Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Dân tộc đã chịu bao mất mát nhưng chưa bao giờ chịu mất đạo lý, đã từng chịu bao thiếu thốn nhưng chưa bao giờ thiếu nghĩa tình. Thực có ý nghĩa khi đạo lý và tình nghĩa ấy, dân tộc đã giành được một phần quan trọng cho những người làm nghề dạy học. Bởi vì, xét trong ý nghĩa sinh thành lẫn nhau của nhề nghiệp thì nghề dạy học được xem như là mẹ của tất cả các nghề. Có nhà bác học, nhà văn, nhà chính trị nào là không đã từng là học sinh được người thầy khai tâm, dìu dắt. Truyền thống ấy, được dân ta, Đảng ta gìn giữ, trân trọng và phát huy mãi mãi trường tồn.
Nghề dạy học có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo, rèn luyện thế hệ trẻ. Nghề dạy học không chỉ quan trọng là phát triển trí tuệ, nhân cách con người, mà còn ở mức cao hơn là góp phần nâng cao đời sống xã hội và kinh tế Quốc dân.
Tập thể sư phạm trong nhà trường là tập thể lao động, đặc biệt trong đó có đội ngũ giáo viên là nguồn nhân lực quí báu, có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà truờng, góp phần to lớn tạo nên “tiềm lực trí tuệ” của con người Việt Nam, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi bàn đến vị trí, vai trò của người thầy giáo đã từng nói: “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định tạo nên những con người mới XHCN. Vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên rèn luyện, tu duỡng về mọi mặt để xứng đáng là người thầy giáo XHCN”. Cố Thủ tướng cũng chỉ rõ: “Vấn đề lớn nhất của giáo dục chúng ta hiện nay là: “Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này”.
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là : “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. “Con đường CNH-HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt.”. Để đạt được những mục tiêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quết định, vai trò của giáo dục là rất quan trọng. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (1992), Luật GD (1998), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng (2001) và chiến lược phát triển kinh tế 2001-2010 đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo phát triển GD nước ta là: “Xây dựng nền GD có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo dịnh hướng XHCN. Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mĩ, phát triển năng lực sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý thức vươn lên lập thân lập nghiệp góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Để từng bước thực hiện mục tiêu trên, giáo dục nước nhà đang thực hiện phổ cập giáo dục từng bậc học, cấp học, thực hiện thay sách giáo khoa mới; đổi mới phương pháp dạy học. Những công việc này do đội ngũ giáo viên làm. Điều bất cập ở đây là đại đa số đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng còn non yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ đào tạo không đảm bảo theo quy định của bộ luật GD-ĐT. Do đội ngũ giáo viên THCS của ta được đào tạo rất đa dạng, đào tạo qua nhiều thế hệ mà trong quá trình công tác lại chưa được học tập, bồi dưỡng thường xuyên, kiến thức ngày càng bị mai một. Phương pháp giáo dục xơ cứng, không đáp ứng được yêu cầu xã hội. Thực trạng này đã được chỉ rõ ở nghị quyết IV khoá VII và nghị quyết II khoá VIII của Đảng. Vì thế, trong công tác quản lý giáo dục tại cơ sở, suy nghĩ về quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm để nâng cao chất lượng giảng dạy là một việc làm mang ý nghĩa chiến lược thời đại và là tiếng gọi tha thiết của lương tâm người quản lý giáo dục trong một trường học cụ thể.
Xuất phát từ những vấn đề trên, kết hợp với sự ham hiểu biết muốn học hỏi của bản thân, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài này, nhằm góp phần vào việc quản lý nội dung bồi dưỡng giáo viên của ngành đáp ứng kịp với yêu cầu giáo dục đặt ra hiện nay.
25 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3900 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kết thúc khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên, tốt nghiệp các lớp trung cấp chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH QUẢNG BÌNH
LỚP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ HỆ TẠI CHỨC-ĐỒNG HỚI
TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ
Đề tài:
QUẢN LÝ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG THCS SỐ I BẮC LÝ
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
Lý do chọn đề tài. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
NỘI DUNG 4
I/ Những cơ sở khoa học của việc quản lí nội dung
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy các môn học ở trường trung học cơ sở. 4
1/ Lý luận Mác-Lê nin về vị trí giáo dục-Đào tạo. 4
2/ Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt nam, tư tưởng
Hồ Chí Minh về Giáo dục- Đào tạo. 4
3/ Vị trí , vai trò,nhiệm vụ giáo viên trung học cơ sở. 6
4/ Yêu cầu về giáo viên trung học cơ sở. 8
5/ Quản lý nội dung bồi dưởng giáo viên trung học cơ sở. 8
6/ Vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng. 10
II/ Thực trạng công tác quản lý nội dung bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các
môn học ở trường trung học cơ sở số 1 Bắc lý. 11
1/ Đặc điểm, tình hình giáo dục phường Bắc lý. 11
2/ Thực trạng công tác quản lý nội dung bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên ở trường trung học cơ sở số 1 Bắc lý. 11
III/ Phương hướng-giải pháp-kiến nghị. 15
1/ Phương hướng. 15
2/ Một số giải pháp về quản lý nội dung bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các
môn học ở trường trung học cơ sơ số 1 Bắc lý. 15
3/ Kiến nghị. 21
KẾT LUẬN 22
QUẢN LÝ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG THCS SỐ I BẮC LÝ
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Dân tộc đã chịu bao mất mát nhưng chưa bao giờ chịu mất đạo lý, đã từng chịu bao thiếu thốn nhưng chưa bao giờ thiếu nghĩa tình. Thực có ý nghĩa khi đạo lý và tình nghĩa ấy, dân tộc đã giành được một phần quan trọng cho những người làm nghề dạy học. Bởi vì, xét trong ý nghĩa sinh thành lẫn nhau của nhề nghiệp thì nghề dạy học được xem như là mẹ của tất cả các nghề. Có nhà bác học, nhà văn, nhà chính trị nào là không đã từng là học sinh được người thầy khai tâm, dìu dắt. Truyền thống ấy, được dân ta, Đảng ta gìn giữ, trân trọng và phát huy mãi mãi trường tồn.
Nghề dạy học có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo, rèn luyện thế hệ trẻ. Nghề dạy học không chỉ quan trọng là phát triển trí tuệ, nhân cách con người, mà còn ở mức cao hơn là góp phần nâng cao đời sống xã hội và kinh tế Quốc dân.
Tập thể sư phạm trong nhà trường là tập thể lao động, đặc biệt trong đó có đội ngũ giáo viên là nguồn nhân lực quí báu, có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà truờng, góp phần to lớn tạo nên “tiềm lực trí tuệ” của con người Việt Nam, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi bàn đến vị trí, vai trò của người thầy giáo đã từng nói: “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định tạo nên những con người mới XHCN. Vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên rèn luyện, tu duỡng về mọi mặt để xứng đáng là người thầy giáo XHCN”. Cố Thủ tướng cũng chỉ rõ: “Vấn đề lớn nhất của giáo dục chúng ta hiện nay là: “Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này”.
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là : “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. “Con đường CNH-HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt...”. Để đạt được những mục tiêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quết định, vai trò của giáo dục là rất quan trọng. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (1992), Luật GD (1998), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng (2001) và chiến lược phát triển kinh tế 2001-2010 đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo phát triển GD nước ta là: “Xây dựng nền GD có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo dịnh hướng XHCN. Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mĩ, phát triển năng lực sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý thức vươn lên lập thân lập nghiệp góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Để từng bước thực hiện mục tiêu trên, giáo dục nước nhà đang thực hiện phổ cập giáo dục từng bậc học, cấp học, thực hiện thay sách giáo khoa mới; đổi mới phương pháp dạy học. Những công việc này do đội ngũ giáo viên làm. Điều bất cập ở đây là đại đa số đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng còn non yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ đào tạo không đảm bảo theo quy định của bộ luật GD-ĐT. Do đội ngũ giáo viên THCS của ta được đào tạo rất đa dạng, đào tạo qua nhiều thế hệ mà trong quá trình công tác lại chưa được học tập, bồi dưỡng thường xuyên, kiến thức ngày càng bị mai một. Phương pháp giáo dục xơ cứng, không đáp ứng được yêu cầu xã hội. Thực trạng này đã được chỉ rõ ở nghị quyết IV khoá VII và nghị quyết II khoá VIII của Đảng. Vì thế, trong công tác quản lý giáo dục tại cơ sở, suy nghĩ về quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm để nâng cao chất lượng giảng dạy là một việc làm mang ý nghĩa chiến lược thời đại và là tiếng gọi tha thiết của lương tâm người quản lý giáo dục trong một trường học cụ thể.
Xuất phát từ những vấn đề trên, kết hợp với sự ham hiểu biết muốn học hỏi của bản thân, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài này, nhằm góp phần vào việc quản lý nội dung bồi dưỡng giáo viên của ngành đáp ứng kịp với yêu cầu giáo dục đặt ra hiện nay.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những tài liệu, văn bản quy phạm: Điều lệ trường phổ thông; quy định về mục tiêu, kế hoạch giáo dục trường THCS.
- Nghiên cứu tìm hiểu thực tế công tác quản lý nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học; Một số biện pháp quản lý nội dung bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học tại trường THCS số 1 Bắc Lý.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: từ năm 2001-2003.
- Địa điểm: Trường THCS số 1 Bắc Lý-Thị xã Đồng Hới.
Do điều kiện công tác của bản thân, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, tài liệu nghiên cứu còn hạn chế. Công tác thực tế hạn hẹp nên nội dung đề tài chưa phong phú. Mong Khoa Nhà nước- Pháp luật và các thầy giáo thông cảm, giúp đỡ. Xin chân thành biết ơn.
NỘI DUNG
I/ NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
1/ QUAN ĐIỂM MÁC- LÊNIN VỀ VỊ TRÍ CỦA GD-ĐT:
CácMác-nhà triết học vĩ đại của nhân loại đã khẳng định: Khoa học kĩ thuật sẽ là lực lượng sản xuất trực tiếp,... tất cả những gì thúc đẩy con người hành động và phát triển xã hội, đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ.
Mác nói: “ Sự ngu dốt là sức mạnh ma quỷ và chúng ta lo rằng nó sẽ là nguyên nhân của những bi kịch khác nữa”.
Lê nin, vị lãnh tụ thiên tài của phong trào cộng sản quốc tế đã khẳng định: “Nhiệt tình cộng với sự đốt nát bằng sự phá hoại”. Người nhấn mạnh rằng: “Sự nghiệp điện khí hoá toàn quốc để xây dựng CNXH chỉ có thể thực hiện được nếu giai cấp vô sản được trang bị một nền học vấn hiện đại, nếu không có được điều đó thì CNCS chỉ là niềm mơ ước mà thôi”. Để có được trí thức Lê nin yêu cầu giai cấp vô sản phải: “Học, học nữa, học mãi.” Học bằng mọi cách, mọi lúc, mọi nơi.
Quan điểm đầu tư phát triển GD không chỉ có ở các bậc tiền bối cách mạng, ở các nước XHCN mà ngay cả các nước tư bản, đế quốc... Họ cũng rất coi trọng nền giáo dục quốc gia họ. Người Mỹ đưa ra kết luận: Đầu thế kỷ XXI thách thức lớn nhất của Mỹ là kinh tế chứ không phải là quân sự. Thử thách sức mạnh của Mỹ là các lớp học, không phải tại các hệ thống tên lửa. Ngân sách nước Mỹ đầu tư cho GD lên đến 28% tổng ngân sách nhà nước. Người Nhật lại cho rằng: Sự thần kỳ trong sự phát triển của đất nước và sự thành đạt của cá nhân đều xuất phát từ cái nội dung là GD.
Như vậy, ở những nước có nền kinh tế phát triển, là những nước đầu tư ngân sách cho GD-ĐT một cách hợp lý và đúng hướng. Bởi vì, con người là giá trị sản sinh ra mọi giá trị, mỗi thời đại mới đều được chuẩn tập trung vào con người, chủ thể của lịch sử, chủ thể của mọi quá trình biến đổi xã hội. Thời kì đất nước ta đổi mới cũng vậy.
2/ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GD-ĐT
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dù bất luận trong hoàn cảnh nào các nhà lãnh đạo đất nước cũng luôn quan tâm đến GD, luôn coi trọng GD, coi trọng tri thức. Truyền thống tôn sư trọng đạo được ông cha ta lưu truyền trong dân gian: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, hoặc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. “Tôn sư trọng đạo” đã trở thành truyền thống đẹp đẽ của dân tộc ta. Trải qua các thời kì lịch sử của xã hội người thầy được xã hội xếp sau vua “Quân- sư- phụ”.
Trên đường đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã khảo sát thực tế các dân tộc ở nhiều nước. Bác hiểu sâu sắc lịch sử các dân tộc, Bác đánh giá cao vai trò, vị trí của nền dân trí. Sau cách mạng tháng Tám, Bác đề ra nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam là: Chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm. Nhiệm vụ chống giặc dốt được Bác Hồ đặt ở vị trí thứ hai vì “Có thực mới vực được đạo”. Bác nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Bác dạy học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là: “Học để làm việc, làm người cán bộ” nên học tập và đào tạo ra những con người vừa hồng vừa chuyên. Người dạy: Học phải đi đôi với hành, học để đưa kiến thức phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc sống, phục vụ sự nghiệp cách mạng dân tộc, phục vụ cho bản thân mình. Biết lí luận mà không biết thực hành cũng vô ích.
Vì vậy, giáo dục đào tạo phải theo hướng cân đối giữa dạy người-dạy chữ-dạy nghề trong đó dạy người là mục tiêu cao nhất. Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, trung thành với CNXH, có đạo đức, có ý chí kiên cường, sẵn sàng phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, biết làm chủ đất nước chứ không chịu làm nô lệ.
Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động; Bất luận trong mọi hoàn cảnh nào Đảng cũng nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội-văn hoá và quốc phòng an ninh, chính trị của đất nước. Quan điểm này được thể hiện rõ trong cương lĩnh, đường lối, chủ trương qua các kỳ đại hội của Đảng.
Tại hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ VI (khoáVII) đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Coi đầu tư cho giáo dục là là một trong những hướng chính của đầu tư phất triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế-xã hội.
Để định hướng phát triển giáo dục đào tạo trong thời kì CNH-HĐH đất nước, nghị quyết TW II (khoá VIII) nêu rõ: “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện: Đức dục, trí dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và khả năng thực hành”.
Đây là khẳnh định hết sức đúng đắn, xuất phát từ lợi ích của nhân dân ta, đồng thời thể hiện chân lý phổ biến của lịch sử. Điều này phù hợp với xu thế của thời đại, lại rất cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.
Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta cần có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt... Coi phát triển GD-ĐT, khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của sự phát triển”. “Phát triển GD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người ...”
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hoá, chúng ta cần phải phát triển nhanh hơn, mạnh hơn hiệu quả GD-ĐT, khoa học và công nghệ. Tiếp cận nhanh chóng với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng ngày càng cao.
3/ VỊ TRÍ VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Vị trí:
Đến xã hội hiện đại, nhân loại văn minh trên thế giới vẫn đều tôn vinh nghề dạy học. Trong nhật kí của mình, Lênin viết: “ Phải đặt Giáo viên của đất nước chúng ta lên một tầm cao mà trong xã hội tư sản từ trước tới nay và về sau không thể có được”. Đó là mong muốn cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới.
Đọc và làm theo suy nghĩ của Lênin, Đảng ta đánh giá cao vai trò của người thầy. Bác Hồ kính yêu đã khẳng định: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ trẻ sau nay tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người thầy tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh...Vì nghề thầy giáo là nghề rất quan trọng và rất vẻ vang”.
Bàn về nghệ thuật sư phạm, đồng chí Lê Duẩn có ý kiến rất xác đáng: “Nghề thầy giáo kết tinh các tinh hoa của con người. Nghề dạy học là một nghề rất khó nhưng cũng là nghề cao quý nhất. Đảng ta, nhân dân ta giao phó việc dạy dỗ con em mình cho các thầy giáo tức cũng là phó thác cho các thầy giáo sứ mệnh đào tạo thế hệ tương lai cho cả dân tộc. Vì vậy Đảng và nhân dân ta rất quý mến và biết ơn các thầy giáo”.
Vai trò:
Người giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng, không chỉ là người truyền lại các tri thức, kinh nghiệm sống, tinh hoa nhân loại cho học sinh mà còn khơi dậy cho các em những tìm kiếm sáng tạo, tinh thần hăng say học tập, lao động của con người để vững vàng bước vào cuộc sống.
Một thực tế đang diễn ra trên đất nước ta là đất nước đang chuyển mình đi lên cùng các nước trong khu vực. Khoa học, công nghệ tiên tiến được đưa vào nước ta, cách mạng thông tin và tin học đang bùng nổ, đất nước đang chuyển mình một cách nhanh chóng. Người thầy giáo không thể với vốn kiến thức cũ mà cứ mãi mãi truyền đạt cho học sinh được. Phải bỏ qua tư tưởng học một lần làm việc cả đời mà phải có ý thức vươn lên học thường xuyên. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ nhanh mà sự nghiệp giáo dục đào tạo lại luôn đi chậm hơn so với sự phát triển khoahọc-công nghệ. Do vậy đào tạo luôn lạc hậu so với thực tiễn, bất cập với thực tiễn.
Để bù đắp vào đó thì những thầy giáo, những người làm công tác giáo dục phải tự bồi dưỡng mình và thường xuyên rèn luyện, bồi dưỡng bản thân mình để tiến kịp với sự phát triển của xã hội, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của xã hội.
Trong nhà trưòng THCS, người hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý tập thể giáo viên và học sinh, đây là một trách nhiệm nặng nề mà nhà nước trao cho. Người quản lý chỉ đạo toàn diện việc vận hành guồng máy nhà trường, phối hợp nhịp nhàng các hoạt động. Đòi hỏi người quản lý phải sáng tạo và có nghệ thuật điều hành nội dung quản lý.
Đội ngũ giáo viên là một bộ phận cấu thành chủ yếu quan trọng nhất trong tập thể sư phạm. Bất kì một trường học nào thì hoạt động giảng dạy là chất liên kết mọi giáo viên trong trường. Vai trò của đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Các em hình thành những nét phẩm chất và nhân cách thông qua hoạt động và giao lưu. Trong nhà trường các em hoà nhập vào các mối quan hệ thầy-trò, trò-trò. Thông qua những mối quan hệ đó làm nảy nở những nét phẩm chất, nhân cách tạo nên phong phú vốn kiến thức. Trong mối quan hệ thầy-trò thì thầy giữ vai trò quan trọng, vì trong suy nghĩ của các em thì hình ảnh của người thầy trở nên thần tượng, thành mẫu hình để các em vươn tới.
Nhiệm vụ:
Để xứng đáng với trọng trách mà xã hội giao phó, xứng đáng với những tên gọi thân thương trìu mến: Người giáo viên là “kĩ sư tâm hồn”, là “người trồng hoa cho đất nước”. Nhiệm vụ của người giáo viên thật nặng nề. Xã hội phát triển cần một lớp người có văn hoá, có trình độ tay nghề cao. Yêu cầu của xã hội lại đặt ra cho GD-ĐT một thử thách lớn. Mọi ngành học, cấp học nói chung và giáo dục THCS nói riêng phải chuyển mình để theo kịp sự đổi mới về chương trình, nội dung sách giáo khoa mới, bắt kịp nền giáo dục của thế giới.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc ban hành điều lệ trườngTHPT số 3257/GD-ĐT ngày 8 tháng 11 năm 1994 có ghi rõ nhiệm vụ giáo viên THCS là:
Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn:
-Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục: soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm, ghi học bạ đầy đủ; lên lớp đúng giờ; không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; tham gia công tác phổ cập THCS ở địa phương.
-Thường xuyên học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
-Thực hiện nghĩa vụ công dân các quy định của Pháp luật, điều lệ nhà trường. Thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
-Gìn giữ phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu tôn trọng học sinh, đoàn kết giúp đỡ các bạn đồng nghiệp.
-Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn, Đội trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật pháp.
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Ngoài các quy định của giáo viên bộ môn như trên, giáo viên chủ nhiệm còn có các nhiệm vụ sau:
-Tìm hiểu, nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
-Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình giáo dục. Phối hợp với Đoàn, Đội và các tổ chức xã hội khác trong quá trình giáo dục học sinh.
-Nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh, ghi vào học bạ cuối kì và cuối năm. Đề xuất khen thưởng, kỉ luật học sinh. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất tình hình lớp cho hiệu trưởng.
4/ YÊU CẦU VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS
Trước hết, người giáo viên phải là người công dân tốt, có đầy đủ hai phẩm chất “ Tài-Đức”. Đây chính là hai mặt để tạo nên nhân cách, sự phát triển toàn diện của con người. Người giáo viên THCS phải có trình độ sư phạm tối thiểu là trình độ cao đẳng sư phạm.
Giáo viên THCS phải là người có đạo đức trong sáng, nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối của Đảng. Đặc biệt là quan điểm của Đảng về giáo dục. Vận dụng quan điểm chính thống vào giảng dạy. Kiên định đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Không ngừng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị để làm nền tảng cho công tác chuyên môn của mình.
Trong môi trường văn hoá nhà trường, giáo viên không thể đến với học sinh một cách tuỳ tiện mà phải tuân theo chuẩn mực nhà trường. Tri thức giáo viên đưa đến cho học sinh phải là tri thức khoa học, chuẩn mực cuộc sống giáo viên đưa đến cho học sinh phải là chuẩn mực nhà trường.
Trong nhà trường THCS, giáo viên đến với học sinh không phải bằng phương pháp thuyết trình cổ điển, mà phải là người trọng tài, tổ chức, điều khiển các hoạt động, học tập của học sinh. Khi dạy điều gì, môn gì, nội dung gì, giáo viên phải giao việc, hướng dẫn rồi tổ chức cho học sinh làm. Dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học