Trong tài chính doanh nghiệp có 3 quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết
định tài trợ, và quyết định chi trả cổ tức. Cả ba quyết định trên đều phải nhất quán
với mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Ta cần phải thấy rằng, các
quyết định này liên quan với nhau theo một cách nào đó. Thí dụ, các đầu tư của
một doanh nghiệp ấn định mức lợi nhuận tương lai và tiềm năng cổ tức tương lai;
cấu trúc vốn ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, và đến lượt mình chi phí sử dụng
vốn ấn định một phần đến số cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được và chính sách cổ
tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một doanh
nghiệp (qua lợi nhuận giữ lại), và mở rộng ra, ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn.
Khi lập các quyết định tương quan lẫn nhau này, mục tiêu là tối đa hóa tài sản của
cổ đông. Nhưng nếu chỉ xem xét một cách cô lập thì chính sách cổ tức có tác động
thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Một doanh nghiệp lựa chọn một chính sách cổ
tức dựa vào đâu? Có chính sách nào tối ưu cho tất cả các doanhnghiệp? Trên thực
tế các doanh nghiệp lựa chọn chính sách cổ tức nào? Những chính sách cổ tức đó
có nhất quán với mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông? Trong giai đoạn khó
khăn các công ty có thường cắt giảm cổ tức không? Với mong
muốn phân tích rõ hơn quyết định phân phối cổ tức, cũng như tầm quan trọng của
nó đối với mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông, nhóm chúng tôi thực hiện đề
tài “chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp” để hiểu rõ hơn vấn đế này.
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: “Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp”
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................................................1
1. TỔNG QUAN...............................................................................................................2
1.1. Các khái niệm ........................................................................................................2
1.2. Vai trò của chính sách cổ tức ................................................................................2
1.3. Các yếu tố tác động lên chính sách cổ tức.............................................................2
1.3.1. Các hạn chế pháp lý .......................................................................................3
1.3.2. Các điều khoản hạn chế .................................................................................3
1.3.3. Các ảnh hưởng của thuế .................................................................................3
1.3.4. Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản.....................................................4
1.3.5. Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn............................................4
1.3.6. Ổn định thu nhập............................................................................................5
1.3.7. Triển vọng tăng trưởng ..................................................................................5
1.3.8. Lạm phát ........................................................................................................5
1.3.9. Các ưu tiên của cổ đông .................................................................................6
1.3.10. Bảo vệ chống loãng giá ..................................................................................6
1.4. Các yếu tố tác động lên chính sách cổ tức ở Việt Nam.........................................6
1.4.1. Các hạn chế pháp lý .......................................................................................6
1.4.2. Các ảnh hưởng của thuế .................................................................................7
1.4.3. Lạm phát ........................................................................................................7
1.4.4. Ưu tiên của cổ đông (hiệu ứng khách hàng) ..................................................7
2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC.......................................................8
2.1. Các mô hình cách điệu của Lintner về chi trả cổ tức ............................................8
2.2. Các tranh luận về chính sách cổ tức ......................................................................9
2.3. Dividend Irrelevance Theory - MM và giải thưởng Nobel kinh tế .....................10
2.3.1. Mô hình MM ................................................................................................11
2.3.2. Phát hành cổ phần tài trợ cổ tức ...................................................................13
2.3.3. Mua lại cổ phần tài trợ cho chi trả cổ tức.....................................................15
2.3.4. Lập luận của MM .........................................................................................18
2.4. Trường phái cánh tả cấp tiến ...............................................................................19
2.4.1. Thuế .............................................................................................................19
2.4.2. Chi phí phát hành .........................................................................................21
2.5. Trường phái cánh hữu bảo thủ ............................................................................21
2.5.1. Những lập luận về không thích rủi ro (The Bird-in-the-hand).....................22
2.5.2. Những lập luận về chi phí giao dịch ............................................................24
NHÓM 1-ĐÊM 4-K22 GVHD: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
Tiểu luận: “Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp”
2.5.3. Những lập luận về chi phí đại diện ..............................................................24
2.5.4. Giải thích bằng lý thuyết đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư (catering) .........25
3. CÁC CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC .................................................................25
3.1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động.................................................................25
3.2. Chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ổn định ..........................................................26
3.3. Một số chính sách khác .......................................................................................26
3.4. Các hình thức chi trả cổ tức.................................................................................26
3.4.1. Trả bằng Tiền mặt ........................................................................................26
3.4.3. Trả bằng Tài sản...........................................................................................28
3.4.4. Mua lại cổ phần............................................................................................28
KẾT LUẬN........................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................31
NHÓM 1-ĐÊM 4-K22 GVHD: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
Tiểu luận: “Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp” 1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong tài chính doanh nghiệp có 3 quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết
định tài trợ, và quyết định chi trả cổ tức. Cả ba quyết định trên đều phải nhất quán
với mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Ta cần phải thấy rằng, các
quyết định này liên quan với nhau theo một cách nào đó. Thí dụ, các đầu tư của
một doanh nghiệp ấn định mức lợi nhuận tương lai và tiềm năng cổ tức tương lai;
cấu trúc vốn ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, và đến lượt mình chi phí sử dụng
vốn ấn định một phần đến số cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được và chính sách cổ
tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một doanh
nghiệp (qua lợi nhuận giữ lại), và mở rộng ra, ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn.
Khi lập các quyết định tương quan lẫn nhau này, mục tiêu là tối đa hóa tài sản của
cổ đông. Nhưng nếu chỉ xem xét một cách cô lập thì chính sách cổ tức có tác động
thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Một doanh nghiệp lựa chọn một chính sách cổ
tức dựa vào đâu? Có chính sách nào tối ưu cho tất cả các doanhnghiệp? Trên thực
tế các doanh nghiệp lựa chọn chính sách cổ tức nào? Những chính sách cổ tức đó
có nhất quán với mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông? Trong giai đoạn khó
khăn các công ty có thường cắt giảm cổ tức không? Với mong
muốn phân tích rõ hơn quyết định phân phối cổ tức, cũng như tầm quan trọng của
nó đối với mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông, nhóm chúng tôi thực hiện đề
tài “chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp” để hiểu rõ hơn vấn đế này.
NHÓM 1-ĐÊM 4-K22 GVHD: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
Tiểu luận: “Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp” 2
1. TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm
Cổ tức (Dividends): được hiểu là phần lợi nhuận sau thuế của công ty
dành cho việc chi trả cho cổ đông của nó.
Chính sách cổ tức (Dividend policy):
Là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ
đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho nhà đầu tư một nguồn tăng trưởng lợi nhuận
trong tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi cổ tức cung cấp cho họ một phan
phối hiện tại. Nó ấn định mức lợi nhuận sau thuế Nó ấn định mức lợi nhuận sau
thuế của công ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm
được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Vì
thế chính sách cổ tức sẽ có ảnh hưởng đến số lượng cổ phần trong cấu trúc vốn của
doanh nghiệp (thông qua lợi nhuận giữ lại) và chi phí sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
1.2. Vai trò của chính sách cổ tức
- Là công cụ đảm bảo lợi ích cho cổ đông: Đại bộ phận cổ đông đầu tư vào công ty
đều mong đợi được trả cổ tức do vậy, chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng trực
tiếp đến thu nhập của các cổ đông. Mặt khác,việc công ty duy trì trả cổ tức ổn định
hay không ổn định,dều đặn hay dao động thất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
sự biến động giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.
- Là công cụ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của công ty: Chính sách cổ
tức liên quan tới việc xác định lượng tiền mặt dung trả cổ tức cho các cổ đông. Vì
vậy,nó có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách tài trợ và chính sách đầu tư của công
ty. Việc phân chia lợi tức cổ phần quyết định số lợi nhuận lưu giữ nhiều hay it,
điều này ảnh hưởng tới nguồn vốn bên trong tài trợ cho các nhu cầu mở rộng sản
xuất kinh doanh của công ty trong tương lai. Mặt khác, việc trả cổ tức sẽ làm
giảm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu huy động
vốn từ bên ngoài của công ty.
1.3. Các yếu tố tác động lên chính sách cổ tức
NHÓM 1-ĐÊM 4-K22 GVHD: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
Tiểu luận: “Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp” 3
Về mặt lý thuyết, khi các nhà quản trị cân nhắc lựa chọn một chính sách cổ tức
cho công ty mình thì họ phải xem xét các yếu tố cơ bản sau:
1.3.1. Các hạn chế pháp lý
1.3.1.1. Hạn chế suy yếu vốn:
Tức là doanh nghiệp không thể dùng vốn để chi trả cổ tức. Tùy theo định nghĩa về
vốn mà mức hạn chế của các doanh nghiệp khác nhau, vì vốn có thể chỉ bao gồm
mệnh giá cổ phần thường hoặc có thể bao gồm mệnh giá cổ phần thường và thặng
dư vốn.
1.3.1.2. Hạn chế lợi nhuận ròng
Tức là cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và thời gian qua, nhằm
ngăn cản các chủ sở hữu thường rút đầu tư ban đầu và làm suy yếu vị thế an toàn
của các chủ nợ doanh nghiệp.
1.3.1.3. Hạn chế mất khả năng thanh toán
Tức là không thể chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (nợ
nhiều hơn tài sản), nhằm đảm bảo quyền ưu tiên của chủ nợ đối với tài sản của
doanh nghiệp.
1.3.2. Các điều khoản hạn chế
Các điều khoản hạn chế thường tác động nhiều đến chính sách cổ tức hơn các hạn
chế pháp lý như vừa trình bày. Các điều khoản này nằm trong các giao kèo trái
phiếu, điều khoản vay, thỏa thuận vay ngắn hạn, hợp đồng thuê tài sản, và các thỏa
thuận cổ phần ưu đãi. Về cơ bản, các hạn chế này giới hạn tổng mức cổ tức của
một doanh nghiệp có thể chi trả. Đôi khi, các điều khoản này có thể quy định
không thể chi trả cổ tức cho đến khi nào lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được một
mức ấn định nào đó.
Ngoài ra, các yêu cầu về quỹ dự trữ (để thanh toán nợ), quy định rằng một phần
nào đó của dòng tiền doanh nghiệp phải được dành để tài trợ, đôi khi cũng hạn chế
việc chi trả cổ tức. Việc chi trả cổ tức cũng bị ngăn cấm nếu vốn luân chuyển hay
tỷ lệ nợ hiện hành của doanh nghiệp không cao hơn một mức định sẵn nào đó.
1.3.3. Các ảnh hưởng của thuế
NHÓM 1-ĐÊM 4-K22 GVHD: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
Tiểu luận: “Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp” 4
Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong một thế giới không có thuế thì các nhà
đầu tư sẽ bàng quan với việc nhận cổ tức hay lãi vốn. Nhưng trong thực tế, thu
nhập từ cổ tức bị đánh thuế cao hơn nhiều so với thu nhập từ lãi vốn. Ngoài ra, thu
nhập cổ tức bị đánh thuế ngay (trong năm hiện hành), còn thu nhập lãi vốn có thể
hoãn đến các năm sau. Vì thế sẽ rất logic khi rút ra kết luận là các nhà đầu tư có
thể là không thích nhận cổ tức. Điều này sẽ được phản ánh trong giá cổ phiếu.
Những yếu tố khác không đổi, giá cổ phiếu của các công ty trả cổ tức sẽ thấp hơn
giá cổ phiếu của các công ty giữ lại thu nhập để tái đầu tư. Khi quyết định chi trả
cổ tức, doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến sự chênh lệch giữa thuế suất đánh trên thu
nhập lãi vốn và thu nhập cổ tức.
Rõ ràng các yếu tố vừa trình bày có xu hướng như khuyến khích doanh nghiệp giữ
lại lợi nhuận nhiều, tuy nhiên nếu doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận nhiều với mục
đích bảo vệ các cổ đông khỏi phải chi trả thuế thu nhập cá nhân trên cổ tức sẽ đi
ngược lại mục tiêu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp, thậm chí có thể bị cơ quan
thuế phạt rất nặng nếu cơ quan thuế chứng minh được doanh nghiệp đã tích lũy dư
thừa lợi nhuận nhằm bảo vệ các cổ đông.
1.3.4. Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản
Chi trả cổ tức là các dòng tiền đi ra. Vì vậy khả năng thanh khoản (tức là khả năng
chuyển đổi thành tiền và thể hiện đúng giá trị thị trường) của doanh nghiệp càng
lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. Ngay cả khi một
doanh nghiệp có một thành tích quá khứ tái đầu tư lợi nhuận cao, đưa đến một số
dư lợi nhuận giữ lại lớn, có thể doanh nghiệp này không có khả năng chi trả cổ tức
nếu không có đủ tài sản có tính thanh khoản cao, nhất là tiền mặt. Khả năng thanh
khoản thường trở thành một vấn đề trong giai đoạn kinh tế suy yếu dài hạn, khi cả
lợi nhuận và dòng tiền đều sụt giảm. Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng
có nhiều các cơ hội đầu tư sinh lợi cũng thường thấy khó khi phải vừa duy trì đủ
thanh khoản vừa chi trả cổ tức cùng một lúc.
1.3.5. Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn
NHÓM 1-ĐÊM 4-K22 GVHD: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
Tiểu luận: “Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp” 5
Doanh nghiệp lớn, có uy tín, được xếp hạng tín dụng tốt thì dễ dàng tiếp cận với
thị trường tín dụng và các nguồn vốn bên ngoài với chi phí sử dụng vốn thấp hoặc
có thể chấp nhận được thì càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức bởi khả năng
thanh khoản linh hoạt và tận dụng các cơ hội đầu tư. Ngược lại, với các doanh
nghiệp nhỏ, chỉ có vốn cổ phần, khó tiếp cận vốn bên ngoài thì khi có cơ hội đầu
tư mới thuận lợi, thường việc chi trả cổ tức không nhất quán với mục tiêu tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp.
1.3.6. Ổn định thu nhập
Hầu hết các doanh nghiệp lớn, có cổ phần được nắm giữ rộng rãi thường do dự đối
với việc hạ thấp chi trả cổ tức, ngay cả những lúc gặp khó khăn nghiêm trọng về
tài chính. Vì vậy, một doanh nghiệp có một lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn
lòng chi trả cổ tức cao hơn một doanh nghiệp có thu nhập không ổn định. Một
doanh nghiệp có các dòng tiền tương đối ổn định qua nhiều năm có thể tự tin về
tương lai hơn, và thường phản ánh sự tin tưởng này trong việc cho trả cổ tức cao
hơn.
1.3.7. Triển vọng tăng trưởng
Một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có nhu cầu vốn lớn để tài trợ các cơ
hội đầu tư hấp dẫn của mình. Thay vì chi trả cổ tức nhiều và sau đó có gắng bán cổ
phần mới để huy động vốn cổ phần cần thiết, doanh nghiệp thuộc loại này thường
giữ lại một phần lớn lợi nhuận và tránh bán cổ phần mới ra công chúng vừa tốn
kém vừa bất tiện.
1.3.8. Lạm phát
Trong một môi trường lạm phát, vốn phát sinh từ khấu hao thường không đủ để
thay thế tài sản của một doanh nghiệp khi các tài sản này cũ kỹ, lạc hậu. Trong
trường hợp này, một doanh nghiệp có thể buộc phải giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận cao
hơn để duy trì năng lực hoạt động cho tài sản của mình. Lạm phát cũng có một tác
động trên nhu cầu vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Trong một môi trường giá
cả tăng, số tiền thực tế đầu tư vào kho hàng và các khoản phải thu có chiều hướng
NHÓM 1-ĐÊM 4-K22 GVHD: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
Tiểu luận: “Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp” 6
tăng để hỗ trợ cho cùng một khối lượng hiện vật kinh doanh. Như vậy, lạm phát có
thể buộc một doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để duy trì vị thế vốn luân
chuyển giống như trước khi có lạm phát.
1.3.9. Các ưu tiên của cổ đông
Một doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ với tương đối ít cổ đông thì ban điều
hành có thể ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông (tức là mục tiêu, sở
thích của cổ đông). Còn các doanh nghiệp có số lượng cổ đông lớn thì không thể
tính đến các ưu tiên của cổ đông khi quyết định chi trả cổ tức mà chỉ có thể xem
xét các yếu tố cơ hội đầu tư, nhu cầu dòng tiền, tiếp cận thị trường tài chính và các
yếu tố liên quan khác. “Hiệu ứng khách hàng” cho thấy các nhà đầu tư sẽ lựa chọn
các công ty có chính sách phù hợp với mục tiêu của mình.
1.3.10. Bảo vệ chống loãng giá
Việc quyết định giữ lại lợi nhuận, chi trả cổ tức có thể còn phụ thuộc vào các
quyết định tài trợ, cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. Rủi ro loãng giá, tức
quyền lợi của chủ sở hữu theo phần trăm bị loãng, xuất hiện khi doanh nghiệp phát
hành cổ phần mới vì có thể có cổ đông không mua hoặc không thể mua theo tỷ lệ
tương ứng. Vì vậy, có vài doanh nghiệp lựa chọn chi trả cổ tức thấp để tránh rủi ro
loãng giá.
1.4. Các yếu tố tác động lên chính sách cổ tức ở Việt Nam
1.4.1. Các hạn chế pháp lý
Tại điều 93 Luật doanh nghiệp 2005 cũng đã có các quy định về việc chi trả cổ
tức của tất cả các công ty cổ phần: “Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác
định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích
từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cố phần chỉ được trả cổ tức cho
cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác
theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó
theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã
NHÓM 1-ĐÊM 4-K22 GVHD: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
Tiểu luận: “Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp” 7
định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác đến hạn.”
1.4.2. Các ảnh hưởng của thuế
Theo Thông tư 84 hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân thì:
- Đối với thu nhập từ kinh doanh chứng khoán thì nhà đầu tư có thể chọn lựa
và đăng ký 1 trong 2 cách trả thuế sau: trả thuế cho mỗi lần giao dịch hoặc trả thuế
tại thời điểm cuối năm. Thuế suất là 0,1%/mỗi lần giao dịch hoặc là 20%/năm, sau
khi trừ các chi phí có liên quan.
- Đối với thu nhập từ việc đầu tư vốn (cổ tức) sẽ chịu mức thuế suất là 5%.
Nếu nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu thì thu nhập chịu thuế sẽ căn cứ theo
giá thị trường tại thời điểm nhận cổ tức.
Nhìn qua có thể thấy sự chênh lệch khá lớn giữa 2 mức thuế suất (20% cho lãi vốn
và 5% cho cổ tức). Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn chính sách cổ
tức của mỗi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.4.3. Lạm phát
Vài năm gần đây, Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao. Theo lý thuyết thì
trong môi trường lạm phát thì nhu cầu vốn và số dư tiền mặt của doanh nghiệp
cũng tăng lên. Do đó, doanh nghiệp phải giữ lại lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên,
lạm phát cao đồng nghĩa với việc tăng trưởng không bền vững và có nhiều rủi ro.
Khi đó, rủi ro sẽ làm cho các nhà đầu tư cân nhắc kỹ hơn về việc bỏ tiền vào kinh
doanh chứng khoán, bên cạnh các nguồn đầu tư khác như vàng, bất động sản. Lạm
phát tăng còn dẫn đến nhiều biến động vĩ mô khác như lãi suất ngân hàng sẽ tăng,
luồng vốn đầu tư nước ngoài giảm … đây chính là thời điểm khó khăn của các
công ty khi huy động vốn bên ngoài. Chính vì vậy, một mức chi trả cổ tức thấp
hợp lý sẽ là lựa chọn khôn ngoan của các doanh nghiệp.
1.4.4. Ưu tiên của cổ đông (hiệu ứng khách hàng)
Ta nhận thấy rằng tâm lý của các nhà đầu tư Việt Nam hiện nay vẫn ưu tiên lựa
chọn các công ty có tỷ lệ trả cổ tức cao. Và dĩ nhiên, các cổ đông sẽ bỏ phiếu biểu
NHÓM 1-ĐÊM 4-K22 GVHD: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
Tiểu luận: “Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp” 8
quyết thông qua tỷ lệ trả cổ tức cao. Các cổ đông không thích rủi ro, hoặc những
lo ngại về lạm phát có thể thích một mức cổ tức nào đó hơn là hứa hẹn lãi vốn
trong tương lai, ít chắc chắn hơn. Vì vậy, cổ tức làm giảm rủi ro của các cổ đông.
Nếu một doanh nghiệp nào công bố một chính sách chi trả cổ tức cao trong năm
thì lập tức giá của cổ phiếu đó sẽ tăng lên nhanh chóng. Điều này có lẽ đúng với
thị trường còn mới mẻ như Việt Nam, nơi m