Sau 20 năm tăng trưởng và phát triển Công ty Kinh Đô đã trở thành một tập đoàn
bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam, Sản phẩm của công ty hiện đã được phân phối và
tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu sang các nước khác. Thị trường được mở rộng
liên tục, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 30%, nhưng bước sang
giai đoạn 2013 khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rơi vào su y
thoái, thì cũng là năm đầu tiên mà công ty Kinh Đô không tăng trưởng, nhận diện
được nhu cầu và sức mua đang suy giảm trên thị trường, Ban lãnh đạo công ty đã
thay đổi chiến lược phát triển tăng trưởng từ thông qua mở rộng thị trường sang tập
trung vào quản trị chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động để tăng trưởng lợi nhuận
nhiều hơn tăng trưởng thị trường. Một trong những chiến lược then chốt của giai
đoạn phát triển này là nâng cao hiệu quả của Chuỗi cung ứng. Là một thành viên
đang công tác trong bộ phận Chuỗi cung ứng của công ty, được sự cho phép của ban
lãnh đạo và sự ủng hộ của các đồng nghiệp, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện chuỗi
cung ứng của công ty cổ phần Kinh Đô” để tìm ra những bất cập trong chuỗi cung
ứng tại công ty từ đó đề xuất các giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả quản trị
Chuỗi cung ứng
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6668 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện chuỗi cung ứng công ty cổ phần kinh đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-----------o0o----------
TIỂU LUẬN OCD
HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
Học viên : Lê Thiện Tâm
MSHV: 7701220989
GVHD: TS. Trương Thị Lan Anh
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 5/ 2014
Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................. Trang 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... Trang 1
3.Bố cục đề tài .................................................................................. Trang 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tổng quan về Chuỗi cung ứng ................................................... Trang 2
2. Quản trị Chuỗi cung ứng ........................................................... Trang 2
3. Lý thuyết về chuẩn đoán và mô hình nguyên nhân kết quả..... Trang 3
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
1. Giới thiệu về công ty Kinh Đô ..................................................... Trang 5
2.Thực Trạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty.................... Trang 6
3.Đánh giá chuỗi cung ứng của công ty .......................................... Trang 7
4.Nguyên nhân dẫn đến chi phí Chuỗi cung ứng cao ..................... Trang 7
5. Một số biện pháp cắt giảm chi phí trong Chuỗi cung ứng ......... Trang 8
CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐỘNG LỰC VÀ KHÁNG CỰ LẠI SỰ THAY ĐỔI
1. Những kháng cự và ủng hộ từ Nhân Viên .................................. Trang 9
2. Những kháng cự và ủng hộ từ Ban Lãnh đạo ............................ Trang 9
3. Các giải pháp quản trị sự thay đổi .............................................. Trang 10
KẾT LUẬN
Trang i
Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm tăng trưởng và phát triển Công ty Kinh Đô đã trở thành một tập đoàn
bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam, Sản phẩm của công ty hiện đã được phân phối và
tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu sang các nước khác. Thị trường được mở rộng
liên tục, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 30%, nhưng bước sang
giai đoạn 2013 khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rơi vào suy
thoái, thì cũng là năm đầu tiên mà công ty Kinh Đô không tăng trưởng, nhận diện
được nhu cầu và sức mua đang suy giảm trên thị trường, Ban lãnh đạo công ty đã
thay đổi chiến lược phát triển tăng trưởng từ thông qua mở rộng thị trường sang tập
trung vào quản trị chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động để tăng trưởng lợi nhuận
nhiều hơn tăng trưởng thị trường. Một trong những chiến lược then chốt của giai
đoạn phát triển này là nâng cao hiệu quả của Chuỗi cung ứng. Là một thành viên
đang công tác trong bộ phận Chuỗi cung ứng của công ty, được sự cho phép của ban
lãnh đạo và sự ủng hộ của các đồng nghiệp, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện chuỗi
cung ứng của công ty cổ phần Kinh Đô” để tìm ra những bất cập trong chuỗi cung
ứng tại công ty từ đó đề xuất các giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả quản trị
Chuỗi cung ứng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề xảy ra trong
chuỗi cung ứng của công ty.
Hoàn thiện các hoạt động liên quan đến dự báo nhu cầu, định vị cơ sở vật chất, quản
trị tồn kho, tiếp nhận nguyên liệu,…
2.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu tại công ty cổ phần Kinh Đô Miền
Nam.
3.Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty và giải pháp hoàn thiện
chuỗi cung ứng.
Chương 3: Quản trị sự thay đổi khi áp dụng các biện pháp hoàn thiện chuỗi cung
ứng.
Trang 1
Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tổng quan về Chuỗi cung ứng
1.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các
doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia
vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của mình. Bởi lẽ,
khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc
phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế,
đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản
sản phẩm hoàn thành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách
hàng cuối cùng vì thực tế là có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của
họ được sử dụng như thế nào trọng việc tạo ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng.
Từ các phân tích trên có thể hiểu rằng: Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh
nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách
hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp
ban đầu đến khách hàng cuối cùng.
1.2. Một số mô hình về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty
vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà
sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và
đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này bao hàm và không bị hạn chế
trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và
dịch vụ khách hàng.
2. Quản trị Chuỗi cung ứng
2.1. Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng: Theo Viện quản trị cung ứng mô tả
quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá
trị cho các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự
phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là nhân tố then chốt cho
việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công.
2.2. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng
- Trước hết, quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi
cung ứng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung
tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng; tác động của các thành tố này đến chi
phí và vai trò của chúng trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách
hàng. Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, điều cần thiết là nhà phân tích
phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng
bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.
- Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hiệu lực và hiệu quả trên toàn hệ
thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho
nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa.
Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn
hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm
cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia
sẻ trong toàn chuỗi. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công
của chuỗi cung ứng càng lớn.
Trang 2
Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức
3. Lý thuyết về chuẩn đoán và mô hình nguyên nhân kết quả
3.1 Lý thuyết về chẩn đoán
- Khái niệm chẩn đoán tổ chức: Là quá trình cộng tác giữa các thành viên của tổ
chức/nhóm có dự án OD với nhà tư vấn OD để thu thập thông tin cần thiết, phân
tích, xác định mục tiêu thay đổi. Cung cấp thông tin đầu về những hiểu biết về tổ
chức phục vụ cho quá trình hoạch định kế hoạch hành động cho các can thiệp OD.
Đây là đặc tính khác biệt và rõ ràng của một dự án OD so với các dự án thay đổi
ứng phó khác: Phải chẩn đoán tổ chức trước khi can thiệp => Thay đổi có hoạch
định
- Mục đích của chẩn đoán
+ Problem-solving approach: Xác định các nguyên nhân của những vấn đề cần giải
quyết. Giống như bác sĩ chẩn đoán bệnh (Clinical diagnosis)
- Positive approach (AI): Xác định các thế mạnh giúp vươn tới tầm nhìn của tổ chức.
Xem tổ chức là hệ thống mở (opensystem)
- Xác định ranh giới của tổ chức => mức độ kiểm sóat được của dự án OD
- Nhận dạng các bộ phận của hệ thống (subsystems) giảm bớt sự phức tạp của
hệ thống lớn
- Xác định các yếu tố môi trường tác động
- Xác định cơ cấu tương tác hệ thống
Phân tích vấn đề
- Đầu ra của việc chẩn đoán (outputs): vấn đề cần cải thiện, điểm yếu cần khắc
phục, điểm mạnh cần phát huy
- Đề xuất căn cứ từ chẩn đoán
+ Mô hình (model) hay khung hướng dẫn (framework) thay đổi hệ thống, kiểm tra
các tiêu chí thay đổi, bảo đảm không bị sơ sót
+ Các can thiệp (interventions) cần thiết để phát triển tổ chức Các vấn đề nghiên cứu
trong OCD liên quan đến chẩn đoán tổ chức
- Sự phát triển của các mô hình chẩn đoán (development of organizational
diagnostic models);
- Việc lựa chọn quy trình và phương pháp thu thập thông tin trong chẩn đoán (the
choice of procedures and methods for data collecting in diagnosis);
- Phương pháp và kỹ thuật xử lý dữ liệu và kết luận (methods and techniques of
data processing and making conclusions)
Đối tượng chẩn đoán
- Hai khía cạnh cơ bản nhất của tổ chức:
+ Khía cạnh “cứng” (hard, formal): cấu trúc tổ chức và hệ thống
+ Khía cạnh “mềm” (soft, informal): con người và hành vi của họ đối với người
khác
- Cân bằng giữa 2 khía cạnh này khi chẩn đoán để tránh sai lệch
Các cấp độ chẩn đoán: Ba cấp độ: Tổ chức, Nhóm, Cá nhân
- Có thể thực hiện một cấp độ hoặc cả ba cấp độ
- Thường thì chẩn đoán cấp độ cá nhân sẽ đi sau cấp độ tổ chức hoặc nhóm
Trang 3
Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức
Mô hình chẩn đoán ở cấp độ tổ chức
Mô hình chẩn đoán ở cấp độ nhóm
Thực hành chuẩn đoán tổ chức dựa vào khung phân tích – mô hình chuẩn đoán
Hiện nay có nhiều mô hình chuẩn đóan trên thế giới, tuy nhiên nổi bật nhất là
mô hình chuẩn đoán sau:
- Mô hình chuẩn đoán “The six-box Model”: Weisbord đã nhận dạng được 6
mảng trọng yếu mà một tổ chức muốn thành công thì phải bảo đảm thực hiện đúng
cách. Theo ông, nhà tư vấn OD phải chú ý đến cả các khía cạnh chính thức và
phi chính thức của từng mảng.
- Mô hình S của McKinsey: Là mô hình do Tom Peters và Robert Waterman, nhân
viên của tổ chức tư vấn McKinsey và Company phát triển vào những năm đầu của
thập niên 80. Theo đó, ý tưởng chính của mô hình là có 7 yếu tố nội tại trong một tổ
chức cần phải được dung hòa để tổ chức hoạt động thành công.
Trang 4
Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức
- Mô hình xương cá : được thiết kế để nhận biết những mối quan hệ nguyên
nhân và kết quả. Nó thực hiện điều này bằng việc hướng dẫn nhà quản lý thông qua
một loạt các bước theo một cách có hệ thống để nhận biết những nguyên nhân thực
tế hoặc tiềm ẩn mà có thể tạo ra một kết quả (đó có thể là một vấn đề khó khăn hoặc
một cơ hội cải tiến). Nó cũng được biết đến như là Biểu đồ Ishikawa, là người đã
nghĩ ra mô hình này. Vì tính đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng, tiểu luận quyết định
chọn mô hình xương cá như là mô hình phân tích chủ đạo xuyên suốt toàn bài.
3.2 Mô hình xương cá – mô hình nguyên nhân kết quả
3.2.1 Khái niệm
Đây là biểu đồ nhân quả do Giáo sư Kaoru Ishikawa của trường đại học Tokyo xây
dựng.Biểu đồ nhân quả là một công cụ hữu hiệu giúp liệt kê các nguyên nhân gây
nên biến động chất lượng, là một kỹ thuật để công khai nêu ý kiến, phân tích quá
trình, có thể dùng trong nhiều tình huống khác nhau.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
1. Giới thiệu về công ty Kinh Đô
Tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô, thành lập
theo QĐ216GP-UB ngày 27/02/1993 của UBND TP.HCM và Giấy Kinh doanh số
048307 do Trọng tài Kinh tếTP.HCM cấp ngày 02/03/1993. Khi thành lập, Công ty
là một xưởng sản xuất nhỏ với 70 công nhân và số vốn 1,4 tỉ đồng, khởi đầu với sự
thành công của sản phẩm Snack. Từ năm 1996 trở lại đây, Công ty liên tục nhập các
dây chuyền sản xuất mới hiện đại, để sản xuất nhiều ngành sản phẩm mới như:
Cookies, bánh mì, bánh bông lan, Chocolate, kẹo, bánh AFC đã tạo nên thương hiệu
số một trong nghành bánh kẹo cho công ty.
Hiện tại, Kinh Đô đẩy mạnh mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu ngành thực phẩm
thông qua chiến lược mua bán và sáp nhập các công ty trong ngành, hướng tới trở
thành Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Năm 2010 đã sáp nhập Kinh Đô
Miền Bắc và Công ty Ki Do vào CTCP Kinh Đô.
Tầm nhìn của Công ty: Hương vị cho cuộc sống.
Trang 5
Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức
Sứ mệnh của Công ty:
+ Với người tiêu dùng: tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại
thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống.
+ Với cổ đông: mang lại mức lợi nhuận tối đa trong dài hạn và thực hiện tốt việc
quản lý rủi ro với những khoản đầu tư.
+ Với đối tác:tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong chuỗi
cung ứng, đảm bảo lợi nhuận hợp lý, thỏa mãn được mong ước của khách hàng.
+ Với nhân viên: tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu, kỳ vọng trong công
việc của nhân viên.
+ Với cộng đồng: tham gia và đóng góp cho các chương trình hướng đến cộng đồng
và xã hội
2. Thực Trạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty
2.1 Cơ cấu tổ chức Chuỗi cung ứng của công ty
2.2 Thực trạnh quản trị chuỗi cung ứng tại công ty.
Ta phân tích hoạt động của Chuỗi trên 5 hoạt động chính là: Lập kế hoạch, Mua
hàng, Sản xuất, Hệ thống kho bãi, giao hàng.
2.2.1 Lập kế hoạch Để lập được kế hoạch bộ phận phải dự đoán được các khả năng
về nhu cầu trong tương lai. Hiện tại công ty đang dự báo nhu cầu theo quy trình
S&OP, tức dự báo dựa trên các số liệu từ quá khứ kết hợp phân tích về tăng trưởng.
Công ty lập kế hoạch theo các giai đoạn như sau: kế hoạch hằng ngày, kế hoạch
hàng tuần, kế hoạch hàng tháng, kế hoạch hằng năm.Sau khi có kế hoạch thì các bộ
phận sản xuất, kho bãi, Logictic và Kinh Doanh sẽ chuẩn bị Nguyên vật liệu,
phương tiện lưu trữ vận chuyển để thực hiện kế hoạch đó.
2.2.2 Mua hang Phòng mua hàng tại công ty chịu trách nhiệm mua hàng cho toàn
bộ nhu cầu của công ty từ Nguyên vật liệu, thiết bị, phương tiện, dịch vụ để phục vụ
cho hoạt động của công ty. Đây là một bộ phận quan trọng vì quyết định đến đầu
vào của công ty.
2.2.3 Logictic
Chịu trách nhiệm luân chuyển hàng hóa đến các nhà phân phối, và luân chuyển hàng
hóa qua lại giữa các nhà máy của công ty, để thực hiện được các chức năng này, bộ
phập phải dựa theo bản tổng hợp nhu cầu của các bộ phận và nhà phân phối để tiến
hành điều phối. Bộ phận này chịu cả trách nhiệm với việc nhận hàng trả về từ khách
hang.
Trang 6
Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức
2.2.4 Sản xuất:
Căn cứ vào kế hoạch từ bộ phận kế hoạch đã lên bộ phận sản xuất sẽ triển khai máy
móc,thiết bị, nhân sự để sản xuất và đảm bảo chất lượng đúng với bản kế hoạch mà
bộ phận kế hoạch đã đưa ra, bộ phận sản xuất là bộ phận chịu chi phí cho các hoạt
động liên quan đến sản xuất gây ra, như phế phẩm, hao hụt, mua dây chuyền hoạt
động…
2.2.5 Hệ thống Kho bãi
Hệ thống kho của công ty bao gồm 2 bộ phận:
Hệ thống kho Nguyên vật liệu: Đảm bảo lưu trữ nguyên vật liệu từ Nhà cung cấp
chuyển đến trước khi đưa vào sản xuất, chịu trách nhiệm đảm bảo đáp ứng đầy đủ
diện tích lưu trữ Nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất.
Hệ thống kho thành phẩm: Lưu trữ hàng thành phẩm sau khi sản xuất xong trước khi
bộ phận Logictic lưu chuyển đến các khách hàng.
3. Đánh giá chuỗi cung ứng của công ty
3.1 Ưu điểm
-Khả năng đáp ứng hàng hóa: Đối với một Chuỗi cung ứng thì điều quan trọng nhất
là đảm bảo được hàng hóa cung ứng ra thị trường. Trong những năm qua, chuỗi
cung ứng của Kinh Đô đã đáp ứng được 99,9% nhu cầu của bộ phận kinh doanh để
đáp ứng nhu cầu ra thị trường trong nước và quốc tế.
Thông tin đồng bộ trong Chuỗi cung ứng: Nhờ Áp dụng hệ thống thông tin như
SMC, ERP và đặc biệt là ứng dụng SAP vào trong quản trị chuỗi cung ứng nên
thông tin giữa các bộ phận và giữa các công ty thành viên luôn đảm bảo thông suốt,
từ đó giúp nâng cao hiệu quả Chuỗi cung ứng.
Dịch Vụ khách hàng: Trong thời gian qua công ty đảm bảo phục vụ giao hàng tận
tay khách hàng đúng theo những yêu cầu của khách hàng. Để thực hiện được điều
này nhờ một phần từ hoạt động quản trị Chuỗi cung ứng tốt, các bộ phận đều lấy
khách hàng làm trọng tâm trong hoạt động và nổ lực để đáp ứng cho khách hàng
3.2 Nhược điểm
Chi phí hoạt động trong Chuỗi cung ứng cao.
Dù vấn đề đáp ứng hàng hóa của công ty luôn đảm bảo tốt nhưng tỷ lệ Chi phí/
Doanh thu còn khá cao làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Vấn đề
trên dù tồn tại nhiều năm qua nhưng do tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nên nhược
điểm trên của Chuỗi cung ứng vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức. Từ năm 2012
đến nay, khi nền kinh tế đang lâm vào khó khăn, sức mua giảm làm ảnh hưởng đến
tăng trưởng doanh thu của công ty thì vấn đề chi phí trong Chuỗi cung ứng của công
ty bắt đầu bộc lộ tác hại của nó.
Ngoài ra vẫn còn một số hạn chế khác nhưng trong bài tiểu luận này chỉ tập trung
vào giải quyết vấn đề cắt giảm chi phí.
4. Nguyên nhân dẫn đến chi phí Chuỗi cung ứng cao:
4.1 Dự báo và lập kế hoạch.
Dự báo chưa đúng và sát với thực tế dẫn đến sản xuất ra tồn kho nhiều hoặc không
đáp ứng được nhu cầu thực tế
4.2 Bộ phận mua hàng Thực tế cho thấy thời gian qua dù bộ phận mua hàng đã có
nhiều nổ lực để đảm bảo vật tư đáp ứng cho sản xuất nhưng việc lựa chọn các nhà
cung cấp cách xa công ty, làm chi phí và giá Vật tư bị đội lên, dẫn đến có nhiều chi
phí phát sinh kèm theo như vận chuyển, tồn kho…
Trang 7
Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức
4.3 Hệ thống kho bãi: Chi phí kho cao do phải đi thuê các kho bên ngoài trong lúc
hàng hóa tại công ty nếu sắp xếp khoa học và có thứ tự thì hệ thống kho nội bộ vẫn
đáp ứng đầy đủ công suất của nhà máy, khi Thuê kho ngoài còn kéo theo chi phí vận
chuyển giữa các kho rất lớn
4.4 Bộ phận Logictic: Chi phí của bộ phận Logictic khá cao do hàng trả về và chi
phí vận chuyển khi điều phối sai giữa các nhà phân phối, dù công ty đã có chính
sách nhận lại các hàng hư hoặc sắp hết hạn sử dụng điều này làm tỷ lệ hàng trả về
của công ty rất cao nhưng một nguyên nhân khác là do các nguyên nhân từ khâu vận
chuyển làm móp hàng, bể hàng… vẫn tồn tại.
4.5 Bộ phận sản xuất: Trong quá trình sản xuất hiện tại do thay đổi kế hoạch không
hợp lý làm lượng phế phẩm trong sản xuất ra nhiều dẫn đến chi phí bộ phận này cao.
Biểu đồ xương cá tổng hợp các nguyên nhân gây ra chi phí cao:
Lập kế hoạch Mua hàng
NCC chưa phù hợp
Dự báo sai
Lập kế hoạch sai
Chất lượng vật tư thấp
Chi phí hoạt
động cao
Phế phẩm cao Chi phí thuê kho
Hàng trả về cao
Hiệu suất thấp
Tồn kho cao Hàng hư vận chuyển
Sản xuất Kho bãi Logictic
5. Một số biện pháp cắt giảm chi phí trong Chuỗi cung ứng
5.1 Tái cơ cấu tổ chức chức năng của Chuỗi cung ứng
Qua phân tích thực trạng ở trên ta thấy nhiều bất cập trong việc quản lý công việc và
dòng chảy của vật tư hàng hóa trong Chuỗi cung ứng, Bộ phận kinh doanh là bộ
phận chịu trách nhiệm về quản lý doanh số hoạt động kinh doanh nhưng không
thuộc chuỗi cung ứng mà đứng độc lập nên việc lên các mục tiêu kinh doanh chưa
phù hợp với tình hình hiện tại , gây khó khăn cho hoạt động của Chuỗi cung ứng.
5.2 Hoàn thiện việc báo cáo tình hình hoạt động giữa các bộ phận
Hiện tại các bộ phận như kho bãi, mua hàng đều dựa theo kế hoạch sản xuất ở sản
xuất. nhưng bộ phận sản xuất lại dựa trên bộ phận kế hoạch để thực hiện hay nói
cách khác, các vấn đề tồn kho cao, phế phẩm trong sản xuất cao, đều có thể được
điều phối bởi phòng kế hoạch nhưng các bộ phận liên quan này vẫn báo cáo độc lập
mà không qua phòng kế hoạch làm cho sự kết dính trong hoạt động của các bộ phận
thấp đi, từ đó dẫn đến tự bản thân kho, sản xuất không thể giải quyết được vấn đề
của