Tiểu luận Học thuyết giá trị thặng dư và sự cống hiến của C.Mác, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

Trong toàn bộ học thuyết của C.Mác thì học thuyết giá trị thặng dư được Lênin đánh giá là “viên đá tảng của học thuyết kinh tế C.Mác”. Điều đó cho chúng ta thấy vai trò ý nghĩa to lớn của học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác. Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác khẳng định rõ cả luận cứ về mặt lý thuyết và luận cứ về mặt thực tế, mang ý nghĩa khoa học sâu sắc, đã giải thích được trọn vẹn nhất, cho phép giải thích được những hạn chế của các nhà kinh tế trước C.Mác. Chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Đảng và Nhà nước ta cần vận dụng tốt nhiều học thuyết kinh tế trong đó có học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác. Tiểu luận đề tài “Học thuyết giá trị thặng dư và sự cống hiến của C.Mác, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực về cả phương diện lý luận và giá trị thực tiễn.

docx65 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 26393 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Học thuyết giá trị thặng dư và sự cống hiến của C.Mác, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mở đầu 3 Chương 1: Học thuyết giá trị thặng dư 5 1.1 Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản 5 1.1.1 Công thức chung của tư bản 5 1.1.2 Mẫu thuẫn của công thức chung của tư bản 5 1.1.3 Hàng hóa sức lao động 7 1.2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư 9 1.2.1 Sản xuất giá trị thặng dư 9 1.2.2 Bản chất của tư bản và sự phân chia tư bản 10 1.2.3 Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư 12 1.2.4 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 12 1.2.5 Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản 15 1.3.Tiền công trong chủ nghĩa tư bản 16 1.3.1 Bản chất kinh tế của tiền công 16 1.3.2 Các hình thức cơ bản của tiền công 17 1.3.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế 17 1.4 Tích lũy tư bản 19 1.4.1Thực chất và động cơ tích lũy tư bản 19 1.4.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản 19 1.5. Hình thái tư bản và những hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư 22 1.5.1 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 22 1.5.2 Các hình thái tư bản và lợi nhuận của chúng 28 1.5.2.1 Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp 28 1.5.2.2 Tư bản cho vay và lợi tức cho vay 30 1.5.2.3 Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán 32 1.5.2.4 Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô TBCN 34 Chương 2: Sự cống hiến của C.Mác 40 2.1 Quan điểm của các trường phái trước C.Mác 40 2.1.1 Quan điểm của trường phái trọng thương 40 2.1.2 Quan điểm của trường phái Cổ điển 40 2.2 Những hạn chế của những quan điểm trước C.Mác 42 2.3 Đóng góp của C.Mác đối với học thuyết giá trị thặng dư 43 Chương 3: Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay 48 3.1 Thực tiễn Hàng hóa sức lao động ở Việt Nam: 48 3.2 Thực tiễn vấn đề “sản xuất giá trị thặng dư” ở Việt Nam 48 3.3 Sự vận dụng học thuyết giá trị thặng dư đối với công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 49 3.4 Liên hệ tư bản thương nghiệp ở Việt Nam hiện nay: 52 3.5 Liên hệ tư bản cho vay ở Việt Nam hiện nay: 56 3.6 Thị trường chứng khoán ở Việt Nam và vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào thực tiễn hoạt động TTCK: 60 3.7 Liên hệ tư bản địa tô ở Việt Nam hiên nay: 62 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của tiểu luận: Trong toàn bộ học thuyết của C.Mác thì học thuyết giá trị thặng dư được Lênin đánh giá là “viên đá tảng của học thuyết kinh tế C.Mác”. Điều đó cho chúng ta thấy vai trò ý nghĩa to lớn của học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác. Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác khẳng định rõ cả luận cứ về mặt lý thuyết và luận cứ về mặt thực tế, mang ý nghĩa khoa học sâu sắc, đã giải thích được trọn vẹn nhất, cho phép giải thích được những hạn chế của các nhà kinh tế trước C.Mác. Chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Đảng và Nhà nước ta cần vận dụng tốt nhiều học thuyết kinh tế trong đó có học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác. Tiểu luận đề tài “Học thuyết giá trị thặng dư và sự cống hiến của C.Mác, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực về cả phương diện lý luận và giá trị thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận: Tiểu luận nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản liên quan đến học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác. Liên hệ thực trạng ở Việt Nam liên quan đến học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: học thuyết trước C.Mác, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác. Phạm vi nghiên cứu: tiểu luận có liên hệ đến thực tiễn trong phạm vi ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận đã sử dụng phương pháp mô tả: để mô tả các khái niệm, tính chất đặc điểm của học thuyết giá trị thặng dư. Tiểu luận đã sử dụng phương pháp phân tích: để phân tích các ưu điểm và hạn chế của học thuyết giá trị thặng dư trước C.Mác,phân tích học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác. Tiểu luận đã sử dụng phương pháp chuyên gia: tham khảo, thu thập ý kiến của các nhà khoa học, các nhà kinh tế, tham khảo tài liệu sách báo mạng internet… 5. Hạn chế của tiểu luận: Trong quá trình làm tiểu luận, nhóm tiểu luận cũng gặp phải những khó khăn nhất định: Xuất phát từ nhiều vấn đề thực tiễn ở nước ta liên quan đến đề tài nên một số vấn đề thực tiễn có thể nhóm chưa đề cập đến trong tiểu luận. 6. Kết cấu của tiểu luận: Chương 1: Thuyết giá trị thặng dư Chương 2: Sự cống hiến của C.Mác Chương 3: Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay CHƯƠNG 1: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 1.1 Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản 1.1.1 Công thức chung của tư bản Theo Các Mác thì tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo công thức: H – T - H (Hàng - Tiền - Hàng) còn tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì theo công thức: T - H - T’ (Tiền - Hàng - Tiền). Trong lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành vi bán (H - T tức là Hàng - Tiền) và kết thúc bằng hành vi mua (T - H tức là Tiền - Hàng), ngoài ra điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng. Trong khi đó, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng hành vi mua (T - H tức Tiền - Hàng) và kết thúc bằng hành vi bán (H - T’ tức Hàng - Tiền'); tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian. Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị tăng thêm. Như vậy thì tư bản phải vận động theo công thức T-H-T’ để có giá trị mới. T' (tức là Tiền sau một vòng lưu thông sẽ được tính bằng công thức: T’ = T + ΔT, trong đó: ΔT là số tiền trội hơn được gọi là giá trị thặng dư. Còn số tiền ứng ra ban đầu (Tiền ban đầu dùng để mua hàng ở đầu chu trình lưu thông này) với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản và tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Vì vậy sự vận động của tư bản cũng không có giới hạn. Mác gọi công thức T-H-T’ là công thức chung của tư bản, với T’ = T + m 1.1.2 Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Tư bản vận động theo công thức T-H-T’ trong đó T’ = T + t. Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị mới và do đó không tạo ra giá trị thặng dư. Nếu mua - bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền. Còn tổng số giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Tiền không lớn lên, do đó giá trị không tăng thêm. Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, hàng hóa có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực của hàng hóa nhưng cũng không làm tăng giá trị thặng dư vì tính chung tổng thể trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán, vừa là người mua. Cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua hoặc ngược lại. Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ, mua may, bán đắt hay lừa lọc, ép giá, nói thách, nói xạo để được lợi thì chính bản thân người thực hiện hành vi đó được lợi nhưng tổng giá trị toàn xã hội cũng không hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà những người này thu được chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác. Như vậy trao đổi không ngang giá thì giá trị không tăng thêm Xem xét nhân tố tư bản ngoài lưu thông đồng nghĩa với việc không có sự tiếp xúc giữa tiền- hàng. Nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông ví dụ như đem chôn, cất, dấu, tích trữ, tàng trữ, không đầu tư gì cả.... thì cũng không thể làm cho tiền của mình tăng thêm lên được , sẽ không có hiện tượng lãi mẹ đẻ lãi con. Mặt khác nếu hàng không được đưa vào lưu thông nghĩa là hàng sẽ dùng trực tiếp vào sản xuất hoặc tiêu dùng thì cũng không làm tăng giá trị thặng dư được. Cụ thể, khi hàng dùng vào sản xuất thì giá trị của nó sẽ dịch chuyển vào sản phẩm. Còn khi hàng dùng vào tiêu dùng cá nhân thì cả giá trị và giá trị sử dụng cũng mất đi. Như vậy, cả trong lẫn ngoài lưu thông xét tất cả các nhân tố thì T không tăng thêm.Nhưng nhà tư bản không thể vận động ngoài lưu thông, có nghĩa là nhà tư bản phải tìm thấy trên thị trường mua được một thứ hàng hoá (trong lưu thông ) nhưng nhà tư bản không bán hàng hoá đó, vì nếu bán cũng không thu được gì. Nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá đó (ngoài lưu thông) tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó - hàng hoá đó là sức lao động. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Thông qua hàng hóa sức lao động này mà tạo ra sự chuyển hóa trong lưu thông, tạo ra giá trị mới, theo đó công thức T - H - T' có thể được hiểu là: T là tư bản, là số tiền đầu tư ban đầu, trong đó một phần sẽ đầu tư vào để mua máy móc, nhà xưởng, một phần mua nguyên liệu và một phần thuê nhân công, H chính là hàng hóa sức lao động, thông qua sức lao động của con người sẽ tác động vào máy móc, vật liệu để tạo nên những H (hàng hóa) có giá trị cao hơn so với giá trị ban đầu và nhà tư bản chỉ việc chiếm đoạt H này và bản để thu về T' (giá trị mới cao hơn và đã bao hàm trong đó là giá trị thặng dư). Như vậy công thức đầy đủ có thể viết: Sức lao động T - H.....sản xuất hàng hoá ...H’ - T’ TLSX Như vậy thì mâu thuẫn của công thức chung là: “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. 1.1.3 Hàng hóa sức lao động Sức lao động là toàn bộ những năng lực (gồm thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Trong mọi xã hội, sức lao động cũng đều là điều kiện cần thiết để sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện: Người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định. Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng. Sự tồn tại đồng thời 2 điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hoá. Sức lao động biến thành hàng hoá báo hiệu một giai đoạn mới trong sự phát triển xã hội: giai đoạn sản xuất hàng hoá trở thành phổ biến, đó là sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Hàng hoá sức lao động là nhân tố tách chủ nghĩa tư bản ra khỏi sản xuất hàng hoá giản đơn. Như vậy, sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để chuyển hoá tiền tệ thành tư bản. Sức lao động là hàng hoá đặc biệt: Sức lao động phải là hàng hoá và giống hàng hoá thông thường khác nhưng có tính đặc biệt. Trong quan hệ mua bán, chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và có thời gian nhất định. Trong mua bán chịu: Giá trị sử dụng thực hiện trước, giá trị thực hiện sau. Vì sức lao động phải bán trong mọi điều kiện - mua bán trong mọi điều kiện để sinh sống. Cũng như hàng hóa khác thì hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như hàng hoá thông thường, lượng giá trị sức lao động cũng được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Nhưng khác hàng hoá thông thường vì sức lao động là năng lực (khả năng) tồn tại trong cơ thể sống của con người, để tái sản xuất ra năng lực đó người công nhân phải tiêu dùng một khối lượng sinh hoạt nhất định để thực hiện nhu cầu tái tạo sức lao động. Như vậy lượng giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp bằng lượng giá trị sinh hoạt. Yếu tố cấu thành giá trị sức lao động: + Giá trị tư liệu sinh hoạt cho bản thân người công nhân + Giá trị tư liệu sinh hoạt cho gia đình anh ta + Chi phí đào tạo Sự vận động của lượng giá trị sức lao động (tăng và giảm): Nhân tố làm tăng là do chí phí đào tạo tăng, do đòi hỏi của cách mạng khoa học kỹ thuật. Nhân tố làm giảm lượng giá trị sức lao động: do giá trị tư liệu sinh hoạt giảm và năng suất lao động của ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt tăng. Giá trị sức lao động đặc biệt khác hàng hoá thông thường: nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Con người sống trong những điều kiện kinh tế cụ thể ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tinh thần. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: cũng giống như hàng hoá khác đó là giá trị sử dụng cũng được thể hiện khi tiêu dùng. Nhưng nó khác ở chỗ nhà tư bản tiêu dùng sức lao động của công nhân và bắt công nhân lao động kết hợp với tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hoá. Trong quá trình lao động đó người công nhân đã tạo ra một giá trị mới (v + m ). Trong đó có một bộ phận ngang bằng với giá trị sức lao động của người công nhân nhà tư bản dùng để trả lương cho người công nhân đó (đó là v), còn một bộ phận dôi ra ngoài bộ phận sức lao động (m) nhà tư bản chiếm không. Như vậy, có thể nói rằng giá trị sức lao động khi nhà tư bản tiêu dùng nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Hay nói cách khác: Giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá sức lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư. 1.2 Qúa trình sản xuất giá trị thặng dư 1.2.1 Sản xuất giá trị thặng dư Giá trị thặng dư được C.Mác xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư. Tức là sản lượng của hàng hóa làm ra có giá trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả cho công nhân và mức chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư. Quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng: Công nhân làm việc dưới sự điều khiển của nhà tư bản như là một bộ phận của tư bản và được nhà tư bản sử dụng với hiệu quả cao nhất. Sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của nhà tư bản chứ không phải của công nhân. Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. 1.2.2 Bản chất của tư bản và sự phân chia tư bản (Tư bản bất biến và tư bản khả biến) 1.2.2.1 Bản chất của tư bản Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Khi chế độ tư bản bị xoá bỏ thì tư liệu sản xuất không còn là tư bản nữa. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Đó là một định nghĩa rất chung về tư bản, nó bao trùm cả tư bản cổ xưa lẫn tư bản hiện đại. Nhưng sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Như vậy bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra. 1.2.2.2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất, thành các hình thức tồn tại khác nhau của tư bản sản xuất. Trước hết, xét bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại được sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng chỉ hao mòn dần, do đó chuyển dần từng phần giá trị của nó vào sản phẩm như máy móc, thiết bị, nhà xưởng..., có loại khi đưa vào sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị của nó trong một chu kỳ sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu. Song, giá trị của bất kỳ tư liệu sản xuất nào cũng đều do lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm, nên giá trị đó không thể lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất đã bị tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm. Cái bị tiêu dùng của tư liệu sản xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc tiêu dùng đó là tạo ra một giá trị sử dụng mới. Giá trị tư liệu sản xuất được bảo toàn dưới dạng giá trị sử dụng mới chứ không phải là được sản xuất ra. Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động thể hiện trong hàng hoá đã giúp C.Mác xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. Sự phân chia đó dựa vào vai trò khác nhau của các bộ phận của tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, do đó nó vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất. Tư bản bất biến gồm máy móc, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu. Giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm.Giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn dưới hình thức giá trị sử dụng mới. Tư bản khả biến là bộ phận tư bản ứng trước dùng để mua hàng hóa sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng, người công nhân làm thuê đã sáng tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị của sức lao động, tức là có sự biến đổi về số lượng. Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa giúp C.Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa tư bản khả biến và tư bản bất biến. Sự phân chia đó vạch rõ nguồn gốc của m, chỉ có bộ phận tư bản khả biến mới tạo ra giá trị thặng dư, còn tư bản bất biến chỉ là điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất. Sự phân chia đó cũng cho thấy vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị hàng hóa. Giá trị của hàng hóa gồm (c+v+m)Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. 1.2.3 Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư Tỷ suất giá trị thặng dư (m') là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư (m) với tư bản khả biến (v) và được tính bằng công thức: m'=mv x 100% Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư còn có dạng: m'=t'tx100% Trong đó: t là thời gian lao động tất yếu t' là thời gian lao động thặng dư Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê. Khối lượng giá trị thặng dư (M) là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong một thời gian sản xuất nhất định và được tính bằng công thức: M = m' . V Trong đó: V là tổng tư bản khả biến được sử dụng trong thời gian trên. Khối lượng giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với cả hai nhân tố m' và V. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng. 1.2.4 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 1.2.4.1 Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động cần thiết không đổi. Việc kéo dài ngày lao động không thể vượt quá giới hạn sinh lý của công nhân (vì họ còn phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ) nên gặp phải sự phản kháng gay gắt của giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm. Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì vì lợi nhuận, khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài thêm, nhà tư bản tìm cách tăng cường độ lao động của công nhân. Tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động. Vì vậy, kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động là để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản khi còn dựa trên lao động thủ công. Ví dụ: Ngày lao động 8 giờ chia thành: - Thời gian lao động cần thiết là 4 giờ - Thời gian lao động thặng dư là 4 giờ Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 4/4*100% = 100% Sản xuất m tuyệt đối bằng cách kéo dài thời gian lao động thành 10 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết là 6 giờ Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’
Luận văn liên quan