1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ rất đáng lạc quan theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó thì các quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng nhà nước (NHNN) và giữa các tổ chức tín dụng với người đi vay ngày càng trở nên cấp thiết bởi sự đa dạng và phức tạp của nó. Các quan hệ này không chỉ mang tính cấp thiết giữa các tổ chức tính dụng trong nước mà nó còn mở rộng tới các tổ chức tín dụng nước ngoài trong hoạt động thương mại quốc tế. Chính vì vậy việc cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng để giữ chân khách hàng là không thể tránh khỏi và cần phải được quan tâm kịp thời để tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các Tổ chức tín dụng dẫn đến rủi ro của các Tổ chức tín dụng. Do đó với vị trí độc tôn trong hệ thống Ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần phải tiến hành những hoạt động thanh tra, giám sát nhằm kịp thời cứu cánh cho các Tổ chức tín dụng có nguy cơ đổ vở ( phá sản), mặt khác kịp thời xử lý các Tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng.
Hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN ngày càng có những bước phát triển mới và bước đầu khẳng định vị trí của mình trong hệ thống NHNN. Thông qua việc ban hành những văn bản pháp luật, tài liệu chuyên ngành luật điều chỉ ngày một hoàn thiện để đáp ứng hoạt động thực tiễn. Luật NHNN Việt Nam 1997 ra đời đã đánh dấu bước phát triển trong hệ thống pháp Luật NHNN, là tiền đề để phát triển cơ chế Thanh tra, giám sát trong hoạt động Ngân hàng. Cho đến nay khi Luật NHNN Việt Nam 2010 đã được Quốc Hội thông qua ngày 29/06/2010 đã đánh dấu qúa trình hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động Thanh tra, giám sát trong hệ thống NHNN. Bên cạnh đó Luật thanh tra 2010 được ban hành thay thế Luật thanh tra 2004 cũng đã góp một phần nào đó trong hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
Tuy nhiên Luật NHNN 2010 khi nói đến vấn đề Thanh tra, giám sát chủ yếu điều chỉ các quan hệ pháp luật về nội dung còn về luật hình thức không được đề cập mà chủ yếu viện dẫn đến các văn bản pháp luật khác đây là một khó khăn trong việc xử lý vi phạm khi Thanh tra, giám sát phát hiện ra hành vi vi phạm.
Thực tế thời gian qua cơ sở pháp lý quy định về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN còn hạn chế, các quy định của pháp luật về Thanh tra, giám sát của NHNN thiếu đồng bộ. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể trong hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN mà ở đây là cơ quan Thanh tra, giám sát có như thế mới tạo được tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống NHNN. Bên cạnh đó việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN hiện nay là một yêu cầu chính đáng nhằm mục đích nhìn nhận rõ hơn về tính hiệu quả của việc áp dụng pháp luật, đồng thời là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
Xuất phát từ lý do trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “ Pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Niên luận đề cấp đến những nét chính về chức năng, nhiệm vụ của NHNN, Thanh tra NHNN và những quy định của pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. Thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật Thanh tra, giám sát NHNN.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài có mục đích tìm hiểu về pháp luật hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN và tìm hiểu thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Niên luận sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận, Phương pháp tổng hợp, phân tích để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực Thanh tra, giám sát NHNN; và phương pháp so sánh thống kê để vừa đối chiếu các quy định của pháp luật vừa thu thập dử liệu nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần trình bày trong niên luận.
4. Cơ cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bố cục chính của bài niên luận bao gồm 2 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
- Chương II: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện đối với Thanh tra, giám sát của NHNN.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6160 | Lượt tải: 11
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Pháp luật về hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ rất đáng lạc quan theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó thì các quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng nhà nước (NHNN) và giữa các tổ chức tín dụng với người đi vay ngày càng trở nên cấp thiết bởi sự đa dạng và phức tạp của nó. Các quan hệ này không chỉ mang tính cấp thiết giữa các tổ chức tính dụng trong nước mà nó còn mở rộng tới các tổ chức tín dụng nước ngoài trong hoạt động thương mại quốc tế. Chính vì vậy việc cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng để giữ chân khách hàng là không thể tránh khỏi và cần phải được quan tâm kịp thời để tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các Tổ chức tín dụng dẫn đến rủi ro của các Tổ chức tín dụng. Do đó với vị trí độc tôn trong hệ thống Ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần phải tiến hành những hoạt động thanh tra, giám sát nhằm kịp thời cứu cánh cho các Tổ chức tín dụng có nguy cơ đổ vở ( phá sản), mặt khác kịp thời xử lý các Tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng.
Hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN ngày càng có những bước phát triển mới và bước đầu khẳng định vị trí của mình trong hệ thống NHNN. Thông qua việc ban hành những văn bản pháp luật, tài liệu chuyên ngành luật điều chỉ ngày một hoàn thiện để đáp ứng hoạt động thực tiễn. Luật NHNN Việt Nam 1997 ra đời đã đánh dấu bước phát triển trong hệ thống pháp Luật NHNN, là tiền đề để phát triển cơ chế Thanh tra, giám sát trong hoạt động Ngân hàng. Cho đến nay khi Luật NHNN Việt Nam 2010 đã được Quốc Hội thông qua ngày 29/06/2010 đã đánh dấu qúa trình hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động Thanh tra, giám sát trong hệ thống NHNN. Bên cạnh đó Luật thanh tra 2010 được ban hành thay thế Luật thanh tra 2004 cũng đã góp một phần nào đó trong hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
Tuy nhiên Luật NHNN 2010 khi nói đến vấn đề Thanh tra, giám sát chủ yếu điều chỉ các quan hệ pháp luật về nội dung còn về luật hình thức không được đề cập mà chủ yếu viện dẫn đến các văn bản pháp luật khác đây là một khó khăn trong việc xử lý vi phạm khi Thanh tra, giám sát phát hiện ra hành vi vi phạm.
Thực tế thời gian qua cơ sở pháp lý quy định về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN còn hạn chế, các quy định của pháp luật về Thanh tra, giám sát của NHNN thiếu đồng bộ. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể trong hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN mà ở đây là cơ quan Thanh tra, giám sát có như thế mới tạo được tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống NHNN. Bên cạnh đó việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN hiện nay là một yêu cầu chính đáng nhằm mục đích nhìn nhận rõ hơn về tính hiệu quả của việc áp dụng pháp luật, đồng thời là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
Xuất phát từ lý do trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “ Pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Niên luận đề cấp đến những nét chính về chức năng, nhiệm vụ của NHNN, Thanh tra NHNN và những quy định của pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. Thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật Thanh tra, giám sát NHNN.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài có mục đích tìm hiểu về pháp luật hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN và tìm hiểu thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Niên luận sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận, Phương pháp tổng hợp, phân tích để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực Thanh tra, giám sát NHNN; và phương pháp so sánh thống kê để vừa đối chiếu các quy định của pháp luật vừa thu thập dử liệu nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần trình bày trong niên luận.
4. Cơ cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bố cục chính của bài niên luận bao gồm 2 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
- Chương II: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện đối với Thanh tra, giám sát của NHNN.
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm Ngân hàng, Thanh tra, giám sát Ngân hàng nhà nước.
1.1.1. Khái niệm ngân hàng, đặc trưng của hoạt động ngân hàng.
a). Khái niệm.
Ngân hàng là tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, phát hành các loại kỳ phiếu, hối phiếu. Tùy theo tín chất và mục tiêu hoạt động mà hệ thống ngân hàng có hai loại là ngân hàng trung ương (Ngân hàng nhà nước) và ngân hàng thương mại (Tổ chức tín dụng trung gian).
Ngân hàng Trung ương là một chế định công cộng có thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ. Thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
b). Đặc trưng của hoạt động ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ, thanh toán qua tài khoản (khoản 1 điều 6 Luật NHNN 2010).
Đặc điểm hoạt động của ngân hàng.
+ Là loại hình hoạt động kinh doanh với mục đích kiếm lời bao gồm hai hình thức chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.
+ Là loại hình hoạt động kinh doanh có điều kiện, tức là khi một tổ chức muốn hoạt động ngân hàng phải đáp ứng những điều kiện khắt khe do pháp luật quy định thì mới được phép hoạt động ngân hàng trên thị trường như điều kiện về vốn, và một số điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 20 luật Tổ chức tín dụng 2010.
+ Là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao hơn so với các loại hình kinh doanh khác và khi xảy ra rủi ro thường có ảnh hưởng dây chuyền đến các ngân hàng khác và đối với nền kinh tế.
+ Đối tượng kinh doanh ngân hàng là tiền tệ.
+ Việc kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ, thanh toán tài khoản.
1.1.2. Vị trí vai trò của NHNN trong hệ thống ngân hàng.
Vị trí pháp lý của NHNN Việt Nam phản ánh quan hệ của nó với nhà nước trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Tùy thuộc vào nguồn gốc hình thành cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở mỗi quốc gia mà pháp luật của quốc gia đó quy định về vị trí pháp lý của NHNN là khác nhau. Ở nước ta pháp luật quy định NHNN là chế định tài chính nằm trong bộ máy hành pháp. Theo đó Luật NHNN 2010 quy định “ NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ là ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (khoản 1 điều 2).
Với vị trí, như vậy pháp luật quy định NHNN có vai trò là “ thực hiện chức năng quản lý tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các Tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ” (khoản 3 điều 2).
1.1.3 Khái niệm Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Trước hết chúng ta đi vào tìm hiểu thanh tra là gì? Theo luật thanh tra số 56/2010/QH12 ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010 nhận định: “Thanh tra là một khâu trong chu trình quản lý nhà nước, là yếu tố cấu thành hoạt động của nhà nước, là phương thức và nội dung quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, là phương tiện phòng ngừa vi phạm pháp luật. Thanh tra còn là phương pháp phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của nhân dân, cơ quan tổ chức”.
Khái niệm thanh tra ngân hàng: “là hoạt động thanh tra của NHNN đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng” (khoản 11 điều 6 Luật NHNN 2010).
Khái niệm giám sát ngân hàng: “là hoạt động của NHNN trong việc thu thập, tổng hợp hân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (khoản 12 điều 6 Luật NHNN 2010).
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN.
Nhà nước ta quy định NHNN là cơ quan trực thuộc Chính phủ và là cơ quan độc quyền trong việc phát hành tiền. Với vai trò độc quyền phát hành tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi, NHNN trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp NHNN điều tiết mức cung ứng tiền tổng hợp. Với việc độc quyền phát hành tiền thì Chính phủ có thể điều tiết được lượng tiền lưu thông và kiềm chế lạm phát để từ đó có thể tăng giảm lãi xuất theo từng thời kỳ của nền kinh tế. Bên cạnh đó NHNN còn là chủ ngân hàng của các Tổ chức tín dụng trung gian và cũng là trung tâm thanh toán chuyển nhượng bù trừ của các Tổ chức tín dụng trung gian. Với vai trò như vậy NHNN thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình sau đây.
1.2.1. Chức năng.
Theo Luật NHNN 2010 tại khoản 3 điều 2 và Nghị định số 96/2008 ngày 26/08/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại điều 1 điều nhận định: “NHNN thực hiện chức năng nhà nước về quản lý tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các Tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”. Theo đó NHNN thực hiện hai chức năng cơ bản: là ngân hàng quốc gia; và thực hiện chức năng quản lý vỹ mô về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng.
Với chức năng là ngân hàng quốc gia thì NHNN thực hiện các nhiệm vụ sau.
- Ngân hàng phát hành tiền: NHNN phát hành tiền qua của ngõ Chính phủ, qua các Tổ chức tín dụng trung gian, qua của ngõ thị trường mở, qua thị trường vàng ngoại tệ, phát hành cân đối. NHNN được giao trọng trách độc quyền phát hành tiền theo các quy định trong luật hoặc được Chính phủ phê duyệt ( mệnh giá, loại tiền, mức phát hành…) nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia. Đồng tiền do NHNN phát hành là đồng tiền lưu thông hợp pháp duy nhất của nó mang tính chất cưỡng chế lưu hành vì vậy mọi người không có quyền từ chối nó trong thanh toán. Nhiệm vụ phát hành tiền còn bao gồm trách nhiệm của NHNN trong việc xác định số lượng tiền cần phát, thời điểm phát hành cũng như phương thức phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế.
- Ngân hàng của các ngân hàng: NHNN không tham gia kinh doanh tiền tệ, tín dụng trực tiếp với các chủ thể trong nề kinh tế mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các Tổ chức tín dụng trung gian như:
+ Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các Tổ chức tín dụng trung gian dưới dạng tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán.
+ Cấp tín dụng cho các Tổ chức tín dụng trung gian dưới hình thức tái chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn do các Tổ chức tín dụng trung gian nắm giữ. Bên cạnh đó việc cấp tín dụng cho các Tổ chức tín dụng trung gian còn thể hiện qua việc các khoản vay cung ứng trước có đảm bảo bằng các chứng khoán đủ tiêu chuẩn và các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại ngân hàng Trung ương.
+ Cứu cánh cho các Tổ chức tín dụng khi các Tổ chức tín dụng có nguy cơ phá sản.
- Ngân hàng của Chính phủ: Đây là một chế định công cộng, ngay từ khi ra đời NHNN được xác định là ngân hàng của chính phủ. Với chức năng này NHNN có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ đồng thời làm đại lý đại diện và tư vấn chính sách cho Chính phủ.
Với chức năng quản lý vỹ mô về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng. Đây là chức năng quy định bản chất NHNN của một ngân hàng phát hành. Việc thực hiện chức năng này không thể tách rời các nghiệp vụ ngân hàng của NHNN. Nói cách khác, NHNN quản lý vỹ mô các hoạt động tiền tệ và tín dụng thông qua khả năng kinh doanh của mình. Với chức năng này NHNN thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHNN sử dụng các công cụ của mình để điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền tệ lưu thông nhằm đảm bảo sự ổn định giá trị đồng tiền, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm.
- Thanh tra giám sát hoạt động của ngân hàng: Với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN không chỉ cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các Tổ chức tín dụng trung gian, mà thông qua hoạt động đó NHNN còn thể hiện vai trò của mình trong việc điều tiết, giám sát thường xuyên hoạt động của Tổ chức tín dụng trung gian nhằm đảm bảo sự ổn định trong hoạt động ngân hàng, và bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là những người gửi tiền trong quan hệ ngân hàng. Mặt khác nó tạo ra tính minh bạch trong việc cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng trong hoạt động ngân hàng và đảm bảo việc thực thi chính sách pháp luật của nhà nước.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng nhà nước được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau bên cạnh Luật NHNN 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thì còn có Nghị định của Chính phủ quy định về về nhiệm vụ quyền hạn của ngân hàng. NHNN là cơ quan ngang bộ chính vì vậy mà cơ cấu tổ chức cũng như quyền hạn và nhiệm vụ của ngân hàng điều thực hiện dưới sự quản lý của Chính phủ. Do đó nhiệm vụ quyền hạn của NHNN được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 178/2007/ND-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Trên cơ sở đó nhiệm vụ quyền hạn của NHNN được quy định cụ thể trong Nghi định 96/2008/ND-CP ngày 26/08/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN. Theo đó NHNN thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
+ Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
+ Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
+ Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.
+ Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
+ Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.
+ Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
+ Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.
+ Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
+ Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
+ Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.
+ Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà NHNN là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.
+ Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.
+ Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế.
+ Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.
+ Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
+ Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra ngân hàng.
Với Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam. Sau khi quyết định này ra đời ngày 30/07/2009 NHNN đã tổ chức công bố quyết định thành lập Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Đến ngày 01/08/2009, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất 04 đơn vị của NHNN Việt Nam, gồm: Thanh tra ngân hàng, Vụ các ngân hàng, Vụ các tổ chức tín dụng hợp tác, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền. Tiếp đến ngày 16/06/2010 Luật NHNN Việt Nam được Quốc Hội thông qua, tiếp tục khẳng định vị trí vai trò của cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN theo Quyết định 83/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó Cơ quan thanh tra có các cơ quan chuyên trách gọi là các vụ, bao gồm: Vụ thanh tra các TCTD trong nước (Vụ I); Vụ Thanh tra các TCTD nước ngoài (Vụ II); Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham