thải và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để pđạt mục tiêu phát triển bền vững thì việc “Nghiên cứu xây dựng Quy hoạch môi trường cho huyện Mộc Hóa đến năm 2020” là điều cần thiết và cấp bách nhất hiện nay.
I.2. CƠ SỞ PHÁP LÍ THỰC HIỆN
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006 về việc chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 01 năm 1998 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ nay tới năm 2010.
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.
- Quyết định số 256/2003/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 02 tháng 12 năm 2003 về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp Quốc gia về bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch Quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 với mục tiêu hoàn thành việc điều tra, thống kê và hiện trạng hệ thống xử lý chất thải tại các khu đô thị, khu cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh.
- Chỉ thị 36/CT.TW ngày 25 tháng 06 năm 1998 của Bộ Chính trị và trong những Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thực hiện Chỉ thị 36/CT.TW của Bộ Chính trị.
- Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Huyện Mộc Hóa đến năm 2010 của UBND Huyện Mộc Hóa.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Huyện Mộc Hóa đến năm 2020 của UBND Huyện Mộc Hóa.
- Một số văn bản của UBND huyện Mộc Hóa và tỉnh Long An trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
I.3. MỤC TIÊU DỰ ÁN
Mục tiêu của dự án này là cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm:
- Đánh giá tổng thể hiện trạng tài nguyên, môi trường Huyện Mộc Hóa.
- Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, đầu tư và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm điều chỉnh hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoạt động chuyển đổi cơ cấu nông lâm ngư nghiệp nhằm phòng ngừa ô nhiễm.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững KTXH Huyện Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại IV theo hướng quy hoạch đã được xét duyệt.
- Quy hoạch môi trường chi tiết các vùng kinh tế trọng điểm Huyện Mộc Hóa đến năm 2020.
- Tạo cơ sở cho việc phối hợp quản lý và giải quyết đồng bộ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
I.4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến Huyện Mộc Hóa và các tỉnh vùng ĐBSCL.
- Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án quốc tế có liên quan tại Huyện Mộc Hóa và các tỉnh vùng ĐBSCL.
- Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các quy định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường quốc gia để áp dụng cho Huyện Mộc Hóa và các tỉnh vùng ĐBSCL.
- Học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực.
- Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã hội.
- Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM – Areawide Environmental Quality Management).
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích thực địa.
- Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong việc thành lập các bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường.
- Phương pháp phân tích lợi ích chi phí.
I.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường do sự tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Mộc Hóa.
- Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên môi trường Huyện Mộc Hóa dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các vùng phụ cận.
- Xác định các vấn đề tài nguyên môi trường cấp bách của huyện Mộc Hóa từ nay đến năm 2020.
- Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên tại huyện Mộc Hóa đến năm 2020.
- Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa đến năm 2020.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường tại các vùng trọng điểm kinh tế Huyện Mộc Hóa đến năm 2020.
- Phân công thực hiện quy hoạch môi trường Huyện Mộc Hóa đến năm 2020.
- Lập bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường Huyện Mộc Hóa đến năm 2020.
Quy hoạch môi trường huyện Mộc Hoá giai đoạn năm 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2010
Điều tra, khảo sát thu thập số liệu về ĐKTN, KTXH và MT
Xử lý số
liệu
Đánh giá mối quan hệ hiện trạng TN - MT
Xây dựng, hiệu chỉnh, số hoá bản đồ
Dự báo xu thế biến đổi môi trường
Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường
Thiết lập báo cáo tổng kết dự án
Thông qua hội đồng khoa học huyện và triển khai vào thực tế
I.6 GIỚI HẠN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
I.6.1. Giới hạn nghiên cứu
Từ mục tiêu cần đạt và đặc thù của việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường, cũng như đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu. Việc chọn không gian và thời gian nghiên cứu sao cho đảm bảo tính hệ thống, toàn diện và không bỏ sót các vấn đề là rất cần thiết. Theo đó giới hạn của đề tài được chúng tôi xác định như sau:
Về không gian: toàn bộ vùng lãnh thổ của huyện Mộc Móa với diện tích 50.327,65 ha gồm 1 thị trấn Mộc Hóa và 12 xã: xã Thạnh Trị, Bình Hiệp, Bình Hoà Tây, Bình Hoà Đông, Tuyên Thạnh, Tân Lập, Bình Phong Thạnh, Bình Hoà Trung, Bình Tân, Thạnh Hưng, Tân Thành, Bình Thạnh.
Về thời gian: Tiếp cận và lập Quy hoạch môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, thời gian này phù hợp và trùng khớp với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như các định hướng quy hoạch cơ sở hạ tầng, sử dụng đất, phát triển không gian đô thị của huyện Mộc Hóa.
I.6.2. Đối tượng nghiên cứu
Do đặc thù của nghiên cứu lập kế hoạch nên các đối tương cần tiếp cận rất đa dạng và thường có biến động thay đổi theo không gian và thời gian. Chủ yếu đề tài tiếp cận các đối tượng sau:
Môi trường: Bao gồm môi trường đô thị, môi trường nông thôn, nông nghiệp, môi trường công nghiệp, môi trường sinh thái…
Tài nguyên: Bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản…
Nhân văn: bao gồm con người, phong tục tập quán, thói quen, lịch sử, văn hoá xã hội…
Kinh tế - thương mại: bao gồm kinh tế, thương mại du lịch …
Kỹ thuật công nghệ
Thiên tai: hạn hán, lũ lụt, mưa bão ….
Các vấn nạn đang mắc phải: Nước sạch và vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn, ô nhiễm môi trường trước trong và sau lũ. Nguy cơ sạt lở đất tại các bờ kè sông, rạch,vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị; ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp…
CHƯƠNG II – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI – QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HUYỆN MỘC HÓA
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
II.1.1. Vị trí địa lí
Mộc Hóa là một trong những huyện biên giới, nằm ở phía Bắc tỉnh Long An. Huyện có đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia dài 38,797 km, có cửa khẩu Bình Hiệp (cách trung tâm huyện 7 km), tương lai có thể trở thành cửa khẩu quốc gia. Huyện Mộc Hóa có ranh giới hành chính khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Hình II.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện Mộc Hóa
Xét về tứ cận, huyện Mộc Hóa được định vị như sau:
Phía Bắc huyện giáp với Campuchia.
Phía Tây giáp huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng
Phía Đông giáp huyện Thạnh Hóa
Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh
Huyện Mộc Hóa gồm 1 thị trấn và 12 xã, với dân số toàn huyện là 69.628 người, mật độ dân số 138 người/km2, số hộ dân hiện có là 15.825 hộ.
II.1.2. Địa hình
Mộc Hóa có địa hình bằng phẳng và thấp, độ cao nền giảm dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, thoải theo hướng từ biên giới Campuchia về sông Vàm Cỏ Tây. Do vậy, huyện Mộc Hóa đã được chia ra thành ba vùng chính đó là:
Vùng ngập nông: thời gian ngập dưới 1 tháng, diện tích ngập 3.775 ha, chiếm 7,62% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở các xã phía Bắc và Tây Bắc của huyện.
Vùng ngập trung bình: thời gian ngập từ 1 – 2 tháng, diện tích ngập 11.762 ha, chiếm 24,49%, phân bố ở các xã giáp ranh huyện lỵ.
Vùng ngập sâu: thời gian ngập từ 3 – 4 tháng, diện tích ngập 34.131 ha, chiếm 67,89% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở các xã phía Nam và Tây Nam huyện.
Hình II.2: Diện tích các vùng ngập của huyện Mộc Hóa
II.1.3. Đặc điểm đất đai
Huyện mộc hóa có 2 nhóm đất chính:
- Nhóm đất xám (chiếm 58% diện tích đất tự nhiên): gồm 4 loại, đất xám điển hình, đất xám có tầng loang lỗ đỏ vàng, đất xám Gley, đất xám nhiễm mặn. Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Loại đất này thường được sử dụng để canh tác lúa, đay ở những nơi có địa hình thấp và trồng cây hoa màu hoặc luân canh lúa ở những nơi có địa hình cao.
- Nhóm đất phèn (chiếm 40,8% diện tích đất tự nhiên): gồm 5 loại, tùy theo tầng sinh phèn và tầng phèn, thường tầng phèn nằm sâu dưới mặt đất. Đất này được phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Tây và các xã phía Nam huyện.
II.1.4. Đặc điểm khí hậu – Thủy văn
II.1.4.1. Nhiệt độ
Mộc Hóa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao đều trong năm, năm 2006 nhiệt độ trung bình là 27,60C, nhiệt độ cao nhất đó là 28,60C (tháng 4,5,11), nhiệt độ thấp nhất đó là 26,50C (tháng 1). Theo kết quả nghiên cứu thì trong những năm vừa qua, Mộc Hóa là một trong những huyện có nhiệt độ cao nhất của tỉnh Long An.
Diễn biến nhiệt độ của những năm gần đây cho thấy nền nhiệt độ của khu vực huyện Mộc Hóa tương đối ổn định, khá cao với mức trung bình khoảng 27,5 0C.
Nhiệt độ trung bình thấp nhất cũng đạt trên 25 0C. Điều này cho thấy khí hậu của khu vực là ổn định, ấm áp quanh năm, phù hợp với điều kiện khí hậu chung của toàn khu vực.
II.1.4.2. Chế độ nắng
Huyện Mộc Hóa có số giờ nắng tương đối cao, trung bình số giờ nắng trong 3 năm gần đây vào khoảng 2.560 giờ (7 giờ/ngày). Những tháng có độ ẩm cao số giờ nắng trong tháng chỉ vào khoảng 137 giờ (4,7 giờ/ ngày); ngược lại, những tháng có có độ ẩm thấp số giờ nắng cao vào khoảng 258 giờ (8,6 giờ/ ngày).
Các tháng có số giờ nắng thường tập trung vào mùa khô (vào khoảng tháng 11-5 năm sau), những tháng mùa mưa còn lại số giờ nắng tương đối thấp.
Qua đồ thị ta thấy diễn biến số giờ nắng trong các năm gần đây khá tương đồng: cao vào các tháng mùa khô và thấp vào các tháng mùa mưa. Điều này chứng tỏ khí hậu Mộc Hóa ít biến đổi, tương đối ổn định, đảm bảo một môi trường sống thuận lợi cho con người. Với số giờ nắng cao, rất thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt của địa phương. Các loại cây ưa sáng có điều kiện sinh trưởng tốt, đặc biệt là cây lúa (họ Poaceae). Điều này cũng góp phần quan trọng vào việc định hướng phát trển nông nghiệp huyện.
II.1.4.3. Độ ẩm
Do huyện Mộc Hóa mưa ít, nắng nhiều, nhiệt độ cao nên độ ẩm tương đối thấp so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh. Độ ẩm trung bình trong các năm gần đây nằm trong khoảng 79,4-81,1%, độ ẩm cao nhất trong năm là 86% (tháng 6,7), độ ẩm thấp nhất 75% (tháng 12).
Độ ẩm trung bình của các năm gần đây là tương đương nhau, xấp xỉ trên 80%. Với một độ ẩm ổn định, góp phần chung vào việc điều hoà khí hậu khu vực, đảm bảo duy trì điều kiện khí hậu nóng ẩm rất thích hợp cho trồng trọt. Hơn nữa độ ẩm trong không khí không đổi còn kéo theo nhiều yếu tố khí tượng khác ổn định, tạo một môi trường sống dễ chịu.
II.1.4.4. Chế độ mưa
Cũng như tất cả các huyện khác của tỉnh Long An, mùa mưa ở huyện Mộc Hóa bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, tuy nhiên cũng có năm mùa mưa đến sớm hơn (tháng 4) và cũng có năm mùa mưa kết thúc muộn hơn (tháng 11).
Theo số liệu thống kê những năm gần đây (năm 2004-2006), lượng mưa ở huyện Mộc Hóa tương đối ổn định trung bình khoảng 1.773,5mm, nhưng đến năm 2006 lượng mưa giảm còn 1.452mm.
Lượng mưa cao nhất trong năm là 372,1mm (tháng 9), lượng mưa thấp nhất trong năm là 3,0mm (tháng 12).
Tổng lượng mưa qua các năm cao, trung bình trên 1.500 mm. Cùng với khí hậu nóng ẩm, số giờ nắng cao, lượng mưa dồi dào cũng là một yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, mưa thuận gió hoà góp phần ổn định cuộc sống người dân.
Tuy vậy, mùa mưa ở huyện Mộc Hóa chính là mùa Lũ và thường bắt đầu vào khoảng tháng 9 – tháng10 khi mà lượng mưa tăng cao.
Bảng II.1: Thống kê kết quả đỉnh lũ của một số năm so với đỉnh lũ đầu nguồn
Năm
TÂN CHÂU
MỘC HÓA
Đỉnh lũ (m)
Thời gian xuất hiện
Đỉnh lũ (m)
Thời gian xuất hiện
2001
4,78
22/09
2,88
28/09
2002
4,84
30/09
2,89
09/10
2004
4,40
27/09
2,35
12/10
2005
4,36
06/10
2,40
20/10
2006
4,17
17/10
2,17
28/10
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Hóa, 2006
Đỉnh lũ ở Mộc Hóa xuất hiện muộn và thấp nhiều hơn nhiều so với lũ thượng nguồn. Do vậy, lũ ở Mộc Hóa thường mang lại lợi ích kinh tế cao, ít gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Nhìn chung, với một vị trí địa lý và một điều kiện tự nhiên nêu trên đã mang lại cho Mộc Hóa những thuận lợi nhất định, và dĩ nhiên kèm theo đó là không ít những khó khăn cần khắc phục.
Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp khu vực. Chỉ cần đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện giống cây trồng, cộng với khí hậu ưu đãi sẵn có, chắc chắn nông nghiệp mà cây chủ lực là lúa sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất cao.
Mùa lũ hàng năm lại là một thuận lợi khác mà thiên nhiên ban tặng cho Mộc Hóa. Lũ mang về nguồn lợi thuỷ sản, cải tạo vệ sinh đồng ruộng và làm màu mỡ thêm cho đất đai. Nếu biết khắc phục những khó khăn như vấn đề cấp nước sạch mùa lũ, an toàn tính mạng cho nhân dân, đảm bảo vệ sinh sinh hoạt mùa lũ,…thì rõ ràng lũ là một dang tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá.
Tuy vậy, với trình độ phát triển kinh tế chưa cao, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong sản xuất thì việc trông chờ quá nhiều vào sự ổn định của khí hậu là một khó khăn lớn. Chỉ cần một mùa biến động về lượng mưa, hoặc sự về trễ hay sớm của mùa lũ hàng năm cũng đem lại những thiệt hại to lớn cho sản xuất và cả nền kinh tế huyện. Việc sỡ hữu một vị trí chiến lược đặt ra thách thức cần có một kế hoạch tận dụng tốt lợi thế đó, nếu không sẽ mang lại cho lãnh đạo huyện một sự lúng túng trong quy hoạch phát triển, từ đó có thể dẫn đến những sai lầm trong việc định hướng phát triển.
Nguồn quỹ đất tuy dồi dào nhưng đa phần lại là đất phèn, rất khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, nếu biết lựa chọn đúng giống cây trồng, hỗ trợ sản xuất bằng các biện pháp kỹ thuật, thì đây chính là một nguồn tài nguyên to lớn của tỉnh.
Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều mang lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng đồng thời là điều kiện lý tưởng cho dịch bệnh phát triển. Thực tế chứng minh sâu bệnh hại cây trồng cũng là một mối lo không nhỏ của bà con nông dân.
II.4.5. Thủy văn
Huyện Mộc Hóa nằm trong vùng có mạng lưới sông ngòi khá phong phú, với con sông chính chảy qua đó là sông Vàm cỏ Tây và rất nhiều kênh rạch dày đặc khác.
Sông Vàm Cỏ Tây: cắt ngang qua trung tâm huyện theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, lưu lượng mùa kiệt 93m3/s, mùa lũ 580m3/s. Về mùa lũ, sông này là trục tiêu thoát chính cho toàn khu vực, về mùa khô sông Vàm Cỏ Tây làm nhiệm vụ là trục dẫn nước do sông Tiền bổ sung qua rạch Cái Cỏ, kênh Hồng Ngự, Tân Thành – Lò Gạch. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một mạng lưới kênh, rạch khá dày đặc với vai trò thoát lũ trong mùa mưa và cấp nước trong mùa khô.
Nhìn chung, các hoạt động kinh tế xã hội của huyện Mộc Hóa phụ thuộc vào hai nguồn nước chính đó là nước mưa và nước sông, kênh, rạch. Do vậy, vào mùa lũ nước mặt thừa nhưng mùa khô nước tưới lại thiếu.
Nước ngầm: Có chất lượng tốt ở tầng thứ hai, cách mặt đất từ 150m – 200m, giá thành khai thác khá cao. Ở tầng một, pH của nước ngầm nhỏ hơn 4 nên có vị chua, nhiều sắt, không sử dụng được cho sinh hoạt. Nước ngầm chỉ sử dụng đuợc ở một số xã trong huyện như thị trấn Mộc Hóa, xã Bình Thạnh, xã Tuyên Thạnh…, còn một số xã khác lại không có nước dùng do chất lượng nước ngầm tại đó rất kém; nước ngầm bị nhiễm mặn và nhiễm phèn nặng làm cho người dân sống tại đây không có nước sạch để sử dụng như xã Bình Phong Thạnh, xã Tân Lập.
II.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
II.2.1. Dân số - Lao động
Tổng dân số Mộc Hóa theo thống kê năm 2006 là 69.628, trong đó thị trấn Mộc Hóa có dân số đông nhất là 17.964 người (chiếm 25,8%), xã Bình Thạnh có dân số thấp nhất là 2.090 người (chiếm 3%).
Mật độ dân số của huyện Mộc Hóa là 138 người/km2 nhưng phân bố không đều giữa các vùng trong huyện. Có khu vực mật độ