Nhận thức duy vật biện chứng về mâu thuẫn của chủ nghĩa Mác là nhận thức đúng đắn nhất, nó đã phát triển thành một quy luật- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt các mặt đối lập. quy luật thống nhất và đâu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biện chứng. Theo V.I.Lenin, “ Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó còn đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm”.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đôi lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động. phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng.
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật hiện tượngtrong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong.Mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau. Những mặt này đối lập với nhau nhưng lại liên hệ ràng buộc nhau tạo thành mâu thuẫn.
17 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4658 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập với mâu thuẫn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----&-----
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài:
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
VỚI MÂU THUẪN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP : 18.01.NHA
NHÓM : 7
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THU HƯỜNG
Hà Nội, 9-2016
DANH SÁCH NHÓM 7
Họ và tên
Mã số sinh viên
Lê Thị Thanh Hà
18K401013
Trương Đức Thái
18K401044
Nguyễn Khắc Lân
18K401026
Lê Việt Hùng
18K401020
Tạ Thị Phương
18K401038
Nguyễn Thị Hòa
18K401017
MỤC LỤC
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quan điểm của chủ nhĩa duy vật về mâu thuẫn
Nhận thức duy vật biện chứng về mâu thuẫn của chủ nghĩa Mác là nhận thức đúng đắn nhất, nó đã phát triển thành một quy luật- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt các mặt đối lập. quy luật thống nhất và đâu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biện chứng. Theo V.I.Lenin, “ Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó còn đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm”.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đôi lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động. phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng.
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật hiện tượngtrong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong.Mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau. Những mặt này đối lập với nhau nhưng lại liên hệ ràng buộc nhau tạo thành mâu thuẫn.
Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện tượng phổ biến. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Không có sự vật hay hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn và không có giai đoạn nào trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng lại không có mấu thuẫn.
Mâu thuẫn này mất đi, mâu thuẫn khác lại hình thành. Theo Ph.Ăngghen,ngay hình thức đơn giản nhất của vật chất- vận động cơ học, đã là một mâu thuẫn. Sở dĩ sự di động một cách máy móc và đơn giản ấy có thể thực hiện được chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa là ở nơi này, lại vừa ở nơi khác, vừa là ở trong một chỗ duy nhất, lại vừa không ở chỗ đó. Tất nhiên sự tồn tại của vật chất ở những hình thức vận động cao hơn lại càng bao hàm mâu thuẫn. Trong lĩnh vực tư duy cũng vậy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng khiếu nhận thức vô tận ở bên trong con người với sự tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng khiếu nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp giữa các thê hệ, sự nối tiếp đó rút ra với chúng ta, thực tế cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận.
Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong một thể thống nhất
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau trong cùng một sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó. Do đó, cần phải phân biệt rằng bất kì hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. trong cùng một thời điểm, mỗi sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại nhiều mặt đối lập. Chỉ có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ phủ định và chuyển hóa lẫn nhau ( sự chuyển hóa này tạo thành nguồn gốc động lực, đồng thời quy định bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật), có hai mặt đối lập như vậy mới gọi là hai mặt đối lập mâu thuẫn - thống nhất, được hiểu với ý nghĩa không phải chúng đứng cạnh nhau mà nương tựa vào nhau, tạo ra sự phù hợp cân bằng như liên hệ phụ thuộc, quy định ràng buộc lân nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại. Bởi vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự tôn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng có của bản thân sự vật tạo nên. Ví dụ: Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và nền kinh tế thị trường là điều kiện cho sự tổn tại của công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam, hai nền kinh tế khác nhau hoàn toàn về bản chất và những biểu hiện của nó nhưng nó lại hết sức quan trọng. Vì nó có sự thống nhất này nên nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không thể tổn tại với ý nghĩa là chính nó.
Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hóa giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau mà điều chỉnh chuyển hóa lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Sự đấu tranh chuyển hóa, bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong giai cấp có đối kháng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm nó diễn ra rất quyết liệt và gay gắt. Chỉ thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng rất nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới có thể giải quyết mâu thuẫn một cách căn bản.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn. Thông thường, khi nó mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau. Tất nhiên không phải bất kỳ sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn. Chỉ có những khác nhau tồn tại trong một sự vật nhưng liên hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển thì hai mặt đối lập ấy mới hình thành bước đầu của một mâu thuẫn. Khi hai mặt đối lập của một mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt, nó biến hành độc lập. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bởi sự thống nhất của hai mặt đối lập mới, hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hóa tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới xuất hiện. Cứ như thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp lên cao. Vì vậy, Lênin khẳng đỊnh"sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập".
Khi bàn về mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Lênin chỉ ra rằng:"Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa là chính nó - như có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tổn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân của sự thống nhất chỉ là tương đối và tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Kể cả trong trạng thái sự vật ổn định, cũng như khi chuyển hóa nhảy vọt về chất".
Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển
Không phải mọi sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết dãn đến chuyển hóa, bài trừ và phủ định nhau. Trong giới tự nhiên, chuyển hóa của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát, còn trong xã hội, chuyển hóa của các mặt đối lập nhất thiết phải thông qua hoạt động có ý thức của con người.
Vì vậy, không nên hiểu sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc. Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hóa theo hai phương thức:
Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện vật chất của sự vật.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới ở trình độ cao hơn.
Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau để thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn.
Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ các mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hóa của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến của thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới.
Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hóa và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng. Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi quá trinh phát triển.
Quy luật mâu thuẫn với hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương mại
Khái quát tình hình hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay
Sau 9 năm Việt Nam là thành viên của WTO, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu bước đầu. Môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam (NHVN) có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về khung điều tiết; quản trị nội bộ; tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Song đi sâu vào quá trình phát triển này cho thấy những bất cập chưa có tiền lệ nảy sinh, hệ thống NHVN dễ bị tổn thương trước các biến động của môi trường bên trong và bên ngoài. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hội nhập WTO là động lực hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, của ngân hàng nếu biết tận dụng có hiệu quả cơ hội và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tiến trình hội nhập.
Sau khi là thành viên WTO, việc thực hiện các cam kết về tài chính – ngân hàng, cùng với quá trình tái cấu trúc đã có tác động rất mạnh đến hệ thống Ngân hàng Việt Nam như sau:
Ngân hàng Việt Nam vẫn là một kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, đóng góp không nhỏ vào mức tăng GDP hàng năm. Khi tham gia sâu vào hội nhập, cạnh tranh đã thực sự là động lực to lớn cho cải cách, đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng. Chính sự cạnh tranh này đã tác động đến quản trị nội bộ và văn hóa rủi ro của ngân hàng theo hướng minh bạch hơn, tin cậy hơn, đặc biệt khi 03 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước(Vietinbank, Vietcombank, BIDV) thực hiện cổ phần hóa, chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần (CP). Việc nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu, duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu, đầu tư công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở các chi nhánh ở nước ngoài... để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn khách hàng cả trong và ngoài nước đều được các NHTM quan tâm và thực hiện bằng những biện pháp khác nhau.
Các NHTM CP cũng có sự bứt phá trong việc tăng năng lực tài chính thông qua việc góp vốn của các cổ đông chiến lược trong, ngoài nước. Trước hội nhập, chỉ có 6 NHTM CP có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia, nhưng sau 6 năm hội nhập, đã có thêm 17 NHTM có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn. Một số NHTM có số vốn góp của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài chiếm tới 20- 30% như VietinBank,VCB,Techcombank
Số lượng các ngân hàng giảm đi, quy mô của một số ngân hàng tăng lên, thanh khoản đảm bảo, uy tín được cải thiện. Sau gần 3 năm thực hiện, một số các NHTM yếu kém đã được sáp nhập với nhau, hoặc sáp nhập vào các NHTM lớn; một số NHTM hoạt động yếu kém, nợ khách hàng lớn hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu, NHNN đã mua với giá 0 VND (như Oceanbank, GPBank, VNBC), chuyển sang mô hình Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sau đó giao cho Vietcombank và Vietinbank quản lý, điều hành.
Theo báo cáo, khu vực ngân hàng ổn định, tín dụng tăng khá, cơ cấu tín dụng chuyển động theo hướng tích cực. Cả năm 2015, tín dụng tăng 18% (nếu tính cả TPDN thì tăng trưởng tín dụng ở mức 19,3%), cao hơn nhiều so với kế hoạch đầu năm (13%-15%).Trong đó tín dụng trung và dài hạn tăng 31,4%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng ngắn hạn (7%). Trong bối cảnh khu vực doanh nghiệp tái cấu trúc mạnh mẽ sau giai đoạn khủng hoảng, cầu đối với nguồn vốn trung và dài hạn tăng cao để đáp ứng yêu cầu đầu tư dài hạn và đổi mới công nghệ.
Chính sách lãi suất chênh lệch giữa đồng USD và VND đã phát huy tác dụng, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cả năm giảm (-)12,9% so với cùng kỳ 2014.
Thanh khoản hệ thống ngân hàng tốt, hiệu quả kinh doanh phục hồi nhẹ. Tỷ lệ LDR của toàn hệ thống ở mức 80,9% (mức an toàn cao về thanh khoản). Thanh khoản đối với VND và ngoại tệ lần lượt ở mức 83,5% và 64,1%, ở giới hạn an toàn thanh khoản. Hiệu quả kinh doanh tuy còn thấp (do trích lập DPRR) nhưng đã phục hồi nhẹ so với năm 2014.
Những biểu hiện mâu thuẫn trong hệ thống ngân hàng
Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Xung quanh chúng ta, môi trường làm việc của chúng ta cũng không nằm ngoại lệ. Mâu thuẫn trong hoạt động Ngân hàng rất nhiều, nhưng ở đây Tôi xin phân tích một số mâu thuẫn chủ yếu, nổi lên trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Một quá trình sản xuất kinh doanh bao giờ cũng chứa đựng trong nó rất nhiều mâu thuẫn như; mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mâu thuẫn giữa cung và cầu về sản phẩm, mâu thuẫn giữa chủ quản lý với người lao động, mâu thuẫn giữa tính kế hoạch trong xí nghiệp với tính tự phát của cơ chế thị trường, mâu thuẫn giữa sức phát triển nhanh của công cụ sản xuất và công nghệ tiên tiến với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên liệu của sản xuất, mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro....
2.1 Mâu thuẫn giữa rủi ro và lợi nhuận
Chúng ta đã biết hoạt động chính của ngân hàng là nhận gửi và cho vay với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Mối quan hệ mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro là một mâu thuẫn biện chứng, là hai mặt của một vấn đề. Bất cứ quá trình sản xuất, kinh doanh nào cũng vậy, lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại song song với nhau, mâu thuẫn với nhau. Kết thúc một quá trình sản xuất, kinh doanh chúng ta có thể thu được lợi nhuận nhưng có khi là gặp phải rủi ro. Lợi nhuận dự kiến mang lại càng cao thì độ rủi ro nếu gặp phải cũng sẽ rất lớn và ngược lại.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng vẫn là gánh nặng lớn, làm bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận của các nhà băng trong quý 2/2016
(Nguồn: hoi-truoc-ganh-nang-du-phong-757-488980.htm).
Nổi bật nhất là trường hợp của Sacombank, lãi ròng hợp nhất thu về trong quý 2 chỉ đạt 147 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù lãi thuần từ hầu hết các hoạt động dịch vụ, kinh doanh và đầu tư đều tăng trưởng tốt, nhưng thu nhập lãi thuần giảm 18% và chi phí hoạt động tăng 8% đã kéo lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro giảm 22% xuống 846 tỷ đồng. Thêm vào đó, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh hơn 86% lên 682 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này “bốc hơi” đáng kể, chỉ còn 147 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi ròng của Sacombank giảm 74% xuống chỉ còn 309 tỷ đồng.
Một trường hợp khác, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng của Ngân hàng SCB trong quý 2 đạt hơn 1,120 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng tốt trong lãi thuần và cắt giảm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến từ 420 tỷ lên 1,038 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận của ngân hàng “không cánh mà bay”. Tính trong quý 2, SCB chỉ thu về vỏn vẹn gần 67 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (cùng kỳ năm trước lỗ 7.7 tỷ đồng).
Ngược lại, lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro của Vietcombank trong quý 2 tuy chỉ xấp xỉ cùng kỳ năm trước, nhưng nhờ chi phí dự phòng rủi ro giảm gần 130 tỷ đồng xuống 1,700 tỷ đồng (chiếm 46% lợi nhuận trước dự phòng) đã giúp lợi nhuận ròng cải thiện, tăng 19% và ghi nhận 1,576 tỷ đồng.
Riêng với BIDV, mặc dù lợi nhuận sau thuế quý 2/2016 tăng 58% lên 975 tỷ đồng, nhưng hiện Ngân hàng này đang có mức trích lập dự phòng rủi ro cao nhất, gần 2,536 tỷ đồng (tương đương 67% lợi nhuận trước dự phòng), bỏ khá xa so với Vietcombank và VietinBank. Đáng lưu ý, tổng giá trị nợ xấu của BIDV tại thời điểm kết thúc quý 2/2016 tăng hơn 3,000 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó nợ nhóm 4 tăng đột biến từ gần 888 tỷ đầu năm lên hơn 2,326 tỷ đồng./.
Do đó có thể nói mâu thuẫn giữa lợi nhuận vả rủi ro là một trong những mâu thuẫn cơ bản không chỉ của các Ngân hàng mà còn của những tất cả các doanh nghiệp nói chung. Đồng thời, rủi ro và lợi nhuận là động lực để các doanh nghiệp ngày một phát triển về trình độ quản lý doanh nghiệp.
Mâu thuẫn giữa cung và cầu (giữa Ngân hàng và Khách hàng vay)
Một mâu thuẫn khác có thể nói đến trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương mại đó là mối liên hệ biện chứng giữa những người có nhu cầu vay vốn và bên cấp vốn. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp thì vốn là điều không thể thiếu. Và nếu thiếu, thì chỉ có một cách là đi vay. Tuy nhiên, những doanh nghiệp, những cá nhân này có đủ điều kiện vay vốn hay không? Điều này lại phụ thuộc hoàn toàn vào việc thẩm định tín dụng của Ngân hàng.
Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng được đủ những yêu cầu từ phía Ngân hàng. Những thủ tục hành chính rườm rà chỉ là một phần nhỏ, và điều đáng chú ý ở đây, có thể thấy là do các Ngân hàng đòi hỏi về sự an toàn, lành mạnh tài chính ở doanh nghiệp. Một doanh nghiệp để có thể đáp ứng hồ sơ vay vốn, họ cần một báo cáo tài chính lành mạnh, trong sạch trong ít nhất là 02 năm gần nhất. Cùng với đó là những tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn giá trị của khoản vay. Và rất nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu từ phía Ngân hàng. Mặt khác, về phía các Ngân hàng Thương mại, các Ngân hàng cũng không thể cho vay dưới chuẩn.
Như vậy, có thể thấy mâu thuẫn ở đây đó là người cần vốn thì không đáp ứng được yêu cầu vay vốn, người cho vay, tức là các Ngân hàng Thương mại lại không thể ôm rủi ro để cho vay dưới chuẩn với những doanh nghiệp này.
Mâu thuẫn trong sự hình thành và phá sảncủa các Ngân hàng Thương mại
Thập kỷ trước có lẽ được gọi là thập kỷ cho sự bùng nổ và phát triển hệ thống Ngân hàng. Hàng loạt các Ngân hàng được thành lập và hoạt động tín dụng đã tạo nên một hệ thống tài chính phức tạp, đan xen nhau giữa các trung gian tài chính. Nhiều Ngân hàng mới được thành lập theo mô hình Ngân hàng cổ phần (trong đó nhiều ngân hàng nông thôn quy mô nhỏ được cổ phần hóa). Chính sự “bùng nổ” hoạt động cả về quy mô và mức độ đa dạng của hệ thống ngân hàng trong thời gian trước đây, cùng hạn chế trong quản lý của từng Ngân hàng, kiểm soát của NHNN đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ lớn tác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống NHTM. Trong đó, phải kể đến 3 vấn đề nổi bật: chất lượng tài sản kém, thanh khoản khó khăn và quy mô vốn tự có nhỏ.
Vấn đề đầu tiên của hệ thống ngân hàng là chất lượng tài sản kém, thể hiện ở tỷ lệ dư nợ phi sản xuất cao và tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
Chạy đua tăng lãi suất, cùng với việc cho vay dưới chuẩn là nguyên nhân khiến nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Thương mại có xu hướng tăng cao(Oceanbank âm vốn chủ sở hữu 6.000 tỷ đồng, VNCB âm vốn chủ sở hữu 9.000 tỷ đồng).Các Ngân hàng cổ phần hóa hoạt động theo nguyên tắc thị trường phải cho phá sản nếu kinh doanh thua lỗ, tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam vẫn còn tư duy”Ngân hàng không thể đổ vỡ” vì lo ngại tiêu cực đến cả hệ thống Ngân hàng, đến quyền lợi của Người gửi tiền.
Thứ hai, những khó khăn về thanh khoản đang khiến nhiều ngân hàng điêu đứng. Những khó khăn này đã được thể hiện rất rõ ở những cuộc đua lãi suất trên cả thị trường 1(từ tổ chức kinh tế và cá nhân) và thị trường liên ngân hàng (LNH).Nhắc lại thời kỳ 2009 – 2011, huy động TT1 trở nên rất khó khăn, đến mức người gửi tiết kiệm có thể mặc cả lãi suất với