Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là một chuyên ngành của khoa học
lịch sử, có đối tượng nghiên cứu không chỉ là tổ chức và hoạt động của Đảng (kể
cả hoạt động lý luận, thực tiễn), mà cả những phong tràoquần chúng dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Hoạt động của Đảng rất phong phú, diễn ra trong nhiều ho àn cảnh
khác nhau, khi bí mật, lúc công khai; khi chưa có chính quyền, khi có chính
quyền; khi tiến hành khởi nghĩa, khi tiến hành chiến tranh; khi tiến hành mộtchiến
lược cách mạng, khi đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng , trong tình
hình quốc tế cũng có nhiều biến đổi. Nguồn sử liệu lịch sử Đảng rất phong phú, có
thể khai thác qua nhiều loại tài liệu khác nhau:
-Các Văn kiện Đảng (phần lớn đã được công bố trong một bộ sách 54 tập), trong
đó nhiều văn kiên trực tiếp phản ánh hoạt động của Đảng, nhưng cũng có những
văn kiện phản ánh nhận thức của Đảng về những sự kiện đã xảy ra.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So sánh nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trong nhiều công trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng có hiện tượng trình bày khác
nhau về một số sự kiện và quá trình Lịch sử Đảng, mà nguyên nhân chủ yếu là
thiếu sự thẩm định, so sánh nguồn sử liệu.
1. Nguồn sử liệu Lịch sử Đảng rất phong phú, thể hiện qua nhiều loại tài liệu
khác nhau
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là một chuyên ngành của khoa học
lịch sử, có đối tượng nghiên cứu không chỉ là tổ chức và hoạt động của Đảng (kể
cả hoạt động lý luận, thực tiễn), mà cả những phong trào quần chúng dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Hoạt động của Đảng rất phong phú, diễn ra trong nhiều hoàn cảnh
khác nhau, khi bí mật, lúc công khai; khi chưa có chính quyền, khi có chính
quyền; khi tiến hành khởi nghĩa, khi tiến hành chiến tranh; khi tiến hành một chiến
lược cách mạng, khi đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng…, trong tình
hình quốc tế cũng có nhiều biến đổi. Nguồn sử liệu lịch sử Đảng rất phong phú, có
thể khai thác qua nhiều loại tài liệu khác nhau:
- Các Văn kiện Đảng (phần lớn đã được công bố trong một bộ sách 54 tập), trong
đó nhiều văn kiên trực tiếp phản ánh hoạt động của Đảng, nhưng cũng có những
văn kiện phản ánh nhận thức của Đảng về những sự kiện đã xảy ra.
- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh (phần lớn đã công bố trong bộ sách 12 tập).
- Những bài nói, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội…
- Các sách nghiên cứu về Lịch sử Đảng, lịch sử Việt Nam, lịch sử địa phương, lịch
sử đảng bộ địa phương, hoặc nghiên cứu về những lĩnh vực khác nhau của đất
nước hoặc mỗi địa phương (chính trị, kinh tế quân sự, văn hoá…) có liên quan đến
lịch sử Đảng.
- Tài liệu được khai thác qua các nhân chứng lịch sử, những người tham gia hoặc
chứng kiến diễn biến lịch sử. Nguồn tài liệu này có thể đã thành văn hoặc chưa
thành văn. Một số tài liệu được ghi chép lại dưới dạng hồi ký, đã hoặc chưa được
xuất bản, đã được hoặc chưa được thẩm định.
Đến nay, còn rất nhiều tài liệu chưa được công bố do nhiều lý do khác nhau, đặc
biệt là các biên bản đại hội Đảng và hội nghị Trung ương Đảng. Do điều kiện
Đảng phải trải qua những thời kỳ hoạt động bí mật và chiến tranh, ảnh hưởng rất
nhiều đến tình trạng các tài liệu lưu trữ về Lịch sử Đảng, nhiều tài liệu đánh máy,
in thạch, viết tay bằng nhiều thứ tiếng: Việt, Pháp, Trung Quốc, Nga, Anh, Đức,
gây ra nhiều khó khăn, phức tạp trong việc giám định, dịch thuật...
Có thể phân chia nguồn sử liệu lịch sử Đảng thành hai loai cơ bản: 1- Nguồn sử
liệu trực tiếp (phản ánh lịch sử khách quan), 2- Nguồn sử liệu gián tiếp (phản ánh
sự kiện được nhận thức thông qua yếu tố chủ quan).
Nguồn sử liệu trực tiếp có độ chính xác tuyệt đối, chẳng hạn như các tài liệu lưu
trữ văn bản có nội dung về những chủ trương, biện pháp của Đảng để lãnh đạo, chỉ
đạo cách mạng, hoặc phim ảnh tư liệu phản ánh những hoạt động của Đảng trong
mỗi giai đoạn, thời kỳ. Những người làm công tác nghiên cứu có thể được đối diện
trực tiếp với những mảnh, những mảng của hiện thực lịch sử. Nội dung của nguồn
sử liệu này là không thể tranh cãi. Tuy nhiên, không phải tất cả các sự kiện Lịch sử
Đảng đều được phản ánh một cách trực tiếp trong các tài liệu thành văn hoặc ảnh
tư liệu, mà thường được phản ánh sau khi sự kiện đã diễn ra, qua các báo cáo, tổng
kết, những công trình nghiên cứu, hồi ký… Nhiều sự kiện không được ghi chép lại
một cách tức thời, mà phải sau một thời gian dài mới được nhận thức lại, và
thường không được ghi chép đầy đủ. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải khai thác sử
liệu qua các nhân chứng lịch sử, những người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến
sự thật lịch sử, nhưng đồng thời phải so sánh sử liệu để phục dựng lại sự thật lịch
sử. Trên thực tế, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nguồn
sử liệu phản ánh gián tiếp các sự kiện vẫn có sự sai lệch.
Nhiều nguồn sử liệu khác nhau có tác dụng bổ sung cho nhau, tạo điều kiện cho
nhà nghiên cứu so sánh, xác minh để tiếp cận chân lý. Nhưng mọi khó khăn chỉ
bắt đầu khi chỉnh lý tài liệu. Không ít những sự kiện bị phản ánh không đầy đủ,
thậm chí không đúng thực tiễn.
2. Xuất phát từ những nguồn sử liệu khác nhau, đã có nhiều nội dung lịch sử
Đảng được trình bày khác nhau
Trong nghiên cứu lịch sử Đảng, đã và đang có nhiều nội dung sự kiện được trình
bày khác nhau do căn cứ vào những nguồn sử liệu khác nhau. Sau đây là một số ví
dụ về sự sai lệch trong việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng:
1- Về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Căn cứ vào Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản[1] của Nguyễn Ái Quốc (18-11-1930),
thời gian bắt đầu họp Hội nghị là ngày 6-1-1930. Thời gian kết thúc Hội nghị
không ghi rõ, mà chỉ biết ngày 8-2-1930 các đại biểu dự Hội nghị về nước. Thành
phần dự Hội nghị ngoài Nguyễn Ái Quốc, có đại biểu của hai tổ chức Đông
Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. Theo đó, Nguyễn Ái Quốc là
người chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị, chứ không phải là “theo chỉ thị của
Quốc tế Cộng sản”, hoặc “được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản”.
Tuy nhiên, vào thời điểm họp Đại hội lần thứ ba của Đảng (9-1960), các nhà
nghiên cứu chưa được tiếp cận với Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản của Nguyễn Ái
Quốc. Khi đó, phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam bài viết Kỷ niệm ba năm ngày
thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương của Hà Huy Tập với bút danh Hồng Thế
Công đăng trên báo Bolsévick. Theo bài báo này, Hội nghị thành lập Đảng họp từ
ngày 3 đến ngày 7-2-1930. Trong khi một số đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng
(Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Thiệu) lại không nhớ chính xác thời gian họp Hội
nghị, Đại hội lần thứ III của Đảng đã ra Nghị quyết lấy ngày 3-2 dương lịch hàng
năm “làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”. Từ đó, các sách đều viết Hội nghị thành
lập Đảng họp từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930.
Điều đáng chú ý là, chính Hà Huy Tập, trong tác phẩm Sơ thảo lịch sử phong trào
cộng sản ở Đông Dương, có một mục riêng với tiêu đề “Hội nghị hợp nhất ngày 6-
1-1930”, và cuối trang, ông có ghi chú thích, cải chính rằng Hội nghị hợp nhất họp
ngày 6-1-1930.
Theo GS, TS Đỗ Quang Hưng, trong hồ sơ ký hiệu 405-154-676 của Quốc tế
Cộng sản (bản báo cáo của Ban chỉ huy ở ngoài, bằng tiếng Pháp, gồm 8 trang chữ
nhỏ, đề ngày 20-12-1934) có ghi: “giai cấp công nông và nhân dân lao động Việt
Nam đã có hai tuần lễ đỏ trong nước từ ngày 6-1 (thành lập Đảng) đến ngày 21-1
(ngày mất của Lênin)…”[2].
Như vậy, phải khẳng định ngày họp Hội nghị thành lập Đảng là ngày 6-1-1930.
Ngày 8-2-1930 các đại biểu dự Hội nghị về nước. Nhưng Hội nghị kết thúc vào
ngày nào thì đến nay vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn. Mặc dù một số công
trình nghiên cứu viết ngày 7-2-1930, nhưng hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Vào đúng ngày này Nguyễn Ái Quốc viết Báo cáo tóm tắt Hội nghị, và theo Hồi kí
của Trịnh Đình Cửu thì “chiều ngày 7 tháng 2, ông Nguyễn làm một bữa tiệc liên
hoan nhỏ để tiễn các đại biểu, các đồng chí, học trò của ông về nước”. Có ý kiến
cho rằng, Hội nghị đã kết thúc từ ngày 3-2-1930, nhưng các đại biểu phải chờ đến
ngày 8-2-1930 mới có tàu (mỗi tháng có hai chuyến từ Hồng Kông) về nước.
Những thông tin này cho phép nghĩ đến việc kết thúc Hội nghị sớm hơn ngày 7-2-
1930.
Về thành phần dự Hội nghị, theo Báo cáo tóm tắt Hội nghị, chỉ có 5 người[3].
Nhưng nhiều tác phẩm nghiên cứu, luận văn, luận án lại viết là 7 nguời.
Như vậy, xung quanh một sự kiện Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã
có tới 3 chi tiết được trình bày khác nhau, do căn cứ vào những nguồn sử liệu khác
nhau.
2- Về Luận cương chính trị tháng 10-1930
Đã từng có nhiều sách và công trình nghiên cứu cho rằng, Hội nghị Hợp nhất đã
thông qua Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt, nhưng cách mạng ngày càng
phát triển, đòi hỏi phải có một cương lĩnh đầy đủ hơn, nên Hội nghị lần thứ nhất
Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 10-1930 đã “thông qua” bản Luận
cương chính trị tháng 10-1930, và đi tới kết luận rằng Luận cương chính trị tháng
10-1930 đã “phát triển” Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Thậm chí có ý
kiến cho rằng Chính cương và Sách lược của Hội nghị thành lập Đảng là một “đề
cương”, còn Luận Cương tháng 10-1930 là một văn bản “hoàn chỉnh”. Nhưng qua
tài liệu lưu trữ thì không phải như vậy. Án nghị quyết của Trung ương toàn thể hội
nghị tháng 10-1930[4] cho thấy Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương
Đảng đã phê phán Hội nghị hợp nhất và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
có “sai lầm”, “chỉ lo đến việc phản đế, mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu”,
“ấy là một sự rất nguy hiểm”. Từ đó Hội nghị đi tới quyết định “Thủ tiêu Chánh
cương Sách lược và Điều lệ cũ của Đảng”[5]. Như vậy, Luận cương chính trị
tháng 10-1930 không phải là sự kế thừa và phát triển, mà là một sự thay đổi so với
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Trên thực tế, Luận cương chánh trị của
Đảng Cộng sản Đông Dương chưa được Hội nghị thông qua, mà chỉ được công bố
như một “Dự án để thảo luận trong Đảng”[6]. Tuy nhiên, ngay sau đó, cao trào
cách mạng năm 1930 bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, toàn bộ Ban chấp hành
Trung ương Đảng bị bắt, không sót một người nào, và Luận cương tiếp tục được
lưu hành trong Đảng như một Cương lĩnh chính thức.
Nếu mới chỉ nhìn qua một số câu chữ, nhiều nhà nghiên cứu nhầm tưởng rằng sự
giống nhau giữa hai cương lĩnh này là “cơ bản”. Nhưng rõ ràng là trên một loạt
vấn đề quan trọng nhất như chiến lược cách mạng ở thuộc địa (bước đi), nhiệm vụ
cách mạng (làm gì?) và lực lượng cách mạng (ai làm?) thì giữa hai cương lĩnh này
hoàn toàn khác nhau. Bản thân khái niệm cách mạng tư sản dân quyền cũng có nội
dung khác nhau. Nếu như Cương lĩnh chính trị đầu tiên nhấn mạnh chiến lược giải
phóng dân tộc thì Luận cương chính trị tháng 10-1930 lại nhấn mạnh chiến lược
đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh cách mạng ruộng đất. Điều đáng quan tâm là Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, còn tiếp tục bị phê phán trong nhiều văn kiện của
Đảng sau Hội nghị thàng 10-1930. Nếu căn cứ vào những nguồn sử liệu khác, như
Án nghị quyết Trung ương toàn thể Hội nghị tháng 10-1930, một số tác phẩm của
Hà Huy Tập..., thì nổi lên sự khác nhau mới là cơ bản.
3- Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến[7] của Trung ương Đảng
Theo nguồn tài liệu lưu trữ thì Trung ương Đảng ra bản chỉ thị này không phải vào
ngày 22-12-1946, tức là sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ (19-12-1946),
mà là ngày 12-12-1946. Vấn đề thời gian này có liên quan tới những kết luận khác
nhau về chủ trương kháng chiến của Đảng.
4- Về chủ trương “thay đổi chiến lược” trong giai đoạn 1939-1945
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) ghi rõ:
"Cần phải thay đổi chiến lược”. Hội nghị phân tích: “Sự thay đổi về kinh tế, chính
trị Đông Dương, lực lượng giai cấp Đông Dương, buộc Đảng ta phải thay đổi
chính sách cách mạng ở Đông Dương cho hợp với nguyện vọng chung của toàn
thể nhân dân Đông Dương…". Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật "không phải riêng
của giai cấp vô sản và dân cày, mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông
Dương", "cuộc cách mạng ở Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách
mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và
điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp
"dân tộc giải phóng""[8].
“Thay đổi chiến lược” là vấn đề không thể bàn cãi, nhưng xuất phát từ những tư
liệu ngoài văn kiện Đảng, nhiều giáo trình và bài viết khi trình bày về chủ trương
của Đảng trong thời kỳ vận động cứu nước 1939-1945, đã sử dụng những khái
niệm như: “chuyển hướng chỉ đạo chiến lược”, “chuyển hướng chiến lược”, “điều
chỉnh chiến lược” và “chuyển hướng đấu tranh”.
Tựu chung, việc sử dụng nhiều khái niệm trên đây có thể phân chia thành hai loại
ý kiến: 1- Có sự thay đổi chiến lược (chuyển hướng chiến lược, điều chỉnh chiến
lược – tương đồng với thay đổi chiến lược); 2- Không có sự thay đổi chiến lược,
mà chỉ là sự thay đổi về chỉ đạo (thực hiện) chiến lược. Về mặt lôgic, giữa hai ý
kiến khác nhau thì chỉ có thể có một ý kiến đúng, hoặc cả hai cùng sai.
Như vậy, có hai vấn đề cần quan tâm nghiên cứu:
Một là, không có sự thay đổi chiến lược như trong nghị quyết Hội nghị lần thứ 8
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã trình bày. Như thế sẽ đi tới kết luận: nghị
quyết của Đảng viết là A, nhưng chúng ta có thể hiểu là B. Điều đó không đúng
thực tế, hơn nữa sẽ tạo ra một tiền đề rất nguy hiểm. Đáng tiếc là hiện nay vẫn còn
không ít nhà nghiên cứu vẫn theo hướng tư duy này.
Hai là, có sự thay đổi về chiến lược, đúng như văn kiện Đảng đã trình bày. Nhưng
cần làm rõ nội dung thay đổi là gì? Phải chăng ngay từ năm 1930, từ Cương lĩnh
chính trị đầu tiên đến Luận cương chính trị tháng 10-1930 đã có sự thay đổi, từ
chiến lược đấu tranh giải phóng dân tộc sang chiến lược đấu tranh giai cấp? Và
đến giai đoạn 1939-1945 có sự thay đổi lại, từ chiến lược đấu tranh giai cấp trở về
với chiến lược đấu tranh giải phóng dân tộc, đúng như Cương lĩnh chính trị đầu
tiên? Điều đáng chú ý là vai trò chủ trì của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập
Đảng và Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đảng (5-1941).
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong những
năm 1930-1935 bị phê phán rất gay gắt, chưa nhận được sự đồng thuận trong ban
lãnh đạo của Đảng cũng như của Quốc tế Cộng sản.
Cũng cần nói thêm rằng, là người đã vận dụng có phê phán và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác vào phong trào giải phóng dân tộc, nhưng Nguyễn Ái Quốc bị quy
kết là người “dân tộc chủ nghĩa”. Trong những năm 1923-1924, 1927-1928, 1934-
1938, Người không được Quốc tế Cộng sản đồng tình, nên bị kiềm chế, bị phê
phán, thậm chí có lúc bị “bỏ rơi”. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và tên
Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) bị bác bỏ. Những người cộng sản trẻ tuổi Việt
Nam lúc đó, như Trần Phú, Hà Huy Tập... được Quốc tế Cộng sản đào tạo, ý chí
cách mạng kiên trung, nhưng ít kinh nghiệm thực tiễn, nên chỉ có thể đi theo
hướng của Quốc tế Cộng sản.
Sự phủ nhận Cương lĩnh chính trị đầu tiên và việc khẳng định Luận cương chính
trị tháng 10-1930 thể hiện hai quan điểm hoàn toàn khác nhau về chiến lược cách
mạng ở một nước thuộc địa
5- Về Chính phủ cộng hòa và là quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng năm cánh:
Hồi ký của Nguyễn Thiệu - tức Nghĩa - người cùng bị giam với Trần Phú tại
Khám Lớn (Sài Gòn) năm 1931, cho biết: "Trần Phú thường xuyên trao đổi với
anh em tù chính trị về tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Anh tổ
chức những buổi huấn luyện chính trị cho anh em trong tù. Khi giảng về thời kỳ
Đảng lãnh đạo chính quyền, đồng chí Trần Phú nói rằng: Ở một nước thuộc địa
như ta nếu đánh đổ được đế quốc phong kiến thì cần thành lập một chính phủ
cộng hoà và lá quốc kỳ nên là một lá cờ nền đỏ và sao vàng năm cánh"[9].
Căn cứ vào các văn kiện Đảng trong thời gian Trần Phú làm Tổng Bí thư của
Đảng (từ tháng 10-1930 đến tháng 4-1931), nổi lên chủ trương nhấn mạnh đấu
tranh giai cấp, tiến hành cuộc cách mạng tư sản dân quyền với hai nhiệm vụ điền
địa và phản đế, coi “vấn đề thổ địa là cái cốt của cuộc cách mạng tư sản dân
quyền”, thành lập chính quyền công-nông-binh (chính quyền của quần chúng lao
động), thì ý tưởng thành lập một “chính phủ cộng hòa” (chính quyền của tất cả lực
lượng đã tham gia cách mạng giải phóng dân tộc) là một vấn đề rất mới mẻ. Hơn
nữa, từ khi đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, vấn đề chính quyền
cũng được đặt ra trên phạm vi toàn Đông Dương. Trần Phú có ý tưởng thành lập
“ở nước ta” một “Chính phủ cộng hòa” thì quả là khó hình dung, vì như thế Trần
Phú đã ý thức được phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở
Đông Dương. Phải chăng đây là một bước ngoặt mang tính cách mạng trong tư
tưởng của Trần Phú sau khi bị thực dân Pháp bắt giam? Liệu Hồi ký của Nguyễn
Thiệu có đủ độ tin cậy để khẳng định vấn đề này?
Căn cứ vào nguồn tài liệu lưu trữ, có thể khẳng định chủ trương của Đảng về việc
thành lập chính quyền nhà nước với hình thức cộng hòa dân chủ được đề ra lần
đầu tiên tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (11-1939). Nghị
quyết của Hội nghị ghi rõ: “Lập Chính phủ Liên bang Cộng hòa dân chủ Đông
Dương”[10]. Đến Hội nghị lần thứ 8 (5-1941), cùng với chủ trương giải quyết vấn
đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông Dương, thực hiện quyền dân tộc tự
quyết, Trung ương Đảng chủ trương: “các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ
tùy theo ý muốn tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành
lập một dân tộc quốc gia tùy ý”. “Riêng dân tộc Việt Nam, một dân tộc đông và
mạnh hơn hết ở Đông Dương, sau lúc đánh đuổi được Pháp - Nhật sẽ thành lập
một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ. Chính quyền
cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một giai
cấp nào mà là của chung cả toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn tay sai của đế quốc
Pháp - Nhật, và những bọn phản quốc, những bọn thù, không được giữ chính
quyền, còn ai là người dân sống trên dải đất Việt Nam thảy đều được một phần
tham gia giữ chính quyền, phải có một phần nhiệm vụ giữ lấy và bảo vệ chính
quyền ấy”. Trong công tác tuyên truyền, “không nên nói công nông liên hiệp và
lập chính quyền Xôviết, mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp và lập chính phủ
dân chủ cộng hòa”[11].
Về lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, Hồi ký của Nguyễn Thiệu cho rằng Trần Phú đã
nghĩ tới từ đầu năm 1931, nhưng theo tập thể tác giả Lịch sử khởi nghĩa Nam kỳ
thì người vẽ lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên là Nguyễn Hữu Tiến - tức giáo Hoài, khi bị
bắt (30.7.1940) đang tham gia Xứ uỷ Nam kỳ[12]. Liệu có đúng không vào thời
điểm đầu năm 1931, Trần Phú đã nghĩ tới một là cờ riêng của “nước ta”? Trong
các văn kiện của Đảng từ khi Đảng ra đời đến trước Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp
hành Trung ương (5-1941) không có bất cứ tài liệu nào nói tới việc đó. Trong
Chương trình Việt Minh, một văn kiện kèm theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,
nêu rõ: “Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ
nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh
làm lá cờ toàn quốc”[13]. Ý kiến của Nguyễn Thiệu trong Hồi ký của ông không
phù hợp với lôgíc trong tư duy của Trần Phú và xu hướng nhấn mạnh cuộc đấu
tranh giai cấp ở thuộc địa kể từ Hội nghị tháng 10-1930 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng. Hồi ký của Nguyễn Thiệu cần được thẩm định lại một cách nghiêm
túc.
3. Phải so sánh nguồn sử liệu lịch sử Đảng là yêu cầu không thể thiếu trong
quá trình nghiên cứu
Trên cơ sở so sánh nguồn sử liệu, việc nghiên cứu Lịch sử Đảng mới có điều kiện
tiếp cận các sự kiện, thấy được các sự kiện đầy đủ và chính xác. Điều đó không
chỉ liên quan đến nội dung mỗi sự kiện, mà quan trọng hơn là quyết định cả sự
luận giải khoa học.
Yêu cầu có tính nguyên tắc là phải nghiên cứu một cách toàn diện các nguồn sử
liệu, so sánh và thẩm định độ chính xác của mỗi nguồn.
Trước hết, cần có quan điểm toàn diện, nghiên cứu đầy đủ các nguồn sử liệu,
trước hết là các văn kiện của Đảng. Bản thân các văn kiện Đảng cũng càn được
nghiên cứu so sánh để có nhận thức đúng về lịch sử Đảng. Ví dụ, trở lại với chủ
trương “thay đổi chiến lược” của Đảng trong giai đoạn 1939-1945 đã nói ở trên,
thì không chỉ căn cứ vào nghị quyết các hội nghị lần thứ 6 (11-1939) và lần thứ 8
(5-1941) của Ban chấp hành Trung ương Đảng, mà cả một số văn kiện trước đó,
nhất là tác phẩm Đường kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc, Ngay trong tác phẩm
Đường kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng khái niệm “dân tộc cách mạng”.
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) cho rằng “chiến
lược cách mệnh tư sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với
tình thế mới”[14].
Liên quan đến chủ trương thay đổi chiến lược còn có nhiều văn kiện trong
thời