Sự xuất hiện của trang phục đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của con
người. Lúc đầu trang phục chỉ là nhu cầu bảo vệ cơ thể, che nóng, che lạnh. Dần dần,
trang phục trở thành nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp của con người. Trang phục thể
hiện nghề nghiệp, đẳng cấp, phong tục, tập quán, tôn giáo, lễ nghi Trang phục liên
quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như: địa lý, lịch sử, kinh tế, môi trường văn
hóa Chính vì thế, trong mỗi giai đoạn lịch sử, trang phục lại có những biến đổi, cách
tân cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đời sống sinh hoạt của con người.
8 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 18333 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lịch sử hình thành trang phục Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRANG PHỤC VIỆT NAM
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Vĩnh Linh
SVTH : Nguyễn Thị Thương
Lớp : ĐHVNHK10
2
I. Khái quát
1. Khái niệm
Trang phục là cách ăn mặc của con nguời để chống chọi với khí hậu bên ngoài
và thể hiện văn hoá của mỗi dân tộc.
2. Nguồn gốc hình thành trang phục
Sự xuất hiện của trang phục đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của con
người. Lúc đầu trang phục chỉ là nhu cầu bảo vệ cơ thể, che nóng, che lạnh. Dần dần,
trang phục trở thành nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp của con người. Trang phục thể
hiện nghề nghiệp, đẳng cấp, phong tục, tập quán, tôn giáo, lễ nghi…Trang phục liên
quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như: địa lý, lịch sử, kinh tế, môi trường văn
hóa… Chính vì thế, trong mỗi giai đoạn lịch sử, trang phục lại có những biến đổi, cách
tân cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đời sống sinh hoạt của con người.
3. Các giai đoạn hình thành và phát triển của trang phục
Thứ nhất: Giai đoạn tiền sử với những nét sơ khai của trang phục
Thứ hai: Do điều kiện tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt thường nhật đã dẫn đến sự ra
đời của chiếc khố, yếm, váy, áo cánh…
Thứ ba: Chính những lễ nghi và phát triển của xã hội con người đã làm mới trang phục
của mình
Thứ tư: Trang phục của người dân Nam Bộ
Thứ năm: Sự ra đời và ý nghĩa chiếc áo dài
II. Nội dung
1. Trang phục sơ khai khi mới hình thành
Từ thời tiền sử con người đã biết dùng các vật dùng từ tự nhiên để tạo trang phục
cho mình ví như các trang phục làm từ vỏ cây để chống chọi với khí hậu. Phụ nữ thời
này đã biết mặc váy và nam đóng khố cởi trần.
Cách đây 4000 năm vào thời đại đồng thau phát triển, nước Việt Nam thời đó gọi là
nước Văn Lang. Người dân ở đây đã sinh sống bằng săn bắt , hái lượm và trồng
trọt…Họ không dùng vỏ cây làm áo nữa mà biết trồng đay, gai, nuôi tằm ,ươm tơ dệt
vải…để tạo ra trang phục cho mình và phát triển qua từng thời đại.
3
2. Trang phục cổ truyền của người dân lao động
2.1 Cổ truyền
Đối với nam: Khố
• Khố là một dải vải, chiều ngang khoảng 10cm, chiều dài khoảng 1,2m hoặc dài
hơn nữa.Tùy theo chiều dài của khố mà người ta quấn thành một hay nhiều vòng
quanh bụng thả đuôi khố về trước hoặc sau.
Đối với nữ: Váy và yếm
• Yếm: Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt
xưa. Có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ hai đầu của lỗ đính
hai sợi dây cột ra sau gáy . Nếu cổ tròn là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là
yếm cổ xẻ , đít chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn.
. Chiếc yếm luôn mang ý nghĩa đó là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một
nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam. Quan niệm truyền thống của người
Việt cho rằng: Một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng
ong và nó không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh
của một người vợ, người mẹ.
“Đàn bà thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.”
• Váy: Đàn bà mặc váy (váy kín "váy chui" và váy mở "váy ngắn"). Váy ngắn
mặc chấm đầu gối. Kiểu khác dài đến gót chân.
2.2 Sự phát triển của trang phục
• Đối với nam giới: chuyển sang mặc áo cánh (ở Nam Bộ gọi là áo bà ba ), quần
lá tọa.
Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm thì nam giới người Việt tiếp thu
chiếc quần vào văn hóa mặc sớm nhất vào văn hóa mặc truyền thống của Việt Nam.
Người Việt vốn là một dân tộc thiết thực trong cách mặc, họ tiếp thu và đã "Việt hóa"
nó thành chiếc quần lá tọa. Quần lá tọa của nam giới người Việt là một thứ quần ống
rộng và thẳng, đũng sâu, cạp quần (lưng quần) to bản. Khi mặc, người đàn ông buộc
dây thắt lưng ra ngoài, rồi thả phần cạp thừa phía trên rũ xuống lòe xòe ra ngoài thắt
lưng (vì thế, gọi là lá tọa). Quần lá tọa, do đó tuyệt đối thích hợp với khí hậu nắng nôi
nóng bức của Việt Nam, bởi ống rộng nên đàn ông mặc nó mát mẻ không kém gì đàn
bà Việt mặc váy.
4
• Đối với nữ: ngoài chiếc yếm họ còn khoác thêm cho mình chiếc áo cánh vốn là
áo không cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai
mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở
hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, gần như bó sát thân..nhưng khác với
nam giới ở chỗ không cài khuy để lộ yếm đào (Nam Bộ là áo bà ba cài khuy).
3. Trang phục cổ truyền trong lễ hội
Nhìn chung, trang phục hằng ngày cũng như trong lao động của người dân quê
hết sức đơn giản, gọn nhẹ, nhưng trong lễ hội người dân Việt lại ăn mặc khá tơm tất
thậm chí rất cầu kì, đa dạng.
• Đối với đàn ông: mặc áo dài the lụa, gấm, quần ông sớ, chít khăn xếp, đi giày
hay dép.
Chiếc áo dài quan họ của nam giới: Cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài quá
gối. Áo dài thường màu đen, chất liệu là lương, the hoặc đối với người khá giả hơn thế
áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một
lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá
mạ non, màu vàng chanh…gọi là áo kép. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép… người
nam dùng ô đen. Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những “xa xỉ phẩm” theo quan
niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành
khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong.
• Đối với đàn bà: mặc áo tứ thân
Áo tứ thân: Gồm hai mảnh phía sau may lại giữa sống lưng, mép nơi hai thân
áo được dấu vào phía trong. Hai thân trước được buộc lại với nhau để thõng xuống
thành hai tà áo ở giữa, nên không cần cài khuy khi mặc. Về ý nghĩa thì bốn thân áo
tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, hai tà trước buộc lại với nhau tượng trưng cho tình
nghĩa vợ chồng âu yếm, khăng khít bên nhau.
• Đối với nam thanh niên: thích mặc áo the đen bên trong là áo cánh trắng ,đi
dày, đầu đội khăn xếp hình chữ “nhân” hay “nhất”
• Đối với thanh nữ khi đi trẫy hội thương mặc áo mớ ba mớ bảy gồm nhiều lớp
áo tư thân bằng nhiều màu khác nhau, chít thắt lưng để lộ yếm đào. Phía dưới là tấm
váy lưỡi trai bằng lĩnh hay đen dài chấm gót .
5
• Đầu đội khăn mỏ quạ, nó đã đã trở thành nét đẹp văn hóa trong các ngày hội
làng ở các miền quê Việt Nam. Các bà, các cô rất hay vấn khăn như thế để làm đẹp
cho mình và cũng để làm cho mái tóc gọn gàng, cách điệu hơn.
Nón thúng quai thao (cũng còn gọi là nón ba tầm) là loại nón đẹp và sang trọng,
thường các bà, các cô chỉ đội hoặc mang theo trong những dịp lễ, tết, hội hè, hoặc
những lúc có công việc nhàn nhã, vui vẻ nhưng cần phải nghiêm chỉnh, lịch sự. Quai
thao là bộ phận không thể thiếu của chiếc nón ba tầm, nó chẳng những làm cho nón
cân bằng, vững chãi, mà còn làm cho người phụ nữ thêm duyên dáng, thướt tha... Quai
thao làm bằng tơ, nhưng là loại tơ đặc biệt, vừa rẻ, vừa bền lại vừa có giá trị cao.
Thông thường các cô gái trẻ thì thích dùng quai thao màu trắng ngà gốc tơ tằm, còn
quai thao màu tím, màu đen thì được dùng cho phụ nữ đã lập gia đình. chân mang dép
da trâu cong cong hoặc guốc gỗ sơn đen, cổ đeo cườm tay đeo xuyến , răng huyền môi
trầu đỏ.
4. Trang phục của người dân Nam Bộ
Khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, trang phục của cư dân vùng
này không có gì khác so với Miền Bắc nhưng khi tiến dần vào phương Nam thì trang
phục của cư dân Đàng Trong đã có những khác biệt với cư dân ở Đàng Ngoài. Không
như Miền Bắc mặc yếm, váy và áo tứ thân…bộ y phục thường ngày của người dân
Nam Bộ là áo ngắn và quần dài mà chúng ta hay gọi là đồ bà ba.
Đồ bà ba theo một số giả thuyết cho rằng nó xuất hiện ở Nam Bộ vào thời Hậu
Lê, hay một giả thuyết khác lại cho rằng áo bà ba đuợc một người tên Trương Vĩnh Ký
cách tân từ áo của người dân đảo Pénang, Malaisia gốc Hoa cho phù hợp với người
Việt. Theo nhà văn Sơn Nam thì áo bà ba vạt ngắn không bâu chính là áo của người
Bà Ba…Tuy không xác định rõ áo bà ba xúât hiện khi nào và từ đâu nhưng qua các giả
thuyết trên ta thấy được để có được hình ảnh của một chiếc áo bà ba duyên dáng như
ngày nay cư dân vùng Nam Bộ đã có sự giao lưu, tiếp thu các nền văn hoá khác nhau.
Hình ảnh chiêc áo bà ba luôn gắn liền với chiếc khăn rằn có nguồn gốc từ người
Khmer và trong quá trình cộng cư các dân tộc trên đồng bằng sông Cửu Long. Khăn
rằn thường có hai màu đen trắng hoặc nâu trắng hai màu này đen chéo nhau tạo thành
ô vuông nhỏ không cầu kì sặc sỡ mà bình dị, đơn giản đi với bộ bà ba tạo nên nét rất
duyên của cư dân vùng Nam Bộ.
6
Nam Bộ là vùng đất sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà cuộc sống nông nghiệp
buộc con người suốt ngày phải” bán mặt cho đất bán lưng cho trời” quanh năm chân
lấm tay bùn lại gặp thời tiết hai mùa nắng mưa rõ rệt nên không thích hợp cho việc ăn
măc sang trọng, rờm rà. Người dân thường vận bộ bà ba đi làm đồng bởi nó vừa sạch
vừa dễ khi giặt. Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba được xẻ ở hai bên hông làm cho người
mặc cảm thấy thỏa mái, gần vạt áo có hai túi tiện lợi cho việc đụng các vật nhỏ như
thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc…Chính vì sự tiện lợi và nét duyên dáng của đồ bà ba nên
nó được người dân Nam Bộ mặc khi đi làm đồng, đi chợ, đi chơi…Áo bà ba cùng với
khăn rằn từ lâu đã là biểu trưng cho văn hóa trang phục của người dân Nam Bộ.
5. Nguồn gốc ra đời và các giai đoạn phát triển của chiếc áo dài
Xuất phát từ chiếc áo tứ thân, khi các chúa Nguyễn vào định đô ở miền Trung vào
thế kỉ thứ 17 trong quá trình giao lưu văn hóa Chăm, chiếc áo tứ thân đã tiếp nhận một
số ảnh hưởng của áo dài Chăm và đuợc biến thành áo dài Việt.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc
áo dài Việt Nam.
Trong sắc dụ của chúa Nguyễn Vũ Vương, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình
cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo
cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống
phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống
tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép ..." (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên).
Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố
định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ
Vương (1739-1765)
Cuộc cách tân áo dài.
Áo dài tân thời xuất hiện vào những năm 1930 nhưng những phụ nữ nông thôn
vẫn mặc áo tứ thân. Một số người cho rằng áo dài tân thời xuất hiện đầu tiên ở Nam
Bộ vì đây là khu vực bị Pháp trực tiếp cai trị . Người Việt ở Nam Bộ là những người
đầu tiên mặc áo quần âu hóa sau đó lan ra miền bắc, khi ấy còn sự bảo hộ của Pháp
Nhiều người lại cho rằng áo dài tân thời xuất hiện ở Miền Bắc, do họa sĩ Cát
Tường biệt danh Lemur thiết kế. Vì thế áo dài mới có tên là áo dài Lemur và bán các
bộ áo dài này tại tiệm của mình.
7
Nhưng những người khác lại cho rằng áo dài cách tân là do một người Việt
Nam thiết kế và xuất hiện ở Pari năm 1921.
Áo dài hiện đại đuợc phổ biến năm 1934. Truớc đó chỉ những phụ nữ lấy chồng
Pháp mới dám mặc những kiểu quần áo vậy và không nhuộm răng đen.
Hình ảnh và việc thịnh hành chiếc áo dài trong thời chiến còn hạn chế, mãi về
sau, khi hoà bình lặp lại, đất nước thống nhất, áo dài khôi phục vị trí và vai trò của nó
trên khắp đất nuớc. Thời trang nữ bắt đầu phát triển khá mạnh, thời trang Phương Tây
bắt đầu gia nhập vào Việt Nam khá mạnh mẽ nhưng không vì thế mà áo dài một trang
phục truyền thống không mất đi mà càng khẳng định đuợc vị trí của mình với vai trò là
biểu tuợng của Việt Nam.
III. Tổng kết
Trong lịch sử phát triển của dân tộc, với những nét thăng trầm của lịch sử. Sự du
nhập, tiếp thu cưỡng chế tự nguyện của hàng trăm thứ văn hóa khác nhau, tưởng như
ta đã bị đồng hóa bởi văn hóa trang phục của các nước Âu, Á…nhưng thực tế không
như ta nghĩ, dân tộc Việt đón nhận và tiếp thu những cái mới, tiến bộ và phát triển và
làm giàu nền văn hóa của mình. Tinh thần chống đồng hóa, sự khẳng định bản lĩnh dân
tộc đã làm cho trang phục Việt cổ truyền sau bao năm tiếp xúc với phương Bắc và văn
minh phương Tây vẫn không mất đi bản sắc của mình.
Nhu cầu ăn mặc giờ đây không chỉ là mặc đủ, mặc ấm, mặc đẹp mà còn đòi hỏi
sự phong phú, sự đổi mới, sư thể hiện phong cách. Trong thế giới thời trang với những
làn sóng mốt thay đổi đến chóng mặt, trang phục truyền thống của người Việt vẫn thể
hiện rõ bản lĩnh của mình. Các sắc thái trang phục cổ truyền trong đời sống trang phục
hiện nay vẫn đang được kế thừa và phát huy ngày càng rõ nét.
8