Tiểu luận Quan niệm về con người trong triết học L.Feuerbach

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử triết học nói chung và triết học phương Tây nói riêng, vần đề bản chất con người là một trong những vấn đề được đặt ra rất sớm. Cùng với quá trình phát triển lâu dài và nhiều biến động của lịch sử, tùy thuộc vào lập trường quan điểm và phương pháp tiếp cận, các triết gia đã có những câu trả lời khác nhau về vấn đề này. Trong dòng chảy xuyên suốt của lịch sử tư tưởng nhân loại, triết học cổ điển Đức đã khẳng định mình với những đặc trưng rất riêng so với những trường phái triết học khác trong lịch sử về nhiều phương diện. Trong đó, L.Feuerbach được xem là một nhà duy vật điển hình, đặc biệt với quan niệm về bản chất con người của ông, đã tạo ra một dâu ấn riêng của thời đại, đồng thời đã trở thành một trong những tiền đề lý luận quan trọng đối với sự hình thành của triết học Mác – đó là chủ nghĩa duy vật nhân bản. Với những điều phân tích trên, nghiên cứu triết học của L.Feuerbach về bản chất người là một việc làm cần thiết, góp phần vào quá trình tiếp cận và nghiên cứu chuyên sâu vấn đề bản chất người trong triết học Mác – Lênin sau này, đặc biệt là tinh thần nhân văn hay tính nhân bản, lấy con người làm trung tâm của nghiên cứu triết học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Triết học cổ điển Đức là tiền đề lý luận trực tiếp của triết học Mác, nên từ lâu đã được quan tâm và nghiên cứu khá đầy đủ và cũng đã có những luận giải thỏa đáng của các nhà nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác – Lênin. Trong số các tác phẩm chuyên khảo về triết học phương Tây, cũng như sách biên soạn với tính chất đại cương, tham khảo có thể đề cập đến như: Bùi Đăng Duy, Lịch sử triết học, t.3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; và một số bài viết liên quan khác trên đã đăng tải trên các tạp chí: Triết học, Giáo dục lý luận, Nghiên cứu con người 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Bài tiểu luận trình bày một cách khái quát và nhằm hệ thống lại nội dung tư tưởng của L.Feuerbach về vấn đề bản chất con người, chỉ ra bước tiến tư tưởng của ông trong lịch sử triết học khi giải quyết một trong những câu hỏi được đặt ra xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người. Để thực hiện được mục đích nêu trên, bài viết đặt ra những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu bối cảnh lịch sử và những tiền đề lý luận của triết học cổ điển Đức nói chung. - Qua đó, phân tích tư tưởng của L.Feuerbach về bản chất con người, trên cơ sở đối chiếu với một số quan điểm khác, và qua những nhận định của C.Mác va Ph.Ăngghen. - Đánh giá sơ nét và rút ra nhận xét chung. 4. Phương pháp nghiên cứu Người viết sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; kết hợp với những phương pháp khác như: phân tích – tổng hợp; quy nạp – diễn dịch; logic – lịch sử, để nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài Triết học duy vật nhân bản của L.Feuerbach là một trong những tiền đề lý luận của chủ nghĩa Mác. Do đó, nghiên cứu triết học nhân bản của L.Feuerbach có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tìm hiểu khái quát tư tưởng triết học nhân loại về bản chất con người. Tìm hiểu triết học nhân bản của L.Feuerbach – làm rõ những luận điểm cơ bản của ông, góp phần hiểu sâu sắc hơn quan niệm về con người của triết học Mác – một học thuyết về bản chất con người được xây dựng trên nền tảng duy vật lịch sử. Quán triệt quan điểm này sẽ tạo nên cơ sở lý luận cho hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực quản lý và giáo dục con người, cải tạo con người từ những mối quan hệ mang tính xã hội của nó. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được kết cấu thành 2 chương.

doc27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4372 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quan niệm về con người trong triết học L.Feuerbach, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan