Tiểu luận môn Phân tích chính sách kinh tế xã hội

Công tác kế hoạch hoá dân số có tầm quan trọng rất lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của quốc gia. Thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Xác định tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các đoàn thể và tổ chức xã hội. Nhận thức và hành vi của người dân đối với các vấn đề dân số đã có sự chuyển đổi căn bản, quy mô gia đình ít con dần trở thành chuẩn mực phổ biến trong xã hội. Chúng ta đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu dân số cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Chiến lược Dân số 2001-2010 đã đề ra. Thành tựu này khẳng định tính đúng đắn, sáng suốt về hệ thống các chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước, những nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở trong suốt 50 năm qua.

doc16 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6517 | Lượt tải: 9download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận môn Phân tích chính sách kinh tế xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh Tế Huế Đào tạo sau Đại học ™&˜ BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ Xà HỘI Huế, 12/2015 Trường Đại Học Kinh Tế Huế Đào tạo sau Đại học ™&˜ BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ Xà HỘI Đề tài: Phân tích chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Tỉnh Thừa Thiên Huế Lớp QLKTAK16 Giáo viên giảng dạy: TS. Phan Văn Hòa Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Yến Huế, 12/2015 CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ Xà HỘI CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH I/ Đặt vấn đề: 1/ Tính cấp thiết của chính sách nghiên cứu: Công tác kế hoạch hoá dân số có tầm quan trọng rất lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của quốc gia. Thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Xác định tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các đoàn thể và tổ chức xã hội. Nhận thức và hành vi của người dân đối với các vấn đề dân số đã có sự chuyển đổi căn bản, quy mô gia đình ít con dần trở thành chuẩn mực phổ biến trong xã hội. Chúng ta đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu dân số cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Chiến lược Dân số 2001-2010 đã đề ra. Thành tựu này khẳng định tính đúng đắn, sáng suốt về hệ thống các chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước, những nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở trong suốt 50 năm qua. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu và giải pháp của chính sách dân số phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Xã hội hoá công tác DS-KHHGĐ được đẩy mạnh và từng bước mở rộng phù hợp với quá trình phát triển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Thừa Thiên Huế II/ Nội dung nghiên cứu: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: 1.1 Lý luận chung: Dân số cuả mỗi quốc gia hoặc mỗi địa phương thật sự có liên quan rất mật thiết đến sự phát triển của quốc gia, địa phương đó cũng như có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân Về mặt tích cực: dân số đông đem lại nguồn lao động cho sản xuất, nhất là khi trình độ cơ giới hóa, tự động hóa chưa cao. Tuy nhiên về mặt tiêu cực, dân số đông dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng nhất là khi cung không đáp ứng đủ cầu. Về mặt kinh tế: Khi tài nguyên thiên nhiên, đầu tư cơ sở vật chất không đáp ứng kịp tỉ lệ tăng dân số, nạn thất nghiệp sẽ là một vấn đề nan giải. Từ đó dẫn đến những vấn đề như người lang thang, ăn xin thậm chí là những tệ nạn xã hội như trộm cướp, mại dâm v.v chưa kêt đến sự đổ xô của nhiều người lên thành thị làm nặng thêm những vấn đề này ở các thành phố lớn. Về mặt giáo dục: Dân số tăng nhanh sẽ vượt mức đáp ứng của hệ thống giáo dục, cộng với điều kiện kinh tế gia đình khó khăn sẽ làm tăng tình trạng thất học, bỏ học dẫn đến trình độ dân trí trung bình giảm thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội, chất lượng cuộc sống. Về mặt y tế: Dân số tăng nhanh sẽ dẫn đến dịch bệnh gia tăng dẫn đến giảm sức lao động, thương tật, tử vong. Về mặt môi trường: Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc tăng dân số là vấn đề môi trường. Việc khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi như phá rừng lấy đất canh tác, khai thác gỗ làm chất đốt, vật dụng, khai thác thú rừng, đào quặng bừa bãi v.v đã tàn phá trầm trọng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên gián tiếp ảnh hưởng đến các rối loạn về mặt sinh thái như nạn lụt lội, hạn hán. Dân số tăng đặc biệt ở thành thị dẫn đến những vùng có mật độ dân cư cao, sống chen chúc, mất vệ sinh dẫn đến sự gia tăng các dịch bệnh. Khói thải, nước thải, rác thải làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất làm trầm trọng thêm những vấn đề sức khỏe, nhất là ở các đô thị hoặc khu công nghiệp. Ảnh hưởng về mặt kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường đã tác động mạnh đến đời sống xã hồi và tâm lý của người dân. Cuộc sống khó khăn dẫn đến quẫn bách hoặc xào xáo, mâu thuẫn trong gia đình càng làm giảm thêm chất lượng cuộc sống. 1.2.Cơ sở pháp lý: 1.2.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước: a)Quan điểm của Đảng: Nghị quyết TW 4 khoá VII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, Đảng ta nêu rõ: -Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. -Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình làvận động, tuyên truyền và giáo dục gắn liền với đưa dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến tận người dân; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện kế hoạch hoá gia đình. -Đầu tư cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao. Nhà nước cần tăng mức chi ngân sách cho côngtác dân số và kế hoạch hoá gia đình, đồng thời động viên sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. -Huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác dân số và kế hoạchhoá gia đình, đồng thời phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh để quản lý theo chương trình mục tiêu, bảo đảm cho các nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệuquả và đến tận người dân. -Để đạt được mục tiêu trong thời gian tương đối ngắn, điều có ý nghĩa quyết định là Đảng và chính quyền các cấp phải lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình theo chương trình. b)Quan điểm của Nhà nước: Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 nêu rõ: -Công tác dân số là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước,là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. -Thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm việc điều hoà quan hệ giữa số lượng với chất lượng dân số, giữa phát triển dân số với phát triển nguồn nhân lực, giữa phân bố và di chuyển dân cư với phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng của công tác dân số; tập trung ưu tiên cho các vùng có mức sinh cao,vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa để giải quyết các vấn đề dân số và nâng cao mứcsống nhân dân. -Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp, gián tiếp và rõ rệt. Nhà nước đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác dân số, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. -Đẩy mạnh công tác truyền thông - giáo dục về dân số và phát triển, kết hợpvới việc thực hiện đầy đủ, có hiệu quả Chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình, tăng cường vai trò của gia đình và thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình là các giải pháp cơ bản để đảm bảo tính bền vững của chương trình dân số và phát triển. -Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác dân số, đẩy mạnh xã hội hoá là yếu tố quyết định sự thành công của chương trình dân số và phát triển. 1.2.2.Cơ sở pháp lý: Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình hiện nay được tập trung thực hiện theo quy định tại các văn bản sau: -Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng. -Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. -Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. -Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 03/10/2006 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về dân số và trẻ em. -Chỉ thị số 13/2007/CT-TTg ngày 06/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thựchiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. -Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. -Hướng dẫn số 11/HD-UBKTTW ngày 24/03/2008 của Ban Chấp hànhTrung ương về việc thực hiện Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.Thông báo kết luận số 160-TB/TW ngày 04/6/2008 của Ban Bí thư về thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình và một số giải pháp cấp bách. -Quyết định 170/2007/Qđ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006 - 2010.Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình. -Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. 2. Nội dung cơ bản của chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Từ những phân tích trên, bên cạnh các biện pháp phát triển kinh tế, y tế, giáo dục, kiểm soát việc khai thác tài nguyên, phân bố dân cư hợp lý, giải quyết ô nhiễm môi trường thì kế hoạch hóa gia đình là một biện pháp căn cơ giúp giải quyết vấn đề dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống. Kế hoạch hóa gia đình ngoài mục đích hạn chế sự gia tăng dân số còn nhằm bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ và trẻ em đồng thời đem lại hạnh phúc cho gia đình. -Nên sinh từ 1-2 con: sinh ít con sẽ làm giảm khả năng tai biến sản khoa, tránh sa sinh dục, bảo vệ được sức khỏe người phụ nữ tránh các tình trạng kém dinh dưỡng đồng thời còn bảo vệ vẻ đẹp của người phụ nữ. -Khoảng cách sinh con nên từ 3-5 năm: không làm tăng thêm gánh nặng cho người phụ nữ về dinh dưỡng cũng như về sức khỏe giúp giảm suy dinh dưỡng, giảm tai biến sản khoa, giúp sinh dễ. Đồng thời người mẹ có thời gian chăm sóc trẻ, tránh bệnh tật. Không sinh khoảng cách quá xa vì có thể đã quên kinh nghiệm nuôi con. -Tuổi có con nên từ khoảng 22-35. Sinh lúc còn quá trẻ khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ làm tăng tai biến sản khoa, tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng cho cả mẹ và con. 3. Tình hình cơ bản của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Thừa Thiên Huế: Thông qua các hoạt động truyền thông đã vận động, tư vấn, cung cấp các thông tin, kiến thức, dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe tình dục cho nhân dân. Tổ chức 10 hội nghị vận động chính sách, xây dựng 21 mô hình Câu lạc bộ Nam nông dân không sinh con thứ 3 trở lên, phát và cung cấp 10.000 tờ rơi, áp phích với các nội dung về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, cung cấp hơn 5.000 phương tiện tránh thai miễn phí, tổ chức 670 buổi truyền thông, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, tổ chức 12 lớp tập huấn nâng cao kiến thức, rèn luyện ký năng cho đội ngũ tuyên truyền viên, giáo dục viên đồng đẳng, Câu lạc bô Nam Nông dânTổ chức 152 chuyến lưu động lồng ghép tư vấn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và đã khám cho 42.125 lượt người. 4. Tình hình thực thi, kết quả và hiệu quả đạt được của chính sách nghiên cứu: 4.1. Tình hình thực thi chính sách DS – KHHGD: Công tác DS-KHHGĐ đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tự giác thực hiện của cán bộ, đảng viên: Thông qua việc tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết 47, Nghị quyết 35, các cấp ủy đảng, chính quyền đã chỉ đạo, đưa các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu về DS-KHHGĐ thành một nội dung trong nghị quyết, chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, xem đây là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Thường xuyên giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện, chỉ đạo thực hiện các giải pháp khá quyết liệt trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Cán bộ, đảng viên, nhất là trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể đã gương mẫu, tự giác trong việc thực hiện, đồng thời tuyên truyền, vận động gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Công tác truyền thông, vận động, giáo dục được đổi mới và ngày càng phát huy hiệu quả: Ngày càng đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức, phù hợp với từng đối tượng, hướng trực tiếp về cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nơi có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao. Sở Y tế (Chi Cục DS-KHHGĐ) đã phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo, định hướng tuyên truyền công tác DS-KHHGĐ đình trong các cơ quan thông tin, báo chí và trong đội ngũ báo cáo viên Tỉnh ủy. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên xây dựng và phát sóng các các chương trình, chuyên trang, chuyên mục nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dân số - kế hoạch hóa gia đình, tổ chức các diễn đàn đối thoại nhân Ngày Dân số Việt Nam 26/12... Ngành y tế hàng năm đã phối hợp với 20 ban, ngành, đoàn thể lồng ghép triển khai các hoạt động về dân số - kế hoạch hóa gia đình, mang lại hiệu quả thiết thực. Việc tổ chức các đợt chiến dịch truyền thông, kết hợp tuyên truyền vận động, tư vấn, với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình được thực hiện thường xuyên. Công tác truyền thông, vận động, giáo dục đã góp phần làm chuyển biến nhận thức, nâng cao ý thức và hành vi của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Qua đó, góp phần kiểm soát tốc độ gia tăng dân số; hạn chế, ngăn chặn tiến tới xóa bỏ các quan niệm, tập tục lạc lậu; từng bước nâng cao chất lượng dân số. Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình được mở rộng và nâng cao:Hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ với các nội dung và hình thức phù hợp trong khuôn khổ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiến tới thoả mãn nhu cầu của người dân về SKSS/KHHGĐ, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em, tỷ lệ có thai ngoài ý muốn, giảm mạnh nạo thai, hút thai, đặc biệt nạo thai, hút thai ở vị thành niên- thanh niên, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Hệ thống cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ của tỉnh luôn được củng cố và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cho đối tượng sử dụng. Vấn đề làm mẹ an toàn đã được ngành Y tế, Dân số cũng như các ban ngành, đoàn thể quan quan tâm một cách đặc biệt. Cùng với mạng lưới y tế, hệ thống những người làm công tác DS-KHHGĐ được tập huấn các nội dung về làm mẹ an toàn như vệ sinh thai nghén, chế độ dinh dưỡng khi mang thai, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, khám thai định kỳ, quản lý những trường hợp sinh đẻ có nguy cơ cao thông qua bảng theo dõi thai sản tại trạm y tế Các nội dung làm mẹ an toàn được lồng ghép vào các buổi tư vấn cộng đồng, các buổi sinh hoạt của Hội Phụ nữ, những chương trình vay vốn, xoá đói giảm nghèo Tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số: Các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số như mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn; tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng; đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển; mô hình xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên,... được triển khai tích cực, trong đó, ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng mới định cư và các nhóm đối tượng thiệt thòi. Tổ chức bộ máy được củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu lực quản lý:  Năm 2008, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1243/QĐ-UBND“về thành lập Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các huyện”. Chi cục DS-KHGĐ được thành lập (trực thuộc Sở Y tế), đã nhanh chóng ổn định về mặt tổ chức. Đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số - kế hoạch hóa gia đình xã, phường, thị trấn có sự gia tăng về số lượng, đáp ứng yêu cầu công tác. Hiện nay, 152/152 xã, phường, thị trấn đều có cán bộ chuyên trách về dân số, đạt tỷ lệ 100%. Đội ngũ cộng tác viên tại thôn, bản, tổ dân phố cũng phân bố đầy đủ. Đến nay, có 2.093 người và 100% thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh có cộng tác viên dân số. Đội ngũ này đã thực hiện có hiệu quả việc thu thập, cập nhật thông tin biến động về DS-KHHGĐ và tư vấn, tuyên truyền vận động trực tiếp công tác DS-KHHGĐ tại cộng đồng. Chính sách và nguồn lực được quan tâm đầu tư: Tỉnh đã có chính sách khuyến khích thỏa đáng về tinh thần và vật chất đối với khách hàng và đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ như cán bộ chuyên trách dân số xã là viên chức thuộc Trạm y tế và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của nhà nước. Nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ có sự gia tăng đáng kể. Các xã, phường, thị trấn đã dành một phần kinh phí đầu tư cho công tác DS- KHHGĐ tại địa phương và hỗ trợ cho các đối tượng thực hiện KHHGĐ, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách DS- KHHGĐ với nhiều hình thức,... Đẩy mạnh xã hội hóa thực hiện công tác DS-KHHGĐ: Công tác dân số đã có sự tham gia tích cực của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội và sự hưởng ứng của đông đảo cộng đồng dân cư. Công tác dân số ngày càng được xã hội hoá cao hơn, nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác dân số ngày được nâng lên rõ rệt. Nội dung dân số được lồng ghép vào hoạt động của các ban ngành, đoàn thể và các phong trào như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, đưa nội dung dân số vào hương ước, qui ước cơ quan, đơn vị làng xã văn hoá. 4.2.Kết quả và hiệu quả đạt được của chính sách DS – KHHGD: Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp tích cực các ban, ngành, đoàn thể, sự nỗ lực của đội ngũ chuyên trách, cộng tác viên dân số, công tác DS-KHHGĐ tiếp tục được xã hội hóa mạnh mẽ. Nhờ tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nên đã được những kết quả quan trọng: tỷ lệ tăng tự nhiên dân số từ 1,33% (năm 2005), giảm xuống còn 1,10% (năm 2014); Tỷ lệ sinh con thứ 3 từ 26% (năm 2005) giảm còn 15,4% (năm 2014); Tỷ suất sinh từ 17,3%o (năm 2005) giảm xuống còn 15,46%o (năm 2014). Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn tỉnh vào năm 2003 là 2,7 con, đến nay giảm xuống còn 2,2 con. Quy mô gia đình nhỏ ít con dần dần được xã hội chấp nhận, chất lượng dân số từng bước được nâng lên. 5. Hạn chế của chính sách DS-KHHGĐ: Bên cạnh những nguyên nhân khách quan về tâm lý, tập quán, điều kiện kinh tế, dịch vụ xã hội phát triển, cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm lớn; còn có những nguyên nhân chủ quan là: -Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp còn có tư tưởng chủ quan, thỏa mãn, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; chưa quán triệt đầy đủ các nội dung Nghị quyết 47-NQ/TW, ngày 22-3-2005 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình”. - Các cấp, các ngành chưa xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thiếu gương mẫu, vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, đã có tác động tiêu cực đến phong trào toàn dân thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. -Một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên cho rằng, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã kết thúc, dẫn tới việc coi nhẹ công tác này, tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước mà hậu quả sẽ tăng sinh và
Luận văn liên quan