Nội dung của báo cáo: được chia làm 3 phần:
Phần I : Khái quát chung hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.
Phần II: Thực tế tổ chức kế toán tại công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.
Phần III: Nhận xét chung.
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH KIM KHÍ HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH Kim Khí Hà Nội là một Công ty TNHH được thành lập theo quyết định số 515/QĐ-QP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Bộ thương mại cấp giấy phép hành nghề xây dựng số 96 ngày 14 tháng 4 năm 1997 có trụ sở chính đóng tại 143 Âu Cơ - Tây Hồ – Hà Nội.
1.2 Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
•Chức năng
Có thể khẳng định Công ty TNHH Kim Khí Hà Nội là một Công ty trẻ nhưng lại có đội ngũ quản lý có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực:
Sản xuất và cung ứng bê tông cho các công trình xây dựng.
Kinh doanh vật liệu, trang thiết bị nội,ngoại thất ngành xây dựng.
Sản xuất và cung ứng các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
Nhiệm vụ
Để thực hiện tốt những chức năng trên công ty TNHH Kim Khí Hà Nội có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch sản xuất dinh doanh trong đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng.
- Trong quá trình sản xuất phải tổ chức giám sát chặt chẽ và phải chịu trách nhiệm về chất lượng.
- Chấp hành các quy chế và pháp luật của Nhà nước cũng như chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thực hiện hợp động.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, điều hành và đưa ra quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó Giám đôc:
+ Tham gia xây dựng kế hoạch dài hạn của Xí nghiệp, đề án tổ chức quản lý của Xí nghiệp trình Tổng Công ty;
+ Điều hành hoạt động của Xí nghiệp trong phạm vi công việc được phân công và ủy quyền; tham gia tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, các quyết định của Tổng Công ty;
+ Tham gia nghiên cứu đề xuất các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm.
- Phòng kinh doanh kế hoạch: tiếp cận thị trường, lập dự án, tổng hợp phân tích thông tin, cân đối lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng –quý- năm; ký kết và thanh lý hợp đồng kinh tế, lập dự toán,quyết toán nội bộ công ty; thống kê tình hình sản xuất kinh doanh, lập báo cáo theo hàng tháng- quý- năm; lập và phân phối quỹ lương, thưởng; định hướng phát triển công ty.
- Phòng tài chính kế toán: thực hiện chức năng giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính, thu thập số liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của giám đốc. Thường xuyên báo cáo kịp thời tình hình tài chính, đưa ra các biện pháp hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, lập kế hoạch quản lý tài chính, chi tiêu hợp lý, hợp pháp làm nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước.
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và lao động, giải quyết các chế dộ chính sách đối với người lao động; bảo vệ nội bộ, thanh tra, phòng cháy chữa cháy; thực hiện công tác thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ hồ sơ, quản lý văn phòng công ty, quản lý nhà đất, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và theo dõi tình hình nhập xuất tồn của nguyên vật liệu.
- Phòng Kỹ thuật có chức năng tham mưu giúp việc Ban Giám đốc trong các vấn đề về kỹ thuật công nghệ sản xuất, công nghệ vật liệu.
+ Thí nghiệm đánh giá chất lượng nguyên vật liệu xây dựng phục vụ công tác sản xuất bê tông thương phẩm của Xí nghiệp và các hợp đồng thí nghiệm theo yêu cầu;
+ Quản lý, đánh giá chất lượng bê tông của Công ty
+ Sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thí nghiệm.
+ Tư vấn cho Ban Giám đốc Công ty về các nhà cung cấp vật liệu, các điều khoản kỹ thuật trong các hợp đồng cung cấp bê tông.
+ Thực hiện các thí nghiệm hiện trường.
+ Hỗ trợ các Phòng khác và các tổ sản xuất khi có yêu cầu của Ban Giám đốc.
+ Kiểm tra hoạt động quản lý nguyên vật liệu của Phòng Tổ chức Hành chính.
+ Kiểm tra công tác kế toán nguyên vật liệu, tính toán giá thành sản phẩm của Phòng Tài chính Kế toán.
+ Kiểm tra công tác bảo đảm chất lượng bê tông khi bán hàng của Phòng Kinh doanh Kế hoạch.
-Phân Xưởng sản xuất:
+ Tổ vận hành trạm trộn
18 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tế tổ chức kế toán tại công ty TNHH Kim Khí Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm thực hiện nền kinh tế thị trường với biết bao nhiêu những thăng trầm của lịch sử .Kinh tế đất nước đã có nhiều chuyển biến và đạt được nhưng thành tựu đáng kể. Từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển đổi thành nền kinh tế có quan hệ sản xuất được điều chỉnh với tính chất, trình độ và yêu cầu của nền sản xuất.
Cơ chế nền kinh tế mở cửa đã tạo cho các doanh nghiệp mạnh dạn và chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Song bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng gặp không ít những khó khăn và thử thách.
Để xác định được chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không những phải cải tiến mẫu mã, chất lượng mà còn phải quan tâm tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra cho tới khi thu được vốn về.
Một trong những công cụ quản lý không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh là hạch toán kế toán. Vì hạch toán kế toán đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất , đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành xây dựng.
Là một sinh viên khoa kế toán của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân em đã chọn công ty TNHH Kim Khí Hà Nội là nơi thực tập của mình.
Nội dung của báo cáo: được chia làm 3 phần:
Phần I : Khái quát chung hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.
Phần II: Thực tế tổ chức kế toán tại công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.
Phần III: Nhận xét chung.
Trong quá trình viết báo cáo em đã được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo: Nguyễn Thị Thu Liên và các thầy cô trong khoa kế toán cùng toàn thể ban lãnh đạo công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.
Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2007
Sinh viên
Phùng Thanh Tú
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH KIM KHÍ HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH Kim Khí Hà Nội là một Công ty TNHH được thành lập theo quyết định số 515/QĐ-QP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Bộ thương mại cấp giấy phép hành nghề xây dựng số 96 ngày 14 tháng 4 năm 1997 có trụ sở chính đóng tại 143 Âu Cơ - Tây Hồ – Hà Nội.
1.2 Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Chức năng
Có thể khẳng định Công ty TNHH Kim Khí Hà Nội là một Công ty trẻ nhưng lại có đội ngũ quản lý có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực:
Sản xuất và cung ứng bê tông cho các công trình xây dựng.
Kinh doanh vật liệu, trang thiết bị nội,ngoại thất ngành xây dựng.
Sản xuất và cung ứng các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
Nhiệm vụ
Để thực hiện tốt những chức năng trên công ty TNHH Kim Khí Hà Nội có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch sản xuất dinh doanh trong đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng.
- Trong quá trình sản xuất phải tổ chức giám sát chặt chẽ và phải chịu trách nhiệm về chất lượng.
- Chấp hành các quy chế và pháp luật của Nhà nước cũng như chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thực hiện hợp động.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, điều hành và đưa ra quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó Giám đôc:
+ Tham gia xây dựng kế hoạch dài hạn của Xí nghiệp, đề án tổ chức quản lý của Xí nghiệp trình Tổng Công ty;
+ Điều hành hoạt động của Xí nghiệp trong phạm vi công việc được phân công và ủy quyền; tham gia tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, các quyết định của Tổng Công ty;
+ Tham gia nghiên cứu đề xuất các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm.
- Phòng kinh doanh kế hoạch: tiếp cận thị trường, lập dự án, tổng hợp phân tích thông tin, cân đối lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng –quý- năm; ký kết và thanh lý hợp đồng kinh tế, lập dự toán,quyết toán nội bộ công ty; thống kê tình hình sản xuất kinh doanh, lập báo cáo theo hàng tháng- quý- năm; lập và phân phối quỹ lương, thưởng; định hướng phát triển công ty.
- Phòng tài chính kế toán: thực hiện chức năng giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính, thu thập số liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của giám đốc. Thường xuyên báo cáo kịp thời tình hình tài chính, đưa ra các biện pháp hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, lập kế hoạch quản lý tài chính, chi tiêu hợp lý, hợp pháp làm nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước.
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và lao động, giải quyết các chế dộ chính sách đối với người lao động; bảo vệ nội bộ, thanh tra, phòng cháy chữa cháy; thực hiện công tác thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ hồ sơ, quản lý văn phòng công ty, quản lý nhà đất, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và theo dõi tình hình nhập xuất tồn của nguyên vật liệu.
- Phòng Kỹ thuật có chức năng tham mưu giúp việc Ban Giám đốc trong các vấn đề về kỹ thuật công nghệ sản xuất, công nghệ vật liệu.
+ Thí nghiệm đánh giá chất lượng nguyên vật liệu xây dựng phục vụ công tác sản xuất bê tông thương phẩm của Xí nghiệp và các hợp đồng thí nghiệm theo yêu cầu;
+ Quản lý, đánh giá chất lượng bê tông của Công ty
+ Sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thí nghiệm.
+ Tư vấn cho Ban Giám đốc Công ty về các nhà cung cấp vật liệu, các điều khoản kỹ thuật trong các hợp đồng cung cấp bê tông.
+ Thực hiện các thí nghiệm hiện trường.
+ Hỗ trợ các Phòng khác và các tổ sản xuất khi có yêu cầu của Ban Giám đốc.
+ Kiểm tra hoạt động quản lý nguyên vật liệu của Phòng Tổ chức Hành chính.
+ Kiểm tra công tác kế toán nguyên vật liệu, tính toán giá thành sản phẩm của Phòng Tài chính Kế toán.
+ Kiểm tra công tác bảo đảm chất lượng bê tông khi bán hàng của Phòng Kinh doanh Kế hoạch.
Phân Xưởng sản xuất:
+ Tổ vận hành trạm trộn
Tổ vận hành trạm trộn có chức năng vận hành các trạm trộn bê tông thương phẩm của Xí nghiệp.
+ Tổ vận hành bơm bê tông tĩnh
Tổ vận hành bơm bê tông tĩnh có chức năng vận hành các trạm bê tông tĩnh của Xí nghiệp.
+ Tổ vận hành bơm bê tông động
Tổ vận hành bơm bê tông động có chức năng vận hành các bơm bê tông đặt trên xe tải của Xí nghiệp.
+ Tổ vận hành xe chuyển trộn bê tông
Tổ vận hành xe chuyển trộn bê tông có chức năng vận hành các xe tải chuyển trộn bê tông của Xí nghiệp.
+ Tổ sửa chữa bảo dưỡng thiết bị
Tổ sửa chữa bảo dưỡng thiết bị có chức năng làm nòng cốt thực hiện công tác sửa chữa thay thế phụ tùng đột xuất, sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn và bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình sau:
1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty một số năm gần đây:
Về tình hình sản xuất của công ty tương đối ổn định và hiệu quả. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
2006
Thực hiện
2006
So sánh
%
Năm
2005
So sánh
%
1. Khối lượng bê tông
M3
60.000
86.691
144
28.166
308
2. Giá trị sản xuất
Tỉ đồng
20
48,74
244
15,95
306
3. Thu nhập bình quân
Triệu đồng
3
3,3
110
2,6
127
Từ bảng trên ta thấy giá trị sản xuất của công ty ngày càng tăng năm 2006 tăng 144% so với năm 2005 đây là tỷ lệ tăng rất cao. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện năm 2006 tăng 27% so với năm 2005.
Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1.Doanh thu thuần
12.353.045.000
16.351.765.000
24.985.663.000
2.Lợi nhuận gộp
957.875.000
1.259.586.000
1.780.756.000
3.Lãi ròng
265.971.000
305.064.000
475.192.000
Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta có thể thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm sau cao hơn năm trước cho thấy công ty đã xây dựng được bộ máy quản lý khoa học phù hợp với quy mô sản xuất. Cán bộ quản lý có năng lực và có trình độ chuyên môn quản lý cao. Các phòng ban hoạt động có hiệu quả tham mưu cho lãnh đạo trong quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất đạt kết quả tốt.
*Tình hình tài sản và ngồn vốn của công ty
Một số chỉ tiêu chung của Công ty năm 2006 được tổng hợp như sau:
-Tổng vốn: 8200 triệu đồng
Trong đó :
+Vốn lưu động : 1200 triệu đồng
+Vốn cố định : 7000 triệu đồng
-Tổng số lao động : 100 người
-Doanh thu : 25000 triệu đồng
-Thuế thu nhập doanh nghiệp : 200 triệu đồng
-Lợi nhuận : 500 triệu đồng
PHẦN II
THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIM KHÍ HÀ NỘI
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán
Nhiệm vụ của phòng Tài chính kế toán là quản lý tài chính của công ty trên nhiệm vụ được giao và đảm bảo mọi hoạt động thanh toán, tổ chức công tác kế toán theo đúng chế độ hiện hành. Trong những năm qua Phòng tài chính- kế toán dã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cung cấp kịp thời và nhanh chóng thông tin kế toán- tài chính cho Giám đốc. Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung. Theo hình thức này, công ty tổ chức một phòng kế toán làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán của công ty trước giám đốc và có trách nhiêm phân công chỉ đạo, phân tích các kết quả kinh doanh đạt được giúp Giám đốc lựa chọn phương án kinh doanh và đầu tư có hiệu quả. Đồng thời cũng là người đôn đốc, kiểm tra việc hạch toán của các kế toán viên, giám sát tình hình sử dụng vốn và đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý khi có các trường hợp thất thoát xảy ra. Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán.
Kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ: là người tổng hợp, định khoản đầy đủ sổ sách đảm bảo số liệu đầu ra đầu vào, theo dõi tình hình nguyên vật liệu nhập xuất kho.
Kế toán TSCĐ kiêm kế toán thuế : là người theo dõi sự vận động tăng giảm của TSCĐ trong công ty, tham gia kiểm kê đanh giá tài sản cố định trích khấu hao TSCĐ, từ đó lập quỹ khấu hao TSCĐ, đồng thời theo dõi các khoản thuế phải nộp thanh toán các khoản phải nộp với Nhà nước.
Kế toán thanh toán kiêm kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình tăng giảm tiền mặt đối chiếu công nợ và thanh toán với khách hàng. Giám sát tình hình thu hồi tiền và đôn đốc khách hàng thanh toán đầy đủ, đồng thời giao dịch với ngân hàng, quản lý tiền vay, theo dõi và báo cáo số dư với cấp trên.
Kế toán tổng hợp:Tập hợp chứng từ , tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, vào sổ chi tiết, sổ cái. Định kỳ lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính.
Thủ quỹ: Quản lý,lập báo cáo quỹ, sổ quỹ.
2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ
2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ
Công ty tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán tuân thủ các nguyên tắc và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính trên chứng từ kế toán. Kiểm tra chứng từ ghi sổ và lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán,xử lý vi phạm trong luật kế toán và chế độ về chứng từ kế toán của chế độ kế toán doanh nghiệp quy định
Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoat động sản xuấ kinh doanh của Công ty đều phải tổ chức lập chứng từ kế toán. Người lập ký duyệt và những người ký tên trên chứng từ phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
Mẫu chứng từ kế toán phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, được thực hiện đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi chép.
Công ty khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hoá đơn giao cho khách hàng. Hoá đơn GTGT được lập căn cứ vào các loại chứng từ sau:
+Hợp đồng kinh tế, thoả thuận kinh tế
+ Phiếu xuất kho (đối với vật tư, hàng hoá)
+ Biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành và chấp nhận thanh toán (đối với cung cấp dịch vụ)
+ Bảng kê khối lượng đã nhiệm thu đến giai đoạn quy ước thanh toán, hoặc hoàn thành toàn bộ (đối với sản phẩm xây lắp)
+ Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế, thoả thuận kinh tế.
+ Biên bản điều chỉnh doanh thu xây lắp.
Chứng từ kế toán trước khi ghi sổ phải được kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo tính trung thực, tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế. Sau khi kiểm tra chứng từ kế toán mới dùng chứng từ để ghi sổ kế toán như: Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, bảng phân bổ....
Chứng từ kế toán được lưu trữ bảo quản tại phòng Tài chính kế toán.
2.2.2 Chương trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu
A.Kế toán tiền
-Kế toán sử dụng Tk 111: dùng để phản ánh thu, chi, tồn quỹ của công ty bao gồm: Tiền Việt Nam và tiền mặt ngoại tệ.
-Khi hạch toán phải căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi.
-Khi thu va chi thủ quỹ phải đóng dấu “đã thu” hoặc “đã chi” vào phiếu thu và phiếu chi.
-Trong phiếu thu, chi phải có đủ chữ ký của : Giám đốc, kế toán trưởng, người lập phiếu, người nộp và thủ quỹ.
-Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết tiền mặt, sổ quỹ tiền mặt.
-Phiếu thu, phiếu chi do thủ quỹ giữ 1 bản , kế toán thanh toán giữ 1 bản và 1 bản đưa cho kế toán trưởng để cuối tháng lưu.
Quy trình luân chuyển chứng từ:
Ghi chú:
:Ghi hàng ngày
:Ghi cuối tháng
- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc : Phiếu thu, phiếu chi thì kế toán tiền mặt sẽ vào sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết quỹ tiền mặt.
- Cuối tháng căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi thì kế toán lập chứng từ ghi sổ. Đồng thời cuối tháng căn cứ vào chứng từ ghi sổ thì kế toán vào sổ cái Tk 111 và sổ chi tiết quỹ tiền mặt để lên bảng cân đối TK và báo cáo tài chính.
B. Kế toán tiêu thụ
-Các chứng từ được sử dụng: Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, sổ chi tiết bán hàng, chứng từ ghi sổ, sổ cái doanh thu “511” sổ cái giá vốn “632”.
Quy trình luân chuyển chứng từ
/
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Hóa đơn GTGT do kế toán bán hàng lập. Phiếu xuất kho do bộ phân kho lập thành 2 liên hoặc 3 liên. Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập thành 2 hoặc 3 liên.
Hằng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho, nhập kho hoá đơn GTGT kế toán bán hàng sẽ vào sổ kế toán chi tiết bán hàng, thanh toán với người mua.
Cuối tháng từ hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho vào chứng từ ghi sổ . Từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái các Tk. Từ sổ cái TK lên bảng cân đối Tk và báo cáo tài chính.
C. Kế toán thanh toán
-Trong công ty kế toán thanh toán sử dụng chủ yếu 2 tài khoản : 131 và 331
- Các chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi giấy đề nghị thanh toán, sổ chi tiết công nợ, chứng từ ghi sổ, sổ cái TK.
Quy trình luân chuyển chứng từ:
Ghi chú:
:Ghi hàng ngày
:Ghi cuối tháng
Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán do kế toán tiền mặt lập. Hàng ngày từ các chứng từ này kế toán thanh toán vào sổ chi tiết công nợ.
Cuối tháng từ chứng từ gốc vào chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái các TK. Cuối tháng từ sổ chi tiết công nợ và sổ cái các tài khoản vào bảng cân đối Tk và báo cáo tài chính.
2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Dựa vào hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành, Công ty căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của mình để lựa chọn các tài khoản phù hợp .
* Tài khoản sử dụng:
- TK 152 "Nguyên vật liệu" trong đó:
+ TK 1521 "Nguyên vật liệu chính"
+ TK 1522 "Vật liệu phụ"
+ TK 1523 "Nhiên liệu"
+ TK 1524 "Phụ tùng thay thế"
+ Tk 1528 "Vật liệu khác"
và các TK liên quan:
- TK 331 "Phải trả cho người bán" (Mở chi tiết cho từng người bán)
- TK 111 "Tiền mặt"
- TK 112 "TGNH"
- TK 1331 "Thuế GTGT được khấu trừ"
- TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 627 Chi phí sản xuất chung
- TK 642 Chi phí quản lý công ty
- TK 411 nguồn vốn kinh doanh
Điều đặc biệt là công ty đã sử dụng TK 136 "Phải thu nội bộ" và TK 336 "Phải trả nội bộ" khi các nghiệp vụ nhập xuất NVL đối với các đội phát sinh, nó được mở chi tiết cho từng đội. Mặt khác công ty còn sử dụng TK 142 "Chi phí trả trước" để phản ánh sự biến động của vật tư luân chuyển.
2.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán
-Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
-Kỳ kế toán: ở công ty thường là 1 tháng. Cuối tháng, kế toán tiến hành khoá sổ 1 lần.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
Công ty đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Quy trình hạch toán của công ty.
QUY TRÌNH HẠCH TOÁN
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
Trình tự ghi sổ: căn cứ vào các chứng từ gốc, và bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Trên cơ sở các chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ cái và ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết các tài khoản. Cuối quý khoá sổ đối chiếu và lên bảng cân đối tài khoản sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính cuối năm.
* Kỳ lập chứng từ ghi sổ là 1 tháng.
2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính kế toán
- Báo cáo tài chính của công ty được lập và gửi vào cuối năm tài chính, thời hạn gửi và chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thức năm tài chính.
- Hệ thống báo cáo tài chính gồm có:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Công ty phải nộp báo cáo tài chính cho cục thuế Hà Nội, Cơ quan thống kê, Cơ quan đăng ký kinh doanh với mục đích:
Tổng hợp và trình bày một cách khái quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty trong một kỳ kế toán.
Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của công ty, đánh giá thực trạng tài chính của công ty trong kỳ hoạt động đã qua. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định và quản lý, điều hành hoạt động sản xuất của công ty trong tương lai.
2.6 Nhận xét tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Kim Khí Hà Nội
2.6.1 Ưu điểm
Hiện nay bộ máy kế toán của công ty theo mô hình bộ máy kế toán tập trung giúp cho công việc kế toán tại công ty được thống nhất dễ quản lý.
Về hệ thống chứng từ và phương pháp kế toán: công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo đúng quy định của bộ tài chính.
Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng sổ chứng từ ghi sổ, hình thức này phù hợp với công tác kế toán tại công ty
2.6.2 Tồn tại
Do số lượng kế toán còn ít cho nên trong công ty còn có trường hợp 1 kế toán kiêm 2 phần hành.
2.6.3 Kiến nghị
Công ty nên tuyển dụng thêm 1 số cán bộ kế toán để tránh tình trạng 1 kế toán kiêm 2 phần hành.