Hiện nay Việt Nam là một nước đang phát triển. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế là mơ ước của toàn dân. Trong bối cảnh đó thì đấu thầu cạnh tranh là một phương pháp quan trọng trong việc tiếp thu nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Đây là một lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam và còn có nhiều điểm cần học hỏi và hoàn thiện để công tác đấu thầu quốc tế thực sự phát huy hết vai trò của mình trong việc lựa chọn nguồn lực bên ngoài phù hợp nhất cho sự phát triển của đất nước.
Từ khi thực hiện quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo chủ trương đổi mới do Đại hội Đảng lần VI đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới toàn diện cơ chế quản lý để làm cho cơ chế đó thích ứng điều kiện của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cùng với sự chuyển đổi đó nhiều hình thức kinh doanh mới xuất hiện, trong đó hình thức đấu thầu quốc tế đã được áp dụng để dần dần thay thế cho phương thức chỉ định thầu không còn phù hợp với cơ chế thị trường cũng như thông lệ quốc tế.
82 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay Việt Nam là một nước đang phát triển. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế là mơ ước của toàn dân. Trong bối cảnh đó thì đấu thầu cạnh tranh là một phương pháp quan trọng trong việc tiếp thu nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Đây là một lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam và còn có nhiều điểm cần học hỏi và hoàn thiện để công tác đấu thầu quốc tế thực sự phát huy hết vai trò của mình trong việc lựa chọn nguồn lực bên ngoài phù hợp nhất cho sự phát triển của đất nước.
Từ khi thực hiện quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo chủ trương đổi mới do Đại hội Đảng lần VI đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới toàn diện cơ chế quản lý để làm cho cơ chế đó thích ứng điều kiện của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cùng với sự chuyển đổi đó nhiều hình thức kinh doanh mới xuất hiện, trong đó hình thức đấu thầu quốc tế đã được áp dụng để dần dần thay thế cho phương thức chỉ định thầu không còn phù hợp với cơ chế thị trường cũng như thông lệ quốc tế.
Xuất phát từ vai trò quan trọng công tác đấu thầu ở ở Việt Nam hiện nay nên sau một thời gian nghiên cứu vấn đề đấu thầu tại Việt Nam nhóm em đã quyết định chọn đề tài: “Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của mình.
Nhóm xin chân thành cảm ơn Cô PGS TS Võ Thanh Thu đã tận tình hướng dẫn nhóm thực hiện bài nghiên cứu này và mong nhận được góp ý của Cô về những điểm chưa hoàn chỉnh để bài làm được tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn Cô!
1. HIỂU BIẾT VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ:
1.1. Khái niệm:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu.
Trong điều 4, khoản 2 Luật đấu thầu Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 có giải thích:
“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện các gói thầu thuộc các dự án quy định tại điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”
Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước tham gia.
1.2. Những người có liên quan
Bên mời thầu: là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu (Luật đấu thầu - điều 4, khoản 10)
Bên nhà thầu: là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để kí kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu trong nước xét theo pháp luật Việt Nam, đối với nhà thầu nước ngoài được xét theo pháp luật của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch. Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính của mình.
Nhà thầu có thể là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, là nhà tư vấn (có thể chỉ là một cá nhân) trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư.
Nhà đấu thầu có thể tham gia dự thầu độc lập (gọi là nhà thầu độc lập) hoặc liên danh với các nhà thầu khác (gọi là nhà thầu liên doanh). Trường hợp liên danh phải có văn bản thảo thuận giữa các thành viên tham gia liên danh về trách nhiệm chung và riêng đối với công việc thuộc gói thầu và phải có người đứng đầu liên danh.
Nhà thầu có thể phân loại: nhà thầu chính và nhà thầu phụ
+ Nhà thầu chính: là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, kí kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh (Khoản 12, điều 4, luật đấu thầu 2005)
+ Nhà thầu phụ: là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thảo thuận hoặc hợp đồng được kí với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.
Các đối tượng tham gia gián tiếp
Ngoài Bên mua và Bên bán là các đối tượng tham gia trực tiếp hoạt động đấu thầu còn có một bộ phận thứ ba gián tiếp tham gia vào hoạt động đấu thầu, bao gồm:
Cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát;
Tổ chức, công ty kiểm toán độc lập;
Công luận, các cơ quan báo chí;
Sự tham gia của cộng đồng với vai trò giám sát.
1.3. Khái niệm gói thầu, gói thầu quy mô nhỏ:
Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án, gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên (khoản 20, điều 4, luật đấu thầu 2005)
Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ công việc thiết kế , cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp. (khoản 21, điều 4, Luật Đấu Thầu 2005)
Gói thầu quy mô nhỏ: theo quy chế của cơ quan nhà nước Việt Nam là gói thầu có giá trị dưới 3 tỉ đồng đối với mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp (không kể chi phí thiết kế).
So sánh đấu thầu và đấu giá:
Giống nhau:
Là phạm trù tồn tại trong nền kinh tế thị trường
Tổ chức để người mua bán cạnh tranh công khai
Khác nhau:
Nội dung
Đấu thầu
Đấu giá
Bên tổ chức
Người mua
Người bán
Hoạt động mua hay bán
Mua
Bán
Đối tượng tham gia
Các nhà thầu (người bán)
Những người mua
Đối tượng mua bán
Đối tượng chào bán của nhà thầu là chỉ có trên hồ sơ và BMT chỉ có được sản phẩm định mua sau khi nhà thầu thực hiện xong hợp đồng đã ký
Đối tượng bán là rõ ràng, người mua có thể kiểm tra, đánh giá trước khi đưa ra giá mua
Nội dung cạnh tranh
+ Kỹ thuật, chất lượng, dịch vụ, uy tín, thanh toán…. tốt nhất
+ Giá cả cao nhất
+ Giá cả thấp nhất hoặc phù hợp nhất
Giá cả
Có sự khống chế về giá (trừ trường hợp đặc biệt), được gọi là giá gói thầu hay dự toán. BMT (bên mua) mua hàng hoá, dịch vụ của người bán (nhà thầu) đảm bảo yêu cầu nhưng trong giới hạn về nguồn lực tài chính của họ, nhà thầu đưa ra giá cao hơn khả năng tài chính của chủ thể, thì dù có tốt đến mấy nếu BMT không thể thu xếp được thì cũng không thể trúng thầu vì vượt khả năng thanh toán của BMT. Nhà thầu nào đáp ứng các yêu cầu của BMT, mà có giá bán càng thấp (tính trên một mặt bằng chi phí) thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.
khống chế giá thấp nhất khi các bên tham gia đặt giá, được gọi là giá sàn. Sở dĩ như vậy là vì giá mà các bên tham gia đưa ra phải đủ bù đắp những chi phí giới hạn của chủ thể. Ai đưa ra giá cao hơn sẽ là người chiến thắng trong phiên đấu giá
Đặt cọc tham dự mua và bán
Trong đấu thầu, để mua được dịch vụ, hàng hoá, công trình của người bán (nhà thầu) thường phải qua hai giai đoạn là đấu thầu để chọn được nhà thầu phù hợp nhất và giai đoạn thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng. Chính vì lẽ đó, khi đấu thầu để xác định trách nhiệm của nhà thầu đối với gói thầu người ta quy định hai lần đặt cọc: đặt cọc khi tham dự thầu (bảo đảm dự thầu) và đặt cọc thực hiện hợp đồng (bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Đối với đấu giá, người tham dự chỉ cần đặt cọc một lần để xác định trách nhiệm khi tham dự đấu giá.
Mục tiêu
+ Mua được hàng hóa thỏa mãn các yêu cầu của mình với chi phí thấp nhất
+ Mua được hàng hóa với giá phù hợp với khả năng
+ Người mua:
+ Giành được quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó với giá cả bù đắp được chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất
+ Bán được hàng với giá cao nhất
1.4. Vai trò đấu thầu quốc tế.
Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá cả giá trị. Công tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường, cụ thể vai trò của đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt sau:
Là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người mua (BMT) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh;
Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu và hợp tác hoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu. Thông qua đấu thầu đã phát triển được thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh, nhiều doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị trường đấu thầu, kích thích thị trường trong nước phát triển chống được sự độc quyền tự nhiên. Các CĐT, BMT cũng được tăng cường về năng lực, họ có thêm kiến thức, thông tin và trở thành những người mua ngày một thông thái hơn. Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triển nhờ tăng cường sự công khai, minh bach, công bằng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho các công trình công cộng;
Là một công cụ quan trọng giúp các chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí. Đó là những khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sự tham gia của các tổ chức nhà nước, DNNN ở một mức độ nào đó, cũng như cho mục tiêu duy trì các hoạt động của bộ máy Nhà nước;
Cùng với pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp luật về tham phòng- chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chống lại các hành vi gian lận, tham nhũng và lãng phí trong việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạt động mua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà nước;
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các quốc gia, các tổ chức phát triển với các quốc gia đang phát triển. Hoạt động đấu thầu không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn ra trên toàn thế giới. Các nhà thầu danh tiếng trên thế giới- họ là những người sẵn sàng và có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động của các quốc gia, thông qua đó họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm;
Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúp các cơ quan quan lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều bên;
Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh;
Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm của những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo;
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu thầu chúng ta sẽ đi sâu vào vai trò của hoạt động đấu thầu đối với bên mời thầu và bên nhà thầu.
Đối với bên mời thầu (đối với chủ dự án đầu tư)
Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được các nhà thầu có khả năngđáp ứng được tốt nhất các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, tiến độ đặt ra của công trình. Trên cơ sở đó giúp cho chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vốn đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ công trình.
Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư cũng sẽ nắm bắt được quyền chủ động, quản lý có hiệu quả và giảm thiểu được các rủi ro phát sinh trong quá trìnhthực hiện dự án đầu tư do toàn bộ quá trình tổ chức đấu thầu và thực hiện kết quả đấu thầu được tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật và sau khi chủ đầu tư đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ về mọi mặt
Để đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện côngtác đấu thầu của chủ đầu tư phải tự nâng cao trình độ của mình về các mặt nên việc áp dụng phương thức đấu thầu còn giúp cho chủ đầu tư nâng caotrình độ và năng lực của cán bộ công nhân viên.
Đối với bên nhà thầu.
Đối với nhà thầu, thắng thầu đồng nghĩa với việc mang lại công ăn việc làmcho cán bộ công nhân viên, nâng cao uy tín của nhà thầu trên thương trường, thu được lợi nhuận, tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm trong thi công vàquản lý, đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật vững tay nghề, máymóc thiết bị thi công được tăng cường.
Hoạt động đấu thầu được tổ chức theo nguyên tắc công khai và bình đẳng, nhờ đó các nhà thầu sẽ có điều kiện để phát huy đến mức cao nhất cơ hội tìm kiếm công trình và khả năng của mình để trúng thầu.
Phân loại các hình thức đấu thầu quốc tế:
Căn cứ vào đối tượng đấu thầu:
Đấu thầu mua sắm hàng hoá (Tender for Procurement goods)
Theo quy định tại điều 3 Nghị định 88/1999/NĐ-CP thì “hàng hoá” ở đây được hiểu là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm). Bên mời thầu có thể soạn thảo các điều kiện đấu thầu kèm với thư mời thầu gửi cho các hãng (các công ty) đã được lựa chọn. Dựa vào đơn chào hàng của các hãng này bên mời thầu sẽ lựa chọn nhà thầu thích hợp nhất cho mình.
Đấu thầu xây dựng công trình (Tender for Works)
Là hình thức đấu thầu thực hiện những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình. Trong loại hình đấu thầu này các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu (giá cả, kỹ thuật, tiến độ, uy tín) được coi trọng hơn cả, người có giá chào thấp nhất chưa chắc đã là người giành được hợp đồng. Cũng trong loại hình đấu thầu nói trên người ta đề cao vai trò của người tư vấn, của vấn đề bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành công trình. Do các công trình xây dựng có thể có giá trị rất lớn, vì thế việc quản lý cũng chặt chẽ hơn, tổ chức tốt hoạt động đấu thầu quốc tế sẽ mang lại một khoản tiền tiết kiệm rất đáng kể cho chủ đầu tư.
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn (Tender for Consulting Services)
Là hình thức đấu thầu nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho Bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Trong một số công trình, dự án, các dịch vụ tư vấn được tính chung vào giá công trình, còn đại bộ phận chúng được tách thành các hợp đồng riêng biệt (hợp đồng thiết kế, hợp đồng thuê chuyên gia...).
Do tính chất đặc biệt của dịch vụ tư vấn nên người ta thường coi trọng kinh nghiệm và năng lực nhà thầu hơn là giá cả. điều này được thể hiện rõ
trong điều 20 mục 8 và 9 của Quy chế đấu thầu 88/1999.
Đấu thầu dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án (Tender for Project)
Loại đấu thầu này cũng rất hay gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Khi một dự án có từ hai đối tác trở lên thì việc lựa chọn ai là người thực hiện dự án sẽ là điều không dễ dàng. Điển hình của loại hợp đồng nói trên đối với ngành dầu khí Việt Nam đó là các hợp đồng phân chia sản phẩm mà Tổng công ty DKVN ký với rất nhiều hãng dầu khí nước ngoài như Shell (Hà Lan), Mobil, Unocal (Mỹ)...
Căn cứ vào hình thức lựa chon nhà thầu:
Đấu thầu mở rộng (open bidding hay international competitive)
Đấu thầu rộng rãi là hinh thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. (điều 18 , luật đấu thầu 2005).
Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin về đấu thầu và trang web để đấu thầu của Nhà nước và của Bộ, ngành, địa phương tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu áp dụng trong đấu thầu.
Theo quy chế đấu thầu quốc tế của Việt nam quy định như sau:
Thông báo mời nộp hồ sơ đấu thầu rộng rãi có yếu tố quốc tế ngoài việc đăng tải trên báo đấu thầu 3 kì liên tiếp, thì còn phải đồng thờiđăng trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi.
Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm.
Vd: đấu thầu dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành - Đồng Nai. (ĐT rộng rãi quốc tế) 12/2011
Hình thức này này có ưu điểm là khuyến khích tính cạnh tranh giữa các nhà thầu. Các nhà thầu luôn đưa ra các giải pháp tiêu chuẩn đạt chất lượng cao với chi phí tài chính thấp nhất. Tuy nhiên do số lượng nhà thầu không hạn chế nên có thể có nhà thầu chưa đủ năng lực vẫn tham gia dự thầu. Đồng thời, do số lượng nhà thầu lớn nên mất nhiều thời gian và chi phí cho việc tổ chức đấu thầu.
Đấu thầu hạn chế (limited bidding)
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự. (điều 19, Luật đấu thầu 2005)
Trong trường hợp thực tế chỉ có ít hơn 5, bên mời thầu phải báo cáo chủ dựán trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chủ dựán quyết định danh sách nhà thầu tham dự trên cơ sở đánh giá của bên mời thầu về kinh nghiệm và năng lực các nhà thầu, song phải đảm bảo khách quan, công bằng vàđúng đối tượng. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn sử dụng cho gói thầu.
Gói thầu có yêu cầu cao về kĩ thuật hoặc kĩ thuật có tính đặc thù, gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Quy trình đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế thực hiện qua 2 giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bịđấu thầu: thực hiện 4 công việc chủ yếu
Lập danh sách nhà thầu
Chuẩn bị và lập hồ sơ mời thầu
Phê duyệt hồ sơ mời thầu
Mời thầu thông qua hình thức thông báo mời thầu hoặc gửi thư mời thầu.
Giai đoạn xét chọn thầu:
+ Đánh giá hồ sơ dự thầu theo 2 bước:
Đánh giá sơ bộ: thường đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
Đánh giá chi tiết về mặt kĩ thuật, tài chính và tổng hợp các đánh giá.
+ Đàm phán hợp đồng:
Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu.
Thương thảo hoàn thiện hợp đồng và kí kết hợp đồng.
Vd: gói thầu mua sắm hệ thống CNTT-Dự án xây dựng SGD Chứng khoán TP HCM 6/2009
Hình thức này có ưu điểm là các nhà thầu tham gia đấu thầu là những người thực sự có đủ năng lực về mọi mặt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chủ đầu tư. Công tác tổ chức đấu thầu cũng tốn ít thời gian và chi phí hơn so với tổ chức đấu thầu rộng rãi. Tuy nhiên, do hạn chế số lượng nhà thầu nên cũng hạn chế một phần sự đa dạng trong cạnh tranh giữa các nhà thầu. Đây là hình thức được áp dụng ở nhiều ngành, địa phương do vậy hiệu quả đạt được không cao, đây cũng là kẽ hở dễ tạo ra hiện tượng tiêu cực.
Chỉ định thầu (Single bidding)
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. (Điều 20 - Luật đấu thầu 2005)
Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau:
Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ dự án ( người được người có thẩm quyền giao trách nhiệm quản lí và thực hiện dự án) được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời.Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày quyết định chỉ định thầu, chủ dự án phải báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền nếu phát hiện việc chỉ định thầu sai với quy định phải kịp thời xử lí.
Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài:
Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh, an toàn năng lượng do Thủ tướng chính phủ quyết định khi thấy cần thiết.
Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi,duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đóđãđược mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ.
Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng; gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỉđồng thuộc dựán đầu tư phát triển, gói thầu mua sắm hàng hoá có giá gói thầu dưới 100 triệu đồng thuộc dựán hoặc dự toán mua sắm thường xuyên, trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.
Quy trình thực hiện chỉđịnh thầu qua 5 giai đoạn:
Lập và phát hành hồ sơ yêu cầu.
Chuẩn bị hồ sơđề xuất
Đánh giá, xem xét hồ sơđề xuất vàđàm phán về các đề xuất của nhà thầu.
Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
Thương thảo hoàn thiện và kí hợp đồng.
Lưu ý:
Trường hợp xét thấy không cần thiết chỉđịnh thầu thì phải đấu thầu. Nghiêm cấm việc tuỳ tiện chia dựán thành nhiều gói thầu nhỏđể chỉđịnh thầu.
Khi chỉ định thầu thì chủ dự án phải làm rõ 3 nội dung sau đây:
Lí do chỉ định thầu.
Kinh nghiệm và n