Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asia
Nations, viết tắt là ASEAN) được thành lập ngày 08-08-1967 nhằm tăng cường hợp
tác kinh tế, văn hóa – xã hội giữa các thành viên, đồng thời để thích nghi với xu thế
khu vực hóa và toàn cầu hóa. Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã có
những chuyển hóa căn bản về chất, hình thức, và nội dung hợp tác; trở thành một tổ
chức hợp tác khu vực thành công nhất thế giới, có vai trò quan trọng đối với hòa bình,
ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới. Thành công nhất trong
hơn 40 năm qua là hình thành một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, đến
những thay đổi căn bản về chất của Hiệp hội cũng như tình hình Đông Nam Á, thúc
đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực. Mục tiêu phát triển trong
giai đoạn mới của Hiệp hội là xây dựng một Cộng đồng ASEAN trên 3 trụ cột là
chính trị - an ninh, kinh tế, và văn hoá - xã hội vào năm 2015.
80 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5682 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận ASEAN – Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC MÔÛ TP. HOÀ CHÍ MINH
KHOA ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
MOÂN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUOÁC TEÁ
TIEÅU LUAÄN
ASEAN – VIỆT NAM
Nhoùm 3 - MBA8: CHEÀNH HEÁNH PHU
LEÂ THÒ BÍCH NGOÏC
TRAÀN QUOÁC TEÁ
LEÂ TROÏNG ÑOAN
Tp. Hoà Chí Minh, ngaøy 04 thaùng 5 naêm 2010
2
PHẦN 1 – TỔNG QUAN VỀ ASEAN
I. GIỚI THIỆU VỀ ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asia
Nations, viết tắt là ASEAN) được thành lập ngày 08-08-1967 nhằm tăng cường hợp
tác kinh tế, văn hóa – xã hội giữa các thành viên, đồng thời để thích nghi với xu thế
khu vực hóa và toàn cầu hóa. Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã có
những chuyển hóa căn bản về chất, hình thức, và nội dung hợp tác; trở thành một tổ
chức hợp tác khu vực thành công nhất thế giới, có vai trò quan trọng đối với hòa bình,
ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới. Thành công nhất trong
hơn 40 năm qua là hình thành một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, đến
những thay đổi căn bản về chất của Hiệp hội cũng như tình hình Đông Nam Á, thúc
đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực. Mục tiêu phát triển trong
giai đoạn mới của Hiệp hội là xây dựng một Cộng đồng ASEAN trên 3 trụ cột là
chính trị - an ninh, kinh tế, và văn hoá - xã hội vào năm 2015.
Khẩu hiệu của ASEAN là "Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng"
Logo của ASEAN Cờ của ASEAN
Các nước ASEAN có vị trí chiến lược trên bản đồ chính trị, quân sự và kinh tế của thế
giới do nằm ở ngã tư đường nối các khu vực Đông Bắc Á, Nam Á, châu Đại Dương;
nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Trong những năm gần đây, khu vực này
đã có những tác động to lớn và sâu sắc đến các nền kinh tế và đời sống chính trị thế
3
giới. ASEAN là một tổ chức khu vực có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đáng kể đối
với các nước lớn cũng như các trung tâm kinh tế, chính trị trên thế giới. Những nhân
tố quan trọng của ASEAN là:
Về kinh tế: ASEAN có tiềm năng và lợi thế phát triển tự nhiên. Khu vực này có
nguồn tài nguyên cơ bản dồi dào, bao gồm dầu mỏ, gỗ, cây công nghiệp, thủy sản và
cây lương thực. ASEAN là vựa lúa của thế giới, là một trong những nơi cung cấp
những sản phẩm nhiệt đới cho các nền kinh tế thế giới. ASEAN kiểm soát khoảng
40% tổng nguồn cung dầu lửa và khí đốt trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Riêng hai loại sản phẩm này hàng năm mang lại cho khu vực 45-50 tỷ USD.
Nhờ có các cánh rừng nhiệt đới, ASEAN cũng là nhà cung cấp gỗ và các sản phẩm gỗ
lớn bậc nhất thế giới. ASEAN chiếm 19% thị phần thế giới về gỗ tròn; 10% về đồ gỗ
nội thất; 12% về gỗ xẻ và 10% về gỗ vật liệu xây dựng.
ASEAN cũng nằm trong số những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về dầu cọ, cà phê
và cao su tự nhiên. ASEAN cũng là đối tác lớn hàng đầu về thủy sản (đóng góp 10%
sản lượng cá thế giới). Các sản phẩm của ASEAN như tôm, cá có vị thế cạnh tranh rất
lớn trên thị trường thế giới.
Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; lực lượng lao động dồi dào, giá nhân
công thấp; hàng tiêu dung rẻ; cùng với hành lang pháp lý mở rộng, Đông Nam Á trở
thành nơi thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Các trung tâm kinh tế lớn đều đến khu
vực này đầu tư và buôn bán ngày một tăng. Đông Nam Á có nền kinh tế tăng trưởng
cao và năng động vào loại nhất nhì thế giới. Các nước trong khu vực đang nỗ lực cao
nhất để phát triển các ngành công nghiệp nặng theo hướng “chiến lược công nghiệp
hóa thay thế nhập khẩu” và đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
4
Về an ninh – chính trị: Đông Nam Á là khu vực phứt tạp, không thuần nhất về chế
độ chính trị. Do tác động của cục diện thế giới trước và sau chiến tranh lạnh, Đông
Nam Á luôn diễn ra sự phân hóa về chính trị. Trong nhiều thập kỷ, nhiều nước Đông
Nam Á bị lôi kéo của Mỹ và phương Tây đã tiến hành chính sách thù địch đối với
cách mạng và Đông Dương. Nhưng kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, quan hệ
chính trị - an ninh trong khu vực đã có sự “khởi sắc”: một mặt đã phá tan được những
khác biệt về chế độ chính trị trước đây để cùng nhau xây dựng một khu vực hòa bình,
ổn định, thịnh vượng và mở rộng hợp tác quốc tế; mặt khác, các nước ASEAN đóng
vai trò nồng cốt trong diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), duy trì các nguyên tắc “đồng
thuận”, cùng nhau xây dựng một khối thống nhất, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau.
Hợp tác về chính trị - an ninh hiện nay đang đóng một vai trò quan trọng để các bên
liên quan đối thoại và giải quyết các mâu thuận, xung đột, ngăn ngừa đối đầu hoặc
nguy cơ xảy ra chiến tranh trong khu vực. ASEAN bày tỏ thiện chí và khuyến khích
các quan hệ hợp tác tích cực với các nước, nhưng cũng cương quyết phản đối một số
nước phương Tây lợi dụng “chống khủng bố”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”,
“tôn giáo” … để can thiệp vào công việc nội bộ của ASEAN.
Về văn hóa – xã hội: Đông Nam Á có vị trí nằm ở giữa trục giao lưu với 4 phương
(cả phương Đông, phương Tây, phương Bắc và phương Nam), trở thành ngã tư của
nền văn minh nhân loại, do vậy về văn hóa, Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa
đa dạng, kết hợp bản địa với bên ngoài. Trong đó những yếu tố bản địa là nền tản văn
hóa vững chắc của cả khu vực. Đông Nam Á còn là nơi giao lưu của các nền văn
minh khu vực. trong lịch sử cũng như thời hiện đại, khu vực này luôn diễn ra các cuộc
đấu tranh gay gắt để bảo vệ những giá trị văn hóa về dân tộc, chống lại mọi sự lai
căng và bác bỏ những giá trị áp đặt từ bên ngoài.
5
Xuất phát từ vị thế địa – chính trị mà khu vực Đông Nam Á có vai trò ngày càng tăng
trong đời sống khu vực và quốc tế, là nơi mà các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới
vá các nước lớn tranh giành ảnh hưởng.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
ASEAN có tiền thân là một tổ chức được gọi là Hiệp hội Đông Nam Á, thường được
gọi tắt là ASA, một liên minh gồm Philippines, Malaysia và Thái Lan được thành lập
năm 1961. Tuy nhiên, chính khối này, được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, khi
các bộ trưởng ngoại giao của năm quốc gia – Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, và Thái Lan – gặp gỡ tại toà nhà Bộ ngoại giao Thái Lan ở Bangkok và ký
Tuyên bố ASEAN, thường được gọi là Tuyên bố Bangkok. Năm vị bộ trưởng ngoại
giao – Adam Malik của Indonesia, Narciso Ramos của Philippines, Abdul Razak của
Malaysia, S. Rajaratnam của Singapore, và Thanat Khoman của Thái Lan – được coi
là những người cha sáng lập của tổ chức.
Những động cơ cho sự ra đời của ASEAN là để các thành viên giới tinh tuý cầm
quyền có thể tập trung cho việc xây dựng quốc gia, nỗi sợ hãi chung về chủ nghĩa
cộng sản, đã làm giảm lòng tin ở hay mất tin cậy vào những cường quốc nước ngoài
trong thập niên 1960, cũng như một tham vọng về phát triển kinh tế; không đề cập tới
tham vọng của Indonesia trở thành một bá chủ trong vùng thông qua việc hợp tác cấp
vùng và hy vọng từ phía Malaysia và Singapore để kiềm chế Indonesia và đưa họ vào
trong một khuôn khổ mang tính hợp tác hơn. Không giống như Liên minh châu Âu,
ASEAN được thiết kế để phục vụ chủ nghĩa quốc gia.
Năm 1971, trước sự xoay chuyển nhanh chóng cục diện khu vực và thế giới, đặc biệt
trong quan hệ giữa các nước lớn, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do
và Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm giữ khu vực trung lập, không liên kết,
6
qua đó giữ vững hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, hạn chế can thiệp của lực
lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của khu vực.
Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất và các nước Đông Dương khác giành độc lập,
Hiệp hội đã ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bali I) thể
hiện quyết tâm hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, hợp tác với các
quốc gia khác trong khu vực thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á
(TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung
của khu vực, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng đàm phán hòa bình. Cũng trong
năm này nhà nước Melanesian Papua New Guinea được trao quy chế quan sát viên.
Trong suốt thập niên 1970, tổ chức này bám vào một chương trình hợp tác kinh tế, sau
Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976. Nó đã giảm giá trị hồi giữa thập niên 80 và chỉ
được hồi phục khoảng năm 1991 nhờ một đề xuất của Thái Lan về một khu vực tự do
thương mại cấp vùng. Sau đó khối này mở rộng khi Brunei Darussalam trở thành
thành viên thứ sáu sau khi gia nhập ngày 8 tháng 1 năm 1984, chỉ một tuần sau khi
học giành được độc lập ngày 1 tháng 1.
Năm 1992, cùng với xu thế thế giới sau Chiến tranh lạnh tập trung vào phát triển kinh
tế và thương mại, ASEAN đã ký Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), bắt đầu tiến
trình tự do hóa kinh tế khu vực. Cũng trong năm, ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông
xác lập nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn ở khu vực này bằng biện pháp hòa bình.
Từ năm 1993 đến 1994, ASEAN bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy đối
thoại về an ninh ở khu vực thông qua việc lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại
Hội nghị Bộ truởng ASEAN lần thứ 26 (tháng 7 năm 1993). Diễn đàn ARF đầu tiên
đã được tổ chức năm 1994.
7
Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy. Lào và Myanmar gia nhập
hai năm sau ngày 23/7/1997.
Tháng 12/1997 trước viễn cảnh ASEAN sẽ sớm hoàn tất việc mở rộng bao gồm cả 10
nước Đông Nam Á, mở ra trang sử mới cho khu vực, ASEAN đã thông qua Tầm nhìn
ASEAN 2020, vạch ra mục tiêu hướng tới một cộng đồng khu vực hòa bình, ổn định,
hài hòa và phát triển thịnh vượng.
Năm 1998, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội, ASEAN đã thông
qua Chương trình hành động Hà Nội (HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố về
Tầm nhìn ASEAN 2020 trong 6 năm 1998-2004.
Ngày 30/4/1999, Cambodia được kết nạp vào ASEAN tại Hà Nội, hoàn tất mục tiêu
của ASEAN trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia thành viên Đông
Nam Á.
Trong thập niên1990, khối có sự gia tăng cả về số thành viên cũng như khuynh hướng
tiếp tục hội nhập. Năm 1990, Malaysia đề nghị thành lập một Diễn đàn Kinh tế Đông
Á gồm các thành viên hiện tại của ASEAN và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Nhật
Bản và Hàn Quốc, với mục tiêu cân bằng sự gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Tổ
chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) cũng như tại vùng châu Á
như một tổng thể. Tuy nhiên, đề xuất này đã thất bại bởi nó gặp sự phản đối mạnh mẽ
từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Dù vậy, các quốc gia thành viên tiếp tục làm việc để hội nhập
sâu hơn. Năm 1992, kế hoạch Biểu thuế Ưu đãi Chung (CEPT) được ký kết như một
thời gian biểu cho việc từng bước huỷ bỏ các khoản thuế và như một mục tiêu tăng
cường lợi thế cạnh tranh của vùng như một cơ sở sản xuất hướng tới thị trường thế
giới. Điều luật này sẽ hoạt động như một khuôn khổ cho Khu vực Tự do Thương mại
ASEAN. Sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Đông Á năm 1997, một sự khôi phục lại
đề nghị của Malaysia được đưa ra tại Chiang Mai, được gọi là Sáng kiến Chiang Mai,
8
kêu gọi sự hội nhập tốt hơn nữa giữa các nền kinh tế của ASEAN cũng như các quốc
gia ASEAN Cộng Ba (Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc).
Bên cạnh việc cải thiện nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên, khối cũng tập trung
trên hoà bình và sự ổn định của khu vực. Ngày 15/12/1995, Hiệp ước Đông Nam Á
Không Vũ khí Hạt nhân (SEANWFZ) đã được ký kết với mục tiêu biến Đông Nam Á
trở thành Vùng Không Vũ khí Hạt nhân. Hiệp ước có hiệu lực ngày 28/3/1997 nhưng
mới chỉ có một quốc gia thành viên phê chuẩn nó. Nó hoàn toàn có hiệu lực ngày
21/6/2001, sau khi Philippines phê chuẩn, cấm hoàn toàn mọi loại vũ khí hạt nhân
trong vùng.
Sau khi thế kỷ 21 bắt đầu, các vấn đề chuyển sang khuynh hướng môi trường hơn. Tổ
chức này bắt đầu đàm phán các thoả thuận về môi trường. Chúng bao gồm việc ký kết
Thoả thuận về Ô nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới ASEAN năm 2002 như một nỗ lực
nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông Nam Á. Không may thay, nó không thành
công vì những vụ bùng phát khói bụi Malaysia năm 2005 và khói bụi Đông Nam Á
năm 2006. Các hiệp ước môi trường khác do tổ chức này đưa ra gồm Tuyên bố Cebu
về An ninh Năng lượng Đông Á, và Đối tác Châu Á Thái Bình Dương về Phát triển
Sạch và Khí hậu, cả hai đều nhằm giải quyết những hiệu ứng có thể xảy ra từ sự thay
đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu cũng là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Năm 2002, trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề biển Đông, ASEAN
và Trung Quốc ký bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Hội
nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnom Penh.
Năm 2003, ASEAN tiến một bước nữa trong tăng cường liên kết khu vực khi cho ra
đời Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), xác định mục tiêu thành
lập một Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng
Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.
9
Các lãnh đạo của mỗi nước, đặc biệt là Mahathir Mohamad của Malaysia, cũng cảm
thấy sự cần thiết hội nhập hơn nữa của khu vực. Bắt đầu từ năm 1997, khối đã thành
lập các tổ chức bên trong khuôn khổ của họ với mục tiêu hoàn thành tham vọng này.
ASEAN Cộng Ba là tổ chức đầu tiên trong số đó được thành lập để cải thiện những
quan hệ sẵn có với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp đó là Hội nghị thượng
đỉnh Đông Á còn rộng lớn hơn, bao gồm tất cả các nước trên cộng Ấn Độ, Australia,
và New Zealand. Nhóm mới này hoạt động như một điều kiện tiên quyết cho Cộng
đồng Đông Á đã được lên kế hoạch, dự định theo mô hình của Cộng đồng châu Âu
hiện đã không còn hoạt động nữa. Nhóm Nhân vật Nổi bật ASEAN đã được tạo ra để
nghiên cứu những thành công và thất bại có thể xảy ra của chính sách này cũng như
khả năng về việc soạn thảo một Hiến chương ASEAN.
Năm 2005, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần đầu tiên được tổ chức tại Kuala
Lumpur với sự tham gia của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Úc và New Zealand.
Năm 2006, ASEAN được trao vị thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Đổi lại, tổ chức này trao vị thế "đối tác đối thoại" cho Liên hiệp quốc. Hơn nữa, ngày
23 tháng 7 năm đó, José Ramos-Horta, khi ấy là Thủ tướng Đông Timor, đã ký một
yêu cầu chính thức về vị thế thành viên và hy vọng quá trình gia nhập sẽ kết thúc ít
nhất năm năm trước khi nước này khi ấy đang là một quan sát viên trở thành một
thành viên chính thức.
Năm 2007, ASEAN kỷ niệm lần thứ 40 ngày khởi đầu, và 30 năm quan hệ ngoại giao
với Hoa Kỳ. Ngày 26/8/2007, ASEAN nói rằng các mục tiêu của họ là hoàn thành
mọi thoả thuận tự do thương mại của Tổ chức này với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand vào năm 2013, vùng với việc thành lập Cộng
đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Tháng 11/2007 các thành viên ASEAN đã ký
10
Hiến chương ASEAN, là một bước phát triển quan trọng nhất của ASEAN từ khi
thành lập, thông qua việc trao tư cách pháp nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng
pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng Cộng đồng. Hiến chương có hiệu lực ngày
15/12/2008. Cùng trong năm ấy, Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á tại
Cebu ngày 15/01/2007, của ASEAN và các thành viên khác của EAS (Australia,
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc), khuyến khích an ninh năng
lượng bằng cách tài trợ vốn cho các nghiên cứu về năng lượng thay thế cho các loại
nhiên liệu quy ước.
Tháng 2/2009 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hủa hỉn, Thái Lan, các nhà
Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN bao gồm các
Kế hoạch tổng thể xây dựng các Cộng đồng trụ cột Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn
hóa Xã hội ASEAN. Ngày 27/2/2009 một Thoả thuận Tự do Thương mại giữa 10
quốc gia thành viên khối ASEAN và New Zealand cùng đối tác thân cận của họ là
Australia đã được ký kết, ước tính rằng Thoả thuận Tự do Thương mại này sẽ làm
tăng GDP của 12 quốc gia lên thêm hơn 48 tỷ đô la trong giai đoạn 2000-2020.
11
III. CÁC THÀNH VIÊN
Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên được liệt kê theo ngày gia nhập:
Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967)
Cộng hoà Indonesia
Liên bang Malaysia
Cộng hoà Philippines
Cộng hòa Singapore
Vương quốc Thái Lan
Các quốc gia gia nhập sau
Vương quốc Brunei (ngày 08/01/1984)
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28/7/1995)
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23/7/1997)
Liên bang Myanma (ngày 23/7/1997)
Vương quốc Campuchia (ngày 30/4/1999)
Quan sát viên
Papua New Guinea
Ứng cử viên
Đông Timo
12
██ Thành viên đầy đủ ASEAN
██ Quan sát viên ASEAN
██ Ứng cử viên ASEAN
██ ASEAN + 3
███ Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
██████ Diễn đàn Khu vực ASEAN
IV. MỤC TIÊU
Các mục tiêu của ASEAN là:
1. Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các
giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;
2. Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an
ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội;
3. Duy trì Đông Nam Á là một Khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ
khí hủy diệt hàng loạt khác;
13
4. Đảm bảo rằng nhân dân và các Quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà
bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và
hoà hợp;
5. Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh
vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương
mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư;
di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao,
những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn
các dòng vốn;
6. Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp
tác và giúp đỡ lẫn nhau;
7. Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền
và trách nhiệm của các Quốc gia thành viên ASEAN;
8. Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia
và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
9. Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững
của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng
cuộc sống cao của người dân khu vực;
10. Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền
năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN;
11. Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều
kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và
công bằng xã hội;
12. Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi
trường an toàn, an ninh và không có ma túy;
14
13. Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích
mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng
cộng đồng ASEAN;
14. Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa
dạng văn hoá và các di sản của khu vực; và
15. Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt
trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực
mở, minh bạch và thu nạp.
V. CÁC NGUYÊN TẮC
ASEAN và các Quốc gia thành viên sẽ hoạt động theo các Nguyên tắc dưới đây:
(a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc
của tất cả các Quốc gia thành viên;
(b) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an
ninh và thịnh vượng ở khu vực;
(c) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác
dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;
(d) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
(e) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;
(f) Tôn trọng quyền của các