Thúc đẩy cạnh tranh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả

1. Khái quát chung về độc quyền 1.1 Nguyên nhân dẫn tới độc quyền + Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó: chính quyền địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn độ cho Công ty Đông Ấn. + Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực địa lý nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như độc quyền. + Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này khuyến khích những phát minh, sáng chế nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc quyền trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định của luật pháp. + Do người sản xuất sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương. 1.2 Độc quyền là gì ? Độc quyền, cơ bản được hiểu là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định. Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá luôn muốn tự mình quyết định đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ của mình. Nhưng cạnh tranh trên thị trường đã không cho phép họ làm như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn muốn xoá bỏ cạnh tranh và độc quyền đã ra đời để đáp ứng yêu cầu của họ. Độc quyền trong kinh doanh là việc một hay nhiều tập đoàn kinh tế với những điều kiện kinh tế chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm, không có sản phẩm thay thế gần gũi. Tiếng Anh là monopoly. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp monos nghĩa là một và polein nghĩa là bán. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy vẫn tồn tại và đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội. 1.3 Đặc điểm của độc quyền Có nhiều cách phân chia độc quyền. Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền.nhưng cách phân chia các loại độc quyền dựa vào nguyên nhân gây ra độc quyền là cách chia phổ biến. Theo tiêu chí này, độc quyền được chia làm: + Độc quyền về tài nguyên chiến lược + Độc quyền về bằng phát minh, sáng chế + Độc quyền do luật định + Độc quyền tự nhiên + Độc quyền về sản phẩm hay tiện ích công cộng Những dạng độc quyền trên tồn tại trong bất cứ quốc gia nào và các quốc gia trên thế giới khó có thể tránh khỏi dù độc quyền là mặt trái của nền kinh tế nhưng xã hội bắt buộc phải chấp nhận. Dù trong nền kinh tế độc quyền, công ty độc quyền hoàn toàn tự do trong việc quyết định giá. Tuy nhiên nó vẫn bị giới hạn trong sức mạnh chi phối của thị trường.

docx25 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thúc đẩy cạnh tranh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Khái quát chung về độc quyền 1.1 Nguyên nhân dẫn tới độc quyền + Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó: chính quyền địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn độ cho Công ty Đông Ấn. + Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực địa lý nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như độc quyền.  + Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này khuyến khích những phát minh, sáng chế nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc quyền trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định của luật pháp.  + Do người sản xuất sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương. 1.2 Độc quyền là gì ? Độc quyền, cơ bản được hiểu là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định. Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá luôn muốn tự mình quyết định đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ của mình. Nhưng cạnh tranh trên thị trường đã không cho phép họ làm như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn muốn xoá bỏ cạnh tranh và độc quyền đã ra đời để đáp ứng yêu cầu của họ. Độc quyền trong kinh doanh là việc một hay nhiều tập đoàn kinh tế với những điều kiện kinh tế chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm, không có sản phẩm thay thế gần gũi. Tiếng Anh là monopoly. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp monos nghĩa là một và polein nghĩa là bán. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy vẫn tồn tại và đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội. 1.3 Đặc điểm của độc quyền Có nhiều cách phân chia độc quyền. Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền...nhưng cách phân chia các loại độc quyền dựa vào nguyên nhân gây ra độc quyền là cách chia phổ biến. Theo tiêu chí này, độc quyền được chia làm: + Độc quyền về tài nguyên chiến lược + Độc quyền về bằng phát minh, sáng chế + Độc quyền do luật định + Độc quyền tự nhiên + Độc quyền về sản phẩm hay tiện ích công cộng Những dạng độc quyền trên tồn tại trong bất cứ quốc gia nào và các quốc gia trên thế giới khó có thể tránh khỏi dù độc quyền là mặt trái của nền kinh tế nhưng xã hội bắt buộc phải chấp nhận. Dù trong nền kinh tế độc quyền, công ty độc quyền hoàn toàn tự do trong việc quyết định giá. Tuy nhiên nó vẫn bị giới hạn trong sức mạnh chi phối của thị trường. 2. Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế 2.1 Sự tác động của độc quyền Độc quyền được coi như là mặt trái của kinh tế thị trường. Nó đứng trên mọi công bằng của nền kinh tế, làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế. Độc quyền gây ra mức giá cao hơn và lượng cung trên thị trường ít hơn so với giá và lượng cung va lượng cung trên thị trường bình thường. Vì thế người tiêu dùng thường chỉ trích và không thích thị trường này. Độc quyền chính là rào cản sự cạnh tranh dẫn tới phát triển, nó triệt tiêu mọi sự cố gắng vươn lên, triệt tiêu mọi sự đổi mới sáng tạo. Chừng nào còn có độc quyền thì còn có sự áp đặt, và chúng ta đang phải cố gắng để thoát khỏi sự áp đặt đó. Độc quyền thường dẫn đến xu hướng “cửa quyền”, bạo lực và trong một số trường hợp nó cản trở sự phát triển của khoa học kĩ thuật, làm chậm thậm chí lãng phí các nguồn lực xã hội. Bởi lẽ với thế độc quyền các doanh nghiệp sản xuất không cần quan tâm đến việc cải tiến máy móc kĩ thuật, không cần tìm cách nâng cao năng suất lao động mà vẫn thu được lợi nhuận cao nhờ vào độc quyền mua và độc quyền bán. Độc quyền là sự thống trị tuyệt đối trong lưu thông và sản xuất nên dễ nảy sinh giá cả độc quyền, giá cả lũng đoạn cao,... Do vậy, sự phục vụ của người tiêu dùng nói riêng và cho xã hội nói chung là kém hiệu quả hơn so với cạnh tranh tự do. Trong nhiều trường hợp độc quyền áp đặt sự tiêu dùng làm cho xã hội. Chính do cung cách ấy mà độc quyền thường làm cho xã hội luôn luôn ở tình trạng khan hiếm hàng hoá, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Vì thế có thể nói, độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của thị trường. Dưới chế độ định giá độc quyền, các doanh nghiệp độc quyền vì lợi ích riêng có thể gây ra thiệt hại cho xã hội khi đưa ra mức giá quá cao hoặc sản xuất ra một sản lượng quá ít không đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Do đó chính phủ phải tốn nhiều kinh phí để can thiệp vào thị trường thông qua các chính sách, quy định dành cho danh nghiệp độc quyền. Độc quyền gây ra trở ngại cho việc sử dụng lao động, kỹ thuật, sử dụng không hiệu quả tối đa các nguồn lực từ đó dẫn đến không đạt hiệu quả sản xuất. Do đó người ta coi độc quyền như mặt trái của quy luật thị trường. Nó sẽ sử dụng không hết năng suất sản xuất và làm giảm thặng dư tiêu dùng do giá bàn độc quyền cao hơn giá cạnh tranh và sản lượng độc quyền nhỏ hơn sản lượng cạnh tranh. Ngoài ra, trong nền kinh tế độc quyền, thị trường hoạt động kém hiệu quả hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn toàn vì các công ty không luôn thiết lập quy mô sản xuất tối ưu nên chi phí sản xuất cao hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Lợi nhuận chỉ tập trung vào một số ít người, tào sự chênh lệch thu nhập ngày càng lớn giữa các thành phần dân cư. Ví dụ như trong độc quyền tự nhiên, do chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm dần theo quy mô nên chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền có xu hướng giảm và luôn thấp hơn chi phí sản xuất trung bình. Cũng do tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh thu biên bằng chi phí biên. Tại trạng thái đó sản lượng sẽ thấp hơn và giá cao hơn so với trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng chi phí biên. Lúc này hàng hóa sẽ khan hiếm, người dân phải chịu mức giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh, từ đó gây tổn thất phúc lợi xã hội. Song song với quá trình tồn tại độc quyền, do muốn tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất hàng hóa ở mức sản lượng mà tại đó chi phí biên bằng với doanh thu biên thay vì sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm bằng chi phí biên như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo (cân bằng cung cầu). Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà giá bán sản phẩm không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong tình trạng độc quyền giá bán sẽ giảm xuống khi doanh nghiệp độc quyền tăng sản lượng. Vì thế doanh thu biên sẽ nhỏ hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất thêm doanh nghiệp độc quyền sẽ thu thêm được một khoản tiền nhỏ hơn giá bán sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh thu thu thêm được không đủ bù đắp tổn thất do giá bán của tất cả sản phẩm giảm xuống. Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc biên của tính hiệu quả nghĩa là sản xuất sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng chi phí biên, tất nhiên lợi ích biên và chi phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứ không phải đối với doanh nghiệp độc quyền ta thấy rằng: ở mức sản lượng mà doanh nghiệp độc quyền sản xuất thì lợi ích biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi phí biên đồng nghĩa với tình trạng không hiệu quả. Tóm lại, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do độc quyền.  2.2 Thực trạng độc quyền ở Việt Nam Một nghịch lý đang diễn ra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược trong nước chịu sự kiểm soát chặt của cơ quan quản lý nhà nước nhưng chưa thể kiểm soát giá cả thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bản thân các cơ quan quản lý muốn công bố giá trần thuốc để minh bạch đấu thầu giá nhưng vẫn không thể. Giá một loại số loại thuốc nhập khẩu, thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng tăng cao, có loại lên đến 150% - 300% so với giá gốc. Việc quản lý giá thuốc tại các cơ sở bệnh viện công lập bằng phương pháp đấu thầu đã được thực hiện từ năm 2006. Qua 4 năm triển khai, áp dụng giá thuốc cạnh tranh không thấy đâu, chỉ lộ ra nhiều bất cập. Bệnh nhân vẫn phải mua thuốc giá cao, giá thuốc vẫn lũy tiến theo từng tháng. Một câu hỏi được đặt ra là “Đến bao giờ, các cơ quan chức năng mới có sự chủ động về giá thuốc, tránh sự lệ thuộc từ bên ngoài? Đến bao giờ, người bệnh mới được mua giá thuốc không độc quyền?” Theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, các nguồn thuốc khi cung cấp vào các cơ sở y tế công lập bắt buộc phải qua công tác đấu thầu. Giá các mặt hàng thuốc trong gói đấu thầu không được cao hơn giá tối đa của các mặt hàng thuốc đó được công bố tại thời điểm gần nhất của Bộ Y tế. Trong trường hợp, những mặt hàng thuốc chưa được công bố giá tối đa, khi xây dựng kế hoạch đấu thầu, các đơn vị phải tham khảo giá những mặt hàng thuốc đã trúng thầu trong vòng 12 tháng trước của các cơ sở y tế công lập do Cục Quản lý Dược Việt Nam cập nhật và thông báo trên trang thông tin điện tử của ngành y tế. Bởi doanh số bán thuốc của bệnh viện chiếm tới 70% thị phần bán lẻ nên với những quy định như vậy, Bộ Y tế hi vọng sớm đưa được thuốc trị bệnh vào guồng quản lý, hi vọng kéo được giá thuốc xuống chống dược tình trạng độc quyền về giá thuốc. Thế nhưng, qua những đợt thanh kiểm tra của Bộ Y tế cho thấy, giá thuốc trong nhiều bệnh viện bán giá cao hơn giá bán lẻ bên ngoài. Các lượt thuốc tăng giá vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với mặt hàng giảm giá. Theo Hiệp hội kinh doanh dược Việt Nam, vào tháng 10, khi tiến hành khảo sát 7390 lượt mặt hàng, bao gồm cả thuốc nội và thuốc nhập ngoại, có 7 lượt mặt hàng thuốc ngoại tăng giá, chiếm tỉ lệ chưa đầy 0,1%, tỉ lệ tăng trung bình 5,0% (ngoài ra có 13 lượt mặt hàng giảm giá chiếm tỉ lệ 0,14% với tỉ lệ giảm trung bình khoảng 4,3%). Với thuốc sản xuất trong nước: có 37 lượt mặt hàng tăng giá, chiếm tỉ lệ 0,40% so với tổng số lượt mặt hàng khảo sát, mức tăng trung bình 3,8% và 11 lượt mặt hàng giảm giá chiếm tỉ lệ 0,12%. Một nghịch lý đang diễn ra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược trong nước chịu sự kiểm soát chặt của cơ quan quản lý nhà nước nhưng chưa thể kiểm soát giá cả thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bản thân các cơ quan quản lý muốn công bố giá trần thuốc để minh bạch đấu thầu giá nhưng vẫn không thể. Giá một loại số loại thuốc nhập khẩu, thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng tăng cao, có loại lên đến 150% – 300% so với giá gốc. Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Nguyễn Thị Kim Phượng, cho rằng, tổng chi cho y tế của Việt Nam hiện ngang bằng với các nước thu nhập trung bình cao và Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng chi phí y tế, đối với cả hộ gia đình và nhà nước. Chi phí y tế cao nhưng hiệu quả thấp. Không chỉ quỹ BHYT mà hộ gia đình phải gánh chịu khoảng 20% chi phí bất hợp lý từ việc cung ứng các dịch vụ không cần thiết, giá thuốc không hợp lý và sử dụng thuốc không hợp lý. Việc đấu thầu giá thuốc đã thật sự không mang lại những hiệu quả như mong muốn. Lý do được bộ Y Tế cho rằng, trên thị trường đang lưu hành khoảng 22.000 mặt hàng thuốc với trên 1500 hợp chất, mỗi loại hợp chất có nhiều chủng loại, hàm lượng quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nơi sản xuất khác nhau nên việc xác định mức giá tối đa cho tất cả các mặt hàng trên thực chất là rất khó khả thi. Trong thực tế, có những loại thuốc giống nhau, nồng độ như nhau, nhưng thuốc nhập ngoại sẽ đắt hơn thuốc nội sản xuất. Nếu Cục Quản lý dược công bố giá thì các doanh nghiệp trong nước sẽ đẩy giá của mình lên cao dù chi phí rất thấp. Việc này dẫn tới, các bệnh viện không mua được giá đúng. Còn nếu công bố mức giá cao nhất đã trúng thầu để làm cơ sở giá tối đa thì cũng không có ý nghĩa, cơ chế công bố giá tối đa có thể dẫn tới tăng giá thuốc đồng loạt trên thị trường. Vậy, câu hỏi đặt ra, quyền định giá thuốc đang của cơ quan nào? Theo khẳng định của nhiều chuyên gia, muốn quản lý minh bạch thì nên mời các chuyên gia độc lập tham gia xây dựng giá trần, chuyển quản lý giá thuốc sang Bộ Tài chính, nghiên cứu việc đấu thầu thuốc tập trung, triển khai thí điểm trước tại một số tỉnh. Đây là cách chống độc quyền về giá thuốc. Theo thừa nhận của Bộ Y Tế, Bộ vẫn gặp nhiều vướng mắc trong việc quản lý giá thuốc. Hiện nay, Bộ đang tính toán tới cơ chế không công bố giá trần mà công bố thặng số bán buôn tối đa đối với các thuốc do ngân sách và BHYT chi trả, chọn lọc một số loại thuốc có tỷ trọng tần suất cao trong điều trị. Ngành điện là một ngành kinh doanh dịch vụ, mà đã là dịch vụ thì phải có chú ý quan tâm , chăm sóc khách hàng. Nhưng thật ngược đời, khách hàng phải đi lo "chăm sóc" ngành điện thì mới có cơ hy vọng được cấp điện ổn định, đây mới chỉ là ổn định thôi, chứ chưa nói tới việc nguồn điện có đảm bảo chất lượng hay không. Việt Nam chúng ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, một nền kinh tế của những sự cạnh tranh và sự đề cao chất lượng phục vụ khách hàng. Ngành điện Việt Nam ỷ thế độc quyền, coi thường khách hàng như hiện nay là một hiện tượng không thể chấp nhận được. Đã đến lúc chúng ta phải có một sự xem xét lại tư cách độc quyền kinh doanh điện.   Trao đổi về việc tăng giá điện, nhiều ý kiến cho rằng không nên tăng giá điện trong lúc nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn và nếu tăng từ 8-9,8% vẫn là quá cao    Thông tin về việc sẽ tăng giá điện trong năm 2011 khiến nhiều người dân lo lắng. Rất nhiều ý kiến cho rằng không nên tăng giá điện trong thời buổi lạm phát vì sẽ kéo theo giá rất nhiều mặt hàng khác tăng theo, gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Trong tình hình kinh tế hiện nay, mục tiêu là kích cầu. Chính phủ đã tung ra những khoản tiền để giúp kích cầu cho nền kinh tế. Nhưng việc tăng giá điện có tác dụng ngược lại chính sách trên. Việc tăng giá điện như thế có thể làm cho cầu đầu tư giảm sút trầm trọng. Nếu tăng giá điện phải đảm bảo chất lượng điện. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ của ngành điện lại kém, vào những thời gian cao điểm như mùa hè, dân và doanh nghiệp vẫn phải chịu thiếu điện, bị cắt điện luân phiên gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây khó khăn cho đời sống. Điều này thể hiện việc tái đầu tư của ngành điện rất kém và cũng thể hiện sự độc quyền, thiếu tính cạnh tranh trong lĩnh vực này. Nếu coi người sử dụng điện là khách hàng và phải chịu mua điện theo giá cả thị trường thì họ được quyền yêu cầu người bán cung cấp dịch vụ tốt nhất, được quyền lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên, việc này là không thể có, vì chúng ta chỉ có một đơn vị duy nhất cung cấp điện cho cả nước và khách hàng không bao giờ có cơ hội lựa chọn. Tăng giá điện thì cũng là việc cần thiết nhưng trong tình hình kinh tế được dự báo là khó khăn trong năm nay thì liệu đã phù hợp chưa? Đó là một vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân có mức sống còn thấp nhưng lại chính là những tầng lớp rất "nhạy cảm" với những biến động của thị trường bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thường ngày của họ. Chưa biết tình hình năm nay thế nào nhưng nếu nghe đến việc tăng giá bất cứ cái gì chắc hẳn họ sẽ không khỏi giật mình. Nguyên nhân đơn giản bởi ngay việc trả một lượng tiền điện sinh hoạt hàng tháng cũng đã cần phải tính toán bởi nó chiếm một khoản thu nhập nhất định của họ. Đấy là chưa kể hàng loạt các mặt hàng khác sẽ tăng giá và đời sống của họ sẽ càng vất vả, khó khăn hơn. Một ví dụ nữa đó là các sinh viên ở trọ, hiện nay tại Hà Nội, sinh viên ở trọ đã phải trả tiền điện với mức giá 2.500đ/1 số điện. Nếu tăng giá điện, các chủ nhà trọ sẽ còn thu của sinh viên với mức giá như thế nào. Hơn nữa, cùng với tăng giá điện, các mặt hàng tiêu dùng cũng sẽ theo đó tăng lên càng làm cho đời sống vốn đắt đỏ nơi thị thành trở nên khó khăn hơn đặc biệt đối với một bộ phận không nhỏ sinh viên từ nông thôn. Còn không ít ví dụ khác nhưng đó là 2 ví dụ dễ thấy nhất"  Bắt đầu từ tháng 7/2011, thị trường phát điện cạnh tranh sẽ chính thức được vận hành thí điểm, mở đầu cho việc tiến tới thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh vào năm 2022. Kỳ vọng của người tiêu dùng là thông qua cạnh tranh, giá điện và chất lượng phục vụ sẽ theo hướng có lợi cho khách hàng. Còn với nhà đầu tư, việc tiến hành theo cơ chế thị trường, có sự cạnh tranh bình đẳng cũng là cơ hội cho họ “chen chân” vào lĩnh vực vốn từ trước tới nay vẫn được cho là độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Trước đây, không phải tự nhiên mà ngành điện được xem là độc quyền “tự nhiên”. Nó độc quyền “tự nhiên” bởi ôm cả ba khâu phát điện, truyền tải và phân phối cùng ở trong một công ty mẹ là EVN. Tuy nhiên, đến nay ngành điện đã nảy sinh nhiều bất cập, do vậy nên mới có chủ trương thị trường hóa. Để đầu tư một dự án hay một nhà máy điện lớn thường phải tốn từ 300-500 triệu USD. Với số vốn trên, ngay các doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam cũng không đủ tiền để đầu tư một dự án điện. Do đó, giả dụ chúng ta có “thả” ra từ những năm trước thì chưa chắc họ đã làm được. Chính vì vậy, việc hô hào cạnh tranh để tiến đến cạnh tranh bán buôn, cạnh tranh bán lẻ là cả một quá trình dài. Vấn đề là làm sao để người tiêu dùng được hưởng một mức giá hợp lý, và không để một doanh nghiệp nào độc quyền thao túng thị trường, đẩy giá lên. Điều này đồng nghĩa nếu việc đầu tư vào ngành điện gặp rào cản về vốn, tức là dù có cho phép cạnh tranh thì EVN vẫn là “anh cả” với nhiều lợi thế và đặc quyền vượt trội? Thực ra, EVN cũng đã phải tính đến việc không sớm thì muộn thị trường điện cũng phải vận hành theo cơ chế thị trường. Chính vì vậy, họ cũng đã thành lập ban thị trường điện từ mấy năm nay để lo chuyện này. Bên cạnh đó, chúng ta còn có Cục Điều tiết điện lực nữa nên rõ ràng mục tiêu xóa độc quyền là khá rõ ràng. Hiện tại chúng ta đang bắt đầu triển khai giai đoạn cạnh tranh phát điện, đồng thời cũng đã tách độc lập khối truyền tải và cho thành lập các tổng công ty phân phối, tổng công ty phát điện… Đặc biệt, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo yêu cầu EVN phải tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả của tập đoàn này và đưa ngành điện phát triển bền vững, ổn định thì những quan ngại về hai chữ “độc quyền” sẽ theo đó mà giảm đi nhiều. Tuy nhiên, trong việc chống độc quyền, vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Hạn chế, bất cập còn thể hiện trên hai mặt. Một mặt, một số lĩnh vực còn độc quyền, như điện, than, xuất bản sách giáo khoa,... trong đó đáng lưu ý là điện và sách giáo khoa. Điện tuy đã có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hơn (ngoài Tổng công ty điện lực), nhưng cũng vẫn chỉ là những doanh nghiệp nhà nước và vẫn chỉ là lĩnh vực sản xuất điện. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho điện sản xuất tuy tăng với tốc độ khá, nhưng vẫn còn mất cân đối so với yêu cầu sử dụng, hiện đang là "nút cổ chai" của nền kinh tế. Độc quyền định giá xăng dầu Tại Việt Nam, kinh tế thị trường đã vận hành từ hơn 20 năm nay. Thế nhưng đến tận bây giờ sự độc quyền thời bao cấp trong một số lĩnh vực vẫn còn duy trì, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Luật cạnh tranh hiện nay vẫn chưa phát huy tác dụng trong việc chống độc quyền. Hiện nay có 11 đơn vị đầu mối tham gia kinh doanh xăng dầu. Con số này ai cũng tưởng rằng nhà nước đã xóa bỏ độc quyền trong ngành xăng dầu, thực ra không
Luận văn liên quan