Thời gian này, thế giới đang ghi nhận nhiều bƣớc tiến đáng kể của ngành du lịch,
nhất là du lịch sinh thái và bảo tồn do những quan ngại ngày càng lớn về vấn đề môi
trƣờng. Du lịch sinh thái không còn chỉ tồn tại nhƣ một khái niệm hay một đề tài để suy
ngẫm mà đã trở thành một thực tế trên toàn cầu. Nhƣ chúng ta đã biết rằng để phát triển du
lịch thì điều kiện không thể thiếu là tài nguyên thiên nhiên. Trong đó thì môi trƣờng tự
nhiên nhƣ môi trƣờng nƣớc, không khí, đất đai đồi núi là yếu tố chính để đem đến sự thảo
mãn cho du khách du lịch. Du lịch ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với tác động không
nhỏ đến môi trƣờng tự nhiên. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong sự phát triển của du
lịch đang là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia vì nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát
triển nghành công nghiệp không khói này.
55 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá tác động của việc phát triển du lịch sinh thái đến các thành phần môi trường tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
DLST ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƢỜNG TẠI
KHU DU LỊCH SINH THÁI MỸ LỆ
GVHD: TS. Ngô An
Thực hiện: NHÓM 2.4
Bùi Hữu Long 10157095
Phí Hƣơng Mai 10157106
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013
MỤC LỤC
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................. 6
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 6
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................... 6
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 8
2.1Tổng quan về du lịch sinh thái....................................................................................8
2.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái........................................................................ 8
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ................................................... 9
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái. .................................. 10
2.1.4. Du lịch sinh thái tác động đến các yếu tố môi trƣờng : ................................. 11
2.1.4.1. Tác động tích cực. ................................................................................. 11
2.1.4.2. Tác động tiêu cực .................................................................................. 12
2.2 Tổng quan về Bình Phƣớc ................................................................................... 13
2.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 13
2.2.2. Khí hậu ........................................................................................................ 13
2.2.3. Địa hình ....................................................................................................... 13
2.2.4. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................ 13
2.3. Tổng quan về khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ ......................................................... 15
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 15
2.3.2. Vị trí địa lý , giới hạn .................................................................................. 16
2.3.3. Địa hình ...................................................................................................... 16
2.3.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết........................................................................... 16
2.3.5. Giao thông và cơ sở hạ tầng ......................................................................... 16
2.3.6. Tổ chức quản lý tại công ty ......................................................................... 17
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 19
3.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 19
Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST tới các thành phần môi trƣờng ở KDL sinh thái Mỹ Lệ
Du Lịch Sinh Thái 3
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 19
3.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu..................................................................... 19
3.2.2 Khảo sát thực địa ....................................................................................... 20
3.2.3 Phân tích các khía cạnh tác động (AIA) ..................................................... 21
3.2.4 Phƣơng pháp ma trận tác động (AIM) ....................................................... 21
3.2.5 Phƣơng pháp những thay đổi có thể chấp nhận đƣợc (LAC) ...................... 22
3.2.6 Phƣơng pháp phân tích SWOT .................................................................. 23
Chƣơng 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 24
4.1 Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái của KDL sinh thái Mỹ Lệ ....................... 24
4.1.1. Các điểm dịch vụ tại KDL Mỹ Lệ ................................................................... 24
4.1.2. Tình hình doanh thu tại KDL sinh thái Mỹ Lệ ................................................. 25
4.1.3 Nhận xét về hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại KDL sinh thái Mỹ Lệ .... 27
4.2 Phân tích các khía cạnh môi trƣờng và tài nguyên từ các hoạt động du lịch của KDL
................................................................................................................................. 28
4.2.1 Danh mục các hoạt động – khía cạnh – tác động tích cực ................................. 28
4.2.2 Danh mục các hoạt động – khía cạnh – tác động tiêu cực ................................. 29
4.3 Đánh giá các tác động của các hoạt động du lịch đến môi trƣờng và tài nguyên của
KDL ......................................................................................................................... 31
4.3.1 Chất thải lỏng ............................................................................................ 31
4.3.2 Chất thải rắn .............................................................................................. 32
4.3.3 Chất thải khí .............................................................................................. 33
4.3.4 Tiếng ồn .................................................................................................... 33
4.4 Đánh giá các tác động của các hoạt động du lịch đến môi trƣờng và tài nguyên của
KDL Mỹ Lệ .......................................................................................................... 34
4.4.1 Đề xuất các tiêu chí giới hạn của các tác động môi trƣờng .............................. 35
4.4.2 Kế hoạch quan trắc .................................................................................... 37
4.5 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động của hoạt động du lịch tại KDL .... 38
4.5.1 Các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của KDL Mỹ Lệ .................... 38
4.5.2 Các chiến lƣợc ƣu tiên và các giải pháp ..................................................... 40
Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST tới các thành phần môi trƣờng ở KDL sinh thái Mỹ Lệ
Du Lịch Sinh Thái 4
4.5.3 Tích hợp các giải pháp chiến lƣợc ............................................................. 41
4.6 Giải pháp để quản lý các tác động của hoạt động du lịch tại KDL ....................... 42
4.6.2 Chất thải lỏng ............................................................................................... 43
4.6.3 Chất thải khí ................................................................................................. 44
4.6.4 Tiếng ồn ....................................................................................................... 45
4.6.5 Quản lý năng lƣợng ...................................................................................... 45
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 46
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 46
5.2 Kiến Nghị .......................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 48
PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH KDL SINH THÁI MỸ LỆ .................................................. 49
Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST tới các thành phần môi trƣờng ở KDL sinh thái Mỹ Lệ
Du Lịch Sinh Thái 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLST: Du lịch sinh thái
KDL: Khu du lịch
DL: Du lịch
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch thực hiện khảo sát thực địa
Bảng 3.2: Bảng phân tích SWOT
Bảng 4.1: Bảng các hoạt động tích cực của hoạt động DLST đến môi trƣờng
Bảng 4.2: Bảng các hoạt động tiêu cực của hoạt động DLST đến môi trƣờng
Bảng 4.3: Nồng Độ chất ô nhiễm hàng ngày của KDL Mỹ Lệ
Bảng 4.4: Ma trận các tác động của hoạt động du lịch tại KDL Mỹ Lệ ảnh hƣởng đến tài
nguyên và môi trƣờng của KDL.
Bảng 4.5: Các tiêu chí hạn chế ảnh hƣởng của hoạt động du lịch
Bảng 4.6: Kế hoạch quan trắc
Bảng 4.7: Ma trận SWOT cho phát triển du lịch tại KDL Mỹ Lệ
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công Ty CP Thƣơng mại- Dịch vụ DL- Xuất nhập khẩu Mỹ Lệ
Hình 4.1: Sơ đồ thu gom – xử lý chất thải rắn cho KDL Mỹ Lệ
Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST tới các thành phần môi trƣờng ở KDL sinh thái Mỹ Lệ
Du Lịch Sinh Thái 6
Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thời gian này, thế giới đang ghi nhận nhiều bƣớc tiến đáng kể của ngành du lịch,
nhất là du lịch sinh thái và bảo tồn do những quan ngại ngày càng lớn về vấn đề môi
trƣờng. Du lịch sinh thái không còn chỉ tồn tại nhƣ một khái niệm hay một đề tài để suy
ngẫm mà đã trở thành một thực tế trên toàn cầu. Nhƣ chúng ta đã biết rằng để phát triển du
lịch thì điều kiện không thể thiếu là tài nguyên thiên nhiên. Trong đó thì môi trƣờng tự
nhiên nhƣ môi trƣờng nƣớc, không khí, đất đai đồi núi là yếu tố chính để đem đến sự thảo
mãn cho du khách du lịch. Du lịch ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với tác động không
nhỏ đến môi trƣờng tự nhiên. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong sự phát triển của du
lịch đang là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia vì nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát
triển nghành công nghiệp không khói này.
Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của KDL nói chung và DLST nói
riêng, tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá các tác động của việc phát triển du lịch sinh thái tới
các thành phần môi trƣờng ở khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá đƣợc hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái, hiện trạng hoạt động du lịch
sinh thái và những tác động tới môi trƣờng tại KDL Mỹ Lệ, từ đó đề xuất giải pháp phát
triển phù hợp cho hoạt động du lịch sinh thái tại đây.
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
- Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ tỉnh Bình Phƣớc
Đối tƣợng nghiên cứu
Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST tới các thành phần môi trƣờng ở KDL sinh thái Mỹ Lệ
Du Lịch Sinh Thái 7
- Tài nguyên du lịch sinh thái và những tác động đến môi trƣờng của KDL Mỹ Lệ
tỉnh Bình Phƣớc.
- Ban quản lý, nhân viên, khách du lịch tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ
- Các bên có liên quan.
Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST tới các thành phần môi trƣờng ở KDL sinh thái Mỹ Lệ
Du Lịch Sinh Thái 8
Chƣơng 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về du lịch sinh thái
2.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm hỗ
trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trƣờng tự nhiên, các giá trị văn hóa bản
địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần tích
cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Loại hình du
lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và ngày càng đƣợc quan
tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế. (Ngô An, 2009)
Năm 1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đƣa ra định
nghĩa về DLST ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng”.
Năm 2006, Lê Huy Bá cũng đƣa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một
loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tƣợng để phục vụ cho những
khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thƣởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về
các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du
lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng nhƣ giáo dục tuyên truyền và bảo
vệ, phát triền môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Có thể hiểu DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để
bảo tồn môi trƣờng và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phƣơng.
Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau,
với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm
ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhƣng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng
Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST tới các thành phần môi trƣờng ở KDL sinh thái Mỹ Lệ
Du Lịch Sinh Thái 9
đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các
hoạt động bảo tồn và đƣợc nuôi dƣỡng, quản lý theo hƣớng bền vững về mặt sinh thái. Du
khách sẽ đƣợc hƣớng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trƣờng để nâng
cao hiểu biết, cảm nhận đƣợc giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác
động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Du lịch sinh thái
nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội tụ các yếu tố cần đó là: sự quan tâm tới
thiên nhiên và môi trƣờng, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trƣờng, qua đó
tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:
+ Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa
DLST với các loại hình du lịch sựa vào thiên nhiên khác.
+ Du khách có đƣợc sự hiểu biết cao hơn về các giá trị môi trƣờng tự nhiên, về
những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa, thái độ cƣ xử của du
khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phƣơng.
- Bảo vệ môi trƣờng và duy trì hệ sinh thái:
+ Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến môi trƣờng và tự nhiên.
+ Vấn đề bảo vệ môi trƣờng, duy trì hệ sinh thái là những ƣu tiên hàng đầu để
phát triển DLST bền vững.
+ Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ đƣợc đầu tƣ để thực hiện các giải
pháp bảo vệ môi trƣờng và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng:
+ Đây đƣợc xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời
các giá trị môi trƣờng của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.
+ Sự xuống cấp hoặc thay đổi phong tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng
đồng địa phƣơng dƣới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự
nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST.
Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST tới các thành phần môi trƣờng ở KDL sinh thái Mỹ Lệ
Du Lịch Sinh Thái 10
+ Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phƣơng có ý nghĩa quan
trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng:
+ Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hƣớng tới của DLST.
+ DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp
nhằm cải thiện môi trƣờng sống của cộng đồng địa phƣơng.
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.
Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức đƣợc DLST bao gồm (Phạm Trung Lƣơng,
2002):
- Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
+ Hệ sinh thái tự nhiên đƣợc hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu
tự nhiên và động thực vật là điều kiện cần có để phát triển DLST.
+ Không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng
nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
- Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:
+ Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao đƣợc hiểu biết cho khách DLST về các đặc
điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phƣơng.
+ Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một
cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng
cao sự hiểu biết chung giữa ngƣời dân địa phƣơng với khách du lịch.
- Cần đƣợc tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.
+ Xét trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây đƣợc hiểu là số lƣợng tối đa du khách mà
khu vực có thể tiếp nhận.
+ Xét ở góc độ sinh học, sức chứa đƣợc hiểu là lƣợng khách tối đa mà nếu lớn hơn
sẽ vƣợt quá khả năng tiếp nhận của môi trƣờng, làm xuất hiện các tác động sinh
thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra.
+ Xét ở góc độ tâm lý, sức chứa đƣợc hiểu là giới hạn lƣợng khách mà nếu vƣợt
quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và
hoạt động của họ bị ảnh hƣởng bởi sự có mặt của các du khách khác.
Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST tới các thành phần môi trƣờng ở KDL sinh thái Mỹ Lệ
Du Lịch Sinh Thái 11
+ Xét ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lƣợng du khách mà tại đó bắt đầu
xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa–
xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực.
+ Xét ở góc độ quản lý, sức chứa đƣợc hiểu là lƣợng khách tối đa mà khu du lịch
có khả năng phục vụ.
+ Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lƣợng, vì vậy khó có thể
xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực.
+ Các chỉ số sức chứa chỉ có thể xác định một cách tƣơng đối bằng phƣơng pháp
thực nghiệm.
- Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa bản
địa. Vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.
2.1.4. Du lịch sinh thái tác động đến các yếu tố môi trƣờng :
2.1.4.1. Tác động tích cực.
Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc
bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vƣờn
Quốc gia.
Tăng cƣờng chất lƣợng môi trƣờng: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến
cho việc làm sạch môi trƣờng thông qua kiểm soát chất lƣợng không khí, nƣớc,
đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trƣờng khác thông qua các
chƣơng trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dƣỡng các
công trình kiến trúc.
Đề cao môi trƣờng: Việc phát triển các cơ sở du lịch đƣợc thiết kế tốt có thể đề
cao giá trị các cảnh quan.
Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phƣơng nhƣ sân bay, đƣờng
sá, hệ thống cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể đƣợc cải
thiện thông qua hoạt động du lịch.
Tăng cƣờng hiểu biết về môi trƣờng của cộng đồng địa phƣơng thông qua
việc trao đổi và học tập với du khách.
Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST tới các thành phần môi trƣờng ở KDL sinh thái Mỹ Lệ
Du Lịch Sinh Thái 12
2.1.4.2. Tác động tiêu cực
Ảnh hƣởng tới nhu cầu và chất lƣợng nƣớc: Du lịch là ngành công nghiệp
tiêu thụ nƣớc nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nƣớc sinh hoạt hơn cả nhu cầu
nƣớc sinh hoạt của địa phƣơng.
Nƣớc thải: Nếu nhƣ không có hệ thống thu gom nƣớc thải cho khách sạn, nhà
hàng thì nƣớc thải sẽ ngấm xuống bồn nƣớc ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận
(sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh nhƣ giun sán, đƣờng ruột,
bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan
và nuôi trồng thủy sản.
Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là
nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng
đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
Ô nhiễm không khí: Tuy đƣợc coi là ngành "công nghiệp không khói", nhƣng
du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và
tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho
cây cối, động vật ho