Ngày nay việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là một điều vô cùng quan trọng trong nền kinh tế cảu nước ta . Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài có rất nhiều lợi ích như: giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả, giúp giải quyết những vẫn đề khó khăn về kinh tế xa hội trong nước
Tuy nhiên để thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thì điều quan trọng nhất mà nhà nước và doạnh nghiệp cần hợp tác đó là tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi nhất, điều chỉnh hệ thống pháp luật ngày càng hiệu quả hơn đồng thời phải đánh giá được hiện trạng của môi trường nước ta hiện nay để có hướng đi thích hợp.
Nắm được nhu cầu cấp bách đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM_THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Phạm vi nghiên cứu là môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam trong đó đi sâu phân tích thực trạng các khía cạnh của môi trường đầu tư, đồng thời nhóm cũng đưa ra sự thành công về môi trường đầu tư ở một số nước trên thế giới để đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Kết cấu bài viết gồm phần chính:
- Giới thiệu những hiểu biết liên quan đến môi trường đầu tư
- Tổng quan tình hình đầu tư tại Việt Nam
- Thực trạng môi trường đầu tư tại Việt Nam
- Các giải pháp kiến nghị của nhóm nhằm giúp cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
111 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6918 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1:
MỞ BÀI
(((
Ngày nay việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là một điều vô cùng quan trọng trong nền kinh tế cảu nước ta . Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài có rất nhiều lợi ích như: giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả, giúp giải quyết những vẫn đề khó khăn về kinh tế xa hội trong nước…
Tuy nhiên để thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thì điều quan trọng nhất mà nhà nước và doạnh nghiệp cần hợp tác đó là tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi nhất, điều chỉnh hệ thống pháp luật ngày càng hiệu quả hơn đồng thời phải đánh giá được hiện trạng của môi trường nước ta hiện nay để có hướng đi thích hợp.
Nắm được nhu cầu cấp bách đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM_THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Phạm vi nghiên cứu là môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam trong đó đi sâu phân tích thực trạng các khía cạnh của môi trường đầu tư, đồng thời nhóm cũng đưa ra sự thành công về môi trường đầu tư ở một số nước trên thế giới để đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Kết cấu bài viết gồm phần chính:
Giới thiệu những hiểu biết liên quan đến môi trường đầu tư
Tổng quan tình hình đầu tư tại Việt Nam
Thực trạng môi trường đầu tư tại Việt Nam
Các giải pháp kiến nghị của nhóm nhằm giúp cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Dù cố gắng hết sức nhưng bài viết chắc hẳn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót mong nhận được ý kiến đóng góp của cô.
Tp Hồ Chí Minh, Ngày 30 tháng 10 năm 2010
Nhóm sinh viên thực hiện
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương I: Những hiểu biết về môi trường đầu tư
Khái niệm và kết cấu của môi trường đầu tư quốc tế.
Khái niệm
Môi trường đầu tư quốc tế là tổng hòa các yếu tố tác động đến quyết đầu tư ra nước ngoài của các chủ đầu tư cũng như hoạt động của các nhà đầu tư ở nước ngoài, do đó cũng tác động đến sự lưu chuyển của dòng vốn đầu tư quốc tế.
Kết cấu của môi trường đầu tư quốc tế
Phân theo tính chất của các yếu tố tác động lên đầu tư quốc tế, môi trường đầu tư quốc tế có thể bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý và môi trường văn hóa xã hội.
Phân theo phạm vi ảnh hưởng của các yếu tố lên đầu tư quốc tế, môi trường đầu tư quốc tế được phân thành ba thành phần cơ bản: môi trường nước đầu tư, môi trường nước chủ nhà và môi trường toàn cầu.
Môi trường nước đầu tư là các yếu tố trong môi trường kinh doanh của một quốc gia có tác động thúc đẩy, khuyến khích hay hạn chế các nhà đầu tư trong nước quyết định đầu tư ra nước ngoài. Do đó, các yếu tố này còn được gọi là nhóm các yếu tố đẩy.
Môi trường nước chủ nhà là các yếu tố trong môi trường kinh doanh của một quốc gia có tác động lôi kéo, thu hút hay hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư. Do đó, các yếu tố này còn được gọi là nhóm các yếu tố kéo.
Môi trường toàn cầu là các yếu tố có tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu, bất kể nhà đầu tư đang hoạt động ở quốc gia nào.
Tất cả các yếu tố trong môi trường đầu tư đều tác động đến cả các hoạt động đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên mức độ và phạm vi tác động đối với mỗi loại hình có thể khác nhau.
Vai trò của nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế
Đối với các nhà lãnh đạo ở cấp vĩ mô
Việc nghiên cứu rõ môi trường đầu tư có rất nhiều tác động tích cực đối với các nhà quản lí cụ thể như:
Giúp nhìn nhận môi trường đầu tư ở nhiều cấp độ, thấy được toàn bộ doanh nghiệp của mình, cục diện của toàn bộ ngành nên có thể phát hiện ra các mô hình mới, tạo ra các cơ hội kinh doanh. Xác định được đâu là những ưu tiên hàng đầu, nhứng thông tin quan trọng.
Tiếp cận được vấn đề theo một hướng khác và mở ra một khả năng mới.
Thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả, giải quyết những khó khăn về kinh tế xã hội trong nước.
Ngoài ra việc nghiên cứu môi trường đầu tư một cách rõ ràng để tạo ra một môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Cụ thể là:
Đối với Chính phủ và thủ tướng
Việc nghiên cứu rõ môi trường đầu tư giúp cho chính phủ thống nhất về quản lí nhà nước,thực hiện được các chiến lược đầu tư phát triển theo ngành và vùng kinh tế một cách thích hợp nhất đến từng địa phương ứng với từng ngành khác nhau.
Giúp chính phủ có căn cứ để phê duyệt các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền, chỉ đạo giải quyết những vấn đề vướng mắc trong điều hành và quản lí các hoạt động đầu tư vượt quá thẩm quyền của địa phương trong khuôn khổ pháp luật.
Ngoài ra nghiên cứu môi trường đầu tư còn giúp cho thủ tướng chính phủ, ban quản lí nói chung thức hiện được những chương trình đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư có hiệu quả.
Đối với Bộ kế hoạch và đầu tư
Nghiên cứu về môi trường đầu tư để xây dựng, rà soát và kiểm tra những thiếu sót của văn bản pháp luật, chính sách đầu tư để kịp thời thay đổi.
Hướng dẫn, phổ biến, và kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật về thực hiện đầu tư.
Định hướng những khu vực có thể đầu tư phát triển, quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Lập danh mục các dự án quốc gia thu hút vốn đầu tư, cũng như xúc tiến đầu tư.
Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ hoạt động đầu tư.
Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư, tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư và báo cáo lên chính phủ
Đối với Uỷ Ban Nhân dân cấp tỉnh
Nghiên cứu môi trường đầu tư để phát hiện ra những khu vực cần giải phóng mặt bằng…giám sát kiểm tra việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, thực hiện thanh tra các dự án đầu tư trên địa bàn.
Ngoài ra còn giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư về môi trường hoạt động.
Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn.
Chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Đối với các Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh
Việc nắm rõ môi trường kinh doanh giúp ban quản lí tham gia ý kiến với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
Đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Đối với các nhà đầu tư
Ở mỗi thị trường khác nhau có mỗi đặc điểm về vị trí địa lí, kinh tế xã hội, pháp luật và văn hóa khác nhau vì vậy nghiên cứu môi trường đầu tư giúp nhà đầu tư có một chiến lược đầu tư phù hợp hơn và tránh được rủi ro. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Việc nghiên cứu môi trường đầu tư giúp các nhà đầu tư nắm rõ được các yếu tố môi trường tự nhiên về vị trí địa lí, khí hậu, địa hình đối với một lĩnh vực kinh doanh cụ thể , giúp nhà đầu tư nắm được tình hình về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguyên liệu cũng như phân bổ lực lượng lao động. Xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định.
Nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế giúp các doanh nhiệp lựa chọn được những khu vực kinh doanh phù hợp thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài , chính sách bảo hiểm vốn đầu tư nước ngoài …
Xác định được mức độ cạnh tranh trong thị trường để đi đến quyết định tăng vốn đầu tư hay rút bớt vốn đầu tư.
Lựa chọn được những khu vực kinh doanh có môi trường chính trị ổn định. Nếu môi trường chính trị bất ổn định có thể gây ra những xáo trộn về kinh tế và gây ra rủi ro cho các khoản đầu tư, giúp bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường.
Giảm thiểu được chi phí cho các nhà đầu tư thông qua lựa chọn những thị trường có tính minh bạch cao trong quản lí nhà nước cũng như mức độ tham nhũng thấp.
Các nhà đầu tư hoạt động ở nước nào sẽ chịu sự chi phối về pháp luật ở nước đó đồng thời những khác biệt về văn hóa xã hội giữa nước chủ nhà và nướcđầu tư là rất lớn vì vậy nghiên cứu môi trường đầu tư giúp các nhà đầu tư có những điều chỉnh thích hợp và kịp thời.
Nắm bắt kịp xu thế của toàn cầu và thời đại, học hỏi được kinh nghiệm quản lí ở nước ngoài.
Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư quốc tế
Môi trường nước đầu tư
Môi trường tự nhiên
Các yếu tố môi trường tự nhiên có khả năng tác động đến quyết định chuyển đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư bao gồm:
Những bất lợi chung về vị trí địa lý, khí hậu, địa hình hay đối với một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thiếu hụt nhân lực trong độ tuổi lao động.
Môi trường chính trị, pháp lý
Quan điểm chính trị cũng như mối quan hệ chính trị với các quốc gia khác trên thế giới sẽ góp phần hình thành nên chính sách khuyến khích hay hạn chế đối với đầu tư ra nước ngoài của chính phủ các nước. Thông thường, chính phủ các nước sẽ có chính sách để khuyến khích đầu tư sang những nước mà họ muốn duy trì hay thiết lập mối quan hệ chính trị và ngoại giao tốt đẹp hay muốn gây ảnh hưởng chính trị, đồng thời có chính sách hạn chế hay thậm chí có thể cấm đầu tư sang các nước đang có bất đồng quan điểm chính trị và căng thẳng trong quan hệ với nước mình.
Các chính sách khuyến khích hay hạn chế đầu tư ra nước ngoài sẽ được thể hiện qua những quy định pháp lý cụ thể như các bộ luật về cấm vận kinh tế đối với một số quốc gia, các chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp (tăng hay giảm mức thuế phải nộp đối với lợi nhuận chuyển từ nước ngoài về nước)(
Môi trường kinh tế
Mức độ phát triển và ổn định kinh tế cũng như các chính sách kinh tế của chính phủ cũng có tác động thúc đẩy hay hạn chế đầu tư ra nước ngoài.
Khi nền kinh tế kém phát triển, năng lực của các doanh nghiệp còn yếu nên chưa đủ sức đầu tư ra nước ngoài. Hơn nữa, chính phủ các nước khi đó muốn giữ vốn đầu tư để phục vụ cho phát triển kinh tế trong nước nên thường có các biện pháp hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng lên, đủ sức cạnh tranh khi đầu tư ra nước ngoài, trong khi chính phủ sẽ từ bỏ chính sách hạn chế đầu tư và thậm chí còn khuến khích đầu tư ra nước ngoài sang một số nước và khu vực nhất định.
Khi kinh tế trong nước bất ổn định, rủi ro trong kinh doanh tăng cao, các nhà đầu tư thường có xu hướng tăng cường đầu tư ra nước ngoài để phân tán rủi ro. Tuy nhiên, kinh tế bất ổn định có thể tác động xấu đến hoạt động kinh doanh trong nước, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở nước ngoài.
Mức lạm phát, lãi suất và sức mạnh đồng nội tệ so với ngoại tệ cũng có tác động lên quyết định đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư. Khi lạm phát và lãi suất trong nước thấp cũng như đồng nội địa tăng giá, đầu tư ra nước ngoài có lợi hơn đầu tư trong nước nên sẽ thúc đẩy xu hướng đầu tư ra nước ngoài và ngược lại.
Mức độ cạnh tranh trong nước tăng có thể buộc các doanh nghiệp rút bớt vốn đầu tư từ nước ngoài về để củng cố thị trường nội địa.
Môi trường nước chủ nhà
Môi trường tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên của một quốc gia như vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, nguồn tài nguyên thiên nhiên, dân số có thể làm tăng hay giảm chi phí cho các nhà đầu tư, do đó tạo nên lợi thế hay bất lợi về địa điểm đầu tư so với các quốc gia khác.
Những ưu thế về địa điểm đầu tư của một nước sẽ có tác động thu hút dòng vốn đầu tư chảy vào nước mình và ngược lại.
Môi trường chính trị
( Tác động của quan điểm chính trị đối với đầu tư nước ngoài
Các quan điểm chính trị khác nhau đối với đầu tư nước ngoài sẽ là cơ sở để hình thành những chính sách đối với đầu tư nước ngoài của chính phủ các nước: khuyến khích hay hạn chế đầu tư nước ngoài.
Có ba loại quan điểm cơ bản đối với đầu tư nước ngoài: quan điểm cấp tiến, quan điểm thị trường tự do và quan điểm dân tộc thực dụng:
Quan điểm cấp tiến
Những người theo quan điểm cấp tiến cho rằng các MNC là công cụ thống trị của chủ nghĩa đế quốc nhằm bóc lột các nước tiếp nhận đầu tư để thu lợi cho các nước đi đầu tư mà không mang lại lợi ích gì cho nước tiếp nhận đầu tư cả.
Vì vậy, các nước không nên cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành các hoạt động FDI. Đối với những chi nhánh MNC đã tồn tại cần phải được quốc hữu hóa.
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến nhưng năm 1980, quan điểm cấp tiến có ảnh hưởng rất rộng ở các nước theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc. Từ cuối những năm 1980 trở đi, tư tưởng này đã hầu như không còn tồn tại.
Quan điểm thị trường tự do
Quan điểm thị trường tự do có nguồn gốc từ kinh tế học cổ điển và các lý thuyết thương mại quốc tế. Quan điểm này cho rằng sản xuất trên bình diện quốc tế cần được phân công giữa các quốc gia dựa theo lý thuyết về lợi thế so sánh. Các nước cần chuyên môn hóa vào sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mà mình có thể sản xuất hiệu quả nhất, và các MNC là công cụ để đưa việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ tới những địa điểm hiệu quả nhất trên phạm vi toàn cầu. Dưới cách nhìn nhận đó, FDI và các MNC làm tăng hiệu quả chung của nền kinh tế thế giới.
Quan điểm thị trường tự do đã có ảnh hưởng rộng rãi trong những năm gần đây, góp phần thúc đẩy việc dỡ bỏ các rào cản đối với cả hai chiều FDI trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên trên thực tế, không có quốc gia nào lại áp dụng quan điểm thị trường tự do một cách tuyệt đối mà thông thường chính phủ vẫn có những can thiệp trong một số phạm vi nhất định.
Chủ nghĩa dân tộc thực dụng
Quan điểm của chủ nghĩa dân tộc thực dụng là FDI có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. FDI có thể mang lại lợi ích cho nước chủ nhà khi mang vốn, kỹ năng, công nghệ và việc làm đến, nhưng lợi ích thường phải trả giá. Với nhận thức như vậy, chính phủ các nước theo chủ nghĩa dân tộc thực dụng đưa ra những chính sách nhằm tối đa hóa những lợi ích và giảm thiểu những bất lợi cho mình. Như vậy, FDI chỉ được phép thực hiện trong trường hợp lợi ích vượt quá bất lợi.
Một đặc điểm nữa của chủ nghĩa dân tộc thực dụng là xu hướng tích cực mời chào FDI mà người ta tin rằng có lợi cho đất nước bằng cách hỗ trợ các MNC thông qua miễn giảm thuế hay các khoản tài trợ.
Tác động của mức độ ổn định chính trị
Môi trường chính trị ổn định là một trong những yếu tố đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Môi trường chính trị bất ổn định có thể dẫn đến những xáo trộn về kinh tế - xã hội, gây rủi ro cho các khoản đầu tư.
Tuy nhiên trong yếu tố ổn định chính trị, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, ổn định về mặt chính sách quan trọng hơn là ổn định về mặt chính quyền. Thông thường, những bất ổn định về mặt chính quyền sẽ dẫn tới cả những thay đổi về chính sách đầu tư, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Trong khi nếu chính quyền ổn định mà chính sách đối với đầu tư nước ngoài lại thay đổi nhiều và khó dự đoán thì đối với nhà đầu tư đó vẫn là môi trường bất ổn định.
Các yếu tố khác
Một yếu tố quan trọng khác trong môi trường chính trị có tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư là tính minh bạch trong quản lý nhà nước của chính phủ và mức độ tham nhũng. Hai yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau: tính minh bạch càng cao thì mức độ tham nhũng càng thấp và ngược lại. Sự thiếu minh bạch trong quản lý nhà nước và mức độ tham nhũng cao sẽ làm tăng chi phí cho các nhà đầu tư, do đó sẽ kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.
c. Môi trường kinh tế
Các yếu tố trong môi trường kinh tế có khả năng tác động đến quyết định đầu tư gồm mức độ phát triển kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế và mức độ ổn định kinh tế.
Mức độ phát triển kinh tế có thể tác động đến quyết định của các nhà đầu tư ở một số khía cạnh sau:
Nền kinh tế phát triển càng cao, sức mua của người tiêu dùng càng lớn, do đó tiềm năng và nhu cầu thị trường càng lớn nên sẽ hấp dẫn đầu tư nước ngoài tìm kiếm thị trường.
Kinh tế càng phát triển, nhu cầu người tiêu dùng càng đa dạng làm xuất hiện nhiều cơ hội đầu tư trong những lĩnh vực mới.
Nền kinh tế càng phát triển, hệ thống hạ tầng cơ sở cả phần cứng (mạng lưới giao thông vận tải, hạ tầng điện lực, viễn thông() và phần mềm (lao động trình độ cao, hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, dịch vụ tài chính() đều phát triển, góp phần giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nên sẽ thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
Tốc độ phát triển kinh tế là yếu tố môi trường kinh tế được các nhà đầu tư quan tâm nhất. Mức độ phát triển kinh tế có thể còn thấp, nhưng nếu tốc độ phát triển kinh tế cao thì tiềm năng phát triển thị trường và mức thu lợi từ vốn đầu tư vẫn cao và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Mức độ ổn định kinh tế càng cao, rủi ro đối với các khoản vốn đầu tư càng thấp nên sẽ càng thu hút đầu tư nước ngoài. Một nước mà nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và ổn định luôn là nơi thu hút mạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Nền kinh tế của một nước phát triển với tốc độ cao hay thấp cũng như có ổn định hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ nước đó.
d. Môi trường pháp lý
Các nhà đầu tư đến hoạt động tại nước nào sẽ phải tuân thủ và chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật tại nước đó. Vì vậy, môi trường pháp lý là một yếu tố mà nhà đầu tư nước ngoài không thể bỏ qua khi ra quyết định đầu tư.
Những khía cạnh trong hệ thống pháp lý của nước chủ nhà có khả năng tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài gồm:
Pháp luật có bảo đảm quyền sở hữu tài sản cả hữu hình và vô hình (quyền sở hữu trí tuệ) cho nhà đầu tư hay không.
Pháp luật có bảo đảm quyền lợi và môi trường cạnh tranh công bằng cho các nhà đầu tư hay không.
Pháp luật quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng như năng lực thực thi các phán quyết của tòa án của bộ máy thi hành án.
Các quy định về chuyển tiền ra nước ngoài.
Các quy định pháp lý về thuế đối với đầu tư nước ngoài.
Các yêu cầu về thực hiện đầu tư: Mức độ hạn chế sở hữu, tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ sản phẩm phải xuất khẩu(
Các quy định pháp lý về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường và điều kiện lao động.
Các quy định khác liên quan đến đầu tư nước ngoài như quản lý ngoại hối, đăng ký nhập cảnh và lưu trú, sử dụng nhân lực nước ngoài(
e. Môi trường văn hóa - xã hội
Các yếu tố trong môi trường văn hóa của một quốc gia cũng có thể tác động rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài. Những khác biệt văn hóa - xã hội giữa nước chủ nhà và nước đầu tư càng lớn, rủi ro đối với nhà đầu tư càng cao nếu các nhà đầu tư không ý thức được và có những điều chỉnh thích hợp. Nhưng một khi cần điều chỉnh khác biệt văn hóa - xã hội, chi phí đối với nhà đầu tư sẽ tăng lên. Những khác biệt có thể kể đến là:
Quan niệm về giá trị: những điều được coi là tốt đẹp đối với một nền văn hóa có thể lại là không chấp nhận được trong nền văn hóa khác và ngược lại.
Tôn giáo: đây là yếu tố tác động sâu sắc đến những khác biệt trong hầu hết các yếu tố còn lại.
Phong tục tập quán trong sinh hoạt và kinh doanh: những hành vi được chấp nhận trong xã hội này có thể không được chấp nhận trong xã hội khác, và những thói quen trong giờ giấc, phong cách sinh hoạt và kinh doanh cũng có thể khác nhau.
Mức độ phân chia giai tầng trong xã hội: khoảng cách giữa các tầng lớp và mức độ linh hoạt trong chuyển đổi giai tầng trong xã hội.
Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng: vai trò của cá nhân hay cộng đồng được đánh giá cao hơn trong xã hội.
Ngôn ngữ: khác biệt ngôn ngữ sẽ cản trở khả năng giao tiếp của nhà đầu tư với các đối tượng khác tại nước chủ nhà.
Hệ thống giáo dục, kể cả giáo dục gia đình.
Quan điểm về thẩm mỹ.
Môi trường toàn cầu
a. Môi trường chính trị toàn cầu
Không chỉ tình hình chính trị tại mỗi quốc gia tác động đến các hoạt đ