Tiểu luận Phù điêu

v Khái niệm điêu khắc của người phương tây: Điêu khắc là một ngành nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình, được sáng tạo theo nguyên tắc về thể tích, hình khối, vật chất trong không gian ba chiều và chịu sự chi phối của những quy luật tạo hình. v Khái niệm điêu khắc của người Việt nam: Từ “điêu khắc” có nguồn gốc Hán-Việt. “Điêu” là chạm khắc, nói rộng ra thì các lối chạm trổ thì gọi là điêu. Lấy dạo vạch vào vật gì đó thì gọi là khắc. Như vậy điêu khắc có nghĩa là dùng dụng cụ cứng như kim loại (đục, dao ) tác động vào các chất liệu cứng như đá, gỗ, xương, ngà voi tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Như vậy khái niệm về điêu khắc ở đây cũng bắt nguồn từ cách thức tạo hình trên chất liệu.

docx21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3783 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phù điêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu Luận Phù điêu LỜI MỞ ĐẦU Bài tiểu luận trước đã cho ta thấy khá rõ nét về tượng trịn thì bài tiểu luận này sẽ mang đến những hiểu biết của em về một loại hình khác của điêu khắc. Đĩ là phù điêu. Và cũng khơng tách rời việc chứng minh điêu khắc là một bộ phận khơng thể tách rời của cuộc sống lồi người nĩi chung và nghệ thuật tạo hình nĩi riêng. Bài tiểu luận gồm 2 phần: Phần I: Sơ lược về phù điêu Phần II: Hình ảnh về phù điêu Bài tiểu luận của em cịn nhiều sai sĩt. Rất mong nhận được gĩp ý của thầy cơ và các bạn. Phần I: SƠ LƯỢC VỀ PHÙ ĐIÊU I. Khái niệm điêu khắc: Khái niệm điêu khắc của người phương tây: Điêu khắc là một ngành nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình, được sáng tạo theo nguyên tắc về thể tích, hình  khối, vật chất trong không gian ba chiều và chịu sự chi phối của những quy luật tạo hình. Khái niệm điêu khắc của người Việt nam: Từ “điêu khắc” có nguồn gốc Hán-Việt. “Điêu” là chạm khắc, nói rộng ra thì các lối chạm trổ thì gọi là điêu. Lấy dạo vạch vào vật gì đó thì gọi là khắc. Như vậy điêu khắc có nghĩa là dùng dụng cụ cứng như kim loại (đục, dao…) tác động vào các chất liệu cứng như đá, gỗ, xương, ngà voi tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Như vậy khái niệm về điêu khắc ở đây cũng bắt nguồn từ cách thức tạo hình trên chất liệu. II. Các loại hình của điêu khắc: Tượng tròn Phù điêu III. Mối quan hệ giữa điêu khắc và kiến trúc: Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người, điêu khắc và kiến trúc là hai ngành nghệ thuật tạo hình có mối quan hệ khăng khít với nhau: Điêu khắc xuất hiện ở mặt tiền các tòa nhà, trong các công viên, đài phun nước, nội thất v.v… nó đóng vai trò trong kiến trúc như một người “đệm đàn” làm tăng thêm tính thẩm mỹ, tạo hình cho hình khối kiến trúc. Điều này được thể hiện rõ trong kiến trúc cổ Ai Cập, cổ Hy Lạp, cổ La Mã, kiến trúc Phục hưng…ở các đền đài và chùa miếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và các nước châu Á khác. Các công trình kiến trúc ở đây được nghệ thuật điêu khắc tô điểm làm tăng thêm các giá trị tinh thần. Điêu khắc hướng tới những giá trị tinh thần, còn kiến trúc gắn với những giá trị thực dụng, hay nói một cách khác kiến trúc là tổ chức môi trường sống cho con người một cách thẩm mỹ, nó quan tâm đến công năng sử dụng, đến không gian bên trong và cả không gian bên ngòai. Còn điêu khắc không “sử dụng” bên trong bức tường.Vậy mà có những công trình gọi là kiến trúc hay điêu khắc hiểu theo cách nào cũng được, nghĩa là không có ranh giới rõ ràng giữa hai nghệ thuật này. Ví dụ quần thể Angkor Thom và Angkor Vat ở Campuchia. Chúng là một công trình điêu khắc đáõ kỳ vĩ nhưng vì đó là đền nên là kiến trúc. Hoặc bản thân bức tượng là một ngôi nhà. Nhà hàng Khủng long ở bang California (Mỹ) là một ví dụ. Còn tượng Nữ thần tự do ở New York là một công trình điêu khắc nhưng người ta sử dụng phần bên trong tượng làm một bảo tàng và du khách có thể lên tận ngọn đuốc để ngắm nhìn phong cảnh. Bức tượng cao 93,50m. Bức tượng như một ngôi nhà lớn vậy. Một trong những trào lưu của kiến trúc hiện đại những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đó là kiến trúc điêu khắc. Kiến trúc điêu khắc là một phương thức biểu hiện kiến trúc dựa trên ngôn ngữ điêu khắc và kiến trúc mà các kiến trúc sư đã vận dụng và thể hiện trong quá trình sáng tác, ví dụ như nhà thờ Sagrada Famillia, nhà Mila,… của kiến trúc sư Antonio Gandi, hay là những công trình của kiến trúc sư Le Corbusier với những ý tưởng tạo hình mạnh mẽ với vật liệu bê tông cốt thép, ông đã khai thác hiệu quả ngôn ngữ điêu khắc. Nhà thờ Wallfahort ở Ronchamp được coi là tác phẩm tiêu biểu của ông. Kiến trúc điêu khắc gắn chặt với việc sử dụng vật liệu, không phụ thuộc vào hệ thống hình học, trục định vị hay sự cân đối… Kiến trúc điêu khắc gây ấn tượng từ hình khối, từ không gian và cụ thể hóa ý tưởng trong tổ chức không gian, liên kết bên trong bên ngoài, gây cảm giác hoành tráng và tồn tạo trong không gian. IV. Phù điêu: Khái niệm: Phù điêu (Relief - Pháp, có nguồn gốc từ tiếng La tinh Relevo: làm nổi lên) là loại điêu khắc được thể hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng vai trò là nền tảng cơ bản và là phông nền của hình khối tạo hình trên nó. Với những điểm đặc thù của mình, phù điêu là một loại hình quan trọng của điêu khắc. Tính cố hữu của phù điêu là triển khai bố cục trên mặt phẳng, nó có khả năng kiến tạo xa gần bằng các lớp không gian và tạo nên các ảo giác về không gian (không gian ảo). Phù điêu cho phép triển khai những bố cục phức tạp như bố cục có nhiều lớp nhân vật thậm chí thể hiện những công trình kiến trúc và tranh phong cảnh. Phù điêu không những thể hiện những bố cục ở tường, vòm mái, ở các chi tiết kiến trúc, mà còn được sáng tác như một tác phẩm độc lập để trưng bày. Dựa trên mối quan hệ giữa hình khối và mặt phẳng nền người ta phân biệt ra phù điêu khoét lõm ( khối âm) và phù điêu nổi lên ( khối dương). Nguồn gốc hình thành và phát triển: Từ thời sơ khai của lịch sử lồi người, con người đã phát hiện một cách ngẫu nhiên những hình tựa như những hoa văn rất đẹp. Họ đã cảm thụ, sử dụng và sáng tạo, phát triển thành một ngơn ngữ để diễn tả cái đẹp. Đầu tiên đơn giản chỉ hình ảnh của thiên nhiên như cỏ cây, hoa lá, chim thú, cá…được khắc vạch lại lên vách hang động nơi họ trú ngụ. Theo sự phát triển của xã hội lồi người thì những đường nét trang trí được cách điệu, khái quát trừu tượng cao hơn, cĩ giá trị về phương diện lịch sử và nghệ thuật như hoa văn trang trí trên trống đồng Ngọc Lũ ở Việt Nam ta, rồi về sau, loại hình trang trí này được tồn tại và phát triển mang đậm sắc thái dân tộc, thể hiện ở các cơng trình như lăng mộ, đình, chùa…mà chủ yếu là phù điêu với hai chất liệu chính là gỗ và đá. Các thể loại phù điêu: Phù điêu khoét lõm (en-creux- Latin): Phù điêu khoét lõm được khắc gọt trên mặt phẳng thành những đường viền( contour-Anh). Nó xuất hiện rộng rãi trong những công trình kiến trúc Ai Cập cổ đại. Sự biến thể của phù điêu là phù điêu âm bản, hay còn được sử dụng trong tranh khắc chạm. Mối quan hệ âm bản đối nghịch lại với đắp nổi . Phù điêu đắp nổi: Phù điêu đắp nổi được chia ra làm hai loại: loại phù điêu thấp và phù điêu cao. Phù điêu thấp (Bas relief- Anh) : là loại phù điêu được đặt gần với công chúng thưởng ngọan. Độ dày của hình khối tạo hình được thu mỏng lại ít hơn ½ độ dày thật của nó. Có những loại phù điêu cực mỏng như đồng xu, kỷ niệm chương độ dày của phù điêu không đáng kể, hình khối được sáng tạo chủ yếu dựa vào hình họa và định luật viễn cận. Phù điêu cao (High relief- Anh): là loại điêu khắc gắn với mặt phẳng nền mà vẫn giữ độ dày tự nhiên của hình khối; hoặc rút gọn không đáng kể. Loại phù điêu này thường gắn với các công trình kiến trúc; trước tòa nhà, khải hoàn môn. Do khoảng cách từ công chúng thưởng ngọan đến tác phẩm quá xa, hoặc để hài hòa với hình khối kiến trúc, người ta thường chọn phù điêu cao. Đặc điểm của phù điêu: Nếu tượng trịn là hình khối được thể hiện trong khơng gian ba chiều, hình khối thật thì hình khối của phù điêu diễn tả khơng gian ba chiều trên bề mặt phẳng, khối khơng thật mà cảm giác (khối ăn gian), và hình khối giàu chất trang trí. Bố cục của phù điêu được sắp xếp bằng những mảng hình cĩ chính cĩ phụ trong một mảng hình học (bố cục hình vuơng, trịn, chữ nhật…) Trong điêu khắc thì bố cục cĩ ưu điểm là thể hiện được nhiều thứ trong đĩ như núi non, sơng biển, cỏ cây, hoa lá, sinh hoạt xã hội (giống như vẽ mỹ thuật). Cịn tượng trịn thì bị hạn chế về mặt này. Khơng gian trong phù điêu được diễn tả theo từng lớp, lớp trước ở gần, lớp sau ở xa và cứ theo thứ tự như vậy. Vật liệu làm phù điêu: Cĩ thể làm với các vật liệu như: Gỗ, đá, thạch cao, đất nung, ximăng, hay các kim loại như đồng, nhơm, bạc…Tuy nhiên cần lưu ý đến hai yếu tố sau: Chọn chất liệu phù hợp với bố cục, nội dung. Chọn vật liệu bền vững, chịu được mưa nắng và thời gian nếu làm phù điêu để ngồi trời. Sự khác biệt giữa tượng tròn và phù điêu : Loại hình của điêu khắc thay đổi phụ thuộc vào mối quan hệ với không gian ba chiều: trường hợp này là tượng tròn, hoặc phụ thuộc vào độ dày mỏng của chiều sâu : đó là phù điêu. Nhà điêu khắc khi sáng tác pho tượng phải tính toán sao cho khi đi quanh tác phẩm của mình, công chúng thưởng ngoạn có thể cảm nhận được cái đẹp từ nhiều góc nhìn khác nhau.. Phù điêu khác với tượng tròn ở chỗ: hình khối được thu lại và sắp xếp trên một nền phẳng, hình khối tạo hình gắn liền với mặt phẳng (kể cả khối lồi hoặc lõm). Thậm chí có những tác phẩm phù điêu cao hình khối tách bật lên khỏi mặt phẳng, độ dày của hình khối vẫn toàn vẹn, nhưng mặt phẳng của phông giới hạn mặt sau của tác phẩm. Đây là thể loại điêu khắc mà công chúng thưởng ngoạn chỉ có thể  xem được  từ phía đằng trước. Cách bố cục phù điêu: Phù điêu trong điêu khắc giống như trang trí trong vẽ mỹ thuật. Vì thế khi bố cục địi hỏi phải cĩ sự nhịp nhàng về đường nét, phong phú về hình khối. Phải cĩ mảng chính, mảng phụ, đồng thời chú ý các mảng đặc, mảng trống và cách diễn tả đường nét sao cho thật trang trí. Nếu bố cục phù điêu tồn những mảng đặc, khơng cĩ mảng trống thì phù điêu trở nên tức, bí rất khĩ chịu. Do đĩ, các mảng trống, mảng đặc nĩi trên phải bố trí sao cho vừa vặn, cân đối, khơng bị trống hay bị lốm đốm, vụn vặt. Bố cục phù điêu cĩ ưu điểm mà bố cục tượng trịn khơng thể diễn tả được, ví dụ như phong cảnh. Phần II: HÌNH ẢNH VỀ PHÙ ĐIÊU PHÙ ĐIÊU SÁNG TÁC VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN ĐẤU Tên tác phẩm Cụm phù điêu khắc họa hình ảnh đấu tranh kiên cường của quân và dân Đầm Dơi trong thời kỳ chống Mỹ Vị trí Bên bờ sơng Đầm tại trung tâm thị trấn Đầm Dơi, Cần Giờ, Cà Mau Năm hồn thành 2010 Tác giả Họa sĩ Lê Cơng Uẩn Chất liệu Bê tơng Nội dung thể hiện Mặt trước thể hiện hình ảnh lực lượng du kích địa phương quân Đầm Dơi bao vây đánh lấn Chi khu Đầm Dơi vào mùa khơ năm 1966. Nhân vật tiêu biểu trên phù điêu là nữ du kích Dương Thị Cẩm Vân bám chiến hào với biệt tài bắn tỉa xuyên táo. Mặt sau bức phù điêu là cuộc đấu tranh trực diện của Đội quân tĩc dài tại Chi khu Đầm Dơi. Nhân vật chính là người phụ nữ tay khơng Tơ Thị Tẻ đã dũng cảm lao lên chặn nịng súng của quân thù đang bắn vào bà con đấu tranh địi cơng lý.   Một vài số liệu Mỗi bức phù điêu cĩ chiều dài 12m, cao 7m. Tên tác phẩm Phù điêu đại cảnh Vị trí đồi D1, phường Mường Thanh, Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ. Năm bắt đầu 10/2007 Hồn thành 5/5/2009 Nhà điêu khắc Nhĩm họa sĩ điêu khắc thuộc Cơng ty Mỹ thuật và Thương mại Hà Nội chỉ đạo thực hiện. Phần tạc, chế tác bằng đá xanh Thanh Hĩa do các nghệ nhân làng nghề truyền thống Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình thuộc Cơng ty TNHH Hùng Lâm thực hiện. Chất liệu Đá xanh, bê tơng cốt thép Nội dung thể hiện Bức phù điêu gồm 4 chương, chương I: quyết định mở chiến dịch; chương 2: chuẩn bị cho chiến dịch; chương 3: những trận đánh lớn trong chiến dịch; chương 4: khúc khải hồn ca sau thắng lợi. Những hình ảnh thể hiện trên phù điêu đã ghi lại mốc son lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", đồng thời tái hiện rõ tinh thần, ý chí quyết tâm của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Một vài số liệu Bức phù điêu cĩ diện tích trên 430m2, nặng 306 tấn, được ghép bởi 193 cấu kiện (phiến đá), dài 58,5m, cao bình quân 6,5m, đầy 0,3m, làm từ 113m3 đá xanh Thanh Hĩa. Tồn bộ bức phù điêu được lắp ghép trên tường bê tơng cốt thép cĩ kích thước dài 56m, cao 6,7m, dầy 0,5m. Tên tác phẩm Phù điêu bên cạnh tượng Trần Quốc Tuấn Khánh thành 10/1998 Chất liệu Đất nung Nội dung thể hiện Trên tấm phù điêu này diễn tả lại cuộc kháng chiến chống Nguyên Mơng hào hùng, với những hình ảnh đi vào sử sách: hội nghị Bình Than, Trần Quốc Toản bĩp nát quả cam; hội nghị Diên Hồng, người lính khắc vào cánh tay chữ Sát Thát, truyền Hịch tướng sĩ... cho đến ngày khải hồn. Tên tác phẩm Hà Nội mùa đơng – 1946 Vị trí Chợ Đồng Xuân, TP. Hà Nội Hồn thành 19/12/2010 Nhà điêu khắc Nguyễn Chi Lăng và Nguyễn Thế Hội Chất liệu Đồng liền khối Nội dung thể hiện Mặt trước của tấm phù điêu là những hình ảnh chiến sĩ cảm tử quân cầm bom ba càng, anh bộ đội cầm súng, cơng nhân và phụ nữ thủ đơ, thể hiện ý tưởng nhân dân và lực lượng vũ trang cùng sát cánh bên nhau chiến đấu bảo vệ thủ đơ. Trên nền là những mái nhà của phố cổ lơ xơ, hình dáng chợ Đồng Xuân, Ơ Quan Chưởng. Một vài số liệu Tấm phù điêu hình khối hộp được đúc tại làng đúc đồng Ngũ Xá, cao 4,5 m, rộng 4,5 m, dày 80-1 m, nặng hơn 7 tấn PHÙ ĐIÊU TRƯNG BÀY TRONG CÁC BẢO TÀNG Tên tác phẩm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40-43 sau cơng nguyên) Vị trí Bảo tàng Chất liệu Gị đồng Nội dung thể hiện Bức phù điêu miêu tả Hai Bà Trưng cưỡi voi cùng quân lính ào ạt tấn cơng vào các trị sở, thành của nhà Đơng Hán. Tên tác phẩm Lá đề Vị trí Năm sáng tác Triều Lý, năm 1057 Chất liệu Đá Nơi tìm thấy Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh Nội dung thể hiện Một mặt trang trí nổi hai rồng giun kiểu thắt túi uốn lượn theo hình lá đề trên nền hoa dây tay mướp, rìa cạnh hình xoắn mĩc. Màu vàng. Một vài số liệu Cao: 26cm, rộng:31cm Tên tác phẩm Vũ nữ quấn khăn Vị trí Bảo tồn ở Viện Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM Năm sáng tác Thế kỉ 10 Chất liệu Đá Nơi tìm thấy Trà Kiệu, Quảng Nam Một vài số liệu Cao: 78cm Tên tác phẩm Thần Vishnu ngồi trên rắn thần Ananta cuốn trịn Vị trí Bảo tồn ở Viện Bảo tàng Lịch sử Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng Chất liệu Đá Nơi tìm thấy Trà Kiệu, Quảng Nam Một vài số liệu Cao: 125cm Tên tác phẩm Phù điêu Shiva Vị trí Bảo tồn ở Viện Bảo tàng Lịch sử Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng Niên đại Thế kỉ VII-VIII Chất liệu Sa thạch Nơi tìm thấy Phong Lệ - Quảng Nam Nội dung thể hiệ Phù điêu thể hiện thần Shiva đang múa, cĩ các nhạc cơng chơi đàn và những vị thần khác đang chiêm bái điệu múa của thần. Ở tác phẩm này thần Shiva cĩ mười sáu cánh tay, hai cánh tay chính cùng với thân hình tạo nên một tư thế mềm mại, uyển chuyển của điệu múa. Các bàn tay phụ đều tạo thế giống nhau, ngĩn tay trỏ gập lại chạm nhẹ vào ngĩn tay cái, các ngĩn tay cịn lại duỗi thẳng ra. Các cánh tay cũng xếp liên tục nhau tạo thành một vịng quay trịn chung quanh thần. Cánh tay phải và hai cổ chân đeo vịng rắn. Một vài số liệu Kích thước:90cm x 141 cm x 13 cm Tên tác phẩm Tượng nũ thần Mahisamandhi Vị trí Bảo tồn ở Bảo tàng Dân tộc học Vương quốc Bỉ Chất liệu Đá Một vài thơng tin Hiện vật này đã được tỉnh Bình Định đề nghị cơng nhận là bảo vật quốc gia. Năm 2005 nĩ đã được Nhà nước Việt Nam cho Bảo tàng Dân tộc học Vương quốc Bỉ mượn để trưng bày Tên tác phẩm Nữ thần  Sarasvati Vị trí Bảo tàng Bình Định Chất liệu Đá Một vài thơng tin Tính nữ của thần Brahma  - 3 đầu, một tay cầm hoa sen LỜI KẾT Bài viết cịn sơ sài và khơng thể tránh khỏi sai sĩt, kính mong quý thầy cơ gĩp ý để em hồn thiện hơn kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cơ đã theo dõi bài tiểu luận của em. TÀI LIỆU THAM KHẢO Website: MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU Phần I: SƠ LƯỢC VỀ PHÙ ĐIÊU 3 Phần II: HÌNH ẢNH VỀ PHÙ ĐIÊU 9 PHÙ ĐIÊU SÁNG TÁC VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN ĐẤU 10 PHÙ ĐIÊU TRƯNG BÀY TRONG CÁC BẢO TÀNG 19 LỜI KẾT 21