Quy hoạch tổng thể phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Thực tế và kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực, phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đều hướng tới các loại sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có chất lượng, có giá trị cao về kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Các đối tượng sản phẩm chính là rau, hoa, quả, cây cảnh, chăn nuôi, sản phẩm thủy sản Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có ý kiến đề nghị với UBND các tỉnh xây dựng các khu nông nghiệp công cao phù hợp với điều kiện của từng tỉnh để thực hiện quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp. Những năm gần đây, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của Hòa Bình phát triển góp phần to lớn nâng cao đời sống nhân dân, ổn định xã hội. Do lợi thế về địa hình, khí hậu nền nông nghiệp của tỉnh khá đa dạng, phong phú, đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa khá tập trung như chè shan tuyết, cam, ngô. Chất lượng nông sản hàng hóa ngày càng được nâng cao, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng được chú ý thực hiện, khối lượng nông sản đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng nhiều. Cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển chung của toàn xã hội, nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp cũng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Trên địa bàn tỉnh nhiều diện tích đất đã được chuyển mục đích sử dụng làm cho diện tích đất canh tác nông nghiệp giảm đi, trong khi quỹ đất bằng để sản xuất không nhiều. Tại các vùng sản xuất tập trung sản lượng và giá trị sản lượng tăng lên nhưng thu nhập và đời sống nhân dân tăng không nhiều. Một số sản phẩm mang tính đặc trưng của tỉnh (ví dụ cam, chè shan tuyết) trên thị trường sức cạnh tranh chưa cao. Trong sản xuất nông nghiệp, một số loại sản phẩm chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

doc19 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương - dự toán quy hoạch tổng thể phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh hòa bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 I. Sự cần thiết lập quy hoạch Thực tế và kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực, phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đều hướng tới các loại sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có chất lượng, có giá trị cao về kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Các đối tượng sản phẩm chính là rau, hoa, quả, cây cảnh, chăn nuôi, sản phẩm thủy sản Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có ý kiến đề nghị với UBND các tỉnh xây dựng các khu nông nghiệp công cao phù hợp với điều kiện của từng tỉnh để thực hiện quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp. Những năm gần đây, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của Hòa Bình phát triển góp phần to lớn nâng cao đời sống nhân dân, ổn định xã hội. Do lợi thế về địa hình, khí hậu nền nông nghiệp của tỉnh khá đa dạng, phong phú, đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa khá tập trung như chè shan tuyết, cam, ngô... Chất lượng nông sản hàng hóa ngày càng được nâng cao, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng được chú ý thực hiện, khối lượng nông sản đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng nhiều. Cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển chung của toàn xã hội, nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp cũng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Trên địa bàn tỉnh nhiều diện tích đất đã được chuyển mục đích sử dụng làm cho diện tích đất canh tác nông nghiệp giảm đi, trong khi quỹ đất bằng để sản xuất không nhiều. Tại các vùng sản xuất tập trung sản lượng và giá trị sản lượng tăng lên nhưng thu nhập và đời sống nhân dân tăng không nhiều. Một số sản phẩm mang tính đặc trưng của tỉnh (ví dụ cam, chè shan tuyết) trên thị trường sức cạnh tranh chưa cao. Trong sản xuất nông nghiệp, một số loại sản phẩm chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ thực tế sản xuất và tiềm năng của tỉnh, muốn phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, biện pháp tối ưu là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Trong quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 đã giao các tỉnh tổ choc lập quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh mình. Để khai thác, sử dụng hợp lý các tiềm năng, nguồn lực, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh theo hướng hiện đại, gắn với sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao và bền vững thì việc lập “quy hoạch tổng thể phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” là cần thiết và thiết thực. II. Mục tiêu lập quy hoạch - Xây dựng phương án quy hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, khoa học công nghệ, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, trình diễn, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao theo hướng hiện đại tiếp cận với trình độ trong nước và khu vực, thế giới. - Đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh. Nghiên cứu tổng hợp các công nghệ sản xuất tiên tiến đã ứng dụng trên thế giới và Việt Nam. - Quy hoạch mạng lưới các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tiểu vùng trong tỉnh phù hợp với điều kiện và các đối tượng sản xuất tại địa phương. - Đề xuất các công nghệ mới, tiên tiến phù hợp áp dụng cho các đối tượng sản xuất, ở mỗi khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh. - Đề xuất các giải pháp thực hiện (đầu tư, chính sách, quản lý...) để phát huy hiệu quả các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được xác định. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch 1. Đối tượng nghiên cứu: - Các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao như: vi khí hậu, thời tiết, đất đai, địa hình, nguồn nước, chế độ thủy văn và đặc trưng ở các tiểu vùng. - Các loại giống cây trồng, vật nuôi chủ yếu của ngành nông nghiệp như: rau các loại (bao gồm rau ăn lá, rau ăn củ, quả), cây ăn quả, hoa, cây cảnh, vật nuôi, thủy sản... - Hệ thống các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Các công nghệ tiên tiến ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. - Công tác tổ chức và quản lý thực hiện dự án. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu chi tiết đến các tiểu vùng trong tỉnh. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: + Những vấn đề về công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất giống, sản xuất sản phẩm có chất lượng an toàn và chuyển giao vào thực tế của địa phương. + Các loại hình ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. + Nhu cầu và khả năng liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. + Nghiên cứu sơ bộ đầu tư với các hạng mục công trình phục vụ các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. IV. Những căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch - Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư Ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội; - Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; - Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; - Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020; - Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. - Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015. - Quyết định số 2238/QĐ-BNN-KH ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Bộ NN& PTNT ban hành quy định về quản lý ngành nông nghiệp và PTNT; V. Phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch - Phương pháp kế thừa có chọn lọc hệ thống thông tin, tư liệu có liên quan. - Phương pháp tiếp cận đa chiều và liên ngành. - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa. - Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) được sử dụng trong điều kiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất cũng như các loại sử dụng đất dự kiến sẽ thay thế khi quy hoạch thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Phương pháp chồng xếp các loại bản đồ chuyên đề. - Phương pháp phân tích hệ thống và phân tích thống kê - kinh tế sử dụng trong tổng hợp, phân tích thông tin và bố trí quy hoạch các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Phương pháp chuyên gia, hội thảo. VI. Sản phẩm giao nộp - Báo cáo tổng hợp “quy hoạch tổng thể phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”: 20 bộ - Báo cáo tóm tắt “quy hoạch tổng thể phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” 20 bộ - Bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình năm 2012, tỷ lệ 1/100.000 03 bộ - Bản đồ quy hoạch sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, tỷ lệ 1/100.000 03 bộ - Đĩa CD ghi các dữ liệu trên VII. Nội dung lập quy hoạch 1. Nghiên cứu tổng hợp về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tổng hợp những tài liệu liên quan tới chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm: + Xác định vị trí, vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với sản xuất nông nghiệp và các mục tiêu phát triển của nông nghiệp địa phương. + Phân tích xu hướng phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên thế giới, khu vực và trong nước. + Nghiên cứu một số kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số nước trên thế giới và khu vực. Tiến hành phân loại, đánh giá tài liệu theo loại, quy mô, nội dung và mức độ đáp ứng của thông tin cho việc lập quy hoạch. Đánh giá, phân tích xác định mức độ kế thừa, xác định những thông tin còn thiếu cần thu thập hoặc điều tra khảo sát bổ sung. 2. Điều tra, khảo sát và thu thập thông tin số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường 2.1. Điều tra, thu thập số liệu về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có liên quan - Cập nhật các thông tin, số liệu về: vi khí hậu, thời tiết, đất đai, địa hình, nguồn nước, chế độ thủy văn. - Tiến hành thu thập thông tin từ các cơ quan ở tỉnh và ở các huyện. - Thu thập số liệu thống kê về kinh tế - xã hội chung của tỉnh và các huyện để tổng hợp làm cơ sở đánh giá. - Thu thập bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất; bản đồ hiện trạng và quy hoạch kết cấu hạ tầng của tỉnh và các huyện, gồm: hiện trạng và quy hoạch thủy lợi, giao thông, điện và hạ tầng xã hội khác. 2.2. Điều tra, đánh giá về thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Hòa Bình - Đánh giá về tăng trưởng kinh tế chung và ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản - Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi chính. Số liệu thống kê về sản phẩm xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Thị trường chính của các loại sản phẩm, về cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi chính đang được tổ chức sản xuất. - Thống kê về số lượng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp như: các trạm trại kỹ thuật, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, các cơ sở nhân giống cây trồng vật nuôi. - Đánh giá về thực trạng tổ chức, quản lý, đầu tư trong nông, lâm nghiệp, thủy sản. 2.3. Điều tra, đánh giá về thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh. - Các loại hình công nghệ đã áp dụng - Tình hình xây dựng mô hình và phổ biến tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất - Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Sơ bộ đánh giá mức thu nhập của các hộ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng. 2.4. Thực trạng và những vấn đề cần xử lý về ô nhiễm môi trường - Thực trạng ô nhiễm môi trường nông nghiệp nói chung và tại các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Những giải pháp đã áp dụng để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường. - Những vấn đề tồn tại cần giải quyết. 3. Phân tích đánh giá hiện trạng các cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao 3.1. Điều tra, đánh giá thực trạng các cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao ở Hòa Bình Điều tra khảo sát kết hợp thu thập số liệu, tài liệu, phân tích đánh giá thực trạng các cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao, gồm: + Số lượng, quy mô, địa điểm các cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao + Chức năng chủ yếu của các cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao + Đặc trưng của sản xuất tại cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao + Loại hình công nghệ cao đang được ứng dụng + Điều kiện hình thành cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao + Vai trò của cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao + Hiệu quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao + Kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân. 3.2. Phân tích đánh giá chung - Phân tích đánh giá cơ cấu các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. - Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu của các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo các mô hình sử dụng đất phổ biến và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Các công nghệ đã được áp dụng và khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực công nghệ cao. - Đánh giá mức độ đầu tư, bao gồm: vốn, công nghệ áp dụng; nhân lực khoa học công nghệ cao và tổ chức sản xuất trong cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Tổ chức quản lý điều hành các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Những chính sách về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được thực hiện và những vấn đề tồn tại cần khắc phục Các chính sách đã áp dụng và kết quả đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Những tồn tại hạn chế cần khắc phục. - Tổng hợp đánh giá chung về thực trạng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao + Những kết quả đạt được. + Những tồn tại hạn chế. + Những khó khăn thách thức cần giải quyết. 4. Quy hoạch tổng thể phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 4.1. Quan điểm - mục tiêu quy hoạch + Quan điểm phát triển + Mục tiêu phát triển 4.2. Phân tích, dự báo các yếu tố có liên quan đến việc phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Dự báo thị hiếu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao. - Dự báo các công nghệ trong nước và quốc tế ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. - Dự báo các cây trồng, vật nuôi có khả năng ứng dụng công nghệ cao là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu đảm bảo yêu cầu về năng lực cạnh tranh. - Dự báo các dịch vụ nông nghiệp có khả năng ứng dụng công nghệ cao. - Các dự báo khác. 4.3. Quy hoạch các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao a/ Xác định vị trí, chức năng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Xác định vị trí dự kiến xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Xác định chức năng của mỗi khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mỗi khu có thể có một hoặc vài chức năng trong số các chức năng sau: + Chức năng sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa học cao + Chức năng trình diễn biện pháp khoa học công nghệ cao trong sản xuất bảo quản, chế biến sản phẩm + Chức năng nhân rộng kiến thức, biện pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. + Chức năng giáo dục và đào tạo cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề. + Chức năng du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao,... b/ Đánh giá chung về vùng dự kiến xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao: + Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng xây dựng dự án. + Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn vùng dự án. + Điều tra, thống kê về tình hình sản xuất nông nghiệp trong vùng dự án những năm vừa qua. + Khảo sát nghiên cứu về thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như các điều kiện đáp ứng cho vùng dự án, bao gồm: Nguồn nước và khả năng cấp, thoát nước đáp ứng cho sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Nguồn điện và hệ thống thiết bị đáp ứng cho khu dự án. Mối quan hệ về hệ thống giao thông liên vùng. Các vấn đề về bảo vệ môi trường. c/ Các nội dung quy hoạch cụ thể cho mỗi khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Xây dựng chức năng của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2 - 3 chức năng tùy đặc điểm và điều kiện cụ thể) - Quy mô diện tích của mỗi khu - Nghiên cứu đặc điểm về số lượng và chất lượng đất canh tác. - Lựa chọn công nhệ cao phù hợp: + Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu về kỹ thuật và công nghệ nuôi cấy mô, nhà plastic, nhà lưới, công nghệ tưới nước... + Đánh giá, lựa chọn các quy trình công nghệ dự kiến được áp dụng - Xác định chủng loại sản phẩm chủ yếu tại mỗi khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Dự kiến xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các chức năng: + Khu sản xuất hoa, rau ứng dụng công nghệ cao + Khu sản xuất con giống quy mô công nghiệp + Khu chăn nuôi lợn, gà quy mô công nghiệp + Khu thâm canh thủy sản quy mô công nghiệp + Khu sản xuất phân bón quy mô công nghiệp - Xác định quy mô sản xuất các loại sản phẩm chính + Lựa chọn sản xuất giống và sản phẩm thương phẩm có chất lượng cao + Chuyển giao các quy trình công nghệ mới và hướng dẫn đào tạo cho các cơ sở sản xuất và người lao động. - Xác định hạng mục cơ sở hạ tầng cần đầu tư xây dựng ở các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự kiến có thể với các hạng mục chính: + Khu nghiên cứu, thí nghiệm + Khu sản xuất + Khu chế biến + Khu giới thiệu, bán sản phẩm + Khu giáo dục, đào tạo chuyển giao kỹ thuật + Khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí + Khu điều hành quản lý + Các hạng mục cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, xử lý môi trường, cây xanh. 5. Đề xuất hệ thống giải pháp phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Giải pháp về bố trí đất để xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm việc trong các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Giải pháp về đầu tư xây dựng mô hình tổ chức, quản lý và điều hành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước - Giải pháp về chính sách: + Chính sách đặc thù ưu đãi để thu hút đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. + Chính sách ưu đãi, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. + Chính sách hỗ trợ mở rộng hợp tác, liên kết, trao đổi khoa học công nghệ, sản phẩm của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các cơ sở khoa học. 6. Đánh giá tác động môi trường 7. Khái toán vốn đầu tư 8. Hiệu quả dự án Phân tích hiệu quả dự án trên 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. 9. Tổ chức thực hiện quy hoạch Thành lập ban chỉ đạo của tỉnh để điều hành quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao. Phân công trách nhiệm các cơ quan liên quan VIII. Kinh phí thực hiện lập quy hoạch 1. Chi phí theo đơn giá 01/2012/TT-BKHĐT Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn II (Bộ nông nghiệp) là cơ quan tư vấn lập dự án. Số điện thoại liên hệ Điện thoại bàn 043 971 61 61 Điện thoại di động 0989 149 326 Căn cứ lập dự toán: thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của bộ Kế hoạch và đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu. Chi phí lập quy hoạch nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được xác định theo công thức: GQHN = Gchuẩn x H1 x H2 x H3 x Qn x K Xác định Gchuẩn và các hệ số như sau: - Gchuẩn theo thông tư 01/2012/TT-BKHĐ quy định là 850 triệu đồng - Hệ số cấp độ địa bàn quy hoạch tra tại phụ lục I được H1 = 1 - Hệ số điều kiện làm việc và trình độ phát triển kinh tế-xã hội tra tại phụ lục II được H2 = 1,4 - Hệ số quy mô diện tích tự nhiên tra tại phụ lục III được H3 = 1,25 - Hệ số khác biệt giữa quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm và sản phẩm chủ yếu (Qn) xác định như sau: Lập quy hoạch tổng thể phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, bởi vậy hệ số Qn là tổng hợp hệ số của các ngành, cụ thể tra tại phụ lục VII được: Nông nghiệp: Qn = 0,3 Lâm nghiệp: Qn = 0,15 Thủy sản: Qn = 0,13 Tổng hợp chung: Qn = 0,58 - Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu và mặt bằng giá tiêu dùng: K = K1 + K2 Trong đó: + K1 = 0,3 x chỉ số giá tiêu dùng = 0,3 x 1,145 = 0,34 (Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 năm 2012 tăng 114,5% so với năm 2011) + K2 = 0,7 x hệ số điều chỉnh lương tối thiểu = 0,7 x 1050000/830000 = 0,89 (lương tối thiểu hiện tại là 1.050.000 đồng/tháng) Vậy K = 0,34 + 0,89 = 1,23 Thay vào công thức trên ta được: GQHN = 850 x 1 x 1,4 x 1,25 x 0,58 x 1,23 = 1.061,1
Luận văn liên quan