Sự phát triển nội công và các ứng dụng thực tiễn

Đây là 1 cuốn sách viết về kung fu, đặc biệt là hệ thống kung fu Vĩnh Xuân. Đặc biệt hơn nữa nó viết về những điều thường được cho là huyền bí và bí mật của nội công Vĩnh Xuân. Nó được viết ra dành riêng cho những người đang tập luyện Vĩnh Xuân hoặc là có đầu tư nghiên cứu về Vĩnh Xuân kung fu. Kung fu là một thuật ngữ đồng nghĩa với võ thuật ở cả phương Tây lẫn phương Đông. Bắt nguồn từ việc kung fu được dùng để chỉ những kỹ năng hay năng lực có được bởi sự nỗ lực kiên trì, bền bỉ theo thời gian. Sự hiểu biết này rất hữu ích cho những ai đã chọn việc học võ thuật làm người bạn đồng hành trong hành trình cuộc sống của mình. Không phải mọi môn võ đều khó học như nhau và cũng không phải môn võ nào cũng hiệu quả như nhau. Và Vĩnh Xuân là một trong những môn võ đáng được chú ý và hiệu quả nhất trong những môn võ được biết đến. Khi Vĩnh Xuân được luyện tập một cách đầy đủ với những bí mật về kỹ năng sử dụng nguồn năng lượng sâu trong cơ thể, nó trở thành một hệ thống kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực và chuyên cần lớn để có thể nắm bắt được. Vì vậy Vĩnh Xuân là một hệ thống kung fu về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

pdf107 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự phát triển nội công và các ứng dụng thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ PHÁT TRIỂN NỘI CÔNG VÀ CÁC ỨNG DỤNG THỰC TIỄN TRONG KUNG FU VĨNH XUÂN Tác giả: Dr Scott Baker Anh Tuấn dịch Copyright © Sifu Scott Baker 2000 i Chú ý dành cho người đọc: Các nguyên tắc và kỹ thuật được trình bày trong quyển sách này chỉ với mục đích thông tin tham khảo. Độc giả không nên thử các kỹ thuật và bài tập trong sách mà không có người giám sát hay hướng dẫn có đủ trình độ. Lời cảm ơn: Tôi nhận thấy là tôi không thể hoàn thành cuốn sách này mà không có sự giúp đỡ và hỗ trợ không mệt mỏi từ các người bạn và học trò của tôi. Tôi đặc biệt cảm ơn sự nỗ lực đóng góp của Timothy Jeffcoat, người đã giúp tôi rất nhiều trong công việc này. Cảm ơn sự hỗ trợ từ Erle Montaigue, người đã động viên tôi và đồng ý cho tôi sử dụng các hình minh họa của anh. Sự rộng rãi và sự hiểu biết sâu sắc của anh về nội công thật sự là vô giá. Hơn nữa, tôi xin cảm ơn các học trò và các đồng môn của tôi đã cùng làm việc với tôi trong nhiều năm qua. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn người thầy Vĩnh Xuân đầu tiên của tôi: Sư phụ Peter Yu và Sư phụ Tam Hung Fun, người đã nỗ lực dạy dỗ và đưa tôi đến con đường dẫn đến kiến thức và sự hiểu biết được trình bày trong quyển sách này. Và còn rất nhiều người thầy đã dạy dỗ tôi trong các năm qua, mỗi người đã đóng góp vào sự hiểu biết và kỹ năng của tôi theo nhiều cách khác nhau, nhưng có lẽ người có ý nghĩa nhất là Sư phụ David Nuuhiwa, người rất tinh thông đến từng chi tiết và luôn sẵn sàng chia sẻ với tôi một cách không hề vị kỷ. Copyright © Sifu Scott Baker 2000 ii Lời tựa : Tôi đã đọc rất nhiều cuốn sách viết về Vĩnh Xuân trong vòng 35 năm qua, đây quả là một vinh dự được viết lời tựa cho cuốn sách của Scott Baker. Cuốn sách này là một nỗ lực để mang Vĩnh Xuân vượt ra khỏi phạm vi vật lý đơn thuần để đến khu vực bên trong bao gồm những thứ như là nội công (Chi Kung-Qigong) và điểm huyệt. Đây là một cuốn sách hữu ích cần thiết nằm trong thư viện sách về Vĩnh Xuân của người tập luyện. Erle Montaigue (Master Degree, China) 23/01/2001 Copyright © Sifu Scott Baker 2000 iii MỤC LỤC Chú ý dành cho độc giả: .............................................................................................. i Lời cảm ơn .................................................................................................................... i Lời tựa .......................................................................................................................... ii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1. Kung fu là gì? ................................................................................................ 1 2. Làm sao để làm chủ được nội công ............................................................... 1 3. Vĩnh Xuân: có hay không có nội công? ........................................................ 2 4. Một hệ thống nguyên tắc trọng tâm .............................................................. 4 CHƯƠNG 2: SỰ HIỂU BIẾT VỀ KHÍ ..................................................................... 7 1. Người thầy như một người hướng dẫn: một lời đề nghị ............................... 7 2. Sự thả lỏng..................................................................................................... 9 3. Hai bí quyết: hiện diện và có chủ đích (Attending and Intending) ............. 10 4. Ngạnh công và nội công (Hard and Soft Chi-kung) ................................... 11 5. Luyện tập ngạnh công (nội công cứng) ....................................................... 11 6. Luyện tập nội công mềm ............................................................................. 12 7. Bốn mức độ của việc thả lỏng ..................................................................... 14 CHƯƠNG 3: VĨNH XUÂN MỘT HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG ........................ 15 1. Sự đảm nhận về kỹ năng sử dụng năng lượng ............................................ 16 2. Nội công Vĩnh Xuân: những bài tập luyện cao cấp .................................... 18 CHƯƠNG 4: BẮT ĐẦU VỚI BỘ RỄ ..................................................................... 19 1. Bốn bài tập về tấn pháp ............................................................................... 21 2. Bát đoạn cẩm ............................................................................................... 25 3. Thiền định đứng từ Tẩy Tủy Kinh Thiếu Lâm Tự ...................................... 26 4. Thở thuận và thở nghịch.............................................................................. 27 5. Bắt đầu với thiền định đứng ........................................................................ 28 6. Thiền định đứng nâng cao: Tẩy Tủy Kinh .................................................. 29 Copyright © Sifu Scott Baker 2000 iv 7. Bài tập nội công nâng cao trong bài Tiểu Niệm Đầu .................................. 30 a. Bốn nguyên tắc: Thả lỏng, Bám rễ, Thở và Tập Trung ......................... 32 b. Tay tán thủ (The Tan Sau) ..................................................................... 33 c. Tay hộ thủ (The Wu Sau)....................................................................... 35 d. Tay phục thủ (The Fook Sau) ................................................................ 37 CHƯƠNG 5: HỌC CÁCH DI CHUYỂN VỚI KHÍ .............................................. 41 1. Bước di chuyển............................................................................................ 44 2. Sự đổi hướng ............................................................................................... 45 3. Đòn đá trong Vĩnh Xuân ............................................................................. 47 a. Hạt giống của cú đá................................................................................ 47 b. Nguyên tắc của đòn đá ........................................................................... 48 c. Sức mạnh của cú đá mềm/cú đá nó nội công ......................................... 49 d. Mục tiêu của cú đá ................................................................................. 50 e. Thực hiện cú đá như một bước di chuyển ............................................. 53 4. Những sự biểu lộ năng lượng khác nhau của ba bài quyền ........................ 53 CHƯƠNG 6: SỬ DỤNG KHÍ NHƯ MỘT THỨ VŨ KHÍ .................................... 56 1. Cú vỗ hay bàn tay chìm ............................................................................... 60 2. Bàn tay xuyên thấu ...................................................................................... 62 3. Phóng thích năng lượng từ các ngón tay và ngón chân (Tiêu Chỉ) ............. 65 4. Cú đấm từ một khoảng cách ngắn (đoản kiều) ........................................... 67 5. Sự biểu lộ âm dương của năng lượng ......................................................... 69 CHƯƠNG 7:MỤC ĐÍCH CỦA NIÊM THỦ VÀ THÁI ĐỘ CẦN CÓ ................ 72 1. Học một ngôn ngữ mới ............................................................................... 72 2. Vấn đề về khí trong bài tập niêm thủ .......................................................... 73 3. Bài tập quan trọng nhất: Niêm thủ đơn ....................................................... 75 4. Phát triển một sự kết nối sâu sắc thông qua niêm thủ ................................. 76 5. 12 giai đoạn tăng tiến của việc hiện diện sự tương tác ............................... 76 6. Niêm thủ kép: một cuộc trò chuyện ............................................................ 86 7. Giải phóng khỏi kỹ thuật thông qua các nguyên tắc ................................... 90 Copyright © Sifu Scott Baker 2000 v CHƯƠNG 8: BÀI TẬP LUYỆN TẬP NĂNG LƯỢNG CAO CẤP TRONG VĨNH XUÂN VỚI BÀI: MỘC NHÂN PHÁP, LỤC ĐIỂM BÁN CÔN VÀ BÁT TRẢM ĐAO ............................................................................................................... 92 1. Giải mã bí mật của mộc nhân ...................................................................... 93 2. Các giai đoạn tập luyện với mộc nhân ........................................................ 94 3. Năng lượng trong vũ khí của Vĩnh Xuân, Lục điểm bán côn ..................... 95 4. Bát trảm đao ................................................................................................ 96 LỜI KẾT .................................................................................................................. 100 ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ ............................................................................................ 101 Copyright © Sifu Scott Baker 2000 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1. Kung fu là gì? Đây là 1 cuốn sách viết về kung fu, đặc biệt là hệ thống kung fu Vĩnh Xuân. Đặc biệt hơn nữa nó viết về những điều thường được cho là huyền bí và bí mật của nội công Vĩnh Xuân. Nó được viết ra dành riêng cho những người đang tập luyện Vĩnh Xuân hoặc là có đầu tư nghiên cứu về Vĩnh Xuân kung fu. Kung fu là một thuật ngữ đồng nghĩa với võ thuật ở cả phương Tây lẫn phương Đông. Bắt nguồn từ việc kung fu được dùng để chỉ những kỹ năng hay năng lực có được bởi sự nỗ lực kiên trì, bền bỉ theo thời gian. Sự hiểu biết này rất hữu ích cho những ai đã chọn việc học võ thuật làm người bạn đồng hành trong hành trình cuộc sống của mình. Không phải mọi môn võ đều khó học như nhau và cũng không phải môn võ nào cũng hiệu quả như nhau. Và Vĩnh Xuân là một trong những môn võ đáng được chú ý và hiệu quả nhất trong những môn võ được biết đến. Khi Vĩnh Xuân được luyện tập một cách đầy đủ với những bí mật về kỹ năng sử dụng nguồn năng lượng sâu trong cơ thể, nó trở thành một hệ thống kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực và chuyên cần lớn để có thể nắm bắt được. Vì vậy Vĩnh Xuân là một hệ thống kung fu về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. 2. Làm sao để làm chủ được nội công Khi một người bắt đầu tập luyện một môn kung fu, anh ta thường không chú ý đến những yêu cầu một người đệ tử cần phải có để đạt được điều mà anh ta mong muốn. Điều này đặc biệt đúng ở phương Tây. Những người thầy thường được hỏi: “Trong vòng bao lâu thì con mới đạt được...?” Đây không phải là một câu hỏi sai nhưng nó là một câu hỏi không thể trả lời. Có một câu chuyện kể về sự nóng lòng của người đệ tử muốn học được các kỹ năng trong võ thuật thật nhanh: Người đệ tử hỏi sư phụ: “Trong vòng bao lâu thì con mới có thể học thành tài?”. Sư phụ trả lời: “15 năm”. Người đệ tử bị sốc và hỏi tiếp: “ Nếu con tập luyện chăm chỉ gấp đôi thì sao?” Sư phụ: “30 năm”. Người đệ tử tiếp tục: “nhưng nếu con tập luyện chăm chỉ gấp 3 mọi đệ tử khác thì sao?” Sư phụ mỉm cười và nói: “45 năm” Tinh thần của câu chuyện nói lên việc: để học một kỹ năng có giá trị anh ta phải sẵn lòng tập luyện bất chấp là bao lâu để đạt được nó. Luyện tập chăm chỉ hơn và thường xuyên hơn không phải lúc nào có nghĩa là bạn có thể đạt được nó nhanh hơn. Nỗi ám ảnh về chuyện phải là người nhanh nhất, giỏi nhất thường lại làm đánh mất khả năng đạt được những kỹ năng mà mình mong muốn. Điều này hầu như chắc chắn đúng khi luyện tập nội công Vĩnh Xuân. Việc tập trung tập luyện các kỹ năng trong một giới hạn thời gian nhất định thường giúp cho ta hiểu được bản chất của kỹ năng Copyright © Sifu Scott Baker 2000 2 mà mình đang tập luyện, nhưng với nội công chúng ta phải quên đi những giới hạn về thời gian và phải yêu thích quá trình tập luyện. Anh ta phải yêu thích con đường tập luyện của mình và tập trung tâm trí xem điều gì đang diễn ra tại giây phút hiện tại hơn là mong muốn điều gì sẽ xảy ra ở tương lai. Tập luyện tốt bài tập của ngày hôm nay, bài tập của ngày mai sẽ đến nhanh hơn và hiệu quả hơn là trông chờ vào điều đó. Kung fu đòi hỏi người tập phải có một tố chất đặc biệt để trả giá cho việc làm chủ được nó. Người tập luyện phải yêu thích việc tập luyện và phải từ bỏ xu thế của thời hiện đại là: “cố gắng nhồi nhét nhiều thứ hơn trong một thời gian ít hơn”. Để làm chủ được kung fu đòi hỏi một sự gắn kết cả đời để học hỏi và phát triển nó. Tổ sư của Vĩnh Xuân quyền đã từng nói: phải mất từ 7-15 năm để học thành công môn võ này. Nhưng để làm được điều đó các môn đồ phải sống với kung fu 24 giờ trong ngày và điều này gần như là không thực tế. Thỉnh thoảng một số người tin rằng mình đã tinh thông môn võ đó, nhưng với những ai thực sự hiểu được con đường mình đi và năng lực của mình mới biết được mình chưa thực sự tinh thông môn võ này. Có thể một số người đang thổi phồng cái tôi của mình lên với những danh hiệu gì đó nhưng chẳng sớm thì muộn sự thật sẽ phơi bày khả năng tầm thường của họ. Những mong muốn có được sự tinh thông thực sự, không phải chỉ là thành thạo trong môn võ mình đã chọn mà còn một sự phát triển lớn lao về khả năng làm chủ bản thân vượt qua được những thiếu sót, nhược điểm của con người. Bản tính của anh ta sẽ được tinh luyện và phát triển bởi kết quả của nhiều năm tập luyện nghiêm túc và có kỷ luật. Những người tập luyện các môn võ thuật yêu cầu các kỹ năng khó (như Vĩnh Xuân) thường thấy rằng các môn đồ đến rồi đi rất nhiều. Chỉ có một số có tinh thần kỷ luật cao mới đi được trên hành trình kung fu này và có thể đạt được sự giác ngộ cùng với nó. Những ai tập luyện mà thiếu kỷ luật tất nhiên cũng sẽ đạt được một số kết quả nào đó. Nhưng thiếu sự quyết tâm và tinh thần kỷ luật để giải mã những bí mật của nó, họ sẽ không bao giờ biết được những bí ẩn mà mình có thể khám phá về bản thân, về cuộc sống và về vũ trụ huyền diệu của chúng ta. 3. Vĩnh Xuân có hay không có nội công? Nội công trong Vĩnh Xuân là một bí ẩn lớn nhất của môn kung fu này. Nhiều võ đường không dạy và thậm chí không bàn về điều này, số khác thì chỉ bàn miệng và đưa rất ít vào việc tập luyện. Không có gì đáng ngạc nhiên đối với võ sinh Vĩnh Xuân phương Tây để nhận ra rằng dòng dõi kung fu của họ đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi ở Trung Quốc, tôi nhanh chóng nhận ra mọi môn võ của Trung Quốc đều có bao hàm yếu tố nội công. Với người Trung Quốc, luyện tập kung fu mà không luyện nội công thì thật là ngớ ngẩn. Với họ việc tập võ luôn gắn liền với việc tập khí. Copyright © Sifu Scott Baker 2000 3 Hầu hết Vĩnh Xuân hiện đại đều bắt nguồn từ võ sư Diệp Vấn. Ông thường không sẵn lòng dạy về khí công cho những võ sinh thiếu sự tận tụy hoặc thiếu ngộ tính. Có rất nhiều câu chuyện kể về khả năng nội công của võ sư Diệp Vấn. Một trong số đó là: ông ta thường bỏ ra cả tiếng đồng hồ để luyện bài Tiểu Niệm Đầu (Sil Num Tao) và thỉnh thoảng ông bỏ một chiếc khăn hoặc tờ giấy ướt lên vai ông khi tập luyện. Sau khi tập xong thì chiếc khăn/tờ giấy đã trở nên khô ráo do sức nóng phát ra từ người ông trong khi tập luyện. Với những ai đã quen thuộc với việc tập nội công sẽ nhận ra rằng đó là việc tập luyện khí tiêu biểu. Vì một lý do nào đó, những người đã đạt được thành tựu nhất định trong việc tập luyện nội công thường không sẵn lòng chỉ lại cho người khác. Có lẽ điều này liên quan đến vấn đề văn hóa nơi mà các võ sư Trung Quốc thường không dạy về khí cho các võ sinh không phải người Trung Quốc. Hoặc có lẽ là do sự kém hiểu biết về khí của các võ sinh phương Tây khiến cho việc dạy trở nên rất khó khăn. Thậm chí ngày nay, các võ sư cũng thường rất miễn cưỡng khi bàn luận về khí một cách công khai, thẳng thắn với các môn sinh của họ. Ở phương Tây, ý tưởng về khí thường tồn tại dưới dạng một truyền thuyết hơn là sự thực. Những người biết về nó thì vẫn theo truyền thống “khép miệng” được truyền lại từ thế hệ trước. Một lý do khác khiến các võ sinh Vĩnh Xuân không quen thuộc với khía cạnh nội công vì bản thân người tập Vĩnh Xuân có thể học được một hệ thống chiến đấu hiệu quả mà không cần tập về nội công. Aikido là một thứ tương tự. Nhiều nhân viên thi hành pháp luật học Aikido để giúp họ có thể xử lý, khống chế được những người cứng đầu. Những kỹ thuật này làm việc rất hiệu quả, nhưng chỉ là một phần nhỏ của sức mạnh thực sự mà nó có thể thể hiện khi luyện tập nội công của Aikido. Chúng ta sẽ hiểu điều này khi chứng kiến cảnh tổ sư môn võ Aikido, O’Sensai Uyshiba chứng minh sự khác biệt trong kỹ thuật của Aikido khi không được sự dụng nội công (chi/ki energy) và có sử dụng nội công. Điều này cũng tương tự đối với Vĩnh Xuân. Các kỹ thuật của nó hiệu quả bởi nó được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chuyển động rất khoa học và bài bản. Thậm chí với một tay thực hiện chưa tốt các kỹ thuật Vĩnh Xuân cũng có thể hơn các kỹ thuật của nhiều môn phái khác. Nhưng một khi các kỹ thuật chuẩn của Vĩnh Xuân được thực hiện với nội công thì nó trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn gấp bội thậm chí là một điều kỳ diệu. Cũng giống như Aikido, Vĩnh Xuân là một môn nghệ thuật của nội công. Tất cả các nguyên tắc, tấn, kỹ thuật và triết lý của nó đều hướng tới điều này. Nhưng cũng tương tự như Aikido, trong Vĩnh Xuân cũng có những môn sinh chỉ được học các kỹ thuật và chỉ có một số mới được tập luyện với nội công. Vì vậy nên rất khó để có thể kiếm được một người sư phụ có thể và sẽ dạy nội công Vĩnh Xuân cho đệ tử. Các môn Copyright © Sifu Scott Baker 2000 4 võ khác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để dạy và học khi không có những điều bí ẩn về nội công như thế. Và đó cũng là lý do khiến cho Vĩnh Xuân có hai phiên bản: một có nội công và một chỉ là các kỹ thuật thuần túy. Và sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu chúng ta chỉ học Vĩnh Xuân với các kỹ thuật thuần túy mà không có nội công. Ngày nay võ thuật đã trở thành một hình thức thương mại. Người dạy võ cố gắng thu hút càng nhiều đệ tử nhằm kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Võ sinh bị đốc thúc qua một quá trình đào tạo thật nhanh, và vì thế khó có thể có được các kỹ năng có chất lượng. Việc dạy nội công đòi hỏi ở người võ sinh một sự cần cù, kiên nhẫn và một ông thầy khôn ngoan để có thể chỉ ra được một con đường đúng đắn. Và không hề có con đường tắt nào cho việc tập luyện nội công cả. Những ai từng nỗ lực để dạy nội công thường thấy rằng rất khó để dạy điều này. Sự thực là ta không thể dạy được nội công. Mọi thứ mà một người thầy giỏi có thể làm là chỉ ra con đường. Ông ta có thể mời học trò của mình cảm nhận được nội công của người thầy, nhưng có học được nó hay không là phụ thuộc và người đệ tử. Việc học kỹ thuật hay bộ pháp thì đơn giản hơn rất nhiều bởi: bạn có thể thấy được kỹ thuật, có thể chỉnh sửa, rèn luyện và thực hành nó. Người võ sinh cũng có thể dễ dàng bắt chước nó. Nhưng với nội công, chúng không được thể hiện qua bên ngoài, chúng chỉ có thể được cảm nhận và trải nghiệm. Và đó là một số lý do mà ngày nay chúng ta thấy rất ít người thực sự tập được nội công trong Vĩnh Xuân nói riêng và võ thuật nói chung. 4. Một môn võ lấy nguyên tắc làm trong tâm Có lẽ nguyên nhân khiến cho Vĩnh Xuân vẫn hiệu quả khi được tập luyện mà thiếu đi phần nội công bởi nó dựa trên một hệ thống nguyên tắc cơ bản. Câu chuyện về anh bạn Mark của tôi là một ví dụ hoàn hảo cho chuyện này. Mark chưa từng được tập luyện môn võ nào nhưng thường bị dính vào những tình huống cần phải tự vệ. Anh ấy thường gặp những tình thế nguy hiểm khi làm công việc an ninh và phải lưu tâm đến các vụ quậy phá điên cuồng bởi anh làm việc như một nhân viên cảnh sát. Lần đầu tiên tôi giới thiệu Mark về kung fu, tôi quyết định chỉ cho anh ta những nguyên tắc chiến đấu cơ bản dựa trên nền tảng Vĩnh Xuân. Tôi không dạy cho anh ta kỹ thuật nào cả mà chỉ thể hiện và tập luyện cùng với các nguyên tắc này. Mark học chúng rất nhanh và ứng dụng vào khả năng chiến đấu của mình. Một thời gian sau anh ấy muốn học thêm và tôi đã dạy một vài kỹ thuật Vĩnh Xuân: bài quyền, một số bài tập về bộ pháp và phối hợp tay. Mark luyện tập và trở nên thành thạo với các kỹ năng này. Sau 3 tháng luyện tập anh đã có thể kiểm nghiệm chúng trong chiến đấu. Trong khi đang làm công tác an ninh cho một tòa án ở Arizona, Ma
Luận văn liên quan