"Sống thử" hay còn gọi "sống chung trước khi cưới" là 2 người thỏa thuận với nhau sẽ về sống chung với nhau như "vợ chồng", họ "chung" với nhau tất cả như một cặp vợ chồng đã cưới nhau chính thức.
Thực chất, “sống thử” là sự mô phỏng đời sống vợ chồng thật của các đôi bạn trẻ yêu nhau mà chưa được sự công nhận của pháp luật hoặc sự thừa nhận của gia đình hai bên.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4659 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tâm lý học phát triển lứa tuổi sinh viên: Sống thử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Sống thử là gì? "Sống thử" hay còn gọi "sống chung trước khi cưới" là 2 người thỏa thuận với nhau sẽ về sống chung với nhau như "vợ chồng", họ "chung" với nhau tất cả như một cặp vợ chồng đã cưới nhau chính thức. Thực chất, “sống thử” là sự mô phỏng đời sống vợ chồng thật của các đôi bạn trẻ yêu nhau mà chưa được sự công nhận của pháp luật hoặc sự thừa nhận của gia đình hai bên. A: SỰ PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT Trọng lượng não đạt mức tối đa, số lượng nơron thần kinh lên tới mức cao nhất. Đây là giai đoạn phát triển ổn định đồng đều về hệ xương, cơ bắp, tạo ra nét đẹp hoàn mỹ ở người thanh niên. Và nhất là sự phát triển mạnh và ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sự tăng trường các hoocmon nam và nữ. : VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN Là một tầng lớp xã hội Là nhóm người có vị trí chuyển tiếp trong xã hội Là công dân thực thụ với đày đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp trước pháp luật : CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN Hoạt động học tập Hoạt động nghiên cứu khoa học Học nghề Hoạt động chính trị xã hội Hoạt động nghệ thuật Hoạt động giao lưu, giao tiếp với các mối quan hệ xã hội B: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CƠ BẢN Sự thích nghi với cuộc sống và hoạt động mới Sự phát triển về nhận thức Động cơ học tập Đời sống xúc cảm tình cảm Sự phát triển phẩm chất nhân cách + Đặc điểm về tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục + Sự phát triển về định hướng giá trị 1: QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN GIA ĐÌNH VÀ CHUYÊN GIA TÂM LÝ A: QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN Sống thử cũng là biểu hiện của tình yêu vì nó mang lại lợi ích cả về mặt sinh lý và tình cảm, sự chia sẻ vật chất, tiền bạc và khó khăn giữa hai bên; Sống thử không bị ràng buộc về mặt pháp lý, không bị nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân. Hai bên có thể nói chia tay bất cứ khi nào cảm thấy không hợp để tìm đối tác khác và “thử” tiếp cho đến khi tìm được ý trung nhân “hợp 100%” để tiến tới hôn nhân. Sống thử chỉ là một dạng quan hệ cộng hưởng theo kiểu đôi bên cùng có lợi. Bởi đa số sinh viên đều sống xa gia đình, sự thiếu thốn về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý chính là con đường dẫn các sinh viên gần gũi nhau và chung sống với nhau theo kiểu góp gạo thổi cơm chung, đồng thời chia sẻ với nhau về mặt tình cảm. sống chung là một cách thử nghiệm hội nhập vợ chồng, là sự trải nghiệm và học cách hòa nhập trong các mối quan hệ của nhau, cùng quyết định chi tiêu, cùng nhượng bộ chấp nhận lẫn nhau và bày tỏ mong muốn của mình, quan hệ tình dục, vân vân, khi mà trinh tiết người con gái không phải là cái gì giữ ngọc gìn vàng". Điều này càng có ý nghĩa hơn, nếu ta nhìn nhận được rằng đó là một hành động có ý thức, bao hàm cả việc giữ gìn cái vô giá của tình yêu - sự hy sinh, và sự tự chủ bản thân, chứ không phải là một sự thỏa mãn, lợi dụng nhau về xác thịt hay tiền bạc. B: QUAN ĐIỂM CỦA CHA MẸ Phần lớn các bậc phụ huynh đều đưa ra ý kiến không đồng tình với sống thử. Họ cho rằng bát nước hắt xuống đất rồi thì không thể múc lại cho đầy được nữa. C: Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA Hiện tượng này còn mới nhưng ở phương Tây việc chung sống trước hôn nhân rất bình thường. Đấy không phải là sống thử mà là sống thật. Sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu đều là thật… Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái giảng viên Đại hoc Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn cho rằng hiện tượng sống thử mang trong mình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực, không thuận lợi cho sự phát triển của xã hội. Tiêu cực ở chỗ sống thử làm con người tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình yêu - món quà thượng đế ban tặng. Đó là chưa kể đến hậu quả về sức khỏe khi bạn nữ có bầu, phải sinh con hoặc nạo hút thai... Tích cực thì như bạn trẻ đã nói là thỏa mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi phí sinh hoạt. 2 : THỰC TRẠNG SỐNG THỬ CỦA SINH VIÊN Theo điều tra của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội, có 6.5% sinh viên sống thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra. 45,1% sinh viên đó “sống thử” trên 1 năm. 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43,% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới. 3: Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử a: Sống thử để “tiết kiệm” Đây là nguyên nhân mà hầu hết các cặp đôi đã từng sống thử đều đưa ra. Xét về khía cạnh kinh tế, lý do này tỏ ra rất hợp lý với cuộc sống của sinh viên. Trong khi giá cả kinh tế thị trường đang từng bước leo thang, giá nhà, giá điện, giá các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng thì có người chia sẻ gáng nặng kinh tế cùng là một việc hết sức hợp lý. Một số cặp đôi có ý trí và có sự định hướng cho tương lai một cách rõ rệt. Họ có sự nhận thức đúng đắn về việc sống thử. b :Sống thử vì cần có nhiều thời gian bên nhau. Trong muôn vàn những lí do mà các đôi tình nhân sống thử với nhau đưa ra thì có lẽ đây là lí do quan trọng nhất và thực tế nhất. . Do xa nhà, không trực tiếp chịu sự quản lí của bố mẹ và gia đình, phải hoàn toàn quyết định trong việc chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian…thế nên nhiều sinh viên đã không làm chủ được bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cần được quan tâm chăm sóc. Vì vậy đã vội vàng yêu và bắt đầu cuộc sống sinh viên bằng cách sống thử để được quan tâm chăm sóc và chia sẻ trong cuộc sống C : Sống thử theo trào lưu "Sống thử" gần đây xuất hiện rất nhiều ở giới sinh viên và công nhân. "Sống thử" còn được coi là "mốt", hay còn là phong trào "sống thử". Phân tích nguyên nhân của lối sống mới mẻ này nhiều chuyên gia khẳng định đó là kết quả của sự vận động xã hội, là xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại, không cưỡng lại được. 4: Hệ quả của việc sông thử các nhà nghiên cứu,chuyên gia đều không đồng tình với việc sống thử trước hôn nhân ở sinh viên hiện nay, dù ở một khía cạnh nào đó sống thử cũng có lợi. Lợi là sẽ biết được trước cảm giác và cuộc sống hôn nhân thế nào. Nhưng cái hại sẽ nhiều hơn. a : Ảnh hưởng đối với bạn nữ sức khỏe Mang thai ngoài ý muốn . Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi ám ảnh dai dẳng về tinh thần. Không còn cách nào khác là phải bỏ cái thai cứ ngày càng lớn dần lên trong bụng. Đó là sự lựa chọn cuối cùng và là tất yếu của nhiều bạn trẻ đã vội “sống thử”, vội “cho” để minh chứng tình yêu với người yêu. Có thể bạn trẻ cho rằng, “ráng đau một lát là xong chuyện”, nhưng sẽ có những chuyện mà cả đời chúng ta không “xong” được, ví như nhiều bạn trẻ do nạo hút nhiều lần sẽ mãi mãi mất quyền làm mẹ; nhiều bạn gái vì đã trót “nhắm mắt đưa chân” phá một lần, dễ “dính” lại phải phá nhiều lần. Hơn nữa, tỉ lệ của các cặp yêu đương có quan hệ tình dục trước hay dễ dẫn đến những mâu thuẫn và sự nhàm chán. TÂM LÝ Khi trót tin tưởng vào những lời hứa hẹn ngọt ngào của đấng mày râu, nhiều bạn gái rơi vào tình trạng hoang mang tột độ khi chàng "trở mặt", cao chạy xa bay còn mình thì đau đớn với những hậu quả về tổn thương về tình cảm Các bạn gái có xu hướng mất niềm tin vào đàn ông. Và không ít bạn gái trở nên bất cần, buông xuôi và sa vào lối sống bừa bãi sau khi “chẳng còn gì nữa để mất”. Đó không phải là cá tính, không phải là phong cách, mà đó là nguy cơ hủy hoại tương lai b: Ảnh hưởng đối với bạn nam sức khỏe Trong sống thử nhiều ý kiến cho rằng bạn nữ chịu thiệt thòi nhưng bên cạnh đó thì các bạn nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định về tương lai phía trước của mình nếu như hai người đổ vỡ thường dẫn đến chán nản, buông thả… dễ dẫn đến những tệ nạn xã hội khác. Tâm lí, tình cảm . Khi người nữ tỏ ra quá đảm đang sẽ khiến cho chính người yêu của mình rơi vào thế bị động hay nói khác hơn là quen với thói ỉ lại mà tỏ ra thụ động trong công việc. Đó cũng là những nguy hiểm cho xã hội khi những cá nhân đó bước ra ngoài làm việc. Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần những cá nhân năng động sáng tạo và như vậy họ khó có thể thích ứng với công việc. Việc bất dắc dĩ sảy ra với những chàng trai sẽ trở thành những ông bố trẻ khi chưa sẵn sàng. Điều này sẽ gây lên tâm lí hoang mang và trở lên bế tắc cũng như những suy nghĩ “vẩn vơ” khiến chàng mất tập trung và có nhưng hậu quả khó lường. Có thể xem xét và nhìn lại việc “sống thử” và những hệ lụy của nó kéo theo. Chúng ta có thể thấy hậu quả mà nó mang lại cho hai bên, tuy rằng những lợi ích của nó về vật chất là có ích nhưng khi đổ vỡ thì dẫn đến tâm lý bị tổn thương và mất niềm tin vào tình yêu, cuộc sống. Sự quan tâm của gia đình Gia đình cần có biện pháp nhắc nhở, kiểm soát, giáo dục các bạn trẻ nhận ra sai lầm của việc sống thử. 2. Nhà trường nhà trường cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên. . Bên cạnh đó cũng phải tăng cường những buổi sinh hoạt, ngoại khóa để cho sinh viên có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau về cuộc sống 3: Xã hội Nhà nước và các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa về vấn đề nhà ở của sinh viên, xây dựng các khu Làng sinh viên đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhiều hoàn cảnh của mỗi sinh viên... Nâng cấp và cải tạo những khu trọ của sinh viên đồng thời ổn định giá cả thuê phòng trọ của sinh viên sao cho hợp lý. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm cho sinh viên trong lối sống tập thể Tuyên truyền lối sông văn hóa, lành mạnh ở các khu trọ sinh viên 4: Ý thức cá nhân Vấn đề sống thử không còn là một đề tài mới nhưng nó vẫn thu hút đươc sự quan tâm của mọi người trong xã hội. Vấn đề này có rất nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau. Có quan điểm đồng tình ủng hộ với cách nhìn “thoáng”, bên cạnh đó là quan điểm không đồng tình, phản đối với cách nhìn theo truyền thống văn hóa phương Đông ( Đặc biệt là các bậc phụ huynh). Bên cạnh những tích cực về mặt vật chất thế nhưng không thể phủ nhận được những hệ quả tiêu cực là rất lớn đối với những cặp đôi sống thử. Không những thế lối sống được coi là “mốt” này đang làm đảo lộn các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Trinh tiết, phẩm hạnh của người con gái Việt đã và đang bị coi thường và cho rằng không quan trọng như trước nữa. Đã có những giải pháp được đưa ra từ nhà trường, gia đình, xã hội nhưng đây là một vấn đề vẫn còn tồn tại trong giới sinh viên nói chung nên cần phải tích cực tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức đời sống hơn nữa. Mặc dù sống thử dần được xã hội nhìn nhận với con mắt thông cảm hơn. Thế nhưng đó cũng không phải là lí do để các bạn trẻ có thể đơn giản hóa chuyện này. Khi sống thử sẽ có rất nhiều vấn đề không chỉ của bạn nữ . Các bạn nam cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Các bạn trẻ đang yêu nên cân nhắc kỹ để không chỉ bảo vệ được tình yêu mà còn cả tương lai phía trước. CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE