Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng (Điều 39):
- Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng
đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt.
Như vậy, diện tích đất do Nhà nước thu hồi bắt buộc phải nằm trong quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (Căn cứ Khoản 3
Điều 36 NĐ 181/2004).
Các trường hợp thu hồi đất được quy định cụ thể hơn tại Nghị định 181/2004:
+ Sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh – Điểm a Khoản 1, Điều 36 Nghị định
181/2004.
+ Cho mục đích lợi ích quốc gia: Điểm b, c, e Khoản 1 Điều 36 NĐ 181/2004.
+ Lợi ích công cộng: Điểm d, g, h Khoản 1 điều 36 NĐ 181/2004; Điều 38 NĐ
84/2007.
18 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chấm dứt quyền sử dụng đất: Thu hồi đất và giải quyết tranh chấp đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
CHẤM DỨT QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: THU HỒI ĐẤT VÀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
2
I. Lý thuyết : THU HỒI ĐẤT
1) Khái niệm thu hồi đất:
Điểm c, Khoản 2 Điều 5 Luật Đất đai 2003 quy định: “Nhà nước thực hiện quyền
định đoạt đối với đất đai :…Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất;…”.
Khoản 5, Điều 4 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra
quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ
chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”.
2) Các trường hợp thu hồi đất: Điều 38, 39, 40 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
2.1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng, phát triển kinh tế (Khoản 1 Điều 38):
Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng (Điều 39):
- Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng
đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt.
Như vậy, diện tích đất do Nhà nước thu hồi bắt buộc phải nằm trong quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (Căn cứ Khoản 3
Điều 36 NĐ 181/2004).
Các trường hợp thu hồi đất được quy định cụ thể hơn tại Nghị định 181/2004:
+ Sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh – Điểm a Khoản 1, Điều 36 Nghị định
181/2004.
+ Cho mục đích lợi ích quốc gia: Điểm b, c, e Khoản 1 Điều 36 NĐ 181/2004.
+ Lợi ích công cộng: Điểm d, g, h Khoản 1 điều 36 NĐ 181/2004; Điều 38 NĐ
84/2007.
- Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là chín mươi ngày đối với đất nông nghiệp và
một trăm tám mươi ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di
chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
- Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng,
tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công
khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất
phải thu hồi mà nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
3
bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi
công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử
dụng thì nhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật
(Khoản 2 Điều 29).
- Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì Ủy
ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người
bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại.
Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế:
- Khoản 1 Điều 40, Khoản 1 Điều 90, Khoản 1 Điều 91, Khoản 1 Điều 92 Luật Đất
đai năm 2003 quy định:
+ Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế
trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và
các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ.
+ Đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp gồm đất để xây dựng cụm công
nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác
có cùng chế độ sử dụng đất.
+ Đất sử dụng cho khu công nghệ cao theo quyết định thành lập của Thủ tướng
Chính phủ bao gồm các loại đất có chế độ sử dụng khác nhau phục vụ sản xuất, kinh
doanh sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao; đào
tạo nhân lực công nghệ cao.
+ Đất để đầu tư xây dựng khu kinh tế gồm đất để xây dựng khu kinh tế mở, khu kinh
tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ. Đất sử dụng cho khu kinh tế bao gồm các loại đất có chế độ sử dụng khác
nhau trong khu vực riêng biệt nhằm khuyến khích đặc biệt cho các hoạt động đầu tư và
xuất khẩu.
- Các trường hợp thu hồi đất được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 2 Điều 36 NĐ
181/2004; Điều 34, 35, 36, 39, 40 NĐ 84/2007:
+ Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch
thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
+ Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA).
+ Sử dụng đất để thực hiện dự án có một trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước
ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự
án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Đất đai năm
2003.
4
- Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được
xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp
vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không
phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.
Các trường hợp thu hồi đất theo Khoản 1 Điều 38 Luật đất đai có thể được bồi
thường hoặc không được bồi thường.
Trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách
nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì sẽ không được bồi thường (căn cứ Khoản 2
Điều 7 NĐ 197/2004NĐ-CP).
2.2. Người sử dụng đất không có nhu cầu, khả năng tiếp tục sử dụng đất (Khoản
2, Khoản 7, Khoản 8 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003):
- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác,
giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất.
- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế.
- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
2.3. Hết hạn sử dụng đất mà không được gia hạn (Khoản 10 Điều 38 Luật Đất đai
năm 2003): Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi
hết thời hạn.
2.4. Vi phạm pháp luật về đất đai (quy định tại Khoản 3, 4, 5, 6, 9, 11, 12 Điều 38
Luật Đất đai năm 2003):
- Sử dụng đất không đúng mục đích, không có hiệu quả (Khoản 3 Điều 38).
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất (Khoản 4 Điều 38).
- Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền (Khoản 5 Điều
38).
- Đất bị lấn, chiếm (Khoản 6 Điều 38).
- Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước (Khoản 9
Điều 38).
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời
hạn (Khoản 10 Điều 38).
- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền;
đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất
5
trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền (Khoản 11 Điều
38).
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử
dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi
bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực
địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất
đó cho phép (Khoản 12 Điều 38).
Căn cứ Điều 43 Luật Đất đai năm 2003, Điều 7 NĐ 197/2004 thì những trường
hợp thu hồi đất được quy định từ Khoản 2 đến Khoản 12 Điều 38 Luật đất đai năm 2003
là những trường hợp thu hồi đất không bồi thường. Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối với các trường hợp thu hồi đất này được thực
hiện theo quy định tại khoản Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
Ngoài ra còn có một số trường hợp thu hồi đất không được bồi thường sau đây:
+ Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định
197/2004/NĐ-CP.
+ Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc
từ ngân sách nhà nước.
+ Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng
công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông,
thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao
và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định
tại Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003.
+ Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.
+ Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không được bồi thường về tài sản
gắn liền với đất trong các trường hợp sau đây (Khoản 2 Điều 43 Luật Đất đai năm
2003):
a) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra tại khu vực đất bị thu hồi sau khi quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư
nông thôn đã được công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
b) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra trước khi có quyết định thu hồi đất mà trái với
mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thời
điểm xây dựng công trình đó.
6
c) Đất bị thu hồi thuộc các trường hợp quy định tại các Khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38
của Luật Đất đai năm 2003.
Người bị thu hồi đất quy định tại Khoản 1 nhưng không thuộc Khoản 2 Điều 43 Luật
Đất đai năm 2003 được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.
3) Thẩm quyền thu hồi đất (Điều 44 Luật Đất đai năm 2003) :
Thẩm quyền thu hồi đất được xác định như sau:
Cấp có thẩm quyền Đối tượng được áp dụng
UBND cấp tỉnh (Khoản 1 Điều 44)
Đối với người SDĐ là tổ chức, cơ sở tôn
giáo, người VN định cư ở nước ngoài, tổ
chức, cá nhân nước ngoài.
UBND cấp huyện (Khoản 2 Điều 44)
Đối với người SDĐ là hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư, người VN định
cư ở nước ngoài thuộc Khoản 1 Điều 121
Luật đất đai 2003 (đã sửa đổi theo Luật
số 34/2009).
Ban quản lý khu công nghệ cao, khu
kinh tế (Điều 36 NĐ 84/2007)
Đối với người sử dụng đất được Ban
quản lý KCNC, KKT giao hoặc cho thuê
theo quy định tại Điều 36 NĐ 84/2007.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất không được ủy quyền (Khoản 3
Điều 44 Luật Đất đai năm 2003).
Việc thu hồi đất và quản lý quỹ đất đã thu hồi (Điều 41 Luật Đất đai năm
2003) :
- Nhà nước quyết định thu hồi đất và giao đất cho tổ chức phát triển quỹ đất do Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập để thực hiện việc thu
hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối
với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có
dự án đầu tư (Khoản 1).
- Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư
để thực hiện dự án đối với các trường hợp đã có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt (Khoản 2).
- Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện việc thu hồi đất đối với các trường
hợp quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật này
thì đất đã thu hồi thuộc khu vực nông thôn được giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản
lý, thuộc khu vực đô thị và khu vực đã được quy hoạch để phát triển đô thị được giao
cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý (Khoản 3).
7
Trình tự, thủ tục thu hồi đất được quy định từ điều 49 đến điều 60 NĐ
84/2007/NĐ-CP được tóm tắt như sau:
4) Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất:
4.1. Bồi thường về đất và tài sản trên đất:
Hết thời hạn bàn
giao mà vẫn chưa
bàn giao
TH ko có
tranh chấp
TH có
tranh chấp
1. Xác định và công bố
chủ trương thu hồi đất.
2. Chuẩn bị hồ sơ địa
chính cho khu đất bị
thu hồi.
3. Lập, thẩm định và xét
duyệt phương án tổng
thể về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
4. Thông báo về việc thu
hồi đất.
5. Quyết định thu hồi đất.
6. Giải quyết khiếu
nại đối với việc thu
hồi đất.
7. Kê khai, kiểm kê và
xác định nguồn gốc
đất đai.
8. Lập, thẩm định và xét
duyệt phương án bổi
thường, hỗ trợ và tái
định cư.
9. Công khai phương án bổi
thường, hỗ trợ và tái định
cư.
10. Thực hiện chi trả tiền
bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
11. Bàn giao đất đã bị thu
hồi.
12. Cưỡng chế thu hồi đất.
8
a. Khái niệm bồi thường:
- Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng
đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (Khoản 6 Điều 4 Luật đất
đai 2003) → Bồi thường đất.
- Ngoài bồi thường giá trị quyền sử dụng đất, có thể có bồi thường tài sản gắn liền
với đất và chi phí đã đầu tư vào đất bị thu hồi (theo Điều 5 NĐ 69/2009), vật nuôi
(Điều 24, 26 NĐ 197/2004) → Bồi thường tài sản.
b. Nguyên tắc bồi thường:
Nguyên tắc bồi thường đất: Căn cứ Điều 14 Nghị định 69/2009/NĐ-CP:
- Chỉ bồi thường cho người đang sử dụng đất bị thu hồi có đủ các điều kiện theo
quy định của pháp luật đất đai (Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9. 10, 11 Điều 8 NĐ 197/2004;
Điều 44, 45, 46 NĐ 84/2007).
- Bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng của đất bị thu hồi,
nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị QSDĐ.
- Trường hợp đất bị thu hồi chưa được thực hiện nghĩa vụ tài chính, thì phải trừ đi
khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường.
- Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở
tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch.
- Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà
ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp theo quy
định của pháp luật.
- Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất mà chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước theo quy định của pháp luật
thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi
thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc bồi thường tài sản trên đất: Căn cứ Điều 18 Nghị định 197/2004/NĐ-
CP :
- Chỉ bồi thường khi có thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi và tài sản
thuộc sở hữu của người được bồi thường hoặc do nhà nước giao quản lý, sử dụng.
- Thiệt hại về tài sản gắn liền với đất không thuộc đối tượng được bồi thường thì
được xem xét bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái với quy định của pháp luật thì không
được bồi thường (trái phép, sai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc sau khi có
quyết định thu hồi đất).
- Các tài sản có thể tháo dời và di chuyển được thì chỉ bồi thường đối với chi phí
tháo dời, di chuyển, lắp đặt và thiệt hại liên quan. Mức bồi thường do UBND cấp
tỉnh quy định.
9
Các trường hợp bồi thường tài sản được quy định cụ thể tại Điều 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26 NĐ 197/2004, Điều 24 Nghị định 69/2009.
c. Phương thức bồi thường:
- Giao đất mới có cùng mục đích sử dụng.
- Bồi thường bằng nhà ở, đất ở đối với trường hợp phải tái định cư.
- Bồi thường bằng tiền khi không bồi thường bằng đất, nhà ở hoặc phải thanh toán
phần chênh lệch.
d. Mức bồi thường:
Giá đất tính bồi thường:
Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm có quyết
định thu hồi đất do UBND cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ (theo Điều 56
Luật đất đai và Điều 9 NĐ 197/2004). Việc áp dụng giá đất bồi thường theo quy định
của Luật đất đai và NĐ 197/2004 dẫn đến việc giá đất bồi thường bị giới hạn bởi khung
giá và bảng giá đất do NN ban hành.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 17/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
197/2004/NĐ-CP, Khoản 1 điều 11 NĐ 69/2009: trường hợp tại thời điểm có quyết định
thu hồi đất mà giá này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên
thị trường trong điều kiện bình thường thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để
xác định lại giá đất cụ thể cho phù hợp.
Giá đất cụ thể được xác định lại theo quy định tại Khoản 1 Điều này không bị giới
hạn bởi các quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng
7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và
khung giá các loại đất (sau đây gọi là Nghị định số 123/2007/NĐ-CP).
Theo như chúng ta được biết, thị trường bất động sản Việt Nam hiện tại đang tồn
tại hai mức giá: Giá đất do nhà nước ban hành và giá chuyển nhượng thực tế trên thị
trường, chênh lệch giữa hai mức giá này khá lớn. Quy định về việc xác định lại giá đất
bồi thường sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thực tế rất phù hợp trong
bối cảnh hiện nay. Tránh tình trạng khi nhà nước bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng
đất cho người dân theo giá của nhà nước, người dân phải bù lỗ để mua lại quyền sử
dụng đất ở nơi khác bằng một giá cao hơn rất nhiều.
Chi phí đầu tư vào đất còn lại:
Quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là các chi phí
thực tế hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích
được phép sử dụng mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được
(Khoản 2, Điều 5 Thông tư 14/2009).
4.2. Hỗ trợ:
10
a. Khái niệm:
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông
qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới
(Khoản 7 Điều 4 Luật đất đai 2003).
b. Các trường hợp được hỗ trợ:
- Trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét để hỗ trợ để hạn chế thiệt hại, ổn định xã hội (Khoản 1, Điều 14, NĐ
69/2009).
- Mức bồi thường chưa phù hợp với thực tế, gây bức xúc trong xã hội.
- Hỗ trợ các thiệt hại và chi phí gián tiếp là hệ quả của thu hồi đất, không đưa vào
diện bồi thường được: Chi phí di chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm… nhằm
ổn định đời sống xã hội.
Hỗ trợ có thể thực hiện đồng thời hoặc không đồng thời với bồi thường.
Các trường hợp hỗ trợ được quy định cụ thể tại Điều 5, 28, 29, 30, 32 Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Khoản 3 Điều 4 Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày
27/01/2006, Nghị định 69/2009, Thông tư 14/2009 như sau:
- Hỗ trợ di chuyển: Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức (Điều 18 NĐ 69/2009).
- Hỗ trợ tái định cư: Đối với cá nhân, hộ gia đình, phải chuyển chỗ ở (Điều 19 NĐ
69/2009).
- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: Đối với cá nhân, hộ gia đình bị mất
hoàn toàn hoặc 1 phần thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản trên đất bị thu hồi; đối với tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh
doanh bị ngừng sản xuất kinh doanh (Điều 20 NĐ 69/2009, Điều 14 Thông tư
14/2009).
- Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được công
nhận là đất ở: Ngoài phần được bồi thường theo giá đất nông nghiệp thì được hỗ trợ
thêm tiền (Điều 21 NĐ 69/2009, Điều 15 TT 14/2009).
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề ngh