Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã thu được những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội . Tốc độ tăng trưởng hàng năm tương đối cao so với khu vực và thế giới, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, FDI hàng năm đều tăng, cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật có bước tiến rõ rệt.
Năm 2006 VIỆT NAM chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Nước ta đang đứng trước nhiều thử thách và cơ hội để trở thành một nước có nền kinh tế phát triển. Các ngành công nghiệp trong đó có công nghiệp thực phẩm được đầu tư mạnh mẽ nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước và chăm lo cho đời sống của người dân. Chính vì thế ngành công nghiệp sữa VIỆT NAM phát triển một cách rõ rệt, nếu trước những năm 90 chỉ có 1- 2 nhà sản xuất, phân phối sữa mà chủ yếu là sữa đặc và sữa bột (nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và có thể chế biến thành 500 loại sản phẩm khác nhau trong đó có 5 ngành sản xuất chính:
• Sản xuất sữa tươi (thanh trùng và tiệt trùng)
• Sản xuất sữa chua (uống và ăn)
• Sản xuất sữa bột
• Sản xuất bơ và phomat
Hơn 2400 năm trước Hippocrates, người sáng lập ra ngành y khoa thừa nhận sữa có giá trị dinh dưỡng rất cao, là nguồn dinh dưỡng bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi.
Nhờ mang nhiều chất dinh dưỡng, phần lớn các thành phần tham gia vào cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể người và động vật, tỷ lệ các chất hài hòa, giúp cho quá trình tiêu hóa một cách dễ dàng. Sữa trở thành thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Có thể nói rất ít loại thực phẩm nào mà toàn diện về các chất như sữa.
99 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 14906 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng có đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã thu được những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội…. Tốc độ tăng trưởng hàng năm tương đối cao so với khu vực và thế giới, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, FDI hàng năm đều tăng, cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật có bước tiến rõ rệt.
Năm 2006 VIỆT NAM chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Nước ta đang đứng trước nhiều thử thách và cơ hội để trở thành một nước có nền kinh tế phát triển. Các ngành công nghiệp trong đó có công nghiệp thực phẩm được đầu tư mạnh mẽ nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước và chăm lo cho đời sống của người dân. Chính vì thế ngành công nghiệp sữa VIỆT NAM phát triển một cách rõ rệt, nếu trước những năm 90 chỉ có 1- 2 nhà sản xuất, phân phối sữa mà chủ yếu là sữa đặc và sữa bột (nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và có thể chế biến thành 500 loại sản phẩm khác nhau trong đó có 5 ngành sản xuất chính:
Sản xuất sữa tươi (thanh trùng và tiệt trùng)
Sản xuất sữa chua (uống và ăn)
Sản xuất sữa bột
Sản xuất bơ và phomat
Hơn 2400 năm trước Hippocrates, người sáng lập ra ngành y khoa thừa nhận sữa có giá trị dinh dưỡng rất cao, là nguồn dinh dưỡng bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi.
Nhờ mang nhiều chất dinh dưỡng, phần lớn các thành phần tham gia vào cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể người và động vật, tỷ lệ các chất hài hòa, giúp cho quá trình tiêu hóa một cách dễ dàng. Sữa trở thành thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Có thể nói rất ít loại thực phẩm nào mà toàn diện về các chất như sữa.
Trong năm 2008 cơn bão melamine đã làm cho ngành sữa trong nước và thế giới chao đảo gặp rất nhiều khó khăn đồng thời gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăn nuôi bò sữa, nhiều nông dân lo sợ vội vàng bán bớt một số bò sữa đi với giá rẻ (trên dưới 10 triệu) khiến số lượng bò sữa giảm đáng kể đặc biệt ở miền bắc có những nơi giảm 50% về mặt số lượng. Ngay cả ở các địa phương có truyền thống chăn nuôi bò sữa ở phía bắc như Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc, số lượng bò sữa cũng giảm tới 25%. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì chẳng bao lâu số lượng bò sữa không còn đáng kể và chúng ta không hy vọng gì về nguồn sữa tươi tự sản xuất cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng.
Thành phố Hồ Chí Minh nơi có đàn bò sữa trên 66 ngàn con chiếm hơn 50% tổng lượng bò sữa cả nước. Trong 3 năm qua tốc độ tăng số lượng bò sữa là 7%/năm. Những năm tới tốc độ tăng chậm hơn thậm chí không tăng và có thể giảm bớt do quá trình đô thị hóa.
Năm 2008 cả nước đã có trên 110 ngàn con bò sữa, cung cấp gần 240 ngàn tấn sữa cho thị trường, nhưng mới chỉ đáp ứng 22% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Năm 2010 kế hoạch sẽ đạt 200 ngàn con, tổng sản phẩm sữa là 320 ngàn tấn sữa/năm đáp ứng được 38 ¸ 40% nhu cầu tiêu thụ sữa của Việt Nam, và đến năm 2020 sẽ phấn đấu 1 triệu tấn sữa/năm, số đàn bò có thể là 400 ¸ 500 ngàn con, tương lai đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Ta có thể tổng quát tình hình bò sữa ở nước ta hiện nay như sau:
Nước ta phát triển đàn bò sữa trong nước với những vùng chăn nuôi lớn ở Việt Nam như Mộc Châu, Lâm Đồng… Ngoài ra còn có những vùng nhỏ hơn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ba Vì với các giống bò tốt cho năng suất cao như:
Bò Hà Lan với năng suất 5000 ¸ 6000 kg/ chu kỳ
Bò Sind với năng suất trung bình 2000 kg/ chu kỳ
Bò lai Hà Lan và Sind năng suất 2700 ¸ 4200 kg/ chu kỳ
Với xu hướng hội nhập hóa quốc tế ngành công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm sữa VIỆT NAM có rất nhiều cơ hội để phát triển song cũng là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, phát triển ngành theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, bộ công thương đã đưa ra quyết định quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam trong năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tổng quát là: “Từng bước xây dựng và phát triển ngành sữa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng tiêu dùng trong nước đạt mức bình quân 8kg/người/năm, 10kg/người/năm, năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”.
Các nhà máy sữa ở nước ta tập trung nhiều ở miền Nam với các nhà máy chế biến sữa lớn như nhà máy sữa Ông Thọ, Công ty sữa Cô Gái Hà Lan. Ở miền Bắc có một cơ sở ở Mộc Châu , nhà máy chế biến sữa Vinamilk ở Gia Lâm , nhà máy Hà Nội milk .Tuy nhiên với tốc độ phát triển thần tốc của nền kinh tế nước ta cùng với đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đòi hỏi thực phẩm sử dụng không những nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, chủng loại mà còn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sữa là sản phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn đáp ứng được những yêu cầu đó. Trong tương lai, sữa sẽ là thức ăn chính trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Hiện nay trung bình mỗi người dân Việt Nam mới chỉ uống 7-8 lít sữa/năm, trong khi sản lượng sữa bình quân hàng năm theo đầu người ở Châu Âu đạt 350 – 400 lít/người/năm. Còn ở Châu Á, mặc dù phát triển muộn hơn nhưng hiện nay sản lượng đã tăng và ngày càng cao như ở Malaysia sản lượng trung bình là 14,55lít/người/năm (năm 1993) và 20lít/người/năm (năm 2000). Thái Lan là 13,19 lít/người/năm (năm 1993) và 15lít/người/năm (năm 2000).
Vì thế để đáp ứng nhu cầu sử dụng sữa ngày càng tăng của người dân, việc tất yếu cần thiết là phải xây dựng thêm nhà máy sữa. Ngành sữa Việt Nam hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng và còn phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.
Hiện nay khả năng cung cấp sữa tươi cho công nghiệp chế biến sữa của nước ta còn hạn chế, mới đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên liệu. Do đó, việc sản xuất các sản phẩm của sữa từ nguồn nguyên liệu sữa nhập khẩu là sự lựa chọn đúng đắn, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng sữa trong nước, vừa hạ giá thành sản phẩm so với sữa thành phẩm nhập khẩu. Với tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của sữa như vậy nên em được giao nhiệm vụ thiết kế nhà máy chế biến các sản phẩm sữa từ nguyên liệu sữa tươi và sữa bột. Sữa tiệt trùng chế biến hoàn toàn từ sữa tươi. Sữa chua ăn chế biến hoàn toàn từ sữa bột.
Thiết kế nhà máy chế biến sữa bao gồm:
Sữa Tươi Tiệt Trùng có đường: 110 tấn/ngày.
Sữa chua yoghut: 110tấn/ngày
PHẦN II: LẬP LUẬN KINH TẾ
Trong tự nhiên không có một loại thực phẩm nào mà hàm lượng các chất dinh dưỡng lại được kết hợp đầy đủ và hài hòa như sữa. Sữa là nguồn thức ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe và không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Ở Việt Nam ngành công nghiệp thực phẩm nói chung cũng như công nghiệp chế biến sữa nói riêng đã và đang rất phát triển. Các sản phẩm sữa ngày càng phong phú và đa dạng về chủng loại và số lượng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân ngày một đi lên, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sữa cũng tăng cao. Các sản phẩm sữa ngoài việc đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng còn phải có hương vị thơm ngon, phù hợp với thị yếu của từng đối tượng khác nhau và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện nay sản lượng sữa tươi ở nước ta còn thấp, chất lượng sữa chưa cao lắm và chưa ổn định (theo số liệu năm 2008 sản lượng sữa đạt 240 ngàn tấn) chỉ đáp ứng được khoảng 22% nhu cầu tiêu dùng và 12% nhu cầu sản xuất. Do đó các nhà máy chế biến sữa hiện nay vẫn phải nhập sữa bột từ nước ngoài về để sản xuất, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân, vừa đảm bảo nhu cầu sản xuất trong khi đó lại có thể giảm giá thành sản phẩm rất nhiều so với các sản phẩm sữa nhập ngoại mà vẫn đảm bảo chất lượng. Từ nguồn nguyên liệu sữa bột nhập khẩu ta có thể sản xuất ra các loại sản phẩm giàu dinh dưỡng như: sữa bột hoàn nguyên, sữa chua, tiệt trùng UHT…
Mặt khác các nhà máy chế biến, các cơ sở sản xuất sữa và các sản phẩm của sữa của nước ta hiện nay chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu chung của ngành sữa Việt Nam. Do vậy, viêc xây dựng và cho ra đời thêm các nhà máy chế biến sữa trong cả nước là điều hết sức cần thiết. Các nhà máy chế biến sữa được xây dựng sẽ góp phần đáp ứng nguồn cung cho ngành sữa, và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhà máy này đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu thất nghiệp.
Dựa vào khả năng cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhân công lao động, em dự kiến xây dựng một nhà máy chế biến sữa sản phẩm chủ yếu là sữa chua Yoghurt và sữa tươi tiệt trùng có đường UHT nằm ở khu công nghiệp Trường yên - huyện Chương Mỹ -Thành phố Hà Nội.
Để xây dựng tốt nhà máy và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khi nhà máy đi vào hoạt động cần phải nghiên cứu, khảo sát các điều kiện sau:
1. Đặc Điểm Tự Nhiên
1.1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm: khoảng 23,2oC
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: khoảng 29.2oC
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: khoảng 17,2oC
Nhiệt độ cao tuyệt đối: khoảng 39oC
Nhiệt độ thấp tuyệt đối: khoảng 7oC
1.2. Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình hàng năm là: khoảng 84,5%
Độ ẩm trung bình tháng cao nhất là: khoảng 100%
Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là: khoảng 81,5%
1.3. Mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm là: 1.800 mm
Lượng mưa tháng ít nhất là: 5,3 mm
Lượng mưa tháng cao nhất là: 342,17 mm
1.4. Gió:
Ở đây hướng gió chính là gió Đông Nam
2. Vùng Nguyên Liệu.
Nguyên liệu dùng cho nhà máy là sữa bột và sữa tươi. Sữa bột nhập từ nước ngoài với một khối lượng đã được kiểm tra một cách nghiêm ngặt về chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hóa lý và chỉ tiêu vi sinh vật. Về mặt sữa tươi vùng nguyên liệu của nhà máy sẽ là Ba Vì, Đan Phượng, Quốc Oai, Sơn tây, Phúc Thọ và Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Phù Đổng và các tỉnh lân cận có đàn bò sữa phát triển như Hà Nam, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng yên, Tuyên quang… Sữa là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao rất dễ nhiễm vi sinh vật nên việc thu gom, vận chuyển sữa phải nhanh chóng, thuận lợi để đảm bảo chất lượng của sữa trước khi chế biến, hạn chế đến mức tối đa sự xâm nhập của vi sinh vật. Vì thế đây sẽ là địa điểm thu gom sữa, chế biến rất hợp lý và thuận tiện.
3. Thị Trường Tiêu Thụ.
Do vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với nhiều thị trường tiềm năng như Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,… Do mật độ dân số dày bình quân 1979 người/km2. Cao nhất là quận Đống Đa 3541người/km2.Thấp nhất Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức< 1000 người/km2 đời sống người dân được nâng cao nhu cầu dinh dưỡng tăng do đó tạo ra thị trường tiêu thụ sữa khổng lồ. Mặt khác khu công nghiệp Trường Yên hiện đang là địa điểm thu hút rất nhiều các nhà đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp và là một khu công nghiệp mới hiện đại, hệ thống giao thông thuận lợi. Nằm trên quốc lộ 6 cách trung tâm Hà Nội 19km.
4.Nguồn Cung Cấp Điện.
Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy nằm trong mạng lưới điện cung cấp cho khu công nghiệp. Mặt khác do gần nguồn cung cấp điện như nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình nên nguồn điện ổn định và cung cấp đủ cho nhà máy hoạt động. Ngoài ra để đề phòng sự cố mất điện đột xuất, nhà máy có sử dụng máy phát điện dự phòng để dùng khi mất điện công suất 1250 KVA.
5. Nguồn Cung Cấp Nước.
Đối với các nhà máy thực phẩm nói chung thì có thể nói nước là một trong những nguyên liệu chính, do vậy chất lượng nước được đưa vào sản xuất là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm.
Để chủ động trong sản xuất, nhà máy sẽ xây dựng một hệ thống xử lý nước, với nguồn cung cấp nước là nước ngầm (nước giếng khoan). Nước sau khi xử lý qua hệ thống làm sạch sẽ đạt tiêu chuẩn cho nước dùng trong quá trình sản xuất thực phẩm như tiêu chuẩn về độ cứng về hàm lượng kim loại nặng… ngoài ra công ty có phòng đảm bảo chất lượng (QA) kiểm tra chất lượng của nước trước khi đem đi sản xuất.
6. Nguồn Cung Cấp Hơi.
Hơi nước là một trong những nguồn nguyên liệu phụ trợ rất quan trọng đối với một nhà máy sản xuất. Trong nhà máy, hơi được dùng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu là dùng cho sản xuất như : thanh trùng, tiệt trùng, gia nhiệt, C.I.P và sử dụng trong sinh hoạt…
Để đảm bảo cho hoạt động của nhà máy, hơi cấp phải là hơi nước bão hòa, được cấp bởi lò hơi có áp suất lớn.
7. Nguồn Cung Cấp Nhiên Liệu.
Để đảm bảo cho lò hơi hoạt động tốt, cho nhiệt lớn, sạch sẽ và ít độc hại đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hơi cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà máy sẽ sử dụng dầu F.O được mua từ nguồn chính là từ công ty dầu khí Petrolimex Việt Nam
8. Hệ Thống Thoát Nước.
Trong nhà máy thực phẩm nói chung và các nhà máy chế biến sữa nói riêng, nước thải chủ yếu là nước rửa các thiết bị, trong đó chủ yếu là hóa chất tẩy rửa cộng với các cặn đường, protein biến tính, các váng mỡ... Vì vậy hệ thống thoát nước phải phù hợp đảm bảo thoát hết nước, không bị ứ đọng. Hệ thống thoát nước phải chảy đến khu vực xử lý nước thải của nhà máy, không ảnh hưởng đến vệ sinh, môi trường trong toàn nhà máy đặc biệt là khu vực sản xuất chính của nhà máy.
9. Xử Lý Nước Thải.
Hệ thống xử lý nước thải phải tốt nước sau khi xử lý phải đảm bảo chất lượng vệ sinh theo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp của nhà nước Việt Nam. Do phần lớn nước thải trong nhà máy có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ nên ở đây nước thải ta xử lý bằng phương pháp hiếu khí. Nước thải được chảy vào bể Aeroten tại đây nước được bơm tuần hoàn oxi được cấp xuống đáy, dưới đáy có chứa bùn hoạt tính có vi khuẩn hiếu khí thích hợp lên các chất hữu cơ trong nước thải được oxi hóa và phân hủy.
10. Giao Thông Vận Tải.
Xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Trường Yên hệ thống giao thông thuận lợi, cách quốc lộ 6 gần 100m. Mặt khác khu công nghiệp cách trung tâm Hà Nội 20km, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá đi các vùng trọng điểm củng như xuất khẩu ra nước ngoài.
11. Khả Năng Cung Cấp Nhân Lực.
Xung quanh khu công nghiệp Trường yên mật độ dân số phân bố tương đối cao cách trung tâm thành phố Hà Nội, là những nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề chuyên nghiệp. Vì vậy tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nhà máy có thể tuyển dụng công nhân có tay nghề, cán bộ, kỹ sư có trình độ cao. Khi cần công nhân lao động với trình độ phổ thông thì với dân cư đông trong huyện cũng như dân cư các vùng lân cận sẽ đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nhân lực của nhà máy.
Thông qua việc phân tích và nghiên cứu các chỉ tiêu ở trên ta thấy việc thiết kế nhà máy chế biến sữa tại khu công nghiệp Trường yên – Chương Mỹ – Hà Nội với các sản phẩm sữa tiệt trùng và sữa chua Yoghurt là hoàn toàn hợp lý, có tính khả thi cao và có tính bền vững.
PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
1. Công Nghệ Sản Xuất Sữa Chua Yoghurt Từ Nguyên liệu Sữa Bột.
1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất.
Phối trộn
Nước
Làm lạnh
Đồng hoá,thanh trùng
Lọc
Chất ổn định
Phối trộn
Đường
Sữa Chua Yoghurt
Ủ chín, bảo quản lạnh
Rót hộp
Làm lạnh
Lên men
Chủng vi Khuẩn lactic
Làm nguội
Đồng hoá,thanh trùng
Sữa bột gầy
Dầu bơ
Ủ hoàn nguyên
Làm lạnh
Đồng hoá, thanh trùng
Lọc
Chất ổn định
Phối trộn
Phối trộn
Nước
1.2. Yêu cầu nguyên liệu trong sản xuất.
a. Tiêu chuẩn về chất béo sữa (AMF)
Chất béo sữa phải đạt các chỉ tiêu sau:
Các thông số
Tiêu chuẩn
Chỉ tiêu
cảm quan
Trạng thái
Dạng sệt ở nhiệt độ thường
Màu sắc
Vàng sáng
Mùi vị
Mùi thơm đặc trưng của bơ sữa, không có mùi lạ
Chỉ tiêu
hóa lý
Chất béo
≥ 99.5%
Độ ẩm
0.1%
Chỉ tiêu
VSV
VSV tổng số
≤ 50000/ 1g
Streptococcus aureus
0/ 1g
Chỉ tiêu
Kim loại nặng
Pb
≤ 0.1 mg/kg
As
≤ 0.1 mg/kg
Bao gói
210kg/thùng kim loại
Hạn sử dụng
12 tháng
Điều kiện bảo quản
10°C
b. Tiêu chuẩn sữa bột gầy
Sữa bột gầy phải đạt các chỉ tiêu sau:
Các thông số
Tiêu chuẩn
Chỉ tiêu
cảm quan
Trạng thái
Mịn tơi, không vón cục
Màu sắc
Vàng kem, khi pha thành dung dịch có màu trắng sữa
Mùi vị
Thơm đặc trưng của sữa
Chỉ tiêu
hóa lý
Protein
33,4 %
Chất béo
0,8%
Độ ẩm
4%
Chỉ tiêu
VSV
VSV tổng số
< 50000/ 1g
Coliform
<10/ 1g
Bacillus cereus
0/ 1g
Salmonella
0/25g
Nấm men, nấm mốc
<10
Chỉ tiêu
kim loại nặng
Pb
≤ 0,5mg/kg
As
≤ 0,5mg/kg
Bao gói
25kg/bao
Hạn sử dụng
12 tháng
Điều kiện bảo quản
10-25°C
Bảo quản nơi khô thoáng
Sữa bột gầy sau khi nhập khẩu được tiến hành kiểm tra nếu đạt yêu cầu so với bảng tiêu chuẩn của nguyên liệu sữa bột ở trên. Sau khi đánh giá các chỉ tiêu cần thiết ta phải đánh giá xem chất lượng sữa có đạt yêu cầu trong sản xuất hay không (ví dụ: khả năng đông tụ của sữa trong quá trình sản xuất sữa chua ăn) và so sánh xem chất lượng sản phẩm có tương đương với sản phẩm mà công ty đã nghiên cứu hay không,nếu được thì mới đưa đi sản xuất.
c. Tiêu chuẩn về đường.
Nguyên liệu đường phải đạt các chỉ tiêu sau:
Các thông số
Tiêu chuẩn
Chỉ tiêu
cảm quan
Trạng thái
Tinh thể, đồng đều, không vón cục
Màu sắc
Trắng
Mùi vị
Vị ngọt đặc trưng, không có mùi vị lạ
Chỉ tiêu
hóa lý
Hàm lượng saccharose
≥ 99,9%
Độ ẩm
0,1%
Chỉ tiêu
VSV
Nấm men, nấm mốc
≤ 10/10g
Clostridium perfringen
0/g
Chỉ tiêu
Kim loại nặng
Pb
≤ 0,1 mg/kg
Bao gói
50kg/bao
Bao bì 2 lớp: PP và PE
Hạn sử dụng
12 tháng
Điều kiện bảo quản
10-25°C
Bảo quản nơi khô thoáng
d. Tiêu chuẩn về chất ổn định
Chất ổn định phải đạt các chỉ tiêu sau:
Các thông số
Tiêu chuẩn
Chỉ tiêu
cảm quan
Trạng thái
Dạng bột mịn, tơi, không vón cục
Màu sắc
Trắng nhạt
Độ ẩm
12%
Chỉ tiêu
VSV
VSV tổng số
≤ 5000 /1g
Nấm men, nấm mốc
≤ 500/ 1g
E.Coli
0/0,1g
Staphylococcus
0/0,01g
Samonella
0/25g
Chỉ tiêu
Pb
≤ 5,0 mg/kg
Bao gói
25kg/bao
Bao bì 2 lớp: PP và PE
Hạn sử dụng
12 tháng
Điều kiện bảo quản
10-25°C
Bảo quản nơi khô thoáng
e. Tiêu chuẩn về chủng giống
Chủng giống dạng bột phải đạt các chỉ tiêu sau:
Các thông số
Tiêu chuẩn
Chủng VSV
-Streptococcus thermophilus
-Lactobacillus bulgaricus
Bao gói
Dạng bột đóng trong túi
Bao bì 3 lớp
Điều kiện bảo quản
Thời hạn sử dụng
< -18°C : HSD 24 tháng
5 °C : HSD 6 tuần
f. Tiêu chuẩn về nước
Nước dùng cho sản xuất thực phẩm phải đạt các chỉ tiêu sau:
Các thông số
Tiêu chuẩn
Chỉ tiêu
cảm quan
Trạng thái
Lỏng
Màu sắc
Trong suốt, ko màu
Mùi vị
Không mùi, vị
Chỉ tiêu
hóa lý
pH
7 – 8,5
Độ cứng( CaCO3)
≤ 70mg/l
Chỉ tiêu
VSV
VSV tổng số
< 10000/ 1g
Coliform
0/100ml
Chỉ tiêu
kim loại nặng
Ca
≤ 20mg/l
Cd
≤ 0,003mg/l
Pb
≤ 0,01mg/l
Hg
≤ 0,001mg/l
1.3. Thuyết minh quy trình sản xuất Sữa Chua Yoghurt
Nguyên liệu sau khi thu nhận được kiểm tra chất lượng xem có đạt các chỉ tiêu nói trên hay không, nếu đạt đưa vào sản xuất. Sữa bột gầy được cân theo từng mẻ để sản xuất với khối lượng công ty đã tính từ trước. Với bơ do ban đầu ở dạng sệt nên được hâm nóng ở nhiệt 60oC rồi đưa vào sản xuất. Bơ được cân theo từng mẻ với công thức đã tính. Đường, chất ổn định được cân theo công thức.
a.Phối trộn:
Trộn chất ổn định :
Lượng chất ổn định được cân theo phiếu chế biến của từng mẻ.
- Cấp 500-600 lít nước 50oC vào bồn trộn. Gia nhiệt lên 65-70oC.
- Mở tuần hoàn với bộ almix.
- Chất ổn định cho vào almix tuần hoàn với nước nóng ở bồn trộn 15 phút.
- Kết thúc trộn chất ổn định tiến hành cấp nước trộn hoàn nguyên. Lượng nước cấp trộn hoàn nguyên tuỳ theo phiếu chế biến với nhiệt độ 45-50oC.
Phối trộn dịch sữa lên men:
Nguyên liệu sau khi đã chuẩn bị xong, ta định lượng nước vào thiết bị phối trộn. Thiết bị phối trộn là thiết bị nồi hai vỏ, nước được đun nóng đến 40 - 45oC bằng thiết bị gia nhiệt để hòa tan sữa bột tốt. Sau đó được bơm vào bồn trộn. Trong quá trình phối trộn cánh khuấy trong thiết bị phối trộn hoạt động liên tục. Khi kết thúc tuần hoàn chất ổn định cho nguyên liệu theo thứ tự: SMP à Đường à AMF.
Trong quá trình phối trộn luôn giữ nhiệt độ trong thiết bị phối trộn ổn định từ 40 – 50oC. Sau khi trộn xong, tuần hoàn 30 phút để dịch tan hoàn toàn.
b. Lọc:
Loại bỏ các tạp chất có trong nguyên liệu, tạo ra dung dịch đồng nhất theo yêu cầu kỹ thuật.
Dung dịch sữa sau khi được phối trộn được bơm qua thiết bị lọc và tiến hành lọc trên đường ống qua lưới lọc kim loại, đường kính lỗ lọc là 150μm.
c. Làm lạnh.
Sữa sau khi thanh trùng được làm lạnh xuống 4 – 6oC nhờ thiết bị làm lạnh.
Nhằm hạn c