Điều gì giải thích cho những thay đổi về mặt kĩ thuật và xã hội đáng kể được quan sát ở
nhiều nơi trên thế giới trong suốt thế kỉ qua? Câu trả lời cho vấn đề này là khác nhau, phụ
thuộc vào mức độ giả định rằng cuộc sống xã hội là sản phẩm của chủ nghĩa cá nhân hay
chủ nghĩa tập thể. Những người theo chủ nghĩa cá nhân nhìn nhận sự thay đổi về xã hội
và kinh tế như là sản phẩm của trung gian cá nhân, nơi mà những cá nhân có mục đích và
định hướng mục tiêu thực hiện những mong muốn tự do của mình nhằm xây dựng những
sắp xếp xã hội làm thỏa mãn sở thích và giá trị của bản thân. Những người theo chủ nghĩa
tập thể thì lại có cái nhìn vĩ mô và có cấu trúc hơn. Trong khi không cần phải phủ nhận
tính đại diện của cá nhân, họ nhìn nhận hành động con người thì được quyết định phần
lớn bởi tập thể. Những người theo chủ nghĩa tập thể là những cấu trúc xã hội được xây
dựng bởi con người nhằm cung cấp sự ổn định và ý nghĩa đối với cuộc sống. Đó chính là
“quy luật của trò chơi” (North, 1990) thúc đẩy và điều khiển hành vi con người.
Áp lực và sự ảnh hưởng qua lại giữa hành vi tối đa hóa lợi ích của cá nhân với các ảnh
hưởng mang tính quyết định của tập thể - chẳng hạn, giữa hành động và cấu trúc – là
những chủ đề bất biến trong các thuyết về xã hội và kinh tế. Theo trường phải kinh tế học,
chủ nghĩa tập thể nổi lên vào cuối thế kỉ thứ 19 đáp lại những giả định của chủ nghĩa cá
nhân mang tính phương pháp luận của kinh tế học cổ điển đã nhìn nhận con người như là
những thực thể có lý trí, có xu hướng tối đa hóa lợi ích và mang ý kiến cá nhân (Dorfman,
1963). Một vài người trong số những nhà kinh tế học theo quan điểm tập thể “lỗi thời” –
Veblen, Mitchell, Ayres
79 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự thay đổi về mặt xã hội, kỹ thuật và thể chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
ĐỀ TÀI :
SỰ THAY ĐỔI VỀ MẶT XÃ HỘI, KỸ
THUẬT VÀ THỂ CHẾ
Thầy hướng dẫn :
Nguyễn Hữu Lam
Trần Hồng Hải
Nhóm 9:
1. Đào Hùng Anh
2. Lê Thị Hiền
3. Nguyễn Kim Nam
4. Lê Hùng Tú
1
Chương 9: Sự thay đổi về mặt xã hội, kĩ thuật và thể chế
Andrew H. Van de Ven & Timothy J. Hargrave
Điều gì giải thích cho những thay đổi về mặt kĩ thuật và xã hội đáng kể được quan sát ở
nhiều nơi trên thế giới trong suốt thế kỉ qua? Câu trả lời cho vấn đề này là khác nhau, phụ
thuộc vào mức độ giả định rằng cuộc sống xã hội là sản phẩm của chủ nghĩa cá nhân hay
chủ nghĩa tập thể. Những người theo chủ nghĩa cá nhân nhìn nhận sự thay đổi về xã hội
và kinh tế như là sản phẩm của trung gian cá nhân, nơi mà những cá nhân có mục đích và
định hướng mục tiêu thực hiện những mong muốn tự do của mình nhằm xây dựng những
sắp xếp xã hội làm thỏa mãn sở thích và giá trị của bản thân. Những người theo chủ nghĩa
tập thể thì lại có cái nhìn vĩ mô và có cấu trúc hơn. Trong khi không cần phải phủ nhận
tính đại diện của cá nhân, họ nhìn nhận hành động con người thì được quyết định phần
lớn bởi tập thể. Những người theo chủ nghĩa tập thể là những cấu trúc xã hội được xây
dựng bởi con người nhằm cung cấp sự ổn định và ý nghĩa đối với cuộc sống. Đó chính là
“quy luật của trò chơi” (North, 1990) thúc đẩy và điều khiển hành vi con người.
Áp lực và sự ảnh hưởng qua lại giữa hành vi tối đa hóa lợi ích của cá nhân với các ảnh
hưởng mang tính quyết định của tập thể - chẳng hạn, giữa hành động và cấu trúc – là
những chủ đề bất biến trong các thuyết về xã hội và kinh tế. Theo trường phải kinh tế học,
chủ nghĩa tập thể nổi lên vào cuối thế kỉ thứ 19 đáp lại những giả định của chủ nghĩa cá
nhân mang tính phương pháp luận của kinh tế học cổ điển đã nhìn nhận con người như là
những thực thể có lý trí, có xu hướng tối đa hóa lợi ích và mang ý kiến cá nhân (Dorfman,
1963). Một vài người trong số những nhà kinh tế học theo quan điểm tập thể “lỗi thời” –
Veblen, Mitchell, Ayres – ban đầu hứng thú với sự nổi lên và phổ biến của tập quán và
thói quen “hiển nhiên”, trong khi những người khác chẳng hạn như Commons lại tập
trung vào những chuyển biến xã hội (chẳng hạn như tổ chức công đoàn lao động và sự
biến mất của chủ nghĩa độc quyền) và xem xét cách thức mà những quy định làm việc của
2
tập thể được thiết lập nhằm chỉ rõ những nghi hoặc và bất công giữa các đảng và tầng lớp
với quyền lực không tương xứng và lợi ích khác nhau.
Trong phần tư cuối cùng của thế kỉ thứ 20, một trường phái của chủ nghĩa cá nhân nổi lên
trong các nhà xã hội học về tổ chức nhằm xác định các vấn đề về cách thức và nguyên
nhân các tổ chức tiếp nhận các sự sắp xếp về mặt thể chế tương tự nhau. Powell và
DiMaggio (1991) cho rằng chủ nghĩa cá nhân mới mẻ này được xây dựng dựa trên nền
tảng của “cuộc cách mạng về nhận thức” trong xã hội học, phương pháp và phong tục học
(Garfinkel, 1967) và lí thuyết xây dựng xã hội (Berger và Luckmann, 1967). Các tác giả
nhìn nhận sự thể chế hóa (tập thể hóa) như là một tiến trình định hình tập thể mà xem xét
các quy định, giá trị và mâu thuẫn như là thứ yếu và ít quan trọng hơn tiến trình nhận
thức. Những người theo trường phải tập thể mới nhìn nhận sự xây dựng xã hội của chữ
viết, chuẩn mực và phân tầng như là “những thứ mà thể chế được hình thành” (Powell và
DiMaggio, 1991, p. 15). Một vài người cũng tiếp nhận phương pháp mới mang tính phổ
biến mà phương pháp này lại tách khỏi những hành động có tính mục đích và khuôn khổ
của những nhóm lợi ích khác nhau trong những thể chế đang thay đổi. Như chúng ta đã
thấy, một vài học giả theo trường phải tập thể mới bắt đầu nhìn nhận vấn đề này bằng việc
xem xét mối quan hệ qua lại giữa thuyết tiền định về cấu trúc và đại diện cá nhân.
Các học giả ở cả 2 khía cạnh đều nghiên cứu sự thay đổi về thể chế. Các học giả về
chuyển biến xã hội tập trung vào những thay đổi về thể chế xảy ra thông qua các cam
đoan, hành động chính trị và các chiến dịch động viên cơ sở nhằm chỉ rõ chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc, chiến tranh, vũ khí nguyên tử, vấn đề giới tính, sự tàn phá về môi trường
và những vấn đề xã hội khác. Các học giả về công nghệ thì tập trung vào sự ảnh hưởng
qua lại của thay đổi về kĩ thuật, xã hội và thể chế trong các nghiên cứu của mình về những
cải tiến công nghê, khởi sự và sự nổi lên của ngành công nghiệp. Các học giả ở cả 2
trường phái đều tập trung vào những tiến trình của hành động tập thể, cũng như những
hành động tìm kiếm lợi ích mà những người thực hiện chúng nhằm ảnh hưởng lên các tiến
trình trên.
3
Gần đây các học giả đã quan sát những điểm giống nhau đáng kể trong các tài liệu về sự
thay đổi về xã hội, kĩ thuật và thể chế. Họ đã vẽ ra một sơ đồ khái quát hơn và hệ thống
hơn về nền tảng chung được chia sẻ bởi những lĩnh vực này. Bằng việc xem lại tài liệu,
chương này sẽ cố gắng cung cấp một sơ đồ như thế. Chúng tôi thảo luận về những công
trình mang tính nhận thức và thực nghiệm lớn từ trường phái cũ của kinh tế học thể chế,
trường phải mới của lí thuyết thể chế được tìm thấy trong thuyết tổ chức và xã hội học,
công trình về cải tiến công nghệ và sự nổi lên của ngành công nghiệp trong tài liệu quản
trị, và tài liệu về những chuyển biến xã hội được công bố bởi những nhà xã hội học và các
nhà khoa học về mặt chính trị. Chúng tôi tập trung vào việc xem xét những tương tác
năng động giữa các thể chế, cải tiến công nghệ và sự chuyển biến xã hội. Chúng tôi nhận
diện những điểm giống và khác trong các mặt này và chỉ ra một vài đóng góp thêm vào
mà mỗi khía cạnh mang lại để hiểu hơn về sự thay đổi thể chế.
Chúng tôi nhấn mạnh vào sự thay đổi về mặt thể chế hơn là bản thân thuyết thể chế.
Chúng tôi xem việc nghiên cứu thay đổi về thể chế là cực kì quan trọng vì vài nguyên
nhân. Thứ nhất, những thể chế trở nên quan trọng khi những vấn đề thiết yếu đang bị đe
dọa. Khi đọc Meyer và Rowan (1977), chúng ta có thể kết luận nhầm rằng những thể chế
(tổ chức) là những chuyện hoang đường mang tính biểu tượng không nhằm phục vụ cho
một mục đích hữu ích nào hơn là cung cấp một sự ngụy trang khiến cho tổ chức trở nên
xác thực bởi vì những hoạt động của nó là thỏa mãn những kì vọng của xã hội. Ngược lại,
Stinchcombe (1997) cho rằng tính chính thức và những nghi lễ của thể chế là tăng dần
cùng với tầm quan trọng cơ bản của vấn đề hay quyết định được đưa ra, bởi vì có nhiều
điều được thể chế hóa là vấn đề mà chúng quan tâm.
Nói cách khác, khi hệ thống giá trị thông báo thứ hạng của thể chế như là một thứ gì đó
được ưu tiên cao, thì những người gìn giữ thể chế sẽ có thể chính thức hóa sự phù hợp với
thể chế vào trong nghi lễ được thiết kế để theo dõi, thúc đẩy và ban hành giá trị của thứ
đó. Quyền ưu tiên càng cao thì sự chính thức hóa và nghi lễ càng cao. Một điều càng
mang tính nghi lễ cao trong một tổ chức, thì chúng lại càng ít mang tính đơn thuần là một
nghi lễ bởi nó càng mang tính quan trọng một cách vững chắc…chẳng hạn trong luật pháp
4
chứng minh: sự công bằng càng phụ thuộc vào một lượng bằng chứng bao nhiêu thì luật
pháp bằng chứng mà ở đó có sự giới thiệu về bằng chứng đó càng mang tính chính thức
bấy nhiêu.
Nguyên nhân quan trọng thứ hai để nghiên cứu về sự thay đổi thể chế là nó cung cấp một
cách thức khác đáng tin cậy để hiểu những tiến trình thay đổi trong nền kinh tế mới nổi
mà những thuyết truyền thống về tổ chức là thiếu trang bị để lí giải. Davis và McAdam
(2000) cho rằng những tiến trình sản xuất “không biên giới” ngày càng tăng, tính ưu thế
của những tiêu chuẩn đánh giá dựa trên thị trường tài chính và những tiến trình xã hội và
chính trị định hình cấu trúc và cải tiến của những tổ chức đang làm suy yếu dần tính hữu
ích mang tính biện minh của thuyết tổ chức chẳng hạn sự phụ thuộc vào tài nguyên và
sinh thái học dân số. Các lí thuyết về sự thay đổi thể chế và chuyển biến xã hội có thể
cung cấp sự giải thích phù hợp hơn với hành động tập thể mang tính cạnh tranh và hợp tác
giữa các mạng lưới tổ chức và những tác nhân thuộc thể chế khác trong nền kinh tế hậu
công nghiệp. Tuy nhiên, để nhận ra tiềm năng này, quan điểm ổn định của lí thuyết tân
thể chế với tư cách là những lực lượng có cấu trúc nhất quán và liên tục cần phải được
xem lại và phát triển. Việc tập trung vào sự thay đổi về thể chế tương đối bị xao lãng
trong các tài liệu thể chế gần đây.
Phần tiếp theo của bài giới thiệu này xác định những khái niệm cơ bản và cung cấp một
khuôn khổ cho việc phân tích sự thay đổi về thể chế. Chúng tôi xác định 4 quan niệm
khác biệt về sự thay đổi thể chế, gồm thiết kế tổ chức, sự thích ứng về mặt tổ chức, sự phổ
biến về mặt tổ chức và hành động tập thể. Phần 2 của chương xem lại các công trình đi
kèm với mỗi quan điểm. Chúng tôi bao quát cả những bài lí thuyết sâu xa cũng như các
nghiên cứu thực nghiệm. Phần kết luận của chương thảo luận về những chủ đề lớn trong
tài liệu về sự thay đổi thể chế và sự tổng hợp của các quan điểm.
CÁC ĐỊNH NGHĨA.
North (1990, p. 2) định nghĩa các thể chế như là “quy định của trò chơi trong một xã hội
hoặc một cách chính thức hơn….đó là những quy định được thiết lập bởi con người nhằm
định hình sự tương tác của con người với nhau.” Chúng được xây dựng bởi xã hội nhằm
5
khiến cho cuộc sống ổn định và ý nghĩa và chúng cũng quy định và thúc đẩy hành động.
Scott (2001) mô tả những thể chế bao gồm những thành tố mang tính văn hóa - nhận thức,
chuẩn mực và quy định hay chính là những “trụ cột”. Mặc dù Scott nhấn mạnh khía cạnh
văn hóa - nhận thức của các thể chế, ông nhìn nhận “thể chế” như là một khái niệm đa
khía cạnh. Đó chính là những trụ cột nhận thức, chuẩn mực và quy định đại diện cho 3
khía cạnh khác nhau của một thể chế đơn lẻ. Nét nổi bật tương ứng của 3 khía cạnh này là
khác biệt với những vấn đề được xác định. Chẳng hạn, vì những người theo trường phái
thể chế cũ (chẳng hạn như Commons, 1934/1961; 1950) chỉ ra những vấn đề về thiết kế
các quy tắc trong thể chế có thể thi hành được đối với việc thiết lập những nghi hoặc và
bất công giữa các đảng đối lập, chúng tập trung vào khía cạnh quy định của các thể chế.
Những người theo trường phái tân thể chế tập trung vào khía cạnh nhận thức – văn hóa
phần lớn là vì nó thích hợp với vấn đề nghiên cứu của họ về cách thức mà những thể chế
tái sản xuất và mở rộng. Họ hầu như quan tâm đến việc những thể chế trở thành những
khuôn khổ về tinh thần hiển nhiên giúp cho việc xử lí thông tin và ra quyết định dễ hơn và
thúc đẩy con người làm cho thế giới ý nghĩa hơn. Họ nhìn nhận những thể chế, mỗi khi
được thành lập, như là những tác nhân mạnh định hình hành vi của cá nhân và tổ chức.
Họ thiết lập nên cách thức mà thế giới của con người phải trở thành, nên trở thành và
thậm chí qua điểm nhận thức về việc thế giới là gì. Những lí thuyết gia theo trường phái
tân thể chế chẳng hạn như Tolbert và Zucker (1996) tập trung vào việc thể chế hóa, đó là
tiến trình mà những thể chế được phổ biến và chính thức hóa – đó là, tiến trình mà những
thể chế trở thành hiển nhiên và được trải nghiệm bởi những con người thuộc thể chế đó
như là thực tế có mục đích hơn là được xây dựng về mặt xã hội.
Theo Leonid Hurwicz (1993), chúng tôi phân biệt những người trong thể chế (hay những
thực thể) với những sự sắp xếp về thể chế, với thuật ngữ thể chế là đề cập đến sự sắp xếp
về thể chế. Đây là một sự phân biệt mà không phải tất cả các học giả đều sử dụng. Chúng
tôi nghĩ rằng sự phân biệt này là quan trọng, đặc biệt về xu hướng trong tư liệu bỏ qua
hoặc không xem xét những nền tảng thể chế và pháp lí của tổ chức. Đó chỉ là bởi bản chất
6
của một sự sắp xếp về thể chế mà một tổ chức có thể thự hiện như thể nó là một con
người với những quyền và nghĩa vụ được thiết kế một cách đặc biệt.
Phần khó để hiểu những thể chế chính là tính phổ biến và đa dạng của chúng. Một sự sắp
xếp về thể chế có thể là rất đơn giản (chẳng hạn, tín hiệu đèn đỏ hay chuông của trường
học) hoặc được tranh luận gay gắt và phức tạp (chẳng hạn như sao chép vô tính từ tế bào
mầm, những luật về môi trường, thực hành kiểm toán và tư vấn bởi những công ty kế
toán). Sự sắp xếp về thể chế có thể áp dụng cho những thực thể thể chế đơn lẻ (chẳng hạn
như việc thuê tuyển nội bộ trong công ty hay những chính sách thăng tiến), những tổ chức
trong một ngành hoặc dân cư (chẳng hạn như những tiêu chuẩn công nghệ, quy định về
cạnh tranh thị trường hoặc việc hình thành một tổ chức cụ thể), tất cả những cư dân của
một quốc gia (chẳng hạn, việc đánh thuế, quyền về tài sản, luật về quyền tự do công dân),
những con người trong nhiều đất nước (chẳng hạn như luật về quyền con người, thuế
quan và hiệp định thương mại, những thỏa thuận về môi trường trên toàn thế giới, những
giá trị về ngoại tệ.)
Chúng tôi định nghĩa sự thay đổi về thể chế như là sự khác nhau trong việc hình thành,
chất lượng hoặc trạng thái qua thời gian trong một thể chế. Sự thay đổi về sắp xếp trong
thể chế có thể bị quyết định bởi việc quan sát sự sắp xếp tại 2 thời điểm hoặc nhiều hơn
trong tập hợp các khía cạnh (chẳng hạn như nhận thức, chuẩn mực và sự rõ ràng về mặt
quy định) và sau đó tính toán sự khác nhau qua thời gian trong các khía cạnh này. Nếu có
sự khác biệt đáng kể, chúng tôi có thể nói rằng sự sắp xếp về thể chế đã thay đổi. Nhiều
quan điểm trong tài liệu đồ sộ về sự thay đổi thể chế tập trung vào bản chất của sự khác
biệt này, điều gì sản sinh ra chúng, và những hậu quả. Điều ít được chú ý hơn sẽ liên quan
đến những tiến trình của sự thay đổi về thể chế.
Hai định nghĩa khác biệt về tiến trình thường được sử dụng trong tài liệu: (1) danh mục
các khái niệm hay các biến số liên quan đế những hành động và hoạt động và (2) sự mô tả
tường thuật về cách thức mà mọi thứ phát triển và thay đổi (Van de Ven, 1992). Khi định
nghĩa đầu tiên được sử dụng, tiến trình thường đi kèm với “thuyết sai số” (Mohr, 1982) về
sự thay đổi, mà trong đó tập hợp những biến số độc lập giải thích về mặt thống kê những
7
sai số trong các tiêu chuẩn kết quả (biến phụ thuộc). Ý nghĩa thứ hai của tiến trình thường
đi kèm với sự giải thích theo “thuyết tiến trình” về trật tự thời gian và trình tự trong đó tập
hợp những sự kiện thay đổi mang tính riêng biệt là xảy ra dựa trên câu chuyện hay sự
tường thuật mang tính lịch sử (Abott, 1988; Pentland, 1999; Poole, Van de Ven, Dooley,
và Holmes, 2000). Theo cách sử dụng này, vấn đề về “cách mà sự thay đổi diễn ra” được
xác định bởi việc tường thuật trình tự thời gian những sự kiện diễn ra trong một sự sắp
xếp về thể chế.
Trong việc xem lại tài liệu, chúng tôi xem các công trình cụ thể như là những thuyết tiến
trình hay thuyết biến số. Trong khi những ví dụ của thuyết tiến trình và thuyết biến số có
thể được tìm thấy trong mỗi khía cạnh của 4 khía cạnh về sự thay đổi được xác định trong
chương này, hầu hết công trình hiện nay về sự thay đổi về chể quan tâm đến thuyết sai số.
Trong khi một nghiên cứu đơn lẻ lại sử dụng thuyết sai số hoặc thuyết tiến trình nhưng
không cả hai, 2 cách tiếp cận này là không mang tính duy nhất về lí thuyết và trong thực
tế chúng có thể bổ sung cho nhau. Poole và cộng sự (2000, chương 2) đã thảo luận sâu
hơn về các phân biệt quan trọng giữa thuyết tiến trình và sai số.
Những học giả về thể chế đã tranh luận không ngừng về việc liệu sự thay đổi về thể chế
có liên tục và mang tính tiến hóa hay không liên tục và mang tính cách mạng. Chúng tôi
tán thành với Campbell (2001) rằng sự phân biệt giữa sự thay đổi mang tính tiến hóa và
sự thay đổi mang tính cách mạng phần lớn chính là chức năng của mức độ phân tích và
phạm vi thời gian của tiến trình thay đổi. Điều hóa ra chính là sự thay đổi không liên tục
theo khoảng cách có thể được xem xét kĩ hơn có thể được xem là mang tính liên tục và
dần dần. Chẳng hạn, trong nghiên cứu về hậu cộng sản ở Đông Âu và Liên minh Xô Viết
cũ, Campbell va Pedersen (1996) dẫn ra rằng những thay đổi dường như mang tính cách
mạng trong các cấu trúc cầm quyền ở quốc gia thực tế là kết quả của những thay đổi
mang tính tiến hóa hơn trong những cấu trúc rời rạc.
Một vài học giả đã phát triển những mô hình khác nhau để phân biệt những khuôn mẫu
thay đổi liên tục (lớn lên, tiến hóa) và không liên tục (trạng thái cân bằng ngắt quãng).
Chúng tôi thắc mắc là liệu những mô hình khác nhau có hữu ích hay không. Liệu sự thay
8
đổi bắt đầu từ mức độ lớn dần lên (chậm, dần dần) hoặc triệt để (nhanh chóng, bất thình
lình) chính là câu hỏi thực nghiệm. Sử dụng các mô hình khác nhau để giải thích tầm
quan trọng khác nhau của sự thay đổi được quan sát dựa theo đóng góp hóa ra không phải
là chiến lược tốt để xây dựng lí thuyết tổng quát và chi tiết. Một lí thuyết đơn lẻ chắc sẽ
trở nên hữu ích và thiết thực hơn nhiều. Trên thực tế, lí thuyết trạng thái cân bằng ngắt
quãng đã được xem như là một phần của hình thức rộng hơn cả tính năng động vô tuyến
phản ánh chức năng quyền lực đảo ngược. Điều này khá thú vị, dựa vào đó có thể phát
triển một lí thuyết đơn lẻ (với một cơ chế sản sinh phổ biến) có thể giải thích những đóng
góp rộng lớn đối với tầm quan trọng và mức độ của sự thay đổi được quan sát trong thế
giới thực nghiệm.
KHUÔN HỔ HƯỚNG DẪN VIỆC XEM LẠI TÀI LIỆU.
Không may là việc xem xét lại của chúng tôi đối với những tài liệu ngổn ngang thuộc
nhiều lĩnh vực về sự thay đổi thể chế không thể được tích hợp thành một quan điểm đơn
lẻ. Các học giả không hội tụ cùng một vấn đề đơn lẻ hay lí thuyết thay đổi. Thay vào đó,
chúng tôi nghĩ rằng họ đồng thuận với nhau về 4 khái niệm phân biệt của sự thay đổi về
thể chế. Mỗi khái niệm chỉ ra những vấn đề khác nhau và dựa trên cơ chế sản sinh độc
đáo để giải thích sự thay đổi. Chúng tôi đặt tên cho 4 khái niệm là thiết kế thể chế, sự
thích ứng về thể chế, sự phổ biến thể chế và hành động tập thể. Những khía cạnh phân
biệt của 4 khái niệm này được vạch ra trong bảng 9.1 và được tóm tắt ở dưới.
Khái niệm thiết kế thể chế tập trung vào sự sáng tạo có mục đích và sự sửa lại của các thể
chế nhằm nhận diện các mâu thuẫn và bất đồng về xã hội. Cơ chế sản sinh để nhận diện
các vấn đề về cách mà các thể chế được thiết lập và nổi lên chính là sự ban hành có mục
đích và sự xây dựng xã hội. Theo cách nhìn này, các thể chế phản ảnh việc chạy theo
những lựa chọn có ý thức và hành vi mà xã hội cho là khôn ngoan và hợp lí.
Khái niệm sự thích nghi về thể chế giải thích cách thức và nguyên nhân mà các tổ chức
thích nghi với những vấn đề trong môi trường của mình. Scott (2001) cho rằng kể từ công
trình của Meyer và Rowan 1977, các nhà xã hội học về tổ chức đã tập trung sự chú ý của
mình vào vấn đề về cách mà môi trường của thể chế định hình cấu trúc tổ chức. Công
9
trình của những người theo trường phái thể chế mới này có thể được xem là sử dụng khái
niệm sự thích nghi về thể chế.
Khái niệm sự phổ biến về thể chế tập trung vào cách thức và nguyên nhân mà những thể
chế cụ thể được tiếp nhận (lựa chọn) và phổ biến (duy trì) trong dân cư.
Bảng 9.1 – Những khía cạnh phân biệt 4 khái niệm về sự thay đổi thể chế
Khía cạnh Thiết kế thể chế Sự thích nghi về thể Sự phổ biến thể chế Hành động tập thể
chế
Vấn đề Những hành động Làm thế nào mà Làm thế nào mà Làm thế nào mà
và vai trò mà những những tổ chức riêng những sắp xếp về những thể chế nổi
cá nhân trong thể lẻ thích nghi với thể chế tái sản xuất, lên để tạo điều kiện
chế đảm nhận nhằm môi trường thể chế phổ biến hoặc giảm và dẫn dắt những
thiết lập hoặc thay của mình? sút trong dân cư chuyển biến xã hội
đổi một sự sắp xếp hoặc về khía cạnh hoặc những cải tiến
Tại sao những tổ
trong thể chế? tổ chức? về công nghệ?
chức lại sử dụng
những thể chế Tại sao các tổ chức
tương tự nhau? lại giống nhau?
Những người quan Những doan