Tiểu luận Mô phỏng quản trị xác định hiệu quả của phương pháp

Ngày nay, trong quá trình giảng dạy môn quản trị học, không chỉ đơn giản cung cấp những đơn vị kiến thức mang tính lý thuyết đơn thuần bằng các buổi thuyết trình một chiều của giảng viên. Với những nỗ lực không ngừng, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những phương pháp giảng dạy mới nhằm đưa học viên tiến gần hơn với thực tế công việc, điều hành một công ty nhằm rút ra nhiều kinh nghiệm thực tiễn sau khóa học. Từ đó, trong giảng dạy quản trị xuất hiện một phương pháp mới đó là mô phỏng. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình mô phỏng như thế nào? Đo lường sự hiệu quả của việc áp dụng phương pháp mới này vào giảng dạy ra sao? Và tính thực tiễn của chương trình này liệu có khả thi ?. Để giải đáp những câu hỏi đó chúng ta sẽ tìm hiểu 1 bài báo nghiên cứu về “Xác định hiệu quả vấn đề mô phỏng trong quản trị”. Thông qua bài báo này nhóm 7 chúng tôi xoay quanh việc trả lời 6 câu hỏi như sau: 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2. Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng. 4. Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đó hay không? 5. Cách đặt các câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không? 6. Dựa trên kết quả xử lý thống kê, hãy giải thích kết quả xử lý thống kê đó. Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành 6 câu hỏi của tiểu luận, dù nhóm hết sức cố gắng với tinh thẩn cao độ, nhưng cũng không tránh khỏi sự thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn và sự hướng dẫn của thầy đề nhóm hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận này.

doc25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mô phỏng quản trị xác định hiệu quả của phương pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tìm hiểu và phân tích bài báo MÔ PHỎNG QUẢN TRỊ XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GVHD : ThS NGUYỄN HÙNG PHONG LỚP: ĐÊM 1 - K20 NHÓM 7 1.Phan Nguyên Việt 2.Võ Thanh Tâm 3.Đặng Anh Tuấn 4.Nguyễn Thị Thủy Tiên 5.Trịnh Thị Khánh Dư 6.Nguyễn Thanh Phúc 7.Đoàn Thị Minh 8.Nguyễn Thị Thúy Kiều 9.Bùi Thị Minh Sương 10.Nguyễn Việt Phong 11.Nguyễn Trung Nhân Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2011 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7 STT  HỌ VÀ TÊN  TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ  TỔNG ĐIỂM     Dịch Tài Liệu  Trả Lời Câu Hỏi  Đóng Góp Ý Kiến  Họp Nhóm    1  Nguyễn Việt Phong  0.25  0.25  0.25  0.25  1   2  Nguyễn Trung Nhân  0.25  0.25  0.25  0.25  1   3  Nguyễn Thanh Phúc  0.25  0.25  0.25  0.25  1   4  Võ Thanh Tâm  0.25  0.25  0.25  0.25  1   5  Nguyễn Thị Thúy Kiều  0.25  0.25  0.25  0.25  1   6  Đoàn Thị Minh  0.25  0.25  0.25  0.25  1   7  Trịnh Thị Khánh Dư  0.25  0.25  0.25  0.25  1   8  Đặng Anh Tuấn  0.25  0.25  0.25  0.25  1   9  Nguyễn Thị Thủy Tiên  0.25  0.25  0.25  0.25  1   10  Bùi Thị Minh Sương  0.25  0.25  0.25  0.25  1   11  Phan Nguyên Việt  0.25  0.25  0.25  0.25  1   Mục lục 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1 2. Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài 2 a. Mô hình lý thuyết 2 b. Mô hình cụ thể: 3 3. PPNC mà tác giả đã sử dụng 8 a. Theo mục tiêu nghiên cứu: 8 b. Theo mục đích sử dụng 8 c. Phân loại theo kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin: 8 d. Phân loại theo phương pháp nghiên cứu: 8 4. Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đó hay không 9 a. Tóm lược lý thuyết 9 b. Nhận xét 11 5. Cách đặt các câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không? 12 6. Dựa trên kết quả xử lý thống kê, hãy giải thích kết quả xử lý thống kê đó. 14 Danh mục hình và bảng Hình 1. Mô hình tổng quát 2 Hình 2. Mô hình lý thuyết 3 Hình 3. Mô hình thực tế 7 Bảng 1. Bảng mô tả thống kê và tương quan 14 Bảng 2. Bảng phân tích nhân tố 14 Bảng 3. Bảng nghiên cứu hồi quy 15 Bảng 4. Bảng kết quả đo lường hồi quy 16 Lời mở đầu Ngày nay, trong quá trình giảng dạy môn quản trị học, không chỉ đơn giản cung cấp những đơn vị kiến thức mang tính lý thuyết đơn thuần bằng các buổi thuyết trình một chiều của giảng viên. Với những nỗ lực không ngừng, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những phương pháp giảng dạy mới nhằm đưa học viên tiến gần hơn với thực tế công việc, điều hành một công ty nhằm rút ra nhiều kinh nghiệm thực tiễn sau khóa học. Từ đó, trong giảng dạy quản trị xuất hiện một phương pháp mới đó là mô phỏng. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình mô phỏng như thế nào? Đo lường sự hiệu quả của việc áp dụng phương pháp mới này vào giảng dạy ra sao? Và tính thực tiễn của chương trình này liệu có khả thi ?... Để giải đáp những câu hỏi đó chúng ta sẽ tìm hiểu 1 bài báo nghiên cứu về “Xác định hiệu quả vấn đề mô phỏng trong quản trị”. Thông qua bài báo này nhóm 7 chúng tôi xoay quanh việc trả lời 6 câu hỏi như sau: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài Phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng. Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đó hay không? Cách đặt các câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không? Dựa trên kết quả xử lý thống kê, hãy giải thích kết quả xử lý thống kê đó. Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành 6 câu hỏi của tiểu luận, dù nhóm hết sức cố gắng với tinh thẩn cao độ, nhưng cũng không tránh khỏi sự thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn và sự hướng dẫn của thầy đề nhóm hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận này. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trước hết, tác giả nhận định rằng ngày nay, phương pháp mô phỏng được sử dụng rất phổ biến trong giáo dục quản trị tại các trường kinh doanh ở cả Mỹ và Châu Âu. Bên cạnh đó phương pháp này cũng được áp dụng rất nhiều trong công nghiệp. Lợi ích của phương pháp mô phỏng trên máy tính đã tạo ra nhu cầu nghiên cứu nghiêm túc, có cơ sở lý thuyết về những yếu tố cũng như động lực ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp mô phỏng. Từ đó, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát và cụ thể như sau: Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp mô phỏng trong quản trị. Cụ thể, nghiên cứu này cố gắng làm rõ hiệu quả của phương pháp mô phỏng trong quản trị được quyết định như thế nào, thông qua việc phát triển và kiểm định một khung dữ liệu. Khung dữ liệu này bao gồm đặc điểm của 2 yếu tố được coi như quyết định hiệu quả của phương pháp mô phỏng trong quản trị: loại hình mô phỏng và động lực nhóm. Từ đó, tác giả nhắm đến việc: Xác định loại mô phỏng mang lại hiệu quả nhất trong giáo dục quản trị. Xác định sự ảnh hưởng của động lực nhóm lên việc học tập của cá nhân và hiệu suất làm việc của nhóm. Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài Mô hình lý thuyết Tác giả phát triển và kiểm định một mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến học tập và hiệu suất liên quan đến một trò chơi kinh doanh. Nghiên cứu dựa trên các lý thuyết về nhóm, việc sử dụng công nghệ, việc giáo dục và học tập quản trị: Đầu tiên, những nghiên cứu trước đây trong giáo dục quản trị đã sử dụng lý thuyết về nhóm để hiểu vấn đề học tập (Flynn và Klein, năm 2001; Devine, 1999). Tác giả áp dụng vào nghiên cứu này bằng cách cho thấy rằng bầu không khí trong các nhóm mô phỏng, bao gồm: xung đột nhiệm vụ và xung đột cảm xúc, sẽ ảnh hưởng đến cả học tập và hiệu suất. Thứ hai, nghiên cứu của tác giả dựa trên lý thuyết về học tập. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết học tập trong giáo dục quản trị (Sherrell và Burns, 1982). Thứ ba, tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên các lý thuyết hiện có bằng cách phân ra hiệu suất nhóm và việc học tập nhóm và sử dụng cả hai như kết quả. Cuối cùng, tác giả xây dựng dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (Agarwal và Prasad, 1999), bằng việc chỉ ra rằng mức độ nhận thức tính thực tiễn và dễ sử dụng của mô phỏng sẽ ảnh hưởng đến cả học tập và hiệu suất. Hình 1. Mô hình tổng quát Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ 49 nhóm, các thành viên trong nhóm thực hiện một bài tập mô phỏng quản lý để đạt được mục đích nghiên cứu. Những người được hỏi đã tham gia mô phỏng theo nhóm và được yêu cầu quản lý một doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thể thao toàn cầu. Những người được hỏi hoàn thành một công cụ 21 biến (mục) được thiết kế để đánh giá việc học tập cá nhân. Việc học được phân tích qua các yếu tố và ba yếu tố được suy ra là kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm và tự xem mình như người quản lý. Những thang đo được phát triển nhằm đánh giá các yếu tố về động lực nhóm (xung đột cảm xúc và xung đột nhiệm vụ), tính dễ sử dụng và tính thực tiễn của mô phỏng. Hình 2. Mô hình lý thuyết Mô hình cụ thể: Xác định các yếu tố có liên quan: Tính thực tiễn của phương pháp mô phỏng: tác giả đề cập rằng, mức độ thực tiễn cao của phương pháp mô phỏng sẽ giúp người sử dụng dễ dàng nhận thấy sự liên hệ giữa: quyết định mà mình đưa ra với kết quả thực tế, và tạo điều kiện cho người sử dụng học tập tốt hơn. Từ đó, tác giả đặt 2 giả thuyết sau: + H1a: Nhận thức tính thực tiễn của phương pháp mô phỏng sẽ liên quan tích cực đến việc học tập cá nhân, hay “tính thực tiễn càng cao, việc học càng hiệu quả”. + H1b: Nhận thức tính thực tiễn của phương pháp mô phỏng sẽ liên quan tích cực đến hiệu suất nhóm, hay “tính thực tiễn càng cao, hiệu suất càng cao”. Tính tiện ích: tác giả đề cập rằng, tính dễ sử dụng của mô phỏng ảnh hưởng tích cực đến học tập và hiệu suất, ít nhất bởi ba lý do. Thứ nhất, dựa trên ý tưởng từ lý thuyết chấp nhận công nghệ, học viên sẽ có nhiều lợi ích hơn trong phương pháp mô phỏng nếu họ nhận thấy nó dễ sử dụng. Thứ hai, các trò chơi kinh doanh đòi hỏi học viên đưa ra các quyết định chiến lược phức tạp và điều quan trọng là người dùng có thể thấy được sự tác động của quyết định mà họ đưa ra. Cuối cùng, học viên ít phí thời gian hơn vào mô phỏng, thay vào đó, tập trung đưa ra quyết định. Điều này chỉ khả thi khi mô phỏng có một giao diện sử dụng tốt. Từ đó, tác giả đặt thêm 2 giả thuyết sau: + H2a: Nhận thức tính dễ sử dụng của mô phỏng sẽ liên quan tích cực đến việc học tập cá nhân, hay “tính tiện ích càng cao, học tập càng hiệu quả”. + H2b: Nhận thức tính dễ sử dụng của mô phỏng sẽ liên quan tích cực đến hiệu suất, hay “tính tiện ích càng cao, hiệu suất càng cao”. Xung đột nhiệm vụ: xung đột nhiệm vụ trong nhóm liên quan đến những bất đồng về cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu hay mục đích mà nhóm đang đối mặt. Xung đột nhiệm vụ nảy sinh do các thành viên có nhiều chiến lược, quan điểm, ý tưởng và ý kiến khác nhau để đạt được các mục tiêu của nhóm. Xung đột nhiệm vụ sẽ hướng mọi người đến các lựa chọn khác nhau cũng như mở rộng khả năng đánh giá của mọi người để đưa ra các quyết định thay thế, điều này gia tăng chất lượng quyết định của nhóm. Từ đó tác giả đưa ra 2 giả thuyết: + H3a: Nhận thức mức độ xung đột nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm sẽ liên quan tích cực đến việc học tập cá nhân, hay “xung đột nhiệm vụ càng cao, học tập càng hiệu quả”. + H3b: Nhận thức mức độ xung đột giữa các thành viên trong nhóm sẽ liên quan tích cực đến hiệu suất, hay “xung đột nhiệm vụ càng cao, hiệu suất càng cao”. Xung đột cảm xúc: theo tác giả, xung đột cảm xúc không giống xung đột nhiệm vụ, xung đột cảm xúc có thể gây bất lợi đến hiệu suất của nhóm. Sự tức giận và thất vọng mà xung đột cảm xúc mang lại có thể cản trở việc hợp tác trong nhóm. Các thành viên trong nhóm có thể lãng phí thời gian để giải quyết xung đột. Từ đó, tác giả đưa ra 2 giả thuyết: + H4a: Nhận thức mức độ xung đột cảm xúc trong nhóm sẽ liên quan tiêu cực đến việc học tập cá nhân, hay “xung đột cảm xúc càng cao, mức độ học tập càng thấp”. + H4b: Nhận thức mức độ xung đột cảm xúc trong nhóm sẽ liên quan tiêu cực đến hiệu suất, hay “xung đột cảm xúc càng cao, hiệu suất càng thấp”. Thang đo: Việc học tập. Tác giả sử dụng phiên bản điều chỉnh không đáng kể được phát triển bởi Miles cùng các đồng sự (1986) và từng được sử dụng bởi Jennings (2002) nhằm đo lường việc học tập, gồm 21 biến. Tác giả tiến hành phân tích độ nhất quán nội bộ nhằm đánh giá mức độ tin cậy của việc đo lường. Độ tin cậy thể hiện khả năng cung cấp các kết quả nhất quán của công cụ trong những lần thực hiện lặp lại ứng dụng. Xung đột nhiệm vụ. Mức độ nhận thức xung đột được đo lường bằng Thang đo Xung đột Intragroup (Jehn, 1995) với 4 biến. Việc đo lường bao gồm các biến tự báo cáo, các biến này được xếp theo thang đo Likert 7 điểm từ 1 “không có” đến 7 “rất nhiều”. Độ tin cậy alpha của thước đo trong nghiên cứu này là 0,93. Xung đột cảm xúc. Mức độ nhận thức xung đột được đo lường bằng Thang đo Xung đột Intragroup (Jehn, 1995). Việc đo lường bao gồm các biến tự báo cáo, các biến này được xếp theo thang đo Likert 7 điểm từ 1 “không có” đến 7 “rất nhiều”. Độ tin cậy alpha của thước đo trong nghiên cứu này là 0,93. Tiện ích. Mức độ tiện ích được đo lường bằng Thang đo Likert 3 biến, 7 điểm được giới hạn trong khoảng từ 1 ¼ “Hoàn toàn không đồng ý” và 7 ¼ “Hoàn toàn đồng ‎ý”. Người được hỏi được đề nghị đánh giá việc đưa ra các quyết định hằng tuần và thực hiện dễ dàng như thế nào. Hệ số alpha cho thang đo này là 0,77. Nunnally (1978) đề xuất rằng trong nghiên cứu khám phá, giá trị alpha hiệu quả ở mức 0,6. Tính thực tiễn. Thang đo 7 mục được tiến hành trong nghiên cứu này nhằm đo lường mức độ hiện thực. Người được hỏi được đề nghị ước lượng khoảng mà họ tin rằng việc mô phỏng phán ánh đúng thực tiễn cuộc sống. Hệ số alpha trong thang đo này là 0,91. Hiệu suất. Thompson và các đồng sự đề nghị rằng các mô phỏng sử dụng nhiều thước đo đa dạng hiệu quả hơn các mô phỏng sử dụng một thước đo đơn lẻ. Tác giả sử dụng thuật toán phát triển bởi các tác giả của trò chơi (Thompson et al., 1997). Kết quả làm việc nhóm dựa trên 6 tiêu chí: (1) Doanh thu bán hàng, thị phần (5%). (2) Thu nhập trên cổ phần (25%) (3) Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (xác định dựa trên giá cổ phiếu hiện tại của công ty nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành) (20%) (4) Giá trị vốn hóa thị trường (tương đương với giá cổ phiếu hiện tại của công ty nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành) (20%) (5) Định giá trái phiếu (15%) (6) Đánh giá chiến lược (15%) đo lường những nhân tố làm nên tên tuổi của công ty và cách mà công ty tồn tại trước các đối thủ. Các tiêu chuẩn đo lường bao gồm dòng sản phẩm, chất lượng, dịch vụ, thương hiệu, dẫn đầu thị trường, giá trị và tập trung toàn cầu. Đo lường kết quả hoạt động là một phần trong việc mô phỏng. Đó là sự đo lường đa chiều. Tác giả sử dụng điểm tổng cộng, tích lũy hay cập nhật và sắp xếp các nhóm theo giai đoạn 8 tuần để đo lường kết quả. Điểm tích lũy của từng nhóm được xếp hạng từ 60 đến 100 được chuyển đổi và mã hóa thành điểm số từ 01 đến 07: 60 đến 64 được đánh giá 1, 65 đến 70 được mã hóa 2, tăng dần lên hạng 96-100 được mã hóa 7. Hình 3. Mô hình thực tế PPNC mà tác giả đã sử dụng Theo mục tiêu nghiên cứu: Theo mục tiêu nghiên cứu đây là nghiên cứu giải thích vì trong nghiên cứu có thể hiện tác động của các biến nghiên cứu tới biến tác động. Cụ thể: Xung đột cảm xúc ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm Xung đột công việc ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm Tính thực tiễn của việc mô phỏng giúp người sử dụng dễ dàng thấy được sự liên hệ giữa các quyết định và kết quả xuất ra ( cho thấy tính ứng dụng cao của việc sử dụng trong mô phỏng về giáo dục quản trị. Tính dễ sử dụng mô phỏng ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định ( cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng trong mô phỏng trong giáo dục quản trị. Theo mục đích sử dụng Nghiên cứu này là nghiên cứu ứng dụng: đánh giá lý thuyết mô phỏng quản trị vào thực tế giảng dạy môn quản trị. Phân loại theo kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin: Đây là nghiên cứu định lượng, các biến nghiên cứu (dễ sử dụng, tính thực tiễn của việc mô phỏng, xung đột cảm xúc, xung đột công việc) và các biến tác động (Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự quản lý) đều được xác định trước. Thực hiện việc đo lường mối quan hệ của các biến này. Phân loại theo phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu thực nghiệm: Tác giả đã thiết kế 2 nhóm để so sánh sự tác động của các biến nghiên cứu đối với việc triển khai mô phỏng trong giáo dục quản trị. Trong đó, nhóm thứ nhất liên quan đến những kỹ năng cá nhân và nhóm thứ 2 liên quan đến việc đóng góp vào thành tích của nhóm. Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đó hay không Tóm lược lý thuyết Một vài lợi ích đáng tin cậy của mô phỏng đã được ghi lại (Jennings, 2002; Thompson, 1997; Lane, 1995). Đầu tiên, mô phỏng kinh doanh có thể giúp người học có những quyết định chiến lược bằng việc áp dụng điều cơ bản đã được học trong lý thuyết. Mô phỏng rất hữu ích cho những khóa học mở, những khóa dạy kỹ năng quản trị, vì nó yêu cầu người học phải có nhiều quyết định chiến lược. Mô phỏng đặc biệt hữu ích ở vai trò công cụ học tập, vì nó mô hình hóa những tác động của thực tế kinh doanh trong môi trường an toàn, do đó có thể giúp người học phạm sai lầm nhưng không bị thua lỗ trong đầu tư. Thứ hai, mô phỏng có thể nâng cao sự phát triển cá nhân của người học. Mô phỏng giúp người học tìm giải pháp giải quyết những vấn đề quản trị phức tạp, từ đó nâng cao kỹ năng tư duy chiến lược và phê bình của người học (Lane, 1995). Mô phỏng còn chuyển trách nhiệm từ người hướng dẫn sang người học vì nó yêu cầu sự tham gia tích cực của người học. Sherrell và Burns (1982) quan sát rằng sự tham gia chủ động trong mô phỏng làm tăng động lực thúc đẩy việc hiểu nguyên lý và lý thuyết, từ đó tăng hiệu năng của bản thân người học. Cuối cùng, so sánh với phương pháp phân tích tình huống truyền thống, mô phỏng có thể là một công cụ học tập tốt hơn (Jennings, 2002). Ví dụ : Thompson và Dass (2000) cho rằng so sánh với phân tích tình huống, kết quả mô phỏng làm tăng tính tự chủ của sinh viên hơn. Tuy nhiên, mô phỏng chỉ có thể hữu dụng như công cụ sư phạm khi nó đạt được tiêu chuẩn nhất định. Đầu tiên, mô phỏng sử dụng các môi trường giả lập những tình huống kinh doanh, người sử dụng có thể xem mô phỏng như một môi trường phi hiện thực. Ví dụ Thompson (1997) có lưu ý rằng người sử dụng có thể cố gắng “làm rối” mô phỏng nếu họ nhận ra mô phỏng không phản ánh thực tế. Curry và Moutinho (1992) đề nghị rằng nếu người sử dụng xem mô phỏng là tầm thường, họ sẽ không xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Thêm vào đó, mô phỏng cần có sự phức tạp đủ để phản ánh thực tế kinh doanh hiện đại và không thể hiện một cái nhìn quá đơn giản trong kinh doanh. Đồng thời, mô phỏng không nên quá phức tạp đến nỗi gây khó khăn trong việc nhìn ra sự liên kết giữa: các biến số tạo thành các nhân tố thực và thực tiễn. Thứ hai, mô phỏng phải có giao diện thân thiện. Nghĩa là phải dễ sử dụng để không làm rối trí người dùng. Ví dụ người dùng có thể dễ dàng nhập quyết định, đọc và in kết quả, thấy thứ hạng của mình và những vùng quan trọng cần tập trung vào hoặc cải thiện, từ đó người dùng có thể làm tốt hơn. Cuối cùng, vì hầu hết mô phỏng quản trị sử dụng nhóm để diễn tả sự năng động trong việc cạnh tranh giữa các công ty, do đó, việc hiểu rõ hơn sự năng động của nhóm có thể giúp hiểu hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô phỏng. Do đó, cả đặc tính cá nhân và đặc tính nhóm có thể giúp hiểu hơn điều gì tạo nên hiệu quả khi sử dụng mô phỏng. Những nghiên cứu trước đây cho thấy có cả “tài sản” và “nợ” liên quan đến nhóm (Jenh và Manixx, 2001). Ví dụ nhóm có thể kiềm chế tính sáng tạo, gia tăng xung đột. Mức độ của xung đột cảm xúc và xung đột nhiệm vụ trong nhóm được tìm ra để gây ảnh hưởng lên hiệu suất nhóm (Jehn, 1995). Môi trường trong nhóm bao gồm mức độ tin tưởng và hợp tác cũng ảnh hưởng đến hiệu suất nhóm (Kramer, 1999). Đồng thời, nhóm có thể thúc đẩy sự đa dạng của ý tưởng và nâng cao chất lượng quyết định. Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố quyết định hiệu suất nhóm là chất lượng nguồn nhân lực của nhóm (Partington và Harris, 1999). Thompson và Dass (2000) đề ra việc bao gồm đặc điểm cá nhân và nhóm trong những nghiên cứu tương lai về mô phỏng. Nghiên cứu này đáp ứng yêu cầu đó bằng việc bao gồm đặc điểm nhóm như yếu tố quyết định hiểu suất nhóm. Tác giả tin rằng việc nhìn nhận việc học tập và hiệu suất như hai kết quả khác nhau là rất quan trọng. Việc học, trong ngữ cảnh mô phỏng là ở cấp độ cá nhân. Binsted (1986) cho rằng việc học quản trị xuất hiện ở mức độ cá nhân. Binsted mô tả việc học giống như một quy trình mà bắt đầu từ sự thu nhận, khám phá và phản xạ. Mô phỏng làm gia tăng sự khám phá và tìm tòi độc lập và người dùng sẽ học được từ nó. Hiệu suất thường được xem như một thước đo việc người dùng thể hiện như thế nào, trong sự so sánh với những người dùng sử dụng mô phỏng khác. Nhận xét Từ phần tóm lược lý thuyết của bài báo, nhóm nhận thấy rằng: việc áp dụng mô phỏng trong giáo dục về quản trị là phù hợp đối với mô hình nghiên cứu này. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến những lợi ích của việc áp dụng mô phỏng trong giáo dục về quản trị như: “Mô phỏng rất hữu ích cho những khóa học mở, những khóa dạy kỹ năng quản trị, vì nó yêu cầu người học phải có nhiều quyết định chiến lược” “Mô phỏng có thể nâng cao sự phát triển cá nhân của người học. Mô phỏng giúp người học tìm giải pháp giải quyết những vấn đề quản trị phức tạp, từ đó nâng cao kỹ năng chiến lược và quyết định của người học” Sherrell và Burns (1982) quan sát rằng sự tham gia chủ động trong mô phỏng làm tăng động lực thúc đẩy việc hiểu nguyên lý và lý thuyết, từ đó tăng hiệu năng của bản thân người “Mô phỏng phải có giao d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPPNCKH_NHOM7_K20_DEM1.doc
  • pdfPPNCKH_NHOM7_K20_DEM1.pdf
Luận văn liên quan