Thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trong những năm vừa qua, thực hiện đường lối đổi mới, tích cực hội nhập kinh tế, mở rộng giao lưu trên phạm vi quốc tế, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Rất nhiều công dân Việt Nam đã có điều kiện ra nước ngoài giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm. Giao lưu kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài không ngừng phát triển. Qua đó, các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ dân sự, hôn nhân - gia đình đến kinh tế, thương mại, lao động ngày càng đa dạng và phát triển, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Nhiều người Việt Nam đã kết hôn với người nước ngoài tạo thành những gia đình đa quốc tịch, đa văn hóa, trở thành cầu nối giữa văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới. Nhiều người nước ngoài thuộc đủ các quốc tịch khác nhau trên thế giới cũng đến Việt Nam và kết hôn với công dân Việt Nam, hay xin con nuôi, một việc làm góp phần mang lại mái ấm gia đình cho nhiều trẻ em bị mồ côi, bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại. Pháp luật Việt Nam, với nguyên tắc nhân đạo, thể hiện ở chỗ tất cả hệ thống pháp luật phải thấm nhuần sự quan tâm đối với con người, đã sớm đặt ra những quy định về hôn nhân và gia đình nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý để cho việc kết hôn với người nước ngoài. Cụ thể trong luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có quy định “Con trai và con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở” (Điều 4), (mặc dù không có quy định kết hôn với người nước ngoài nhưng cũng không cấm việc này); hay luật hôn nhân và gia đình năm 1986, đã cụ thể hoá vấn đề kết hôn với người nước ngoài từ Điều 52 đến Điều 54 thuộc chương 9 của bộ luật này. Cho đến nay, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những quy định rất cụ thể và chi tiết về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là ở các điều 7 (Áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài), Khoản 14 Điều 8 (giải thích từ ngữ), các điều từ Điều 100 đến Điều 106 thuộc chương 11 của luật này. Như vậy có thể thấy pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về vấn đề này, để có thể tạo một cơ sở cho việc kết hôn với người nước ngoài một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Tuy nhiên thời gian gần đây, có một thực tế đáng buồn và đáng báo động, đó là hiện tượng lợi dụng việc kết hôn với người nước ngoài để hướng đến các quan hệ lợi ích. Cụ thể đó là việc một bộ phận không nhỏ phụ nữ Việt Nam có xu hướng lấy chồng nước ngoài, tất nhiên nếu những cuộc hôn nhân này là kết quả của tình yêu nam nữ thì không có gì để nói, nhưng có những người phụ nữ hướng đến mục tiêu kinh tế, với suy nghĩ rất nông cạn là “ở nước ngoài, dù gì cũng đỡ khổ, cũng tốt hơn ở quê”. Đậy là suy nghĩ rất phổ biến của các cô gái vùng thôn quê, có trình độ văn hoá thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, muốn lấy chồng nước ngoài mong cải thiện cuộc sống. Tất nhiên, những cuộc hôn nhân này, những cuộc hôn nhân vì tiền chứ không có tình yêu, không xuất phát từ tình yêu chân chính thì sớm muộn gì cũng sẽ đổ vỡ. Điều đó góp phần dẫn đến một thực trạng là các vụ ly hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài có xu hướng gia tăng. Vì vậy, một vấn đề cấp thiết được đặt ra là, cần phải nghiên cứu để tìm ra, ngoài nguyên nhân như đã nói, thì còn những nguyên nhân nào nữa dẫn đến tình trạng nêu trên. Từ đó sẽ tìm ra được cách giải quyết một cách hợp tình, hợp lý, bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên. Đó cũng chính là cái mà Luật hôn nhân và gia đình nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung hướng đến.

doc11 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3877 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM I. Giới thiệu chung Trong những năm vừa qua, thực hiện đường lối đổi mới, tích cực hội nhập kinh tế, mở rộng giao lưu trên phạm vi quốc tế, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Rất nhiều công dân Việt Nam đã có điều kiện ra nước ngoài giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm. Giao lưu kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài không ngừng phát triển. Qua đó, các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ dân sự, hôn nhân - gia đình đến kinh tế, thương mại, lao động ngày càng đa dạng và phát triển, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Nhiều người Việt Nam đã kết hôn với người nước ngoài tạo thành những gia đình đa quốc tịch, đa văn hóa, trở thành cầu nối giữa văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới. Nhiều người nước ngoài thuộc đủ các quốc tịch khác nhau trên thế giới cũng đến Việt Nam và kết hôn với công dân Việt Nam, hay xin con nuôi, một việc làm góp phần mang lại mái ấm gia đình cho nhiều trẻ em bị mồ côi, bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại. Pháp luật Việt Nam, với nguyên tắc nhân đạo, thể hiện ở chỗ tất cả hệ thống pháp luật phải thấm nhuần sự quan tâm đối với con người, đã sớm đặt ra những quy định về hôn nhân và gia đình nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý để cho việc kết hôn với người nước ngoài. Cụ thể trong luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có quy định “Con trai và con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở” (Điều 4), (mặc dù không có quy định kết hôn với người nước ngoài nhưng cũng không cấm việc này); hay luật hôn nhân và gia đình năm 1986, đã cụ thể hoá vấn đề kết hôn với người nước ngoài từ Điều 52 đến Điều 54 thuộc chương 9 của bộ luật này. Cho đến nay, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những quy định rất cụ thể và chi tiết về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là ở các điều 7 (Áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài), Khoản 14 Điều 8 (giải thích từ ngữ), các điều từ Điều 100 đến Điều 106 thuộc chương 11 của luật này. Như vậy có thể thấy pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về vấn đề này, để có thể tạo một cơ sở cho việc kết hôn với người nước ngoài một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Tuy nhiên thời gian gần đây, có một thực tế đáng buồn và đáng báo động, đó là hiện tượng lợi dụng việc kết hôn với người nước ngoài để hướng đến các quan hệ lợi ích. Cụ thể đó là việc một bộ phận không nhỏ phụ nữ Việt Nam có xu hướng lấy chồng nước ngoài, tất nhiên nếu những cuộc hôn nhân này là kết quả của tình yêu nam nữ thì không có gì để nói, nhưng có những người phụ nữ hướng đến mục tiêu kinh tế, với suy nghĩ rất nông cạn là “ở nước ngoài, dù gì cũng đỡ khổ, cũng tốt hơn ở quê”. Đậy là suy nghĩ rất phổ biến của các cô gái vùng thôn quê, có trình độ văn hoá thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, muốn lấy chồng nước ngoài mong cải thiện cuộc sống. Tất nhiên, những cuộc hôn nhân này, những cuộc hôn nhân vì tiền chứ không có tình yêu, không xuất phát từ tình yêu chân chính thì sớm muộn gì cũng sẽ đổ vỡ. Điều đó góp phần dẫn đến một thực trạng là các vụ ly hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài có xu hướng gia tăng. Vì vậy, một vấn đề cấp thiết được đặt ra là, cần phải nghiên cứu để tìm ra, ngoài nguyên nhân như đã nói, thì còn những nguyên nhân nào nữa dẫn đến tình trạng nêu trên. Từ đó sẽ tìm ra được cách giải quyết một cách hợp tình, hợp lý, bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên. Đó cũng chính là cái mà Luật hôn nhân và gia đình nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung hướng đến. II. Một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. 1. Tìm hiểu chung. a. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Là các quan hệ hôn nhân và gia đình sau: ► Có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài. Ở Việt Nam, người nước ngoài được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch một nước nào đó (có thể mang nhiều quốc tịch, nhưng không phải quốc tịch Việt Nam) và người không có quốc tịch. Tóm lại, hiểu một cách đơn giản, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thể xảy ra trong các trường hợp sau: Giữa người Việt Nam với người nước ngoài; giữa người Việt Nam với người không có quốc tịch; giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; giữa người không có quốc tịch với nhau thường trú tại Việt Nam. ►Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài (Điểm c Khoản 14 Điều 8: “Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”). Theo đó, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các công dân Việt Nam với nhau theo pháp luật nước ngoài trong một chừng mực nhất định. Pháp luật nước ngoài sẽ chỉ được xem xét áp dụng đối với các quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau trong khoảng thời gian họ cứ trú trên lãnh thổ nước đó, đồng thời pháp luật nước đó cũng không được trái với những nguyên tắc cớ bản của pháp luật Việt Nam. b. Ly hôn có yếu tố nước ngoài. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau: Điều 104. Ly hôn có yếu tố nước ngoài 1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này. 2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam. 3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. 4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Thực trạng vấn đề kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài. Trong sự phát triển của tiến bộ xã hội, tự do kết hôn đã trở thành một giá trị cơ bản của quyền con người. Chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, trải qua 3 lần lập pháp, đều nhất quán khẳng định mục tiêu xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững làm nền tảng cho sự phát triển của tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, đời sống hôn nhân và gia đình Việt Nam đang đứng trước sự phát sinh những hiện tượng hôn nhân không bình thường của việc lợi dụng quyền tự do kết hôn nhằm hướng đến các quan hệ lợi ích. Trong đó, hiện tượng kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế với những động thái rõ nét biểu hiện trong khoảng một thập kỷ qua có thể coi là ví dụ điển hình về sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường đối với quan hệ hôn nhân. Đây thực sự là một vấn đề xã hội phức tạp trong sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần xem xét, giải quyết đối với những nhà làm luật. Những con số thống kê cho thấy, trong những năm gần đây nước ta rộ lên xu hướng kết hôn với người nước ngoài. Thời gian đầu, số phụ nữ lấy chồng Đài Loan rất cao nhưng những năm sau, số phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc tăng vọt. Cụ thể, Theo thống kê từ năm 1993 đến năm 2004, thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký 46.914 trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trên 55 quốc gia khác nhau. Trong đó: - Kết hôn giữa công dân Việt Nam trong nước với người nước ngoài chiếm 40, 82%. - Kết hôn giữa công dân Việt Nam trong nước với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là 58,79%. - Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người không quốc tịch đang sinh sống, thường trú tại thành phố và công dân của nước có chung biên giới với Việt Nam là 46 trường hợp (0.39%). Thế nhưng có một điểm đặc biệt, đó là từ năm 1993 đến 2004 chỉ có 03 trường hợp đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đang sinh sống, làm việc tại thành phố, một con số quả thực là vô cùng ít ỏi nếu biết chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 46.914 trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong cùng thời điểm. Từ năm 2005 đến nay, số lượng phụ nữ kết hôn với người Đài Loan đã giảm mạnh, chỉ bằng 1/4 so với những năm 2003, 2004. Nguyên nhân chính là do Đài Loan đã có những quy định mới về đăng ký kết hôn với người nước ngoài.  Tuy nhiên ngược lại phụ nữ Việt Nam lấy chồng là người Hàn Quốc có xu hướng tăng lên rõ rệt. Số lượng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài chủ yếu tập trung tại 12 tỉnh thành phố phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Lai, An Giang, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Đến nay tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc… có xu hướng giảm ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn tiếp tục tăng tại một số tỉnh Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bạc Liêu. Số vụ ly hôn với người nước ngoài theo đó cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo thống kê, trung bình mỗi tháng tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử khoảng 50 vụ ly hôn, trong đó ly hôn có yếu tố nước ngoài chiếm 85%. Ở Cần Thơ, trung bình một năm, tòa án tỉnh thụ lý gần 100 vụ án xin ly hôn với người nước ngoài, trong đó trường hợp lấy chồng Đài Loan chiếm đa số. Như vậy, có thể thấy, trong những năm gần đây, những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu là xoay quanh việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Bên cạnh việc tăng nhanh những vụ kết hôn với người nước ngoài thì những vụ ly hôn với người nước noài cũng có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này, Bằng chứng là hầu như không có những số liệu thống kê một cách cụ thể trên phạm vi toàn quốc, mà có chăng cũng chỉ là dựa vào những số liệu của toà án ở những địa phương nhất định từ việc giải quyết những vụ ly hôn đó. Có vẻ như chúng ta đang coi vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài chỉ là “chuyện nhỏ” nên không có sự thống kê cụ thể. Ở Việt Nam “Cục thống kê dường như “không thèm nắm mấy con số lặt vặt” đó. Bộ Tư pháp cũng không phân tích số liệu phụ nữ Việt Nam lấy chồng các nước. Toà án tối cao không thống kê tỷ lệ ly hôn với người nước ngoài, phân tích nguyên nhân. Sở Tư pháp cấp giấy kết hôn với người nước ngoài, nhưng đến xin số liệu phải đợi tách ra từng nước”(Phụ nữ, 28.4.2006). Điều này dẫn đến khó khăn trong việc tìm hiểu thực trạng của tình trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài, từ đó không có được những biện pháp kịp thời để có thể ngăn chặn vấn đề này. 3. Nguyên nhân của tình trạng trên. Như đã nói, phần lớn các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài là giữa người Việt Nam với người nước ngoài, trong đó chủ yếu nữ là người Việt Nam, còn nam là người nước ngoài. Điều này là do một vài nguyên nhân chủ yếu sau: Những cuộc hôn nhân này thường xuất phát từ mục đích kinh tế. Nói một cách cụ thể thì những cô gái Việt Nam, thường là ở độ tuổi còn trẻ, có trình độ văn hoá thấp, cư trú ở khu vực nông thôn thuộc các tỉnh và phần lớn không có việc làm, hoặc công việc không ổn định để có thu nhập nuôi sống bản thân. Họ hy vọng việc kết hôn với người nước ngoài sẽ giúp thay đổi hoàn cảnh sống và tạo điều kiện giúp đỡ gia đình bớt khó khăn về kinh tế. Không ít chị em quyết định kết hôn với người nước ngoài trong tình trạng gia đình đang túng quẫn, thiếu nợ. Trong tình trạng ấy, việc kết hôn với người nước ngoài để có ngay một khoản tiền là biện pháp duy nhất được chọn lựa để giúp gia đình giải quyết ngay những khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, họ không lường trước được rằng, mặc dù có nền kinh tế phát triển hơn nước ta, nhưng ở Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc - những quốc gia phần lớn chị em hướng tới khi kết hôn cũng có những người lao động nghèo khổ, cuộc sống khó khăn. Do đó, sau khi kết hôn, mơ ước “đổi đời” tan vỡ, không ít người đã quay về nước và yêu cầu toà án cho ly hôn. Hơn thế nữa, một cuộc hôn nhân mang tính vụ lợi chứ không xuất phát từ tình yêu như thế thì khó long mà bền vững. Bênh cạnh đó, những cuộc hôn nhân này thường diễn ra một cách chóng vánh, hai bên không có điều kiện tìm hiểu nhau mà thường qua môi giới. Hãy xem một tình huống sau đây: “Trên bàn tiếp khách làm bằng tre, một người đàn ông Hàn Quốc (HQ) đang ngồi. 11 phụ nữ đang hồi hộp với ước mơ thoát khỏi cái nghèo. Người đàn ông HQ nhìn lướt qua một lượt khuôn mặt những cô gái đang ngồi xếp chân sang một bên. Sau 20 phút, ông ta quyết định thôi không chọn nữa và nói “Ôi, thật ngại quá, không biết chọn ai bây giờ”. Người đàn ông HQ này 35 tuổi, không nghề nghiệp, có mẹ đang điều hành một quán ăn. Trước khi xem mắt trực tiếp 11 cô gái này, ông ta đã xem qua ảnh của họ “Ông chuyển qua phòng bên cạnh, mở đĩa CD có thời gian một tiếng rưỡi, thời gian ghi hình là tháng 4.2006. Trên màn hình lần lượt xuất hiện 150 cô gái có mã số. Ống kính quay từ khuôn mặt rồi đến toàn thân. Chỉ được 20 phút, ông lại bỏ cuộc. Có vẻ như ông đã chọn được hai trong số 11 cô gái lúc nãy”. Người đàn ông HQ này sang Việt Nam tìm vợ, với mục đích về để giúp bà mẹ của mình, như lời ông ta hỏi với cô gái được chọn “Tôi đang thất nghiệp nhưng sẽ xin việc làm. Mẹ tôi đã có tuổi và đang kinh doanh một của hàng thức ăn nhỏ. Có nuôi mẹ tôi được không?”. Cũng chính vì mục đích lấy vợ về để phục vụ gia đình, nên người đàn ông HQ này sau một lúc chần chừ cũng chọn Sen (cô gái xuất thân từ một vùng quê nghèo khó, cách Tp. HCM bốn giờ xe chạy) vì “Mẹ tôi dặn đi dặn lại là chọn cô nào có tướng tá to lớn để mai mốt còn phục vụ cơm nước cho bà”. Tình huống trên chỉ là một, không phải là duy nhất. Và có rất nhiều, rất nhiều những vụ việc như trên xảy ra. Có thể thấy rằng, trong mắt những người ngoại quốc này, người phụ nữ Việt Nam được xem như một món hàng rất dễ mua. Thậm chí, ở nhiều nhật báo của Hàn Quốc có những lời quảng cáo như “Cô dâu Việt Nam đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định (của bạn)”. Khi không có sự tôn trọng đối với người vợ của mình, dễ hiểu vì sao những cuộc “hôn nhân” này dễ dàng tan vỡ. Còn một điểm đáng lưu tâm nữa là, người phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn thường theo chồng về nước sinh sống. Tuy nhiên như đã nói, phần đa các chị em phụ nữ là những người con gái lam lũ chốn quê nghèo mong muốn kết hôn, lấy chồng nước ngoài để có một cuộc sống tươi sáng hơn trong khi họ không được trang bị các kiến thức cần thiết để có thể hoà nhập với môi trường sống mới. Sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác biệt về truyền thống, văn hoá ứng xử, sự lệch nhau về nếp sống… những điều đó đã khiến rất nhiều cô gái Việt Nam phải hứng chịu những bất hạnh trong đời sống hôn nhân với người chồng ngoại quốc. Thậm chí nhiều người còn phải hứng chịu những trận đòn roi ác nghiệt từ phía người chồng và gia đình nhà chồng. Một cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc như thế, việc ly hôn chỉ là vấn đề thời gian. Trên đây chỉ là mặt trái của những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Thực tế có rất nhiều cuộc hôn nhân xuất phát từ tính yêu đích thực chứ không nhằm mục đích vụ lợi, đôi bên có thời gian tìm hiểu nhau kĩ càng trước khi tiến tới hôn nhân. Tuy nhiên, như đã nói những rào cản về ngôn ngữ, về văn hoá mỗi nước là rất lớn và không dễ gì vượt qua được. Do đó những cuộc hôn nhân này thường khó bền vững. Bên cạnh đó, cũng có một thực tế là những vụ ly hôn giữa người nước ngoài đang sống tại Việt Nam với nhau là rất ít. Điều này có thể là do sự khác biệt về ngôn ngữ cũng như hệ thống pháp luật, nên những người nước ngoài thường không làm đơn xin ly hôn ở Việt Nam mà về chính quốc để giải quyết. 4. Một số kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài. Cần phải thấy rằng, hôn nhân với người nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Chúng ta không thể vì những quan niệm cũ về hôn nhân ngoại bang, với sự kỳ thị “me Tây”, “me Mỹ” như thời còn ngoại xâm mà lên án và ngăn chặn hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Không thể duy ý chí trong việc muốn hay không muốn có hiện tượng kết hôn với người nước ngoài. Đây là một vấn đề bình thường trong quá trình phát triển, giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hoá. Điều quan trọng là, làm thế nào để giảm thiểu những rủi ro trong việc kết hôn với người nước ngoài, để cho việc ly hôn với người nước ngoài không còn tăng nhanh và là một vấn đề nhức nhối như hiện nay nữa. Dưới đây là một vài kiến nghị nhằm thực hiện vấn đề này: ► Tăng cường nhận thức cho mọi người dân, để họ hiểu được rằng bên ngoài biên giới không phải là “thiên đường” như nhiều người nghĩ, rằng không phải cứ lấy được chồng ngoại là sẽ đổi đời, sẽ thoát khỏi cảnh nghèo khó. Việc làm này cần thiết phải được các tổ chức, đoàn thể quan tâm một cách đúng mực và thực hiện một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó bản thân mỗi gia đình cũng phải có những biện pháp giáo dục đúng đắn đối với con cái của mình. Bởi giáo dục gia đình , nếp sống và gia phong của mỗi nhà rất quan trọng không chỉ với việc hình thành nhân cách của con cái, mà còn trang bị cho con cái sự hiểu biết, bản lĩnh sống, khả năng thích ứng trước những biến động, rủi ro của cuộc đời. Với con gái, nếu người mẹ không quan tâm giáo dục con mình về “công, dung, ngôn, hạnh”, về “nữ công gia chánh” mà lại chỉ mong gả bán con gái cho người ngoại quốc, thì nguy cơ với con gái họ thật khó lường. ► Tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật, hạn chế đến mức tối đa tình trạng “mua vợ”, đồng thời phải có những biện pháp hữu hiệu để xác minh nhân than của người ngoại quốc muốn kết hôn với người Việt Nam, tránh tình trạng nhiều người bị bệnh tâm thần, hay đã có vợ (chồng) ở bản địa vẫn có thể kết hôn với người Việt Nam. Cho đến nay vấn đề này đã được các nhà làm luật quan tâm và giải quyết, đã được cụ thể hoá tại Nghị định số 69/2006/NĐ - CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ - CP ngày 10-07-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó: “...Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm định, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, xâm hại tình dục với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác”. Đây quả thực là một quy định rất thiết thực và vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ phụ nữ, đồng thời giảm thiểu được số vụ ly hôn. Tuy nhiên luật đã quy định là vậy, còn vấn đề thực hiện sao cho có hiệu quả quả thực là một vấn đề không dễ dàng chút nào. ► Trang bị hành trang cho những cô gái kết hôn với người nước ngoài. Cần cung cấp cho họ và gia đình có ý định lấy chồng nước ngoài về thực trạng đời sống của hôn nhân với người nước ngoài để có suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định. Cần cho họ biết những thông tin đầy đủ và chính xác về người chồng tương lai, về gia cảnh người chồng, về địa phương sẽ đến sinh sống với vai trò người vợ, người con dâu trong gia đình. Đồng thời, trang bị cho họ những hiểu biết nhất định về Luật pháp, phong tục, tập quán của các vùng, miền của nước mà họ sẽ đến làm dâu. Lời khuyên của tuỳ viên báo chí và thông tin đại sứ quán Hàn Quốc đối với phụ nữ Việt Nam: “Tôi nghĩ trước khi có quyết định lấy chồng Hàn Quốc họ nên chuẩn bị cho những cách biệt văn hoá, ngôn ngữ và suy nghĩ. Hàn Quốc tuy phát triển hơn Việt Nam, nhưng cũng có những người phải sống rất khó khăn. Các cô gái trẻ mang giấc mơ lấ
Luận văn liên quan