Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh có rất nhiều con đường mà những nhà
kinh doanh có thể lựa chọn như tự mình thành lập một công ty m ới bắt đầu từ
con số không, cũng có những người có vốn lớn họ mua lại cổ phần của nhiều
cổ đông trong công ty cổ phần hay mua lại phần vốn góp trong công ty trách
nhiệm hữu hạn và trở thành những ông chủ mới của các công ty đó để thực
hiện việc kinh doanh của mình trong các con đường như vậy thì những
người bắt đầu tham gia kinh doanh có thể lựa chọn hình thức nhượng quyền
thương mại.
Hoạt động nhượng quyền thương mại đã có mặt ở Việt Nam được
khoảng 16 năm. Đây là một hoạt động thương mại tương đối phổ biến ở Việt
Nam với sự phát triển mạnh của một số thương hiệu trong lĩnh vực này như
các hệ thống cửa hàng như lottemart, gà rán Kentucky, phở 24 và cà phê
Trung Nguyên đã làm cho hoạt động của loại hình kinh doanh này ở Việt
Nam ngày càng trở nên hấp dẩn.
Và hiện tại thì pháp luật cũng rất chú ý đến việc điều chỉnh trong lĩnh
vực này. Những quy định chính của pháp luật về hoạt động nhượng quyền
được quy định trong bộ luật thương mại 2005 trong phần chương VI một số
hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể khác từ điều 284 tới điều 291 và
trong nghị định 35/2006/NĐ-CP nghị định chính phủ về hoạt động nhượng
quyền thương mại.
Bài nghiên cứu này của nhóm về hoạt động nhượng quyền thương mại
mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu thế nào là hoạt động nhượng quyền thương
mại, quyền nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động nhượng quyền thương
mại và mục đích cuối cùng cũng quan trọng nhất đó là nhóm nghiên cứu
mong các bạn sẽ nắm được những điều cơ bản trong hoạt động nhượng quyền
thương mại cần có là gì.
22 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4510 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoạt động nhượng quyền thương mại, ưu nhược điểm nhượng quyền thương mại và các tình huống tranh chấp phổ biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ LUẬT
LỚP B2LK92DB
BÀI TIỂU LUẬN LUẬT THƯƠNG MẠI II
CHỦ ĐỀ: HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI, ƯU
NHƯỢC ĐIỂM NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ CÁC TÌNH
HUỐNG TRANH CHẤP PHỔ BIẾN
GVHD: TS. Lê Văn Hưng
NHÓM 5:
1/ Nguyễn Thị Quỳnh Anh
2/ Lưu Tấn Bảo
3/ Lê Thị Cẩm Hằng
4/ Lê Thị Hồng Thắm
5/ Hồ Thị Minh Thảo
6/ Phùng Nguyễn Thanh Xuân
7/ Lê Xuân An
8/ Bùi Đạt
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 12 năm 2011
2
Mục Lục Trang
Lời nói đầu
I. Tìm hiểu chung về nhượng quyền thương mại .......................................... 4
1. Khái niệm ................................................................................................. 4
2. Các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại ................................. 4
3. Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia nhượng quyền thương mại ............. 5
II. Hoạt động nhượng quyền thương mại ...................................................... 6
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại ....................................................... 6
2. Mâu thuẫn giữa các bên trong nhượng quyền thương mại ........................ 8
3. Phí trong hoạt động nhượng quyền thương mại ...................................... 10
4. Chuyển nhượng hợp đồng nhượng quyền ............................................... 11
5. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại ....................................... 11
III. Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương mại ...................... 12
1. Ưu điểm ................................................................................................. 12
2. Nhược điểm ............................................................................................ 13
3. Những khó khăn của các nhà nhượng quyền do sự thiếu hoàn chỉnh của
pháp luật về nhượng quyền thương mại ...................................................... 13
IV. Kết Luận .............................................................................................. 15
V. Tình huống tranh chấp .......................................................................... 16
3
Lời nói đầu
Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh có rất nhiều con đường mà những nhà
kinh doanh có thể lựa chọn như tự mình thành lập một công ty mới bắt đầu từ
con số không, cũng có những người có vốn lớn họ mua lại cổ phần của nhiều
cổ đông trong công ty cổ phần hay mua lại phần vốn góp trong công ty trách
nhiệm hữu hạn và trở thành những ông chủ mới của các công ty đó để thực
hiện việc kinh doanh của mình… trong các con đường như vậy thì những
người bắt đầu tham gia kinh doanh có thể lựa chọn hình thức nhượng quyền
thương mại.
Hoạt động nhượng quyền thương mại đã có mặt ở Việt Nam được
khoảng 16 năm. Đây là một hoạt động thương mại tương đối phổ biến ở Việt
Nam với sự phát triển mạnh của một số thương hiệu trong lĩnh vực này như
các hệ thống cửa hàng như lottemart, gà rán Kentucky, phở 24 và cà phê
Trung Nguyên…đã làm cho hoạt động của loại hình kinh doanh này ở Việt
Nam ngày càng trở nên hấp dẩn.
Và hiện tại thì pháp luật cũng rất chú ý đến việc điều chỉnh trong lĩnh
vực này. Những quy định chính của pháp luật về hoạt động nhượng quyền
được quy định trong bộ luật thương mại 2005 trong phần chương VI một số
hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể khác từ điều 284 tới điều 291 và
trong nghị định 35/2006/NĐ-CP nghị định chính phủ về hoạt động nhượng
quyền thương mại.
Bài nghiên cứu này của nhóm về hoạt động nhượng quyền thương mại
mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu thế nào là hoạt động nhượng quyền thương
mại, quyền nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động nhượng quyền thương
mại và mục đích cuối cùng cũng quan trọng nhất đó là nhóm nghiên cứu
mong các bạn sẽ nắm được những điều cơ bản trong hoạt động nhượng quyền
thương mại cần có là gì.
Tuy nhóm đã nghiên cứu nhiều để hoàn thành bài nghiên cứu này nhưng
bài nghiên cứu cũng không thể tránh khỏi những sai xót, mong nhận được góp
ý của Thầy và các bạn. Nhóm 5 xin cảm ơn.
4
I. Tìm hiểu chung về nhượng quyền thương mại:
1. Khái niệm:
Nhượng quyền thương mại theo điều 284 luật thương mại 2005 là hoạt
động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận
quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các
điều kiện sau:
Điều kiện thứ nhất là việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ phải
được tiến hàng theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy
định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh
doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền.
Điều kiện thứ hai là bên nhượng quyền có quyền kiểm soát, trợ giúp bên
nhận quyền trong việc điều hành kinh doanh.
2. Các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại:
Bên nhượng quyền: là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả
Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
Bên nhượng quyền thứ cấp là thương nhân có quyền cấp lại quyền
thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận
quyền thứ cấp.
Điều kiện với bên nhượng quyền thương mại: theo điều 5 nghị định
35/2006/NĐ-CP thương nhân nhượng quyền thương mại phải thỏa mản 3 diều
kiện sau đây:
Thứ nhất là Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã
được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên
nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo
phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi
tiến hành cấp lại quyền thương mại.
Thứ hai là Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan
có thẩm quyền theo quy định Nghị định này.
Thứ ba là Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền
thương mại không vi phạm quy định của Nghị định này.
Bên nhận nhượng quyền: là thương nhân được nhận quyền thương
mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng
quyền thứ cấp.
5
Bên nhận quyền sơ cấp là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên
nhượng quyền ban đầu. Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhượng quyền thứ cấp
trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
Bên nhận quyền thứ cấp là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ
Bên nhượng quyền thứ cấp.
Điều kiện của bên nhận quyền là bên nhận quyền phải là thương nhân.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia nhượng quyền thương mại:
Đối với bên nhượng quyền có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại
Điều 286 và Điều 287 LTM 2005. Bao gồm:
Về quyền: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng
quyền có các quyền sau đây:
Nhận tiền nhượng quyền;
Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng
lưới nhượng quyền thương mại;
Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo
đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về
chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
Về nghĩa vụ: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng
quyền có các nghĩa vụ sau đây:
Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho
bên nhận quyền;
Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương
nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền
thương mại;
Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí
của thương nhân nhận quyền;
Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng
nhượng quyền;
Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống
nhượng quyền thương mại.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền được quy định tại Điều 288 và
Điều 289 LTM 2005 như sau:
Về quyền: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền
có các quyền sau đây:
Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật
có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại.
6
Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương
nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Về nghĩa vụ: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận
quyền có các nghĩa vụ sau đây:
Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng
nhượng quyền thương mại;
Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các
quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền;
tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ
của thương nhân nhượng quyền;
Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi
hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc
hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng
quyền thương mại;
Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận
của bên nhượng quyền.
II. Hoạt động nhượng quyền thương mại:
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
a. Những quy định chung về hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại phải là văn bản hoặc
hình thức có giá trị tương đương.
Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại phải
là tiếng việt trừ trường hợp nhượng quyền từ trong nước ra nước ngoài thì
ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng do các bên tự thỏa thuận.
Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên tự thỏa
thuận. Tuy nhiên hợp đồng nhượng quyền có thể kết thúc trước hạn trong các
trường hợp sau:
Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị
tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến
hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
7
Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt
hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại
Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong
hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã
nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên
nhượng quyền.
Thời điểm hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực: Hợp đồng nhượng
quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có
thoả thuận khác. Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội
dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có
hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Nhượng lại hợp đồng nhượng quyền thương mại: là việc bên nhận
quyền thương mại tiếp tục nhượng lại quyền thương mại cho một bên nhận
quyền thứ cấp khác.
Điều kiện để bên nhận quyền có thể nhượng lại hợp đồng nhượng quyền
thương mại là phải được bên nhượng quyền đồng ý.
b. Những điều khoản quan trọng trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại.
Sự huấn luyện và hỗ trợ phát triển từ bên nhượng quyền: Mỗi nhà
nhượng quyền có một chương trình huấn luyện riêng cho các cửa hàng nhận
quyền và nhân viên của bên nhận quyền, việc huấn luyện có thể diễn ra tại nơi
làm việc của họ hoặc trụ sở chính của công ty hay liên kết hỗ trợ từ một bên
thứ 3. Hầu hết các bên nhượng quyền thường đề nghị hỗ trợ về quản trị và kỹ
thuật.
Khu vực được nhượng lại : Hợp đồng nhượng quyền sẽ chỉ định rõ khu
vực mà bên nhận quyền sẽ tiến hành hoạt động hoặc có hay không có sự độc
quyền khu vực.
Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền: Điều khoản này quy định thời
gian mà bên nhận quyền được quyền sử dụng các quyền thương mại.
Phí sử dụng các quyền thương mại và tổng đầu tư được định trước:
Những nhà nhận quyền phải trả một khoản phí ban đầu cho việc sử dụng các
quyền thương mại được nhượng lại và việc điều hành hệ thống, đồng thời dự
tính mức đầu tư bên nhượng quyền phải đầu tư cho mỗi địa điểm thực hiện
việc kinh doanh.
Thương hiệu, các sáng chế, cách thức sử dụng
Điều này quy định cách thức mà bên nhượng quyền sẽ sử dụng thương
hiệu và các sáng chế được bên nhượng quyền nhượng lại quyền sử dụng.
8
Quyền lợi và các khoản phí khác bên nhận quyền phải trả: Hầu hết
bên nhượng quyền yêu cầu bên nhận quyền phải trả phí để có quyền sử dụng
thương hiệu và các quyền khác thông thường từ 4 – 8% tổng doanh thu mỗi
tháng.
Quảng cáo
Nhà nhượng quyền sẽ thực hiện việc quảng cáo cho cả hệ thống và yêu
cầu bên nhận quyền đóng góp một vào chi phí quảng cáo chung
Phương thức vận hành
Quy định rõ phương thức mà bên nhận quyền sử dụng để vận hành việc
kinh doanh của mình
Tiếp tục, chấm dứt, hủy bỏ
Những điều khoản này quy định điều kiện để các quyền thương mại
được chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng được tiếp tục thực hiện hay chấm
dứt hoặc hủy bỏ. Một số nhà nhượng quyền quy định trọng tài giải quyết các
vấn đề này, các nhà nhận quyền phải sử dụng các quyền thương mại được
chuyển nhượng theo cách thức mà bên nhượng quyền cho phép nếu không
một trọng tài sẽ xem xét việc này thay vì đưa nhau ra tòa.
Quyền nhượng lại
Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền nhượng lại các quyền được
cấp phép.Tuy nhiên, việc nhượng lại các quyền được phép sử dụng cho các
nhà nhận quyền thứ cấp của bên nhận quyền sơ cấp như thế nào phải đảm bảo
những yêu cầu của nhà nhượng quyền ban đầu, bên nhượng quyền ban đầu
thực hiện điều này nhằm đảm bảo tính nhất quán cho cả hệ thống. Trên đây là
một số điều khoản quan trọng nhất trong một hợp đồng nhượng quyền thương
mại. Căn cứ vào từng quan hệ cụ thể mà mỗi bên khi tham gia vào mối quan
hệ này có thể tham khảo để xây dựng một hợp đồng hoàn chỉnh.
c. Sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ, ít nhất là
chung nhãn hiệu, chung tên thương mại, chung cách trình bày, chung bí mật
kinh doanh. Trường hợp bên chuyển giao cho bên nhận quyền quyền sử dụng
các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần chuyển giao quyền sử dụng các
đồi tương sở hữu công nghiệp đó chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu
công nghiệp.
2. Mâu thuẫn giữa các bên trong nhượng quyền thương mại
Mâu thuẫn giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền về giới hạn kiểm soát
luôn tồn tại và thường là không thể tránh khỏi bởi do tính đặc thù của loại
hình kinh doanh này. Bên nhận quyền độc lập kinh doanh, tự mình quản lý cơ
9
sở kinh doanh, tuy phải tuân theo những tiêu chuẩn của bên nhượng quyền
song đối với bên nhận quyền cơ sở đó vẫn là tài sản của anh ta, đối với bên
nhượng quyền cơ sở kinh doanh nhượng quyền là một phần trong hệ thống
nhượng quyền thương mại cho dù bên nhận quyền chưa chắc đã là như vậy,
nói cách khác bên nhận quyền và cơ sở kinh doanh nhượng quyền do bên
nhận quyền điều hành không hẳn đồng nhất nhau trong mối quan hệ với bên
nhượng quyền. Chính bởi vậy bên nhượng quyền sẽ tìm cách kiểm soát càng
nhiều càng tốt với công việc kinh doanh của cơ sở kinh doanh nhượng quyền,
trong khi đó bên nhận quyền lại mong muốn hạn chế thậm chí là trốn tránh
khỏi sự kiểm soát để có thể có nhiều sự độc lập hơn trong công việc kinh
doanh và tạo ra bản sắc riêng cho mình.
Nếu sự kiểm soát càng chặt chẽ thì nó trở thành gánh nặng cho bên nhận
quyền và kết quả là bên nhận quyền lại càng muốn tránh được càng nhiều
càng tốt. Kể cả với một bên nhận quyền thiếu kinh nghiệm lúc ban đầu thì khi
đã vững vàng hơn không ít người cũng cảm thấy những sự kiểm soát, ban đầu
là cần thiết, nay trở thành những rào cản cho việc phát triển các cơ hội kinh
doanh của anh ta. Mâu thuẫn phát sinh có thể dẫn tới những thiệt hại cho công
việc kinh doanh của cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền, đó là một điều
không mong muốn từ các bên song họ lại không nhận thức được.
Để giải quyết mâu thuẫn này, hay nói đúng hơn là ngăn chặn mâu thuẫn xảy
ra, pháp luật về nhượng quyền thương mại ở các nước có phát triển loại hình
kinh doanh này thường quy định bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên
nhận quyền bản sao hợp đồng nhượng quyền và bản giới thiệu về nhượng
quyền thương mại của mình cho bên nhận quyền trong một thời hạn nhất định
trước khi hai bên ký kết hợp đồng nhượng quyền.Trong thời hạn đó bên nhận
quyền được khuyên nên đọc kỹ các văn bản được cung cấp, xin ý kiến các
luật sư chuyên về lĩnh vực nhượng quyền thương mại và có những tính toán
cần thiết và đầy đủ về các vấn đề trong hợp đồng, trong đó có vấn đề họ có
thể chấp nhận được sự kiểm soát được áp dụng cho mình hay không. Việc
được cung cấp trước và nghiên cứu trước các điều khoản về hợp đồng nhượng
quyền có ý nghĩa quan trọng với bên nhận quyền tiềm năng trong việc ra
quyết định có đầu tư vào việc kinh doanh nhượng quyền này hay không. Bởi
vậy luật pháp cũng quy định buộc bên nhượng quyền phải cung cấp chính xác
và đầy đủ hợp đồng nhượng quyền và các thông tin về bên nhượng quyền, sự
vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin này sẽ dẫn tới trách nhiệm pháp lý cho
bên nhượng quyền làm sai nếu bên nhận quyền khởi kiện và bên nhượng
quyền không chứng minh được việc thực hiện đúng nghĩa vụ công bố thông
tin.
Lời khuyên cuối cùng cho nhà đầu tư muốn khởi nghiệp bằng hình thức kinh
doanh nhượng quyền là nên tích luỹ càng nhiều kiến thức càng tốt về lĩnh vực
10
nhượng quyền thương mại và không nên ký kết hợp đồng nhượng quyền khi
chưa có sự nghiên cứu kỹ các tài liệu được cung cấp và nên tham khảo ý kiến
của những người có kinh nghiệm. Còn đối với bên nhượng quyền nên thiết
lập cơ chế kiểm soát cần thiết và vừa đủ hoặc không quá khắc nghiệt nếu
không kết quả thu được có thể trái với mong muốn thực sự của họ.
3. Phí trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Về cơ bản có hai loại phí bên nhận quyền phải trả đối với nhượng quyền
thương mại, đó là phí trả trước và phí thường xuyên. Phí trả trước, là
khoản phí mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền để có được
các quyền khai trương doanh nghiệp của bên nhận quyền. Thực chất là bên
nhận quyền sẽ mua các quyền sử dụng các thương hiệu, phương thức
kinh doanh, và các quyền phân phối của công ty đó. Thông thường khoản phí
này dựa trên giá trị của khu vực đất đai hay khu vực buôn bán của người
mua nhượng quyền thương mại, nên thị trường của bên nhận quyền càng
lớn thì khoản phí mà bên nhận quyền phải trả cũng càng lớn.
Khoản phí trả trước này có thể nằm ngoài những chi phí khởi sự khác
mà bên nhận quyền sẽ phải chịu. Phí nhượng quyền thương mại ban đầu
có thể bao gồm hoặc không bao gồm các chi phí khác như chi phí đào tạo;
chi phí khuyến mãi khai trương; kho hàng; chi phí xây cất (một số bên
nhượng quyền đòi hỏi không gian bán hàng của bên nhận quyền phải có
những yếu tố kiến trúc riêng); chi phí cho các trang thiết bị đồ đạc cố định
(bên nhận quyền có thể được yêu cầu mua hoặc thuê các trang thiết bị và
đồ đạc cố định riêng của công ty); và bất kỳ khoản phí tốn nào khác cần
trả để có thể khai trương doanh nghiệp của bên nhận quyền.
Bên nhận quyền cũng sẽ phải trả phí thường xuyên để duy trì được
nhượng quyền thương mại đã mua. Hầu hết những bên nhượng quyền
đều đòi hỏi được trả phí bản quyền. Phí bản quyền thường dao ñộng từ 1%
đến tận 15%, mặc dù mức phổ biến là 5%. Bên nhận quyền sẽ phải trả
khoản phí này trên cơ sở tổng doanh thu của bên nhận quyền. Một số
công ty lại thu phí ñịnh kỳ thay cho phí bản quyền. Loại phí này có thể là
một phần của mức tăng giá mà bên nhận quyền phải trả cho các hàng hoá
và dịch vụ phải mua từ công ty.
Thông thường những người mua nhượng quyền thương mại đều phải
trả một phần chi phí cho việc quảng cáo và khuyến mãi mà bên nhượng
quyền thực hiện trên phạm vi địa phương, khu vực hay toàn quốc. Chi phí
này thường được gộp vào một quỹ quảng cá