Xã hội – kinh tế Việt Nam càng phát triển, khối lượng tài sản thuộc sở
hữu tư nhân có giá trị ngày càng cao và quyền sở hữu cá nhân được luật pháp
công nhận và bảo vệ, Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nhà nước bảo
hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân". Từ pháp lệnh thừa
kế năm 1990 đến BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 - vấn đề thừa hưỡng tài
sản đó (thừa kế) luôn là một trong những các vấn đề gây tranh cãi do xung đột
quyền lợi giữa các bên tham gia quan hệ và vấn đề này luôn là đề tài nóng cần
tìm hiểu, xử lý khéo léo vì các quan hệ này có một đặc trưng đó là hầu hết các
đối tượng tham gia quan hệ thừa kế đều có một điểm chung là ít nhiều có quan
hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
Việc phải cân nhắc giữa giá trị vật chất và giá trị đạo đức là một trở
ngại lớn cho các luật sư khi tham gia bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng tham
gia quan hệ này khi phát sinh tranh chấp.
Với các quy định cụ thể - rõ ràng - chặt chẽ của hệ thống pháp luật Việt
Nam về thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2009 - Luật Hôn nhân Gia đình năm
2002 ít nhiều cũng đã giải quyết tốt vấn đề này tuy nhiên không ít những
trường hợp phát sinh khiến các cơ quan tham gia giải quyết phải đau đầu do
các quan hệ này khá phức tạp và ít nhiều do nhận thức của người dân về pháp
luật cũng như việc hiểu biết các quy định này còn thấp và một phần do giá trị
đạo đức của người Việt Nam theo truyền thống cũng ngăn cản không ít đến
việc giải quyết các vấn đề có liên quan.
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11159 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chế định thừa kế trong Bộ Luật dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 1
Tiểu luận
Chế định thừa kế trong Bộ Luật dân sự
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 2
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Xã hội – kinh tế Việt Nam càng phát triển, khối lượng tài sản thuộc sở
hữu tư nhân có giá trị ngày càng cao và quyền sở hữu cá nhân được luật pháp
công nhận và bảo vệ, Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nhà nước bảo
hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân". Từ pháp lệnh thừa
kế năm 1990 đến BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 - vấn đề thừa hưỡng tài
sản đó (thừa kế) luôn là một trong những các vấn đề gây tranh cãi do xung đột
quyền lợi giữa các bên tham gia quan hệ và vấn đề này luôn là đề tài nóng cần
tìm hiểu, xử lý khéo léo vì các quan hệ này có một đặc trưng đó là hầu hết các
đối tượng tham gia quan hệ thừa kế đều có một điểm chung là ít nhiều có quan
hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
Việc phải cân nhắc giữa giá trị vật chất và giá trị đạo đức là một trở
ngại lớn cho các luật sư khi tham gia bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng tham
gia quan hệ này khi phát sinh tranh chấp.
Với các quy định cụ thể - rõ ràng - chặt chẽ của hệ thống pháp luật Việt
Nam về thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2009 - Luật Hôn nhân Gia đình năm
2002 ít nhiều cũng đã giải quyết tốt vấn đề này tuy nhiên không ít những
trường hợp phát sinh khiến các cơ quan tham gia giải quyết phải đau đầu do
các quan hệ này khá phức tạp và ít nhiều do nhận thức của người dân về pháp
luật cũng như việc hiểu biết các quy định này còn thấp và một phần do giá trị
đạo đức của người Việt Nam theo truyền thống cũng ngăn cản không ít đến
việc giải quyết các vấn đề có liên quan.
2. Mục đích nghiên cứu.
Qua đề tài này, chúng tôi cũng muốn góp phần hoàn thiện kỹ năng luật sư
trong việc hổ trợ khách hàng khởi kiện vụ án tranh chấp về thừa kế, nhằm sử
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 3
dụng công cụ pháp luật một cách họp pháp để bảo vệ quyền lợi khách hàng
một cách tốt nhất.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp
thừa kế ra tòa án
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp quy phạm pháp luật; phương pháp so
sánh pháp luật.
5. Bố cục của tiểu luận.
Với mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu như đã trình bày, kết cấu của
tiểu luận ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1. Những nội dung cơ bản về chế định thừa kế trong Bộ
Luật dân sự
Chương 2. Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi
kiện tranh chấp thừa kế ra tòa án
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 4
Chương 1
Những nội dung cơ bản về chế định thừa kế trong Bộ Luật dân sự
Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy
phạm pháp luật dân sự Việt Nam. Hơn nữa trong những năm gần đây, số vụ
việc tranh chấp về thừa kế luôn chiếm tỷ trọng trong các tranh chấp dân sự và
có tính phức tạp cao. Bởi vậy, việc nghiên cứu và nắm rõ các quy định pháp
luật về thừa kế là một đòi hỏi cơ bản khi luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho khác hàng.
Nhìn chung, những nội dung cơ bản của chế định thừa kế được thể hiện
qua các vấn đề sau:
1. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
Theo qui định tại Điều 636 Bộ Luật dân sự thì thời điểm mở thừa kế là
thời điểm người có tài sản chết. trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người
đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã
chết. Nếu không xác định được chính xác ngày chết của người đó thì ngày bản
án tuyên bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày mà
người đó chết.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản;
nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi
có tòan bộ hoặc phần lớn di sản.
Việc xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế là yêu cầu đầu tiên của
quan hệ thừa kế và đóng vai trò rất quan trọng. Vì tại thời điểm và địa điểm
này sẽ xác định được người thừa kế của người chết, di sản mà người chết để
lại, xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý, nơi thực hiện nghĩa vụ cũng như
thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế.
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 5
Đồng thời việc xác định chính xác địa điểm mở thừa kế còn đóng vai
trò quan trọng khi xác định việc từ chối nhận di sản có hợp pháp hay không.
Theo quy định Điều 645 BLDS “ việc từ chối nhận di sản phải được lập thành
văn bản;
Người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao
nhiệm vụ phân chia di sản, công chứng nhà nước hoặc UBND xã , phường, thị
trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản”.
2. Người thừa kế
Để xác định được người thừa kế của người chết vào thời điểm người
này chết, cần phải xác định được là người chết có để lại di chúc hay không.
Nếu có di chúc thì người thừa kế sẽ được xác định theo di chúc. Nếu không có
di chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoặc di chúc không phát sinh được hiệu
lực pháp luật thì người thừa kế sẽ được xác định theo quy định của pháp luật.
Theo đó người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thứ nhất: vơ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi ,me nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết.
b. Hàng thứ hai : ông nội, bà nội, ông ngọai, bà ngọai, anh ruột, chi
ruột, em ruột của người chết.
c. Hàng thứ ba : cụ nội, cụ ngọai của người chết ; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruộc của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở
hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng thừa kế hoặc từ chồi nhận di sản ( Điều 679 ).
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 6
Tuy nhiên trong một số trường hợp kể cả thừa kế theo di chúc hay theo
pháp luật, thì những người sau đây không có quyền được hưởng thừa kế:
Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành
vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm
trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế nhằm
hưởng một phần hoặc tòan bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền được
hưởng.
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản
trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng
một phần hoặc tòan bộ di sản trái với ý muốn của người để lại di sản.
Nhưng những người có hành vi này vẫn được hưởng di sản, nếu người
để lại di sản đã biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản.
Như vậy, người thừa kế có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức.
Trường hợp người thừa kế là cá nhân thì cá nhân đó phải là người còn sống
vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp
người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì cơ quan , tổ chức phải tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 638 Bộ Luật Dân Sự).
3. Di sản thừa kế
Theo quy định tại Điều 637 di sản bao gồm:
Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản
chung với người khác.
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 7
Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế
theo quy định tại phần thứ năm của BLDS.
Một thực tế hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về di sản, dẫn đến
tình trạng các vụ án thừa kế phải xét xử lại do xác định di sản không chính
xác. Vậy hiểu thế nào mới chính xác và đầy đủ?
Tại Điều 172 BLDS quy định “ tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy
tờ có giá trị được bằng tiền và các quyền tài sản ”. Như vậy, quyền tài sản đã
nằm trong khái niệm tài sản. Cho nên cần phải hiểu khái niệm di sản còn bao
gồm cả các quyền tài sản như: quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ,
quyền thừa kế giá trị, quyền sử dụng nhà thuê của nhà nước.
Mặt khác, di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ của người chết. Do
vậy, trong trường hợp người có tài sản để lại còn có cả nghĩa vụ về tài sản, thì
thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh tóan bằng tài sản của người
chết. Phần còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế và được chia theo di chúc
hay quy định của pháp luật. Theo đó, nghĩa vụ của người chết được thực hiện
như sau:
Nếu di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế sẽ có trác nhiệm thực
hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản mà
mình đã nhận.
Trong trường hợp di sản chưa được chia, thì nghĩa vụ tài sản do người
chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo đúng thỏa thuận của
những người thừa kế.
Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di
chúc, thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người
thừa kế là cá nhân.
4. Di chúc
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 8
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình
cho người khác sau khi chết.
Di chúc phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp tính mạng của
một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà
không htể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng
chỉ được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng
của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người
làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau 3 tháng, kể từ
thời điểm di chúc miệng mà người để lại di chúc còn sống, minh mẫn, sáng
suốt, thì di chúc miệng bị hủy bỏ.
Trong trường hợp di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý;
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của Công chứng
nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn.
Tuy nhiên, một di chúc dù bằng văn bản hay bằng miệng thì chỉ được
coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Người lập di chúc đã thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di
chúc; không bị lừa đối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
Nội dung di chúc không phải trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di
chúc không trái quy định của pháp luật.
Nếu việc lập di chúc có người làm chứng thì người làm chứng không
phải là những người sau:
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc
gồm tất cả các hàng thừa kế theo Điều 679 BLDS.
Người có quyền nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 9
Người chưa đủ 18 tuổi, hoặc đủ 18 tuổi nhưng người đó bị tâm thần
hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình.
5. Thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế
Theo qui định tại Điều 648 Bộ Luật Dân Sự : “thời hiệu khởi kiện về
quyền thừa kế là mười năm, kể từ ngày mở thừa kế”. Trong thời hạn này,
người thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án chia thừa kế, xác định quyền thừa kế
của mình, truất quyền thừa kế của người khác. Hết thời hạn này, người thừa
kế không còn quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền
thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm
bắt đầu của ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện người để lại di sản chết và do
đó, thời điểm kết thúc là thời điểm kềt thúc ngày tương ứng 10 năm sau. Tuy
nhiên phải hiểu thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác định bằng giờ
người để lại di sản chết, tại thời điểm đó xác định người thừa kế, di sản của
người chết,… để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế.
Như vậy, thừa kế là việc chuyển giao tài sản của một người sau khi
người này chết cho những người khác theo qui định của pháp luật. Việc
chuyển giao này có thể thực hiện theo di chúc, nếu người có tài sản đã lập di
chúc trước khi chết. Trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp
hoặc di chúc không phát sinh được hiệu lực pháp luật, thì việc chuyển giao tài
sản sẽ thực hiện theo pháp luật. Trong trường hợp có tranh chấp về tài sản
thừa kế thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết.
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 10
Qua quá trình phân tích những nội dung cơ bản của chế định thừa kế,
chúng ta có thể nhận thấy các vụ án tranh chấp về thừa kế có những đặc điểm
sau:
Quan hệ pháp luật về thừa kế là một quan hệ pháp luật mang tính chất
đặc thù. Vì những người tham gia vào quan hệ pháp luật này là những bên có
quan hệ huyết thống gần gũi với nhau như: cha, mẹ, con, anh, em v.v…hoặc
quan hệ hôn nhân như: vợ chồng, và quan hệ nuôi dưỡng như: con nuôi.
Chính vì vậy, để giải quyết các vụ tranh chấp về quyền thừa kế người Luật sư
không những phải nắm vững và áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật
về thừa kế mà còn phải có trách nhiệm nhằm giữ vững tình yêu thương, đòan
kết trong gia đình khách hàng của mình.
Chương 2
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh
chấp thừa kế ra tòa án
I. Tiếp xúc khách hàng;
Khi khách hàng tìm đến yêu cầu luật sư giúp đỡ, luật sư phải chú ý
nghe để chắt lọc vấn đề, trao đổi các thông tin khách hàng cung cấp nhằm làm
rõ nội dung đang có tranh chấp, quan hệ pháp luật của vụ kiện. Từ đó luật sư
có thể hiểu được yêu cầu của khách hàng, xác định khả năng của Luật sư có
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng không? Đồng thời luật sư sẽ xác định
được thời gian hiệu khởi kiện, tư cách người đi kiện, các vấn đề liên quan đến
thẩm quyền và việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Đây cũng là nghệ thuật, đòi hỏi Luật sư phải hiểu biết về khoa học tâm
lý, và văn hóa giao tiếp. Bằng thái độ chân tình tìm hiểu xem thân chủ của
mình mong muốn đạt được gì, qua tiếp xúc, gặp gỡ họ có thể bộc bạch tất cả.
1. Luật sư cần biết rõ về thân chủ:
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 11
Do đòi hỏi nghề nghiệp Luật sư trước hết phải biết về thân chủ, đây là
cả một vấn đề khoa học và nghệ thuật lớn. Để bảo vệ lợi ích cho thân chủ,
Luật sư không thể không biết rõ về thân chủ của mình, đặc biệt trong các vụ
việc tranh chấp về thừa kế. Bằng cách gì và như thế nào để có được những
thông tin đầy đủ khách quan, chuẩn xác về thân chủ, điều đó phụ thuộc cách
tiếp cận và khả năng khai thác của từng cá nhân Luật sư. Luật sư cần lưu ý,
thân chủ có thể là tổ chức, pháp nhân được thừa kế theo di chúc của người để
lại di sản thừa kế.
Trước hết, trong vụ việc tranh chấp thừa kế, Luật sư cần có đầy đủ
thông tin về gốc gác, gia đình của chính thân chủ, những gì liên quan đến
nhân thân của thân chủ. Xác định chuẩn xác quan hệ gia đình, dòng tộc của
thân chủ với người để lại thừa kế... Xác định quan hệ của thân chủ với người
hoặc số người đang có tranh chấp về di sản thừa kế là đương sự của vụ án.
Tìm hiểu và có đánh giá chuẩn xác quan hệ giữa họ với nhau. Xác định quan
hệ thân chủ của mình với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong
vụ việc tranh chấp.
Xác định chuẩn xác quan hệ thân chủ với người làm chứng (nếu có)
trong vụ tranh chấp.
Bằng cách nào đó xác định nét chữ, bút tích, thói quen, sở thích, ý
muốn của thân chủ. Ngoài ra, Luật sư cần tìm hiểu, cần biết về đạo đức, lối
sống, quan hệ xã hội, nghề nghiệp, vị trí công tác thân chủ của mình.
Đồng thời, cần phải tìm hiểu quan hệ gia đình, thái độ đối xử của thân
chủ với người thân, với những người khác mà hân chủ có quan hệ. Qua tìm
hiểu, để Luật sư biết rõ mình đang bảo vệ quyền, lợi ích cho thân chủ mình là
ai, tạo ra sức mạnh nội tâm trong công việc.
- Đón tiếp khách hàng;
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 12
- Lắng nghe những thông tin ban đầu mà khách hàng cung cấp;
- Ghi chép những thông tin cần thu thập;
- Đặt câu hỏi để làm rõ các tình tiết;
- Khách hàng chờ đợi điều gì? Mong muốn của họ là gì?
- Ấn định 1 cuộc gặp;
2. Luật sư cần nắm vững yêu cầu của thân chủ trong vụ tranh chấp
tài sản:
Tưởng đây là vấn đề đơn giản, nhưng qua thực tế hành nghề Luật sư,
không phải Luật sư nào cũng nắm vững và hiểu yêu cầu đích thực của thân
chủ.
Đối với thân chủ là nguyên đơn dân sự, Luật sư cần nghiên cứu kỹ đơn
kiện của thân chủ. Qua nghiên cứu đơn khởi kiện để xác định xem thời hiệu
khởi kiện còn không, yêu cầu cụ thể của thân chủ gồm những gì : Di sản,
quyền tài sản, và tìm hiểu xem ngoài ra thân chủ có yêu cầu gì khác không.
Qua tiếp xúc và qua đơn, Luật sư phải nắm vững được mục đích thực tế, mục
đích xâu xa của thân chủ qua vụ kiện.
Qua đơn của thân chủ, Luật sư có thể nắm bắt nỗi niềm, dự cảm của
thân chủ mình. Từ đó để Luật sư hiểu thêm về các luận cứ mà thân chủ dựa
vào đó đưa ra yêu cầu. Nghiên cứu đơn của thân chủ hoàn chỉnh lại đơn, mở
rộng phạm vi, yêu cầu hoặc sơ bộ giới hạn yêu cầu ... Việc nghiên cứu kỹ đơn
của thân chủ nhằm xác định đúng yêu cầu của thân chủ, sẽ giúp cho Luật sư
tìm những căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế chứng minh cho yêu cầu chính
đáng của thân chủ và sẽ không có những trục trặc khi phiên tòa diễn ra. Tránh
được trình trạng : “ông nói gà, bà nói vịt”, giữa thân chủ và Luật sư.
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 13
Đối với thân chủ là bị đơn dân sự, đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho thân chủ của mình, Luật sư phải nắm bắt căn cứ phản tố của thân chủ và
những yêu cầu mà thân chủ có thể đưa ra độc lập đối với nguyên đơn. Tìm
hiểu những trăn trở, băn khoăn của thân chủ, qua đơn phản tố. Luật sư có thể
nắm bắt được tinh thần mà thân chủ mình muốn giải quyết trong vụ việc, mức
độ thỏa hiệp, những giới hạn không thể chấp nhận thỏa hiệp, những vấn đề về
nguyên tắc mang tính sống còn trong giải quyết tranh chấp và chủ định của
thân chủ về hướng giải quyết vụ tranh chấp. Chuẩn bị tốt khâu này, tại phiên
tòa sẽ không có những trục trặc bất ngờ có thể xảy ra giữa Luật sư và thân chủ
là bị đơn dân sự.
Hiểu yêu cầu của thân chủ, là nắm bắt được cốt lỗi mục đích và giới
hạn cuối cùng của yêu cầu có thể đạt được, đồng thời tìm hiểu khả năng thỏa
hiệp giải quyết bằng hòa giải.
Để nắm bắt được bối cảnh và tất cả các thông tin Luật sư vừa phải có
khả năng khái quát hoá vừa có khả năng cụ thể hoá.
- Tư cách đương sự
- Nội dung sự việc, quan hệ PL tranh chấp;
- Xác định thời hiệu khởi kiện; Xác định luật áp dụng;
- Xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết;
- Yêu cầu của khách hàng (nhằm xác định phạm vi giải quyết?)
Sau đó luật sư phân tích cho khách hàng biết những điểm mạnh và điểm
yếu của họ, giúp khách hàng cân nhắc xem có nên khởi kiện hay không và dự
liệu những rủi ro của việc khởi kiện hay không khởi kiện . Trên cơ sở phân
tích, đánh giá, nội dung sự việc theo quy định của pháp luật, khách hàng sẽ
quyết định khởi kiện hay không khởi kiện.
Nguy n Thanh Hùng – Lớp C Page 14
Trong trường hợp đương sự quyết định khởi kiện ra trước Tòa án yêu
cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế thì Luật sư cần hướng dẫn khách hàng
của mình một số vấn đề sau:
- Khởi kiện ra trước tòa án nào? Vì theo quy định của pháp luật thì:
+ Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án thừa kế là Tòa án cấp huyện
nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Nếu di sản thừa kế là bất động sản (nhà đất)
thì Tòa án nơi có khối di sản(là bất động sản giải quyết).
+ Nếu vụ án thừa kế có đương sự hoặc di sản ở nước ngòai hoặc cần
phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngòai, cho
Tòa án nước ngòai thì thụôc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh nơi
bị đơn cư trú, làm việc.
- Về thời hiệu khởi kiện: Tùy thuộc vào thời điểm mở thừa kế của vụ án
mà khách hàng yêu cầu, luật sư trao đổi với khách hàng về thời hiệu khởi
kiện.
- Tính mức án phí cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng tìm hiểu các
điều kiện để khách hàng làm đơn xin miễn giảm án phí.
- Giải thích cho khách hàng bíêt trình tự, thủ tục giải quyết vụ án, thời
gian tối đa luật định để xem xét và giải quyết vụ án này là bao lâu. Hướng dẫn
khách hàng chuẩn bị những