Thành phần kinh tế tư nhân (khu vực kinh tế dân doanh) được hình thành và phát triển như thế nào trong công cuộc đổi mới (1986 đến nay)

Nền kinh tế của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu từ năm 1976 đến nay. Giai đoạn 1976 -1985 là giai đoạn cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Nền kinh tế nước ta chỉ thực sự đổi mới sâu sắc trong giai đoạn từ 1986 đến nay, đây được coi như công cuộc đổi mới kinh tế - kinh tế tự cung tự cấp chuyển sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là thời kì thay đổi toàn diện đời sống kinh tế - xã hội, tạo ra 1 bước ngoặt lớn trong lịch sử nước ta nói chung và trong sự phát triển nền kinh tế ở nước ta nói riêng.

doc9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần kinh tế tư nhân (khu vực kinh tế dân doanh) được hình thành và phát triển như thế nào trong công cuộc đổi mới (1986 đến nay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo Cáo Thuyết Trình Nhóm 10 Câu hỏi: Thành phần kinh tế tư nhân ( khu vực kinh tế dân doanh ) được hình thành và phát triển như thế nào trong công cuộc đổi mới ( 1986 đến nay ). Thành viên nhóm 10: Ngô Thị Diệu Nguyễn Phương Hoa Bùi Minh Huyền Nguyễn Thị Kiều Oanh Trần Thị Trang Hoàn cảnh lịch sử Nền kinh tế của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu từ năm 1976 đến nay. Giai đoạn 1976 -1985 là giai đoạn cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Nền kinh tế nước ta chỉ thực sự đổi mới sâu sắc trong giai đoạn từ 1986 đến nay, đây được coi như công cuộc đổi mới kinh tế - kinh tế tự cung tự cấp chuyển sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là thời kì thay đổi toàn diện đời sống kinh tế - xã hội, tạo ra 1 bước ngoặt lớn trong lịch sử nước ta nói chung và trong sự phát triển nền kinh tế ở nước ta nói riêng. II. Sự hình thành của kinh tế tư nhân Ngay sau khi giành được độc lập nhà nước non trẻ của chúng ta vừa kháng chiến chống thù trong giặc ngoài vừa tiến hành kiến quốc, kinh tế Việt Nam tồn tại nhiều thành phần kinh tế tiêu biểu như : Kinh tế quốc doanh, các hợp tác xă, kinh tế cá nhân, nông dân và thủ công nghiệp, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước.Tuy nhiên sau đại thắng 1975, miền nam giải phóng đất nước thống nhất chúng ta do mắc phải bệnh chủ quan, nóng vội trong cải tạo xă hội chủ nghĩa nên nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh, muốn hoàn thành trong thời gian ngắn cải tạo XHCN, kết quả là những thành phần kinh tế tư nhân thuộc sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất cơ bản đă bị triệt tiêu, kinh tế phát triển chậm dần. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế – xă hội trầm trọng. Vấn đề đặt ra là trong khi khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể không đủ thỏa mãn mọi mặt của đời sống kinh tế – xă hội của đất nước thì khu vực kinh tế tư nhân cần thiết cho nền kinh tế vẫn âm thầm tồn tại dưới dạng kinh tế phụ gia đình, tiểu chủ, loại hình công ty phổ biến nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới hình thức công ty tư nhân, công ty hợp doanh. Bước đột phá đầu tiên về  đổi mới tư duy của Đảng về phát triển kinh tế là Đại hội VI (1986) đã xác lập, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với sự vận động của quy luật khách quan và trình độ của nền kinh tế. Từ đó, Kinh tế tư nhân thực sự được phục hồi và phát triển. Bản chất của kinh tế tư nhân Khái niệm kinh tế tư nhân hiện nay còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất. Theo nghĩa rộng, kinh tế tư nhân được sử dụng để phân biệt với kinh tế Nhà nước. Theo nghĩa hẹp hơn, kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân. “Kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể,tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân” Với khái niệm này kinh tế tư nhân bao gồm những nội dung sau: -Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Kinh tế tư nhân bao gồm những hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, chế biến nông lâm sản, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, thương mại và dịch vụ du lịch trừ an ninh quốc phòng. -Về mô hình tổ chức : Kinh tế tư nhân gồm các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh). Ngoài ra gồm cả phần đầu tư của tư nhân vào khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. IV. Sự phát triển của kinh tế tư nhân 1. Sự phát triển về số lượng của khu vực kinh tế tư nhân: a) Về hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn và tăng nhanh. Số hộ kinh doanh cá thể hoạt động từ 1.498.611 hộ năm 1992 lên 2.016.259 hộ năm 1996, tốc độ tăng bình quân 7,68%/năm, mỗi năm tăng 129.412 hộ. Từ năm 1996 đến năm 2000, số lượng hộ kinh doanh cá thể hoạt động tăng chậm, từ 2.016.259 hộ năm 1996, lên 2.137.731 hộ năm 2000, tăng bình quân 1,47%/năm, mỗi năm tăng 30.364 hộ. Ở thời điểm năm 2000, số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm 51,89% ; số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 30,21%,; giao thông vận tải chiếm 11,63%, ; xây dựng chiếm 0,81%, các hoạt động khác chiếm 5,64%. Tính đến cuối năm 2003, cả nước có 2,7 triệu hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp, 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hoá. b) . Sự phát triển về số lượng của doanh nghiệp của tư nhân Tính chung cho cả thời kỳ 1991- 2000, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng bình quân là 96,19%/năm, từ 132 doanh nghiệp năm 1991 đến hết năm 1996 đã có 30.897. Các năm từ 1997 đến 1999, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giảm. Từ khi Luật Doanh nghiệp được thực hiện, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng rất nhanh: tính từ năm 2000 đến hết 9 tháng đầu năm 2001, số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh là 24.384 doanh nghiệp, nhiều hơn cả số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh 5 năm trước đó cộng lại (22.747 doanh nghiệp). Về cơ cấu các loại hình doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh trong tổng số 66.777 doanh nghiệp (30/9/2001): số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất 58,76% (39.239 doanh nghiệp), công ty TNHH chiếm 38,68% (25.835 doanh nghiệp), công ty cổ phần chiếm 2,55% (1.700 doanh nghiệp), công ty hợp doanh chỉ chiếm 0,004% (3 doanh nghiệp). - Tính đến 31/12/2000, cả nước có 56.831 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nhưng số doanh nghiệp thực tế hoạt động là 29.548 doanh nghiệp (51,99%), còn lại là các doanh nghiệp chưa hoạt động 9.581 doanh nghiệp (16,85%), số doanh nghiệp giải thể, chuyển sang loại hình khác là 13.887 doanh nghiệp (24,43%), số doanh nghiệp chưa tìm thấy là 3.815 doanh nghiệp (6,71%). Số lượng các doanh nghiệp thực tế hoạt động tập trung cao ở ngành thương mại, dịch vụ: 17.535 doanh nghiệp (59,34%); tiếp đến là công nghiệp: 6.979 doanh nghiệp (23,61%); còn lại là các ngành khác: 5.034 doanh nghiệp (17,03%). - Tổng số doanh nghiệp tính đến thời điểm 01/01/2012 trên phạm vi cả nước tồn tại về mặt pháp lý là 541.103 doanh nghiệp, nếu loại trừ 92.710 doanh nghiệp không thể xác minh được, thì tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế là 448.393 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 96,47% (432.559 doanh nghiệp). doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,5%, còn lại là doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, (Khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 50,2% việc làm của cả nước năm 2010) tăng ngân sách nhà nước, góp phần ổn định chính trị xã hội. 2) Sự đóng góp vào Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP ( Gross Domestic Product) Kinh tế tư bản tư nhân, trong giai đoạn này tăng giảm tỷ trọng trong GDP không ổn định, 1995 là 3,12%; 1997 là 3,38%, 1998 là 3,41%; 1999 là 3,37 %, 2000 là 3,3%. Năm 1997 và 1998 tỷ trọng tăng, nhưng 1999 và 2000 lại giảm do hậu quả ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực. Trong giai đoạn này, tỷ trọng của kinh tế cá thể trong GDP giảm đều, từ 36,02% năm 1995 còn 32,03% năm 2000. Chỉ có tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP tăng, 1995 là 6,3%; năm 1998 là 10,03%; năm 2000 là 13,25%. Tính đến cuối năm 2003, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 8% GDP tuy nhiên theo các chuyên gia thực tế con số còn lớn hơn nhiều. GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ chiếm 45,6% tổng GDP năm 2006 đã tăng lên khoảng 48% trong năm 2010. Ngoài ra khu vực kinh tế tư nhân còn đóng góp phần quan trọng tăng nguồn thu ngân sách nhà nước góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xă hội đặt ra, tính ra bình quân hàng năm khu vực ngoài quốc doanh đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách trên dưới 3% GDP của cả nước, cao gấp 3 lần đóng góp của khu vực liên doanh với nước ngoài (0,9% GDP/năm) và gần 1/2 đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước (7% GDP/năm). 3. Sự phát triển về quy mô vốn đầu tư, lao động xã hội và địa bàn kinh doanh a. Về qui mô vốn đầu tư Vốn đầu tư các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành nguồn vốn đầu tư toàn xă hội đă tăng từ 20% (2000) lên 23% (2001) và 28% (2002). Mức vốn đăng kí trung bình trên doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên. Theo báo cáo tổng kết 4 năm thi hành luật doanh nghiệp, thời kỳ 1991-1999, đăng kí bình quân trên doanh nghiệp là gần 0,57 tỷ đồng. Năm 2000 là 0,96 tỷ đồng, năm 2002 là 2,8 tỷ đồng, 3 tháng đầu năm 2003 là 2,6 tỷ đồng. Tính chung mức vốn đăng kí trung bình của doanh nghiệp là khoảng 1,25 tỷ đồng (2002). Kinh tế cá thể tiểu chủ tuy quy mô nhỏ nhưng với cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, đă động viên được nhiều nguồn vốn sản xuất kinh doanh từ 14.000 tỷ đồng (1992) tăng lên 26.500 tỷ đồng năm 1996 chiếm tới 8,5% tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của toàn xă hội. b) Về lao động xã hội Đây là khu vực có tỷ lệ thu hút lao động trên vốn đầu tư cao nhất trong nền kinh tế, trong thời kỳ 1991-1996 bình quân mỗi năm giải quyết thêm 72.020 việc làm, trong 5 năm 1996-2000, lao động trong khu vực kinh tế tư nhân tăng thêm 778.681 người. Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, xóa đói giảm nghèo bảo đảm đời sống và do đó góp một phần đáng kể cho việc ổn định xă hội: Theo kết quả điều tra năm 2000 của tổng cục thống kê, mức thu nhập trung bình một tháng /1 lao động (1000 đồng) của các doanh nghiệp nói chung là 1041,1; doanh nghiệp nhà nước là 1048,2; doanh nghiệp tư nhân là 651,1; công ty cổ phần là 993,0; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1754,5. Như vậy mức thu nhập của lao động khu vực kinh tế tư nhân cao hơn khu vực kinh tế tập thể. Thu nhập trung bình của một lao động trong khu vực kinh tế tư nhân cao gấp 2 đến 3 lần so với mức lương cơ bản mà nhà nước quy định. c) Về địa bàn kinh doanh Năm 2000, luật doanh nghiệp đã được ban hành, Chính phủ cũng quyết định bãi bỏ 145 loại giấy phép gây cản trở kinh doanh. Đạo luật này đã tháo bỏ những rào cản đối với doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân, và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp đă mở rộng các hoạt động kinh doanh trong hầu hết các ngành và các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.kinh tế tư nhân không chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại mà đă mở rộng hoạt động trong các ngành công nghiệp. Sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tư vấn. 4. Sự phát triển trong công nghiệp Thành phần kinh tế tư nhân được tăng nhanh trong giai đoạn 1986- 1990, nhất là sau nghị định 27- HĐBT, và nghị quyết 16- BCT năm 1988. Tốc độ tăng trưởng trong công nghiệp, từ 1995-2000 như sau: 14.5%; 14,2%; 13,8%; 12,5%; 11,6%; 15,7% vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như 5 năm trước, trong khi nhiều nước ở khu vực bị sa sút nghiêm trọng. Tỷ trọng công nghiệp khai thác mỏ trong GDP tăng lên ổn định, từ 4,81% năm 1995 lên 9,51% năm 2000. Tiếp theo là công nghiệp chế biến từ 14.99%( 1995) lên 18,67% (2000). Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng nhanh năm 2000 so với 1995 như: công suất điện gấp 1,5 lần; xi măng gấp 2,1 lần; phân bón gấp 3 lần; thép gấp 1,7 lần. Sản lượng 1 số sản phẩm quan trọng so với năm 1995 dầu thô gấp 2,1 lần; điện gấp 1,8 lần; thép cán gấp 3 lần, xi măng gấp 2 lần; vải gấp 1,5 lần... Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp và khu chế xuất, toàn quốc tính ffến năm 2000 đã có 70 khu công nghiệp. Năm 2000, công nghiệp khai thác dầu thô , khí đốt đã chiếm 11,2% giá trị sản xuất toàn ngành, tương tự công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm 20% công nghiệp sản xuất và phân phố điện, khí đốt, hơi nước chiếm 5,4%. V- Những thuận lợi, hạn chế và phương hướng giải quyết trong quá trình phát triển nền kinh tế tư nhân Những thuận lợi Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã trở thành hệ thống ngân hàng của toàn dân và phát triển mạnh về số lượng, cũng như có vai trò tích cực trong sự huy động vốn. Lĩnh vực vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trước đây nhà nước độc quyền kinh doanh ngày nay các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh. Cơ chế giá được giải quyết căn bản cùng với công cuộc đổi mới toàn diện cơ chế quản lí kinh tế của cả nước, và cơ sở kinh tế của cơ chế đó bắt đầu từ nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Cơ chế giá đã được chuyển sang cơ chế 1 giá kinh doanh, cùng với việc mở rộng quyền tự chủ, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Lĩnh vực thuế: các sắc thuế thay đổi từ cuối 1989, hướng tới sự bình đẳng đối với các thành phần kinh tế. Chính sách thuế mới đã được thể chế hóa bằng luật, thống nhất chung cho các thành phần kinh tế và công dân về nghĩa vụ nộp thuế, là yếu tố quan trọng để lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế theo pháp luật, góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển. Đất đai: luật đất đai năm 1993 khẳng định lại quyền sở hữu duy nhất về ruộng đất là của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lí, tạo cơ sở pháp lý cho kinh tế tư nhân. Sự thay đổi trong cách nhìn nhận của xã hội đối với sự tồn tại hợp pháp của các thành phần kinh tế tư nhân đã góp phần tạo đà cho thành phần kinh tế này phát triển. 2. Những hạn chế khách quan Chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Công tác dự báo, hướng dẫn đối với khu vực kinh tế tư nhân còn rất yếu. Các cơ chế, chính sách còn chưa đồng bộ và nhất quán. Nhiều quy định còn chưa phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Hệ thống bộ máy quản lý của Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương lâu nay chưa sâu sát với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, còn thiên nhiều về quản lý hơn là tạo điều kiện; cải cách hành chính còn chậm; chưa có cơ chế xử lý trách nhiệm đối với những cán bộ cố ý gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp. Bản thân các cơ sở sản xuất, kinh doanh khu vực kinh tế tư nhân cũng còn mặc cảm và còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý và hiểu biết pháp luật. Phương hướng giải quyết - Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường tâm lý xã hội. Bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách tín dụng, đầu tư , chính sách tạo mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh, chính sách hỗ trợ khoa học, công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. - Không ngừng đổi mới chủ trương, chính sách đúng đắn đối với thành phần kinh tế tư nhân, khẳng định rõ vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Nhà nước chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng, hoàn thiện khung pháp lí, môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, thuận lợi hơn đối với khu vực kinh tế tư nhân 3. Những hạn chế chủ quan Quy mô nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tốc độ đầu tư cầm chừng Công nghệ, kĩ thuật còn nhiều bất cập Hạn chế về vốn và khả năng tích lũy. Mặc dù khả năng thu hút vốn của khu vực kinh tế tư nhân tăng lên đáng kể nhưng so với khu vực kinh tế Nhà nước thì số vốn đầu tư cho kinh tế tư nhân còn rất khiêm tốn Trình độ quản lý doanh nghiệp và bản lĩnh kinh doanh còn thấp. Trong điều kiện hiện nay, trình độ thấp của các chủ doanh nghiệp đang là một thách thức gay hắt, là nguyên nhân đẩy nhiều doanh nghiệp tư nhân vào tình trạng nợ nần, phá sản và vi phạm pháp luật Chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật như hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, giờ làm việc… đối với người lao động. Tình trạng trốn thuế, buôn lậu, kinh doanh trái phép vẫn diễn ra tràn lan Phương hướng giải quyết Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý Xây dựng đạo đức kinh doanh và nâng cao phẩm chất chủ doanh nghiệp Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý VI- Tổng kết Khu vực kinh tế tư nhân đă phát triển cả về số lượng, quy mô trên khắp các địa bàn và trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đã đạt được nhiều hiệu quả đáng ghi nhận. Nó đã huy động mọi nguồn vốn đầu tư và phát triển, tạo việc làm, tận dụng lao động xă hội, đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua đă khơi dậy tiềm năng của đất nước cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng Xã hội Chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào thắng lợi của nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế thế giới. * * * * *
Luận văn liên quan