Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 huyện Điện Biên Đông

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với sản xuất nông, lâm nghiệp; là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh Do vậy việc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; khoa học, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất với mục tiêu sắp xếp hợp lý quỹ đất phục vụ cho các lĩnh vực và các đối tượng sử dụng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vứng an ninh quốc phòng; tránh sự chồng chéo, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất, hạn chế sự huỷ hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi: “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả ” Là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, trên 80% diện tích tự nhiên của huyện thuộc địa hình núi cao, độ dốc lớn, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 17.498,8 ha chiếm 14,47% diện tích tự nhiên. Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Điện Biên Đông đã thực hiện nhiều chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo như 135, 134, kiên cố hóa kênh mương, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phương hướng, mục tiêu phát triển trên tất cả các lĩnh vực đã thay đổi dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất cũng như nhu cầu sử dụng đất đai cho các ngành, các lĩnh vực. Vì vậy cơ cấu đất đai trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 – 2010, định hướng đến năm 2020 huyện Điện Biên Đông không còn phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo định hướng các yếu tố sử dụng đất lâu dài, hợp lý, bền vững và có cơ sở pháp lý khi xây dựng các dự án trên tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội của địa phương.

doc64 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 huyện Điện Biên Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với sản xuất nông, lâm nghiệp; là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh Do vậy việc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; khoa học, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất với mục tiêu sắp xếp hợp lý quỹ đất phục vụ cho các lĩnh vực và các đối tượng sử dụng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vứng an ninh quốc phòng; tránh sự chồng chéo, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất, hạn chế sự huỷ hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi: “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” Là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, trên 80% diện tích tự nhiên của huyện thuộc địa hình núi cao, độ dốc lớn, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 17.498,8 ha chiếm 14,47% diện tích tự nhiên. Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Điện Biên Đông đã thực hiện nhiều chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo như 135, 134, kiên cố hóa kênh mương, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phương hướng, mục tiêu phát triển trên tất cả các lĩnh vực đã thay đổi dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất cũng như nhu cầu sử dụng đất đai cho các ngành, các lĩnh vực. Vì vậy cơ cấu đất đai trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 – 2010, định hướng đến năm 2020 huyện Điện Biên Đông không còn phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo định hướng các yếu tố sử dụng đất lâu dài, hợp lý, bền vững và có cơ sở pháp lý khi xây dựng các dự án trên tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội của địa phương. Xuất phát từ những lý do trên, việc xây dựng “quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 huyện Điện Biên Đông” của UBND huyện Điện Biên Đông là rất cần thiết nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về đất cho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả theo đúng các quy định của Luật Đất đai. Báo cáo quy hoạch gồm các phần sau: Phần thứ nhất: Cơ sở để lập quy hoạch Phần thứ hai: Thực trạng sản xuất nông, lâm, thủy sản, phân bố dân cư và cơ sở khoa học kỹ thuật Phần thứ ba: Quy hoạch sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản và sắp xếp bố trí dân cư huyện Điện Biên Đông đến năm 2020 Phần thứ tư: Kết luận và kiến nghị PHẦN I CƠ SỞ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH I. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Các văn bản của Trung ương - Nghị quyết số 10/2006/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Điện Biên; - Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình bố trí các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015; - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9  năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; - Quyết định 230/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2020; - Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ; - Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; - Quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở cùng khó khăn; - Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012; - Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH, ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu; - Thông tư số 06/2009/TT-BNN, ngày 10/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông - lâm - thủy sản, bố trí dân cư đối với 62 huyện nghèo; - Thông tư số 08/2009/TT-BNN, ngày 26/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; - Quyết định số 721/QĐ-BNN-KH, ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và PTNT; 2. Các văn bản của địa phương - Nghị quyết số 07/TU ngày 07/3/2007 của ban chấp hành đảng bộ tỉnh ủy chương trình sản xuất hàng hóa tập trung và nguồn hàng xuất khẩu nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007 - 2010; - Quyết định số 1558/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Điện Biên về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất từ năm 2007 đến năm 2010 của tỉnh Điện Biên; - Quyết định số 76/QĐ-UBND, ngày 14/01/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên phê duyệt báo cáo kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2006-2020; - Quyết định số 196/QĐ-UBND, ngày 21/02/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên phê duyệt quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội huyện Điện Biên Đông đến năm 2020; - Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 30/7/2009 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008 - 2020; - Quyết định số 2117/QĐ-UBND, ngày 02/12/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009-2020; - Quyết định số 2112/QĐ-UBND ngày 02/12/2009 của UBND tỉnh Điện Biên về phê duyệt chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Điện Biên Đông; - Quyết định số 2273/QĐ-UBND, ngày 18/12/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên phê duyệt đề cương dự toán xây dựng quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và sắp xếp dân cư huyện Điện Biên Đông đến năm 2020; II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, NGUỒN NHÂN LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM - THỦY SẢN VÀ BỐ TRÍ DÂN CƯ 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.1. Vị trí địa lý - kinh tế Huyện Điện Biên Đông có tổng diện tích tự nhiên 120.897,85 ha, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Điện Biên, có toạ độ địa lý từ 20059’ - 21030’ vĩ độ Bắc và 1030 - 103032’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Mường Ẳng Phía Nam giáp huyện Điện Biên và huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La Phía Đông giáp huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu của tỉnh Sơn La Phía Tây giáp huyện Điện Biên và Thành phố Điện Biên Phủ. Huyện Điện Biên Đông gồm 14 đơn vị hành chính là thị trấn Điện Biên Đông, các xã Háng Lìa, Keo Lôm, Luân Giói, Mường Luân, Na Son, Phình Giàng, Phì Nhừ, Pú Nhi, Xa Dung, Chiềng Sơ, Nong U, Pú Hồng và Tìa Dình. Điện Biên Đông nằm trong trục kinh tế động lực Quốc lộ 279 của tỉnh Điện Biên, có trung tâm huyện lỵ cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 47 km, là thị trường tiêu thụ nông, lâm sản, thủ công mỹ nghệ, cũng là nơi thu hút lao động của huyện. Điện Biên Đông giáp với các huyện biên giới giữa Lào và Việt Nam, vì vậy được xác định là vùng địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng Tây Bắc và của cả nước. 1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.2.1. Địa hình, địa thế Điện Biên Đông là một huyện miền núi nằm trong vùng núi cao dốc nhất của Việt Nam. Địa hình đồi núi phức tạp được cấu tạo bởi những dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn huyện. Độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mực nước biển. Núi ở đây bị bào mòn mạnh thành những thung lũng hẹp, thềm bãi bồi dọc các con sông, suối. Nhìn chung, địa hình Điện Biên Đông có 2 dạng chính: - Địa hình đồi núi cao trên 900 m: Đây là kiểu địa hình đặc trưng của Điện Biên Đông, chiếm đến 85% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Phía Bắc là dãy núi Phou Pha Vạt thuộc dãy Phou Huot chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam xuống Nam - Bắc, có đỉnh cao 1.738m, là đường phân thủy giữa Sông Mã và sông Nậm Núa. Phía Nam là dãy Phou Hong chạy theo hướng Tây - Đông có đỉnh cao 1.526m. Phía Đông, Đông Bắc là dãy Phou Cay chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có đỉnh cao 1.621m. Nhìn chung dạng địa hình này phức tạp, hiểm trở, gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất nông nghiệp. - Địa hình thung lũng và các bãi bồi ven sông suối: Đây là loại địa hình nằm xen kẽ giữa các núi cao, và hệ thống sông suối, có độ dốc dưới 250. Loại địa hình này phân bố chủ yếu dọc sông Mã, sông Nậm Ngám và hệ thống suối trên địa bàn, có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt có các bãi bằng tương đối lớn, quy mô từ 30 - 50 ha thuộc địa bàn các xã Mường Luân, Luân Giói, Chiềng Sơ, là nơi tập trung dân cư và sản xuất lương thực (lúa nước) của toàn huyện. 1.2.2. Khí hậu Điện Biên Đông thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm khuất xa bên sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, chế độ khí hậu ở đây có một số đặc điểm khác biệt rõ rệt so với vùng Đông Bắc và đồng bằng: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 và tương đối ấm, tình trạng khô hanh điển hình cho khí hậu gió mùa. - Nhiệt độ: Trung bình cả năm 220C, nhiệt độ tối thấp trung bình năm 17,80C, nhiệt độ tối cao bình quân năm 290C, biên độ nhiệt ngày đêm tương đối lớn. - Lượng mưa: Trung bình cả năm 1.559 mm, phân bố không đều. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6,7, 8 trong năm và chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Do mưa tập trung nên thường gây ra sạt lở đất và gây hiện tượng rửa trôi, xói mòn. Ngược lại mùa khô lượng mưa ít chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm, vào thời kỳ này lượng bốc hơi cao, gây ra tình trạng khô hạn ảnh hưởng lớn tới sản xuất và sinh hoạt của người dân. - Độ ẩm trung bình cả năm 84%. 1.3. Thủy văn và tài nguyên nước Mùa lũ kéo dài 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 9. Lượng nước trong mùa lũ thường chiếm tới 70% tổng lượng nước năm. Dòng chảy lớn nhất thường rơi vào tháng 7, 8, 9, chiếm 61% tổng lượng nước năm. Những đặc điểm về địa hình cộng với diện tích lớp thảm thực vật đang ngày càng bị thu hẹp là nguyên nhân gây nên lũ quét lớn trong khu vực. Mùa khô trong huyện kéo dài 8 tháng, với lượng nước chiếm chưa tới 30%. Tháng kiệt nhất là tháng 3, lượng nước chỉ chiếm 2% tổng lượng nước năm. Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực sông Mã và sông Mê Kông, hệ thống sông suối tương đối dầy, nguồn nước mặt khá dồi dào. Các sông suối của Điện Biên Đông đều bắt nguồn từ vùng núi cao dốc, nên các dòng sông chính và các chi lưu rất dốc, lắm thác ghềnh. Tất cả các suối ở đây có lưu vực hẹp, dốc lớn, lắm thác, nhiều ghềnh nên thích hợp để xây dựng cả thuỷ điện lớn và nhỏ như: thủy điện Na Phát (Na Son - đã xây dựng) với công suất 200 KW và thủy điện Sông Mã 3 đang trong quá trình khảo sát. Một số suối như Huổi Có, Huổi Nén, Huổi Nghịu có thể xây dựng thuỷ lợi phục vụ canh tác lúa như thủy lợi Nậm Ngám (Pú Nhi - trong quá trình khảo sát, thiết kế) năng lực thiết kế 45 ha. Hồ Nong U (xã Nong U) có diện tích 4 ha. 1.4. Tài nguyên đất - Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích 87,64ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Luân Giói, Chiềng Sơ, Đất hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, suối lớn trong khu vực. Đất thường có thành phần cơ giới nhẹ lẫn nhiều sỏi sạn và các sản phẩm hữu cơ khác. Thành phần cơ giới có tỷ lệ cấp hạt cát các tầng từ trên xuống đạt 22,9-34,54%, tỷ lệ cấp hạt sét 22,87-25,62% còn lại là cấp hạt limon. Đất phù sa ngòi suối có phản ứng chua pHKCl 4,73-4,95. Hàm lượng mùn và đạm tổng số các tầng trung bình thấp (0,88-1,35% và 0,07-0,13%). Hàm lượng lân tổng số khá 0,12-0,17%. Kali tổng số các tầng đều ở mức giàu 1,88-2,26%, lân và kali dễ tiêu ở các tầng đều trung bình. Tổng lượng cation kiềm trao đổi trung bình khá 8,64-9,64 meq/100g đất. Dung tích hấp thu đạt 11,80-12,72 meq/100g đất. Hàm lượng sắt di động ở mức trung bình 96,32-137,76 mg/100g đất, nhôm di động rất thấp < 1mg/100g đất. Nhóm đất này có chất lượng tốt, thích hợp với các loại cây ngắn ngày như lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Diện tích 8.313,80ha, chiếm 6,88% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Na Son, Noong U, Tìa Dình, Pú Hồng. Hàm lượng mùn tầng mặt khá, các tầng dưới rất nghèo, đạm tổng số tầng mặt khá 0,16%, các tầng dưới nghèo. Lân tổng số trung bình khá 0,06-0,12%, kali tổng số giàu 1,76-2,27%, lân dễ tiêu nghèo < 5 mg/100g đất. Kali dễ tiêu tầng mặt trung bình 16,8mg/100g đất, các tầng dưới nghèo. Những vùng có độ dốc thấp dưới 20o, tầng dày trên 100cm, thuận lợi giao thông khai thác sử dụng để trồng chè, cà phê, trẩu và cây ăn quả. Tuy nhiên cần chú ý đến các biện pháp chống xói mòn, bồi dưỡng đất, giữ ẩm, giữ màu cho đất. Một số diện tích khá lớn còn hoang hoá chưa được sử dụng, vì vậy đây là loại đất có tiềm năng của huyện. - Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): Diện tích 13.601,95ha, chiếm 11,25% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Luân Giói, Mường Luân, Phì Nhừ, Chiềng Sơ. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt khá (2,52% và 0,20%), các tầng dưới thấp. Lân tổng số các tầng đều giàu 0,27-0,37%, kali tổng số giàu 2,49-2,96%; lân và kali dễ tiêu ở các tầng nghèo < 4 mg/100g đất và 5 mg/100g đất. Loại đất này thích hợp với các cây công nghiệp dài ngày, nếu sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nên lựa chọn nơi có địa hình ít dốc và chú trọng các biện pháp chống xói mòn, bồi dưỡng đất, giữ ẩm, giữ màu cho đất. - Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 16.027,32ha, chiếm 13,26% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Phình Giàng, Pú Hồng, Tìa Dình, Keo Lôm, Noong U, Na Son. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình (1,12% và 0,15%, kali tổng số giàu > 2,0%, lân dễ tiêu trung bình 9,4 - 9,6mg/100g đất, kali dễ tiêu nghèo < 101mg/100g đất. Loại đất này thích hợp với các cây nông nghiệp như: Ngô, đậu đỗ, lúa nương, chuối... + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích 109,92ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các xã trong huyện trên địa hình chân đồi có độ dốc dưới 10o, được cải tạo để trồng lúa nước. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình thấp 1,17% và 0,11% các tầng dưới nghèo, lân và kali tổng số đều trung bình khá ở các tầng > 0,1% và > 1,5%), lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu nghèo. Tuỳ theo chất lượng và độ dốc của từng loại đất có thể phát triển cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, các loại cây trồng khác theo mô hình nông lâm kết hợp và phát triển rừng. - Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi (Hk, Hv, Hs, Ha, Hq) có diện tích 64.758,70 ha, phân bố trên địa hình đồi núi cao. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt rất giàu ( > 4,5% và > 0,25%) tầng 2 khá. Lân và kali tổng số trung bình đến khá, lân và kali dễ tiêu từ trung bình đến thấp. Đất mùn vàng đỏ trên núi là loại đất tốt, có độ phì tự nhiên khá, nhưng đất ở cao, địa hình hiểm trở, đi lại rất khó khăn. Vì vậy hướng sử dụng chính trên loại đất này là khoanh nuôi bảo vệ rừng. - Nhóm đất thung lũng có diện tích 1.966,07 ha, phân bố rải rác trên địa bàn huyện. Đất thung lũng do sản phẩm của dốc tụ thường có màu sẫm và xỉn hơn, đất chua hơn, mùn và đạm tổng số cao hơn. Loại đất này ở những nơi thuận lợi nguồn nước nên bố trí trồng lúa, còn những nơi chỉ nhờ nước trời thì nên bố trí trồng màu. Như vậy, phần lớn quỹ đất của huyện Điện Biên Đông phù hợp cho phát triển lâm nghiệp. Quỹ đất này cần được sử dụng một cách triệt để, phủ xanh đất trống đồi núi trọc để sớm đưa ngành lâm nghiệp trở thành một ngành có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của huyện, đồng thời đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn cho toàn khu vực. 1.5. Tài nguyên rừng 1.5.1. Diện tích và trữ lượng rừng Theo số liệu rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng thực hiện theo chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kết quả phúc tra hiện trạng rừng của đơn vị tư vấn tháng 12 năm 2009, diện tích đất hiện có rừng của Điện Biên Đông là 41.768 ha. Trong đó: - Rừng tự nhiên: 41.518 ha; rừng giàu: 108 ha, chiếm 0,5%; rừng trung bình: 2.478 ha, chiếm 6%; rừng nghèo: 3.519 ha, chiếm 8,5%; rừng hỗn giao: 887ha, chiếm 2,1%; còn lại là rừng non phục hồi 34.524 ha, chiếm 85,6% - Rừng trồng: 250 ha Tổng trữ lượng rừng: Theo báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2020, tổng trữ lượng rừng trong huyện 1.479.594 m3, trong đó thuộc quy hoạch rừng phòng hộ là 1.271.139 m3, chiếm 85,9%; rừng sản xuất 208. 455m3 , chiếm 41,1%. Kết quả trên cho thấy tài nguyên rừng trên địa bàn huyện rất nghèo, chỉ có 6% diện tích rừng trung bình có khả năng khai thác, nhưng lại phân bố trong rừng phòng hộ. Như vậy nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn tới chủ yếu là xây dựng vốn rừng. 1.5.2. Thực vật rừng Do đặc điểm vị trí địa lý của vùng Tây Bắc nước ta là nơi giao thoa của các luồng thực vật trong khu vực Châu Á, đã làm cho thực vật vùng Tây Bắc nói chung và lưu vực sông Mã thuộc vùng dự án nói riêng rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê của Viện ĐTQH rừng hệ thực vật bậc cao lưu vực sông Mã thuộc vùng dự án có trên 75 họ, 200 chi với 250 loài , thuộc nhiều luồng thực vật khác nhau. 1.5.3. Tình hình tái sinh phục hồi rừng Nhìn chung tình hình tái sinh phục hồi rừng ở lưu vực sông Mã huyện Điện Biên Đông diễn ra tương đối mạnh và thuận lợi do điều kiện đất đai. Theo kết quả điều tra diễn biến tài nguyên rừng của Viện ĐTQH Rừng cho thấy tái sinh rừng ở các đối tượng trạng thái như sau: * Rừng trung bình (IIIA2): Đây là đối tượng rừng đã bị tác động, song đã có thời gian dài phục hồi. Tập đoàn cây ưa sáng chiếm tỷ trọng lớn trong tổ thành rừng, kết cấu rừng nhiều tầng tán, mật độ cây tái sinh 3.000 cây/ha, tỷ lệ cây có triển vọng (Hvn > 1,5 m) khoảng 2.500 cây/ha. * Rừng nghèo (IIIA1): Đây là đối tượng rừng đã bị tác động mạnh, cấu trúc rừng bị phá vỡ hoàn toàn, chất lượng rừng kém, có nhiều khoảng trống lớn trong rừng, nhiều dây leo bụi rậm. Do vậy ảnh hướng đến số lượng rừng, chất lượng cây tái sinh, mật độ cây tái sinh 3.000 - 4.000 cây/ha, cây có triển vọng (Hvn > 1,5 m) khoảng 2.000 cây/ha. * Rừng phục hồi (IIA, IIB): Là đối tượng rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác kiệt nên tổ thành cây tái sinh phản ánh gần đúng với tổ thành cây đứng, chủ yếu là cây ưa sáng mọc nhanh. Số lượng, chất lượng cây tái sinh đảm bảo tốt, mật độ cây tái sinh 6.500 cây/ha, cây có triển vọng (Hvn > 1,5 m) khoảng 3.000 cây/ha. * Rừng hỗn giao: Đây là đối tượng hỗn giao giữa tre, nứa và gỗ, mật độ tre, nứa đạt 2.000 - 3.000 cây/ha, cây sinh trưởng phát triển tốt. Gỗ đạt trạng thái IIB chủ yếu là cây ưa sáng mọc nhanh, tổ thành cây tái sinh gần đúng với tổ thành cây đứng, mật độ cây tái sinh đạt 1.500 cây/ha, cây có triển vọng (Hvn > 1,5 m) khoảng 500 - 800 cây/ha. * Đất trống có cây gỗ rải rác (IC): Tái sinh diễn ra mạnh nhất với tổ thành là những cây tiên phong ưa sánh mọc nhanh, mật độ cây tái sinh đạt có nơi > 6.500 cây/ha, cây có triển vọng (Hvn > 1,5 m) khoảng 3.500 cây/ha. Nếu được khoanh nuôi bảo vệ tốt đối tượng này có khả năng phục hồi thành rừng cao. * Đất trống cây bụi (IB): Tái sinh kém hơn
Luận văn liên quan