Tiểu luận Chiến lược đưa sản phẩm điện thoại X3-02 của tập đoàn Nokia đến với thị trường Việt Nam

Xây dựng chiến lược cho sản phẩm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn. Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thị trường điện thoại di động Việt Nam, làm mới mình và giành được sự hài lòng của khách hàng là điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công của mỗi nhà sản xuất. Nokia là một tập đoàn lớn, nổi tiếng và có uy tín trên thị trường điện thoại di động, phát huy thế mạnh của mình, Nokia không ngừng cho ra nhiều sản phẩm mới chinh phục được đa số khách hàng. Năm 2010, Nokia đã tiếp tục tung ra sản phẩm X3-02 Touch and Type (Chạm và Bấm) với nhiều tính năng vượt trội để phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

doc27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2989 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược đưa sản phẩm điện thoại X3-02 của tập đoàn Nokia đến với thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI BỘ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TIỂU LUẬN MÔN HỌC MARKETING CĂN BẢN Tên đề tài: Chiến lược đưa sản phẩm điện thoại X3-02 của tập đoàn Nokia đến với thị trường Việt Nam. Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG NHI Lớp : Đ5-KT2 Giáo viên : NGUYỄN ANH TRÂM Hà Nội – năm 2010 LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng chiến lược cho sản phẩm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn. Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thị trường điện thoại di động Việt Nam, làm mới mình và giành được sự hài lòng của khách hàng là điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công của mỗi nhà sản xuất. Nokia là một tập đoàn lớn, nổi tiếng và có uy tín trên thị trường điện thoại di động, phát huy thế mạnh của mình, Nokia không ngừng cho ra nhiều sản phẩm mới chinh phục được đa số khách hàng. Năm 2010, Nokia đã tiếp tục tung ra sản phẩm X3-02 Touch and Type (Chạm và Bấm) với nhiều tính năng vượt trội để phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Sau một thời gian nghiên cứu, căn cứ vào thực trạng hoạt động của công ty và những kiến thức đã được học, em xin thực hiện đề tài với nội dung: “Chiến lược đưa sản phẩm điện thoại X3-02 của tập đoàn Nokia đến với thị trường Việt Nam”. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Anh Trâm đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Những vấn đề cơ bản về sản phẩm: 1. Khái niệm sản phẩm: Khi nói về sản phẩm người ta thường quy về một hình thức tồn tại vật chất cụ thể và do đó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sát được. Đối với các chuyên gia Marketing, họ hiểu sản phẩm ở một phạm vi rộng lớn: Sản phẩm: là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Theo quan niệm này, sản phẩm hàng hóa bao hàm cả ngững vật thể hữu hình và vô hình, bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất. Ngay cả trong những sản phẩm hữu hình thì cũng bao hàm cả yếu tố vô hình. Trong thực tế, người ta thường xác định sản phẩm thông qua đơn vị sản phẩm. 2. Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm: Đơn vị sản phẩm vốn là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựng những yếu tố, đặc tính và thông tin khác nhau về sản phẩm. Những yếu tố, đặc tính và thông tin đó có thể có những chức năng marketing khác nhau. Khi tạo ra một mặt hàng, người ta thường xếp các yếu tố, đặc tính và thông tin đó theo ba cấp độ có những chức năng marketing khác nhau. - Cấp độ thứ nhất là sản phẩm theo ý tưởng. Sản phẩm theo ý tưởng có chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi: về thực chất, sản phẩm này thỏa mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì? Và chính đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng. - Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực. Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của hàng hóa. Những yếu tố đó bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói. - Cấp độ cuối cùng là sản phẩm bổ sung. Đó là những yếu tố như: Tính tiện lợi cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành và điều kiện hình thức tín dụng… 3. Khái niệm sản phẩm mới: Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh, công ty không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có. Vì vậy, mỗi công ty đều phải quan tâm đến chương trình phát triển sản phẩm mới nếu muốn tồn tại và phát triển với uy tín ngày càng tăng. Vậy ta có thể hiểu sản phẩm mới là một sản phẩm, một dịch vụ hoặc một ý tưởng được một số khách hàng tiềm năng cảm nhận như mới. II. Những vấn đề cơ bản về chiến lược sản phẩm mới: 1. Chiến lược của công ty: Để duy trì sự phát triển của mình, mọi doanh nghiệp đều phải hướng đến tương lai với những mục tiêu cần đạt tới và những thách thức để đạt được mục tiêu đó. Ngày nay, việc quản lý dựa trên những kinh nghiêm trực giác và sự suy đoán chủ quan không thể là một sự đảm bảo cho thành công của doanh nghiệp. Vì vậy một chiến lược marketing được thiết lập và phát triển cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp đều là cần thiết. Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Chiến lược không chỉ là một kế hoạch, cũng không phải là một ý tưởng, chiến lược là triết lý sống của một công ty. Chiến lược ở đây không phải lúc nào cũng đồng nghĩa hoàn toàn với từ dài hạn mà nó thể hiện những cố gắng của công ty nhằn đạt tới một vị trí mong muốn xét trên vị thế cạnh tranh và sự thay đổi của hoàn cảnh. Đó là sự thể hiện việc tìm hiểu và nhận biết những yếu tố môi trường marketing bên ngoài, đánh giá những điều kiện và khả năng bên trong của công ty để soạn thảo các chiến lược kinh doanh nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định. Từ khái niệm chiến lược, chúng ta có thể hiểu chiến lược marketing là: mục tiêu mà công ty muốn đạt tới. 2. Chiến lược Marketing cho sản phẩm mới: 2.1. Chiến lược Marketing là gì? Chiến lược marketing là mục tiêu mà công ty muốn đạt được như khối lượng sản phẩm, thị phần trên những thị trường tiềm năng, khả năng sinh lợi, thế lực trong kinh doanh, an toàn trong kinh doanh và có thể gọi là mục tiêu marketing. Chiến lược marketing là một hoạt động của công ty nói chung và của bộ phận marketing nói riêng nhằm đạt được mục tiêu của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2. Soạn thảo chiến lược Marketing cho sản phẩm mới: Sau khi dự án sản phẩm mới tốt nhất được thông qua, công ty cần soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm đó. Chiến lược marketing cho sản phẩm mới bao gồm ba phần: - Phần thứ nhất: mô tả quy mô, cấu trúc thị trường và thái độ của khách hàng trên thị trường mục tiêu, dự kiến xác lập vị trí sản phẩm, chỉ tiêu về khối lượng bán, thị phần và lợi nhuận trong những năm trước mắt. - Phần thứ hai: Trình bày quan điểm chung về phân phối sản phẩm và dự đoán chi phí marketing cho năm đầu. - Phần thứ ba: Trình bày những mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu: tiêu thụ lợi nhuận, quan điểm, chiến lược lâu dài. 2.3. Triển khai sản xuất hàng loạt và tung sản phẩm mới ra thị trường: Sau khi thử nghiệm thị trường, công ty đã có căn cứ rõ nét hơn để quyết định có sản xuất đại trà sản phẩm mới hay không. Nếu việc sản xuất đại trà được thông qua công ty phải thực sự bắt tay vào triển khai phương án tổ chức sản xuất và marketing sản phẩm mới. Trong giai đoạn này, những quyết định liên quan đến việc tung sản phẩm mới vào thị trường là cực kỳ quan trọng. Cụ thể là trong giai đoạn này, công ty phải thông qua bốn quyết định: - Khi nào tung sản phẩm mới chính thức vào thị trường? - Sản phẩm mới sẽ được tung ra ở đâu? - Sản phẩm mới trước hết phải tập trung bán cho đối tượng khách hàng nào? - Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào? Với những hoạt động hỗ trợ nào để xúc tiến việc bán? 2.4. Các hoạt động cần thực hiện để đảm bảo sự thành công của sản phẩm mới: Để chiến lược đưa sản phẩm mới ra thị trường một cachs có hiệu quả, các doanh nghiệp cần nghiên cứu đến các yếu tố: đối thủ cạnh tranh; xác định mục tiêu khách hàng; khác biệt hóa, tạo nên một giá trị, một lý do thuyết phục nhất; chiến lược riêng biệt cho sản phẩm… 2.4.1. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng vào thực tế thường quên nguyên tắc này, không coi trọng đối thủ cạnh tranh vì tin tưởng vào các sản phẩm của mình. Tuy nhiên sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi và phù hợp với thực tế thị trường, trong khi thị trường lại bắt đầu bằng chính đối thủ của họ. Liệt kê những doanh nghiệp có sản phẩm tương đồng với sản phẩm mà doanh nghiệp có ý định muốn tung ra. Ngay cả khi sản phẩm mới chưa từng được biết đến, đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng để biết được phản ứng của họ đối với sản phẩm như thế nào. Khi xác định được các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu những công cụ marketing của họ: áp phích, quảng cáo…, đánh giá mối tương quan giữa sản phẩm của mình với sản phẩm của các đối thủ. Xác định xem phải đương đầu với sự cạnh tranh của đối thủ như thế nào, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có mối đe dọa thực sự. 2.4.2. Xác định mục tiêu khách hàng: Bất cứ sản phẩm nào cũng có một đối tượng khách hàng riêng của nó, doanh nghiệp không thể bán những mặt hàng cao cấp cho khách hàng trung lưu hoặc những mặt hàng bình dân thì thường không được giới thượng lưu để ý tới. Phân đoạn khách hàng mà bạn nhắm tới có thể là những người hiện đang tiêu dùng một sản phẩm tương đồng của đối thủ cạnh tranh hoặc những người thích cái mới với đặc tính có sức thuyết phục. Những khách hàng tiềm năng tốt nhất sẽ là những người hiểu được tính hữu dụng của sản phẩm. 2.4.3. Khác biệt hóa, tạo nên một giá trị, một lý do thuyết phục nhất: Đây chính là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với mọi sản phẩm khi tung ra thị trường, mọi doanh nghiệp phải hiểu đâu là đặc tính phân biệt nó với các sản phẩm khác. Mỗi doanh nghiệp phải tự đặt câu hỏi: “Sản phẩm của tôi mang lại điều gì mà những sản phẩm của các đối thủ khác không có?”. Đặt ra câu hỏi dạng này sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ hơn điều mà sản phẩm cần có để đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng. 2.4.4. Chiến lược riêng biệt cho sản phẩm: Doanh nghiệp phải tìm ra cách thức tốt nhất để quảng bá cho sản phẩm của mình. Hệ thống bán hàng qua các kênh phân phối hay trực tiếp tới người tiêu dùng. Lựa chọn xem xét chiến lược marketing truyền thống nhằm tới từng cá nhân hay trực tiếp? Vai trò của truyền hình, báo chí trong quá trình xâm nhập thị trường. Chuẩn bị sẵn sàng cho việc hoàn thiện sản phẩm. Tổ chức nơi gặp gỡ để khách hàng dùng thử sản phẩm và yêu cầu họ phát biểu cảm nghĩ về sản phẩm… CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐƯA SẢN PHẨM X3-02 CỦA NOKIA MOBILE PHONES RA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM I. Tổng quan về tập đoàn Nokia: 1. Lịch sử hình thành và phát triển: Trong suốt 145 năm thành lập và phát triển, Nokia từ một hãng sản xuất giấy đã trở thành một tổng công ty cung ứng nhiều sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng, và hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về truyền thông di động. Năm 1966, tập đoàn Nokia được thành lập bởi sự sáp nhập của ba công ty Phần Lan là: Nokia Company( Nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy - thành lập năm 1865), Finnish Rubber Works( Nhà máy sản xuất ủng cao su, lốp xe, các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác - thành lập năm 1898), Finnish Cable Works( Nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại - thành lập năm 1912). Nokia có trụ sở chính đặt tại Keilaniemi, Espoo, ngoại ô thủ đô Helsinki, Phần Lan. Các nhà máy sản xuất chình nằm ở Phần Lan, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Brazil… Năm 1960, Nokia bước vào thị trường thiết bị viễn thông và đã thành lập tai Finnish Cable Works một bộ phận chuyên về điện tử tập trung sản xuất các thiết bị truyền vô tuyến. Nokia bao gồm hai tập đoàn kinh doanh: Nokia Mobile Phones và Nokia Networks. Nokia Mobile Phones là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Nokia Networks là một nhà cung cấp hàng đầu cơ sở hạ tầng mạng di động, băng thông rộng và IP và các dịch vụ có liên quan. Ngoài ra, công ty còn có đơn vị Nokia Venture Organization riêng biệt và đơn vị nghiên cứu Nokia Research Center. Nokia Venture Organization có chức năng nhận diện và phát triển những ý tưởng kinh doanh mới ngoài mối quan tâm chính hiện nay của Nokia và góp phần phát triển và đổi mới những công việc kinh doanh then chốt hiện nay. Nokia Research Center tạo ra khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ của Nokia trong những lãnh vực công nghệ thiết yếu cho sự thành công của công ty trong tương lai. Nokia đã tạo một bước đột phá khi tập trung phát triển công nghệ điện thoại di động vào năm 1922. Là nhà tiên phong trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, hiện nay, Nokia đang dẫn đầu về doanh số bán, doanh thu và lợi nhuận. Có mặt trên khắp các châu lục, Nokia chiếm trung bình hơn 35% thị phần điện thoại di động trên toàn thế giới và con số này vẫn luôn duy trì ổn định trong những năm gần đây. 2. Những hoạt động nổi bật của Nokia trong thời gian qua: Tính đến cuối năm 2009, Nokia là nhà cung cấp lớn nhất của điện thoại di động trên toàn thế giới, với 38% thị phần toàn cầu cho các thiết bị di động. Không chỉ thành công trên lĩnh vực điện thoại di động, ngày 24 tháng 8 năm 2009, Nokia chính thức thông báo bước chân vào phân khúc laptop mini bằng phiên bản Booklet 3G. Nokia cho biết, chiếc máy tính này chạy trên bộ xử lý Intel Atom, thiết kế mỏng, chỉ 2cm, nặng 1,25kg, tích hợp các kết nối 3G, HSDPA, Wifi, sử dụng các dịch vụ Ovi, A-GPS tích hợp truy cập mạng Ovi Maps. Tháng 5 năm 2010, hãng Nokia đã khai trương các ứng dụng và trò chơi liên quan tới môn túc cầu trước kỳ World Cup 2010 trên trang web www.ovi.com. Người dùng Nokia sẽ được cung cấp những trải nghiệm thú vị nhất về môn thể thao được ưu chuộng nhất hành tinh này. II. Thực trạng và chiến lược đưa sản phẩm mới ra thị trường Việt Nam: 1. Nokia khai trương trung tâm bán lẻ hiện đại nhất Việt Nam: Từ đầu năm, Nokia Đông Dương đã khai trương ba trung tâm bán lẻ chính hãng theo mô hình Evolution tại Hà Nội và Đà Nẵng, chú trọng vào các giải pháp và dịch vụ thay vì tập trung vào bán sản phẩm như các mô hình truyền thống. Được giới thiệu đầu tiên tại Việt Nam với trung tâm Nokia Vương Anh tại Hà Nội, các trung tâm bán lẻ theo mô hình Evolution có thiết kế hiện đại và thân thiện với màn hình LED nhiều màu chạy dọc hai bên tường. Khách hàng ghé thăm sẽ được khuyến khích dành thời gian tự trải nghiệm để hiểu rõ hơn các dịch vụ, giải pháp di động của Nokia. Trung tâm bán lẻ Evolution có từng khu vực dành riêng cho việc giới thiệu sản phẩm mới nhất, dịch vụ của Ovi và các dịch vụ tiện ích khác như chat, tin nhắn tức thời, trò chơi, ứng dụng âm nhạc, bản đồ… Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, được huấn luyện chuyên nghiệp, sẽ giúp khách hàng chọn lựa được các dịch vụ và sản phẩm di động phù hợp nhất với nhu cầu riêng của mình. Ông William Hamilton Whyte, Giám đốc điều hành Nokia Đông Dương, cho biết: “Là nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu, Nokia hiểu yêu cầu của khách hàng với dịch vụ di động ngày càng tinh tế, khắt khe hơn. Vì vậy, Nokia đã giới thiệu mô hình trung tâm này đến Việt Nam để đem lại cho khách hàng trải nghiệm hoàn toàn mới và chủ động tìm hiểu, sử dụng các dịch vụ di động của Nokia”. Với những cải tiến vượt bậc trong công tác tổ chức và công nghệ, mô hình Evolution dù mới được giới thiệu tại Việt Nam đã nhận được rất nhiều phản hồi tốt từ khách hàng. Chia sẻ sau một lần ghé thăm trung tâm Nokia Vương Anh- Hà Nội, chị Thanh Hương, 40 tuổi, nhân viên văn phòng cho biết: “Tôi thích dịch vụ Push mail của Nokia và tôi biết cách sử dụng dịch vụ này sau khi được các nhân viên ở Nokia Store Vương Anh giới thiệu. Bước vào Nokia Store, tôi nhận thấy rõ sự khác biệt và cải tiến so với các cửa hàng truyền thống, từ phong cách bài trí, trưng bày đến phong cách phục vụ và đặc biệt, tôi luôn tìm thấy những sản phẩm mới nhất tại đây”. Như vậy, Việt Nam luôn luôn cập nhật những dòng điện thoại Nokia mới sớm nhất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 2. Các dòng điện thoại Nokia có mặt trên thị trường Việt Nam: Để phục vụ một cách tốt nhất cho tất cả mọi khách hàng của mình, Nokia đã cho ra đời nhiều dòng điện thoại di động khác nhau: - C- series- Dòng chủ đạo: Đây là dòng di động chủ đạo của Nokia, hướng vào lớp khách hàng chuyên biệt. C- series có nhiều mẫu mã và tính năng khác nhau, C3 vừa ra mắt có bàn phím QWERTY, C5 trông thể thao với bàn phím số. Trong khi đó, C6 lại sỡ hữu bàn phím QWERTY với màn hình chạm. - X- series – Kết nối mạng xã hội và giải trí: Nokia X3 chạy S40, có các phím bấm chơi nhạc, cho phép đi vào Ovi Store để tải game, nhạc và các ứng dụng. Nokia X6 chạy S60 phiên bản 5 với màn hình chạm, hỗ trợ đi vào Facebook, kết nối và chia sẻ ngay trên màn hình Home. Máy cũng hỗ trợ các trò chơi như Asphalt 4, DJ Mix Tour. Gần đây, hãng ra mắt thêm Nokia X2 giá rẻ, nhưng vẫn hỗ trợ giải trí tôt. - E- series - Di động cho doanh nhân: Một trong những thiết bị thành công của E- series là Nokia E71, gần đây là Nokia E72 tiếp nối. Nokia E5 là model mới nhất của dòng này với thời gian sử dụng pin lên tới 18,5 giờ, thời gian chờ 29 ngày. Bên cạnh đó, thiết bị còn tích hợp nhiều tính năng như soạn thảo, tin nhắn, bảo mật tốt. E5 hỗ trợ nhiều dịch vụ mở rộng, trong đó có GPS, kết nối mạng xã hội. - N- series – Dòng di động đầu bảng và cao cấp: Phiên bản mới nhất của N- series là Nokia N8 với các cải tiến về giao diện, giải trí đa phương tiện và hiệu năng. Đây cũng là chiếc di động đầu tiên của Nokia tích hợp nền tảng Qt,cho phép các lập trình viên viết ứng dụng trên các nền tảng khác nhau mà ít cần chỉnh sửa. N- series cũng có thêm các model được gọi là Internet Table, mới nhất là N900 chạy trên nền tảng Maemo. 3. Nokia mobile phones chinh phục người tiêu dùng Việt Nam: Tại Việt Nam, theo chỉ số GFK( chỉ số niềm tin tiêu dùng), tháng 4 năm 2010, Nokia vững vàng đứng vị trí thứ nhất trên thị trường điện thoại di động. Điện thoại Nokia luôn được người tiêu dùng Việt Nam yêu mến và lựa chọn bởi thiết kế, công nghệ và dịch vụ không ngừng được cải tiến trong thời gian qua và đã chinh phục mọi đối tượng khách hàng dù là khó tính nhất để khẳng định vị trí tiên phong của mình. Thể hiện qua những tiêu chí như: 3.1. Thiết kế hiện đại: Nokia đã rắt nổi tiếng về điện thoại thiết kế đẹp, thời trang. Phát huy thế mạnh này, Nokia đã cho ra đời những sản phẩm mới với kiểu dáng tinh tế, hiện đại nhưng đồng thời cũng cứng cáp chắc chắn.Những model nổi bật trong thời gian qua như Nokia C3, E63… với bàn phím qwerty và C5 trông thể thao với bàn phím số. Vào cuối năm 2004, Nokia đã gây ấn tượng mạnh khi cho ra mắt thị trường bộ sưu tập điện thoại thời trang “ Huyền thoại đương đại” : 7260 – táo bạo đầy quyến rũ, 7270 – chất liệu phá cách, 7280-màn đêm huyền bí, sử dụng hiệu ứng màu sắc với những hoạ tiết cổ điển tinh tế đầy cá tính, bộ ba này đang được coi là bộ sưu tập ĐTDĐ thời trang độc nhất vô nhị hiện nay. 3.2. Công nghệ tiên tiến: Đi cùng với thiết kế hiện đại, điện thoại Nokia luôn được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất. Đó là công nghệ màn hình tiên tiến ClearBlack Display độc quyền dành cho điện thoại cảm ứng hay công nghệ chụp ảnh với chế độ tự động lấy nét, kính lọc ND, nhận dạng khuôn mặt bên cạnh geotagging, quay phim HD720p (25 hình/giây)… cho những điện thoại giải trí. Những dòng điện thoại đa truyền thông như Nokia N95, X6, 5230 còn tích hợp hệ thống định vị toàn cầu GPS với công nghệ định tuyến, tìm vị trí, lập lộ trình và bản đồ Ovi. 3.3. Chất lượng hoàn thiện: Chất lượng của điện thoại Nokia không ngừng được nâng cao. Dung lượng pin của các sản phẩm ngày càng dài như dòng điện thoại Nokia E5, thời gian sử dụng pin lên tới 18,5 ngày, thời gian chờ là 29 ngày. Chất liệu chế tạo sản phẩm cũng được cải tiến với những vật liệu có khả năng chịu lực cao, chống trầy xước như kính Gorilla Glass. Để thuyết phục khách hàng, Nokia đã thử độ bền của máy bằng cách ngâm nước, cho vào máy giặt, cho ô tô chạy qua… nhưng vẫn hoạt động bình thường. 3.4. Dịch vụ chu đáo: Từ năm 2010, Nokia Care - hệ thống bảo hành điện tử 6060 tại Việt Nam được áp dụng mang lại sự thoải mái và yên tâm cho khách hàng sử dụng điện thoại Nokia khi họ có nhu cầu bảo hành chính hãng mà không cần lưu giữ giấy bảo hành. 4. Chiến lược của tập đoàn Nokia: Để có được những thành công trên thị trường. Nokia đã đưa ra mười bí quyết thành công của tập đoàn đó là: - Biết tập trung mọi nguồn lực vào lĩnh vực chủ yếu - Quyết đoán, mạnh mẽ trong quản lý, điều hành - Hiện diện khắp nơi trên toàn cầu - Hài hoà tối ưu giữa kỹ thuật và hình thức - Phản ứng nhanh nhạy kịp thời trên thị trường - Duy trì được bản sắc, nguồn g
Luận văn liên quan