Tiểu luận Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng tố tụng tòa án

Trong kinh doanh, giữa các cá nhân, đơn vị kinh doanh luôn phải có sự liên kết với nhau để cùng nhau mang lại lợi nhuận, thông thường cá nhân, đơn vị kinh doanh ký kết với nhau hợp đồng kinh tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh, thương mại. Theo quy định pháp luật thì các bên phải thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào các chủ thể cũng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó, các tranh chấp về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh, thương mại khó có thể tránh khỏi. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng, cũng như tạo điều kiện hoạt động đồng bộ cho toàn bộ nền kinh tế, các tranh chấp đó cần được giải quyết kịp thời, đúng đắn. Về nguyên tắc khi tranh chấp trong kinh doanh, thương mại xảy ra, để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận trong kinh doanh, pháp luật cho phép các bên gặp nhau tự bàn bạc tìm cách giải quyết. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau và có yêu cầu thì tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Tòa án nhân dân giải quyết theo thủ tục tố tụng quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2005.

pdf54 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6741 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng tố tụng tòa án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM TIỂU LUẬN MÔN HỌC LUẬT KINH DOANH Đề tài: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH BẰNG TỐ TỤNG TÒA ÁN GVHD: LS.TS. TRẦN ANH TUẤN HVTH: NHÓM 13 LỚP: MBA 11B Thành viên nhóm 13: 1) Nguyễn Trung Kiên – MBAB11026 2) Ngô Huỳnh Kỳ – MBAB11027 3) Bùi Thành Kỷ – MBAB11028 4) Huỳnh Thị Bích Loan – MBAB11032 5) Trần Ngọc Minh Thư – MBAB11044 Tp. HCM, tháng 12 năm 2011. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài tiểu luận nhóm này, nhóm 13 đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy LS. TS Trần Anh Tuấn. Nhóm13, lớp MBA11B xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy. Đồng thời, nhóm 13 chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp MBA11B đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm cho nhóm trong suốt thời gian thực hiện đề tài để đề tài được hoàn thiện hơn Do giới hạn của môn học và thời gian nghiên cứu nên chưa thể phân tích cụ thể và đi sâu vào các vấn đề một cách chi tiết và cụ thể hơn nên nhóm kính mong thầy và quý bạn đọc thông cảm về những thiếu xót nếu có. Kính chúc Thầy, tập thể lớp MBA11B lời chúc sức khỏe và thành công. Xin trân trọng kính chào. Học Viên thực hiện Nhóm 13 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .............................................................................................................................. Tp. Hồ Chí Minh, ngày … … tháng … … năm 2011 Giảng viên hướng dẫn. LS. TS. TRẦN ANH TUẤN MỤC LỤC Trang PHẦN 1. Giới thiệu Đề tài nghiên cứu .................................................................. i Phần II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỐ TỤNG TÒA ÁN ......................................... 1 1.1.Khái niệm tố tụng tòa án. .................................................................................. 1 1.2.Khái quát về thời điểm ra đời của tố tụng tòa án ............................................... 1 1.3.Các yêu cầu của quá trình giải quyết tranh chấp trong kinh doanh ................... 2 1.4. Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tố tụng tòa án. .................................................................................................. 2 1.4.1.Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự ........................... 2 1.4.2.Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật ............................................................. 3 1.4.3.Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ .......................................................................................................................... 4 1.4.4.Nguyên tắc hòa giải ......................................................................................... 4 1.4.5.Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời ........................................ 5 1.5. Thẩm quyền của các cấp tòa tại Việt Nam. ..................................................... 6 1.5.1.Thẩm quyền của tòa án kinh tế ........................................................................ 7 1.5.2.Thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 35- BLTTDS): .......................................... 14 CHƯƠNG II: THỦ TỤC TỐ TỤNG TÒA ÁN ................................................. 17 2.1. Thủ tục xét xử sơ thẩm .................................................................................. 17 2.1.1.Khởi kiện các vụ án kinh tế ........................................................................... 17 2.1.2.Thụ lý vụ án. .................................................................................................. 19 2.1.3.Chuẩn bị xét xử. ............................................................................................. 21 2.1.4.Mở phiên tòa sơ thẩm .................................................................................... 22 2.2. Thủ tục xét xử phúc thẩm .............................................................................. 26 2.2.1.Tính chất của xét xử phúc thẩm. ................................................................... 26 2.2.2.Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm: ....................................................... 27 2.3.1.Thủ tục giám đốc thẩm .................................................................................. 29 2.3.2.Thủ tục tái thẩm trong Tố tụng tòa án ........................................................... 30 2.3. Thi hành bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án ................................. 31 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN .................................................... 33 3.1. Ưu điểm và nhược điểm của tố Tụng tòa án .................................................. 33 3.1.1.Ưu điểm: ........................................................................................................ 33 3.1.2.Nhược điểm: .................................................................................................. 33 3.2. Một số kiến nghị ............................................................................................ 34 3.2.1.Về nguyên tắc khởi kiện ................................................................................ 34 3.2.2.Về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) ..................... 35 3.2.3.Quyền kháng cáo kháng nghị ........................................................................ 38 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 41 CHƯƠNG IV. TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT: ................................................... 42 4.1. Nội dung tóm tắt của tranh chấp: ................................................................... 42 4.2. Nội dung bản án: ............................................................................................ 42 i PHẦN 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 1. Dẫn nhập và giới thiệu đề tài. Trong kinh doanh, giữa các cá nhân, đơn vị kinh doanh luôn phải có sự liên kết với nhau để cùng nhau mang lại lợi nhuận, thông thường cá nhân, đơn vị kinh doanh ký kết với nhau hợp đồng kinh tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh, thương mại. Theo quy định pháp luật thì các bên phải thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào các chủ thể cũng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó, các tranh chấp về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh, thương mại khó có thể tránh khỏi. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng, cũng như tạo điều kiện hoạt động đồng bộ cho toàn bộ nền kinh tế, các tranh chấp đó cần được giải quyết kịp thời, đúng đắn. Về nguyên tắc khi tranh chấp trong kinh doanh, thương mại xảy ra, để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận trong kinh doanh, pháp luật cho phép các bên gặp nhau tự bàn bạc tìm cách giải quyết. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau và có yêu cầu thì tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Tòa án nhân dân giải quyết theo thủ tục tố tụng quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2005. Thông qua bài nghiên cứu với chủ đề “Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng tố tụng tòa án” nhóm 13 sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này. 2. Giới hạn đề tài.  Về đối tượng: các vấn đề liên quan đến Luật Kinh Doanh, Luật tố tụng dân sự năm 2005 và pháp lệnh Tòa án  Về thời gian: thời gian nghiên cứu đề tài được thực hiện trong vòng 08 tuần từ ngày 24/10/2011 đến ngày 30/12/2011  Mức độ nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu ở mức độ lý thuyết ứng dụng. ii 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.  Nắm rõ các đặc điểm của hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng tố tụng tòa án.  Biết được trình tự giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh bằng tố tụng tòa án.  Phân tích và rút ra được các Ưu và Nhược điểm của hình thức tố tụng tòa án  Giúp người đọc và doanh nghiệp hiểu được quy trình thực hiện của tố tụng tòa án để có thể ứng dụng vào thực tiễn khi cần. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Để đạt được những mục tiêu trên thì một số phương pháp đã được áp dụng và được tổng hợp để nghiên cứu đề tài là:  Quan sát thực tế, tổng hợp đánh giá và nhận định các vấn đề liên quan;  Thu thập tài liệu, thông tin về Luật Kinh Doanh;  Thông qua các trang mạng có uy tín. 5. Các bước thực hiện nghiên cứu đề tài. Các bước thực hiện nghiên cứu đề tài bao gồm các bước sau:  Bước 1. Nhận đề tài nghiên cứu.  Bước 2. Xác định các vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài để đạt được mục tiêu đề ra.  Bước 3. Tìm hiểu, thu thập thông tin chọn lọc tài liệu và website tham khảo phục vụ cho quá trình nghiên cứu.  Bước 4. Quan sát tổng hợp các vấn đề liên quan đề tài.  Bước 5. Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm.  Bước 6. Bổ sung và điều chỉnh các vấn đề cho phù hợp. iii  Bước 7. Viết thuyết minh báo cáo, thuyết trình trước tập thể lớp và Giảng viên hướng dẫn, hoàn thiện đề tài nghiên cứu.  Bước 8. Đánh giá, nhận xét của Giảng viên hướng dẫn. 6. Kết cấu đề tài. Kết cấu của đề tài bao gồm các phần sau:  Trang bìa.  Lời cảm ơn.  Nhận xét của giảng viên hướng dẫn.  Mục lục.  Phần 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu.  Phần 2. Nội dung chính của đề tài: I. Chương I: Khái quát về tố tụng tòa án II. Chương II: Thủ tục tố tụng tòa án III. Chương III: Nhận xét và kết luận  Tài liệu tham khảo Tố tụng Tòa Án Nhóm 13 GVHD: LS TS Trần Anh Tuấn Trang 1 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỐ TỤNG TÒA ÁN 1.1. Khái niệm tố tụng tòa án. Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng Toà án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế, hay nói khác đi, các tranh chấp kinh doanh, thương mại được giao cho Tòa án giải quyết theo trình tự gọi là Tố tụng Tòa án. 1.2. Khái quát về thời điểm ra đời của tố tụng tòa án Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau, các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Mục đích tìm kiếm lợi nhuận không những là động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình mở rộng các giao lưu kinh tế, mà còn là lý do tồn tại của các chủ thể kinh tế. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế và dưới sự tác động trực tiếp của quy luật cạnh tranh, tranh chấp kinh tế cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gay gắt, phức tạp hơn về tính chất và quy mô. Để giải quyết các tranh chấp này khi mà các bên không thể tự thương lượng, hòa giải được thì đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức tài phán, pháp luật Việt Nam. Vào thời điểm trước ngày 01/01/2005, tố tụng tòa án được giải quyết theo qui định riêng dựa vào pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế có hiệu lực từ 01/07/1994, nhưng từ ngày 01/01/2005 thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại được qui định chung trong Bộ luật Tố tụng dân sự, vì vậy có một số qui định giống với các tranh chấp dân sự khác như hôn nhân gia đình, lao động, … Bên cạnh đó, cũng có một số qui riêng chỉ áp dụng đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại. Tố tụng Tòa Án Nhóm 13 GVHD: LS TS Trần Anh Tuấn Trang 2 1.3. Các yêu cầu của quá trình giải quyết tranh chấp trong kinh doanh Tranh chấp là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh và vì vậy giải quyết tranh chấp phát sinh được coi là đòi hỏi tự thân của các quan hệ kinh tế. Theo hiểu biết chung: giải quyết tranh chấp trong kinh doanh chính là việc lựa chọn các hình thức biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải đáp ứng các yêu cầu: - Nhanh chóng, thuận lợi không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh. - Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh. - Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thương trường. - Kinh tế nhất, ít tốn kém nhất. 1.4. Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại bằng tố tụng tòa án. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại là những tư tưởng chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại và được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật vê thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại. Là một bộ phận của tòa án nhân dân, Tòa án kinh tế cũng phải tuân theo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan tòa án nói chung được ghi nhận trong hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức tòa án nhân dân. Cụ thể, đó là các nguyên tắc như : khi xét xử, thẩm phán vụ án hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc xét xử công khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa số, Tòa án đảm bảo cho nhân dân được dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước tòa... Ngoài ra, là một tòa chuyên trách độc lập, trong hoạt động xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại, tòa kinh tế cũng phải tuân thủ những nguyên tắc riêng. Dưới đây, chúng ta cùng xem xét các nguyên tắc này. 1.4.1. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự Tôn trọng quyền tự do định đoạt của các đương sự bắt nguồn từ nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Nguyên tắc này được ghi nhận tại điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005: “1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn Tố tụng Tòa Án Nhóm 13 GVHD: LS TS Trần Anh Tuấn Trang 3 khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. 2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”. Đây là nguyên tắc rất căn bản của tố tụng vụ án kinh doanh, thương mại. Trên cơ sở đảm bảo quyền tự do kinh doanh, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các các nhà kinh doanh nếu họ kinh doanh trong khuôn khổ do pháp luật quy định. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án chỉ tham gia giải quyết nếu đương sự có yêu cầu. Nhà nước không tự mình đưa các tranh chấp của các bên ra Tòa án để giải quyết. Cá nhân, pháp nhân, theo thủ tục do pháp luật quyđịnh, có quyền khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự được thể hiện trong suốt các giai đoạn của quá trình tố tụng: họ có thể khởi kiện hoặc không khởi kiện; trong quá trình giải quyết vụ việc, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc thực hiện quyền này của đương sự không chỉ dừng lại việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm mà còn được thực hiện cả trong các giai đoạn của quá trình thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 1.4.2. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến Pháp 1992. Quyền này đã được cụ thể hoá trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó có BLTTDS: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác. Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.” (Điều 8 BLTTDS). Việc cụ thể hoá quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó còn thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. 1.4.3. Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ Tố tụng Tòa Án Nhóm 13 GVHD: LS TS Trần Anh Tuấn Trang 4 Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Khác với giải quyết các vụ án hình sự, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại thì Tòa án không tiến hành điều tra mà đương sự phải cung cấp chứng cứ, Tòa án chỉ xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp nhất định (Điều 6 BLTTDS). Việc quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán mới tự mình thu thập chứng cứ hoặc trong các trường hợp khác mà pháp luật có quy định. Để đảm bảo cho các đương sự khả năng chủ động trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình, kể cả Luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung (Số 65/2011/QH12; áp dụng từ 01/01/2012) cũng duy trì và mở rộng quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Theo đó đương sự được phép yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu trữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án (Điều 58). Tại điều 7 - Luật số 65, bổ sung thêm Viện kiểm sát là cơ quan tham gia nguồn tài liệu, chứng cứ được cung cấp để tăng tính khách quan của vụ việc: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ,
Luận văn liên quan