Đất nước chúng ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực, còn rất nhiều những hạn chế và nguy cơ đáng phải quan tâm. Trong đó nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa là điều vô cùng nguy hiểm. Vấn đề này đã được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII dự báo và quan tâm nhiều.
Trong thời đại công nghiệp hoá – hiện đại hoá hiện nay, những yếu tố văn hoá, tư tưởng không lành mạnh tràn nghập vào nước ta theo gót chân của những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Đặc biệt là những hoạt động diễn biến hoà bình hết sức phức tạp và thâm độc của những phần tử mang tư tưởng chống phá cách mạng, chống đối công cuộc xây dựng XHCN của chúng ta. Hoạt động của chúng thì rất tinh vi, mánh khoé và diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, tất cả mọi miền mọi nơi.
Do vậy mà việc nâng cao cảnh giác, luôn tỉnh táo và giữ vững lập trường cách mạng để đánh tan mọi âm mưu của kẻ thù là điều cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Cho nên công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng của đất nước cho thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên là hết sức cần thiết và liên tục. Hiểu được điều đó, là thế hệ trẻ của đất nước, người sẽ mang trên vai mình trọng trách to lớn đối với dân tộc, chúng tôi nguyện sẽ đem hết sức mình hoàn thành nhiệm vụ. Những dòng tiểu luận này là tiếng nói mang đày nhiệt huyết của tuổi trẻ xin được tỏ lòng kính trọng và ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, người đã mang lại ánh sáng tự do cho nhân dân Việt Nam.
29 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6384 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thân thế và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KIEÁN TRUÙC THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
KHOA KHOA HOÏC CÔ BAÛN
Tieåu luaän lòch söû ñaûng
Đề tài:
THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
GVHD : NGOÂ QUANG TY
SVTH : NGUYEÃN NGOÏC HIEÁU
STT : 12
MSSV : X020344
LÔÙP : X02A1
THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH THAÙNG 12 _ NAÊM 2004
Lời tựa :
Đất nước chúng ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực, còn rất nhiều những hạn chế và nguy cơ đáng phải quan tâm. Trong đó nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa là điều vô cùng nguy hiểm. Vấn đề này đã được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII dự báo và quan tâm nhiều.
Trong thời đại công nghiệp hoá – hiện đại hoá hiện nay, những yếu tố văn hoá, tư tưởng không lành mạnh tràn nghập vào nước ta theo gót chân của những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Đặc biệt là những hoạt động diễn biến hoà bình hết sức phức tạp và thâm độc của những phần tử mang tư tưởng chống phá cách mạng, chống đối công cuộc xây dựng XHCN của chúng ta. Hoạt động của chúng thì rất tinh vi, mánh khoé và diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, tất cả mọi miền mọi nơi.
Do vậy mà việc nâng cao cảnh giác, luôn tỉnh táo và giữ vững lập trường cách mạng để đánh tan mọi âm mưu của kẻ thù là điều cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Cho nên công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng của đất nước cho thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên là hết sức cần thiết và liên tục. Hiểu được điều đó, là thế hệ trẻ của đất nước, người sẽ mang trên vai mình trọng trách to lớn đối với dân tộc, chúng tôi nguyện sẽ đem hết sức mình hoàn thành nhiệm vụ. Những dòng tiểu luận này là tiếng nói mang đày nhiệt huyết của tuổi trẻ xin được tỏ lòng kính trọng và ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, người đã mang lại ánh sáng tự do cho nhân dân Việt Nam.
Mục lục :
A _ Lời mở đầu ……………………………………………………… Tr 3
B _ Phần nội dung chính :
I/ Cuộc đời và sự nghiệp giải phóng dân tộc
1.Hoàn cảnh xuất thân và tuổi thơ ………………………………………………………………….. Tr 3 _ 4
2.quá trình ra đi tìm đường cứu nước ………………………………………………………………. Tr 4 _ 5
3.Quá trình truyền bá CN Mac- Lenin vào Việt Nam và chuẩn bị
về chính trị - tư tường - tổ chức cho việc thành lập Đảng ……………………………… Tr 6 _ 7
4. Hồ chủ tịch và bản tuyên ngôn đôc lập khai sinh ra nước Việt
Nam dân chu cộng hoa (1940– 1945 ) ……………………………………………………… Tr 7_ 11
5. Hồ chủ tịch lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945 -1954) …………………………………………………………………………… Tr 11-14
6.Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng XHCN và cuộc đấu tranh của toàn dân nhằm thực hiện hoà bình thống nhất đất nước (19540-1965) …………………………………………………… Tr 14 - 16
7. Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1969 ) ………. Tr 16 -18
8.Hồ Chí Minh ra đi vĩnh viễn ……………………………………………………………… Tr 18 - 19
II/ Hồ Chí Minh – Một nhân cách lớn :
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện thân đạo đức – văn minh
của Đảng và dân tộc ta …………………………………………………………………………………………………………Tr 19-21
2.Hồ chí Minh – Nhân cách của thời đại ……………………………………………………………Tr 21 -24
3. Hồ Chí Minh hình ảnh của dân tộc ………………………………………………………………..Tr 24 - 25
4. Hồ Chí Minh với thế hệ trẻ ………………………………………………………………….Tr 25 - 26
C _ Phần kết luận ………………………………………………………………… ……Tr 26 - 27
D_ Một số hình ảnh về Chủ Tịch Hồ Chí Minh ………………………………………………Tr 28
A/ Lời mở đầu :
Sinh ra trong đời, ai cũng có một quê hương, một dân tộc để được lớn lên và để thành người. Tình yêu đất nước là vốn có trong mỗi con người. Đối với mỗi người con dược sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hình chữ S thân thương này thì tình yêu đó càng nồng cháy và tự hào hơn. Đất nước chúng ta đã trãi qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc và đẫm máu chống lại bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỉ hùng mạnh xâm lược . Từ bóng đêm nô lệ tăm tối, nhân dân ta đã trở thành những con người tự do,làm chủ nước nhà,đất nước ta được độc lập và phát triển, sánh vai cùng bạn bè năm châu.Có được những thành quả đó là cả sự đấu tranh gian khổ,dũng cảm và đổ máu của cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo kiệt xuất của một người anh hùng dân tộc lỗi lạc - Nguyễn Ai Quốc. Người ta nói thời thế tạo anh hùng.Thời thế đen tối của đất nước ta dưới ách thống trị của bọn thực dân, đế quốc cứơp nước đã tạo ra một lãnh tụ tài ba Nguyễn Ai Quốc. Thời thế tạo ra anh hùng hay anh hùng tạo nên thời thế, điều đó không quan trọng,nhưng những gì Người đã làm cho dân tộc Việt Nam ta là quá to lớn, vỉ đại và cao cả. Nói về Người, hẵn chẳng có giấy bút nào có thể viết hết . Cuộc đời của Bác là cả một bản trường ca hùng vĩ để lại cho dân tộc và nhân loại trên thế giới. Từ những sinh hoạt bình thường của cuộc sống hằng ngày, lối ứng xử, tấm lòng bao dung của người giành cho đồng bào, cho đất nước, đến cả một trái tim rướm máu, ý chí sắt đá cho vận mệnh nước nhà đã tạo dựng nên một nhân cách Hồ Chí Minh vỉ đại và cao đẹp như ánh mặt trời giữa mùa đông lạnh lẽo.
Thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Người là cả một mảng đề tài lớn từ trước cho đến nay được mọi thế hệ người dân Việt Nam và bạn bè trên khắp thế giới quan tâm, nghiên cứu. Là lãnh tụ, đứng đầu cả một dân tộc nhưng không bao giờ ngưới tự nói về mình dù chỉ một lời. Bởi vậy mà việc tìm hiểu về Bác là cả một trọng trách quan trọng cho những nhà làm lịch sử nói riêng và mọi người dân Việt Nam nói chung, để lưu truyền lại cho đời sau và ôn lại quá khứ đấu tranh hào hùng của dân tộc. Những tìm hiểu nhỏ sau, tuy không được cặn kẽ, đầy đủ về Người nhưng cũng mong muốn được góp chung tiếng nói cùng bao bạn trẻ Việt Nam thể hiện sự tôn thờ và lòng ngưỡng mộ của mình đối với Bác.
B/ Phần nội dung chính:
I- Cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc :
1.Hoàn cảnh xuất thân và thời tuổi thơ:
Chuû tòch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Tên khai sinh cuûa Ngöôøi là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Quê ngoại ôû làng Hoàng Trù; quê nội ôû làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An. Hoà Chuû Tòch ñöôïc sinh ra trong moät gia ñình trí thöùc giaøu tinh thaàn yeâu nöôùc vaø quyeát taâm ñaùnh giaëc. Cụ thân sinh ra Người là Nguyễn Sinh Huy, tức là Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929). Cụ đỗ phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Sau khi đỗ phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường tỏ thái độ không hợp tác với chúng. Cụ thường chống đổi bọn quan trên và bọn thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Miền Nam (Nam Bộ) làm nghề thầy thuốc, cho đến lúc từ trần. Thân mẫu của Hồ Chủ tịch là cụ Hoàng Thị Loan (1868 - 1901), laø ngöôøi phuï nöõ chòu thöông chòu khoù, trung haäu, ñaûm ñang. Chị của Hồ Chủ tịch là Nguyễn Thị Thanh, tức Bạch Liên (1884 – 1954) . Trong hồ sơ của mật thám Pháp, bản lý lịch của Nguyễn Tất Thành khi xin vào xưởng Ba Son (1911), có ghi: " Nguyễn Thị Thanh tức Bạch Liên sống độc thân có liên lạc với quân phiến loạn ở Nghệ Tĩnh, lấy trộm 3 khẩu súng trong trại lính Vinh, đã bị kết án 9 năm khổ sai...". Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, tức Nguyễn Tất Đạt (1888- 1950), đều tham gia phong trào chống thực dân Pháp và bị tù đày. Từ 1890 đến 1901 Bác sống ở quê ngoại, cách làng Kim Liên quê nội không xa. Người thầy có ảnh hưởng nhất trong tuổi ấu thơ của Người là cử nhân Vương Thúc Quý. Cụ Quý là bạn thân của cụ Phó bảng Sắc và là con thủ lĩnh Chung nghĩa binh Vương Thúc Mậu thời Cần Vương. Đội nghĩa binh của Vương Thúc Quý chiến đấu quanh vùng núi Chung (Nam Đàn), khi bị Pháp vây bắt, cụ Vương Thúc Quý đã nhảy xuống ao hy sinh ngay ở làng Sen cạnh nhà Bác. Chính ở ngôi nhà nhỏ ở làng Sen, trước khi bước vào mái trường Quốc học Huế (1905), cậu Cung đã được vị túc nho Vương Thúc Quý hết lòng giúp đỡ, tinh thông tứ thư ngũ kinh... Nhưng điều quan trọng hơn cả là cậu Cung được thầy học cho biết tường tận các địa điểm, biến diễn của các cuộc khởi nghĩa ngay trên đất quê nhà của Trần Tấn, Đặng Như Mai, của Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Vương Thúc Mậu và cả phong trào Đông du của cụ Phan Bội Châu đang diễn ra âm ỷ... Cậu Cung rất chú ý lắng nghe những cuộc đàm đạo của cha mình với các đồng chí, bèbạn như Sào Nam Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, đội Quyên (Đại Đấu)... Cậu Cung trở thành liên lạc cho các nhà nho yêu nước.. Người là một học trò thông minh, chăm chỉ học tập và sớm có tinh thần yêu nước. Các phong trào đấu tranh của các sĩ phu yêu nước như Phan Chu Chinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám...đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch. Người nhận thấy các phong trào yêu nước chưa có được đường lối đấu tranh đúng đắn. Người cần phải sang các nước phương Tây học tập vì ở đó có tư tưởng tự do, dân chủ và có khoa học, kỹ thuật hiện đại. Sau này Hồ Chủ tịch đã kể lại: "Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi đã được nghe những từ tiếng Pháp: tự do, bình đằng, bác ái... Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy". Con đường của Hồ Chủ tịch khác hẳn với con đường của các nhà yêu nước tiền bối. Để đi tìm con đường cứu nước, Hồ Chủ tịch đã đi khắp năm châu bốn biển, xem xét tình hình, nghiên cứu những lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại, hòa mình với quần chúng công nhân và nhân dân lao động đủ các màu da. Năm 1908, sau khi tham gia phong trào chống thuế, bị đuổi học, Nguyễn Tất Thành bỏ vào Nam. Người dừng lại ít lâu ở Phan Thiết, đạy học ở trường Dục Thanh do một số nhà giáo yêu nước lập ra. Sau đó, Người và Sài Gòn rồi xuống tàu xuất dương để đi tìm đường cứu nước.
2.Quaù trình ra ñi tìm ñöôøng cöùu nöôùc :
Sau một thời gian ngắn ở Sài gòn, giữa năm 1911 lấy tên là Ba, Hồ Chủ tịch làm phụ bếp dưới tàu buôn Đô đốc La Tút Sơ Tơ Rê Vi Lơ (Amiral Latouche Tréville) thuộc Hãng vận tải hợp nhất của Pháp. Từ đó Người ra đi, trước tiên là sang Pháp. Người không chỉ dừng lại ở nước Pháp mà còn đi nhiều nước châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.Người đã làm nhiều việc để kiếm sống: làm trên tàu, nấu bếp, làm vườn khi ở La Ha Vơ Rơ (Le Havre); quét tuyết, đốt lò và phục vụ khách sạn ở Luân Đôn (Anh). Tại đây, Người tham gia Công đoàn lao động hải ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Len, liên hệ với một số người Việt Nam yêu nước ở Pháp. Tại Mỹ, Hồ Chủ tịch đã đi làm thuê ở phố Bơrútlin.Qua nhiều nơi, Người thấy rõ những cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản và ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột rất dã man, các dân tộc thuộc địa đều có một kẻ thù là bọn đế quốc thực dân. Do đó, Người nhận rõ giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đều là bạn.
Năm 1917, giữa những ngày ác liệt của chiến tranh thế giới thứ nhất, từ Anh trở lại Pháp, Người tham gia Đảng xã hội Pháp và lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước để tuyên truyền và giác ngộ Việt kiều ở Pháp. Vừa hoạt động chính trị, vừa phải tự kiếm sống một cách chật vật, khi thì làm cho một hiệu ảnh, khi thì vẽ thuê tại một xưởng "đồ cổ mỹ nghệ Trung hoa". Người tập viết báo, phân phát truyền đơn tại các cuộc họp đề tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa. Giữa những ngày hoạt động sôi nổi đó thì cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ làm chấn động toàn cầu. Cách mạng tháng mười Nga đã có một ảnh hưởng quyết định trong đời hoạt động của Hồ Chủ lịch. Người quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Năm 1918, chiến tranh thế giới kết thúc. Năm sau, các nước đế quốc chủ nghĩa thắng trận họp hội nghị ở Véc xây (Verseille, Pháp) nhằm chia lại thị trường thế giới. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc, là tên của Hồ Chủ tịch lúc đó, gửi đến Hội nghị bản yêu sách nổi tiếng gồm 8 điểm, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.Sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1919, Lê nin và những người theo chú nghĩa Mác họp Đại hội ở Maxcơva, thành lập Quốc tế thứ ba tức là Quốc tế cộng sản. Đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin, được Đại hội lần thứ hai của Quốc tế cộng sản năm 1920 thông qua, đã vạch ra đường lối cơ bản cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Tại Đại hội lần thứ mười tám của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 12 năm 1920) Hồ Chủ tịch đã đọc tham luận tố cáo những tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương và kêu gọi nhân dân Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam và nhân dân các thuộc địa khác. Hồ Chủ tịch đã trở thành một trong những người sáng lập Đảng cộng sản Pháp .Naêm 1921, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng cộng sản Pháp họp từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 12, tại thành phố Mác xây, Hồ Chủ tịch được cử vào Đoàn chủ tịch. Tại Đại hội này. Hồ Chủ tịch đã yêu cầu Đại hội nghiên cứu và xây dựng một chính sách đối với thuộc địa theo đúng tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Người đề nghị thành lập Ban nghiên cứu của Đảng về vấn đề thuộc địa. Ban này sẽ khởi thảo chính sách đối với thuộc địa và báo cáo cho Đại hội năm sau (1922) xem xét và thông qua. Năm 1922, Hồ Chủ tịch là một ủy viên Ban nghiên cứu về thuộc địa của Phân bộ Pháp của Quốc tế cộng sản. Đến Đại hội lần thứ hai (tháng 10-1922) của Đảng cộng sản Pháp, trong phiên họp thứ 23, Hồ Chủ tịch lại được cử tham gia Đoàn Chủ tịch Đại hội. Hồ Chủ tịch là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Pháp, và cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, cùng với một số ngươi yêu nước của nhiều nước thuộc địa Pháp, Người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. Là đại biểu của nhân dân Đông Dương, Người được bầu vào Ban chấp hành trung ương hội, làm ủy viên thường trực. Năm 1922, Hội liên hiệp thuộc địa cho xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria). Hồ Chủ tịch là chủ nhiệm kiêm chủ bút và quản lý tờ báo ấy. Báo Người cùng khổ vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh cách mạng. Nó được sự đồng tình và ủng hộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp. Báo Người cùng khổ được bí mật chuyền về nước cho nhân dân ta. Nhờ tờ báo ấy, nhiều người Việt Nam yêu nước thấy rõ hơn những tội ác của thực dân Pháp và bước đầu hiểu được Cách mạng tháng Mười Nga và Lê nin. Ngoài báo Người cùng khổ, Hồ Chủ tịch còn sáng lập báo Việt Nam hồn, viết bằng tiếng Việt, là cơ quan tuyên truyền, giác ngộ lòng yêu nước, ý thức dân tộc cho công nhân, nhân dân lao động nước ta và những Việt kiều lúc ấy đang sống ở Pháp.
3.Quaù trình truyeàn baù CN Maùc – Leânin vaøo Vieät Nam vaø chuaån bò veà chính trò – tö töôûng – toå chöùc cho vieäc thaønh laäp Ñaûng :
Hồ Chủ tịch là người đầu tiên trong lịch sử cách mạng nước ta nhận rõ và tin tưởng tuyệt đối vào lực lượng cách mạng vô địch của quần chúng nhân dân sẽ lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai. Muốn giải phóng dân tộc, Người chủ trương trở về nước, đi vào quần chúng, tổ chức, huấn luyện, đoàn kết và lãnh đạo họ đấu tranh, giành độc lập, tự do. Hồ Chủ tịch về Quảng Châu (Trung Quốc) vào giữa tháng 12 năm 1924. Ở đây, Người lấy tên là Lý Thụy. Người đi bán báo, bán thuốc lá để có tiền sinh sống và hoạt động cách mạng. Tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, Người xúc tiến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam. Đồng thời, với danh nghĩa công khai, Hồ Chủ tịch công tác trong phái đoàn Bô Rô Đin, cố vấn của Liên Xô, bên cạnh chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Hồ Chủ tịch chọn một số thanh niên yêu nước mở các lớp huấn luyện chính trị đề đào tạo họ thành những cán bộ cách mạng, rồi cho về nước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin trong giai cấp công nhân và nhân dân ta. Người sáng lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, một tổ chức tiền thân của Đảng; xuất bản tờ tuần báo Thanh niên, cơ quan của Tổng bộ thanh niên. Hồ Chủ tịch đã tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, trong đó có chi hội Việt Nam, để thống nhất hành động phòng kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Những bài giảng của Hồ Chủ tịch tại các lớp huấn luyện ở Quảng châu được tập hợp lại, in thành cuốn sách với tên là Đường cách mạng, do Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đôn xuấtbản. Tháng 4 năm 1927, sau vụ phản biến của bọn Tưởng Giới Thạch ở Quảng Châu, Hồ Chủ tịch đi Liên Xô, rồi đi dự Hội nghị chống chiến tranh đế quốc họp ở Bơ Rúc Xen (Brucxelle, Bỉ); sau đó, Người qua các nước Đức, Thụy sĩ, Ý, Thái Lan. Từ mùa thu năm 1928, Người hoạt động ở Thái Lan, đào tạo cán bộ, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức Việt kiều, cho xuất bản tờ báo Thân ái, dùng làm cơ quan tuyên truyền cách mạng trong kiều bào và gửi về nước. Ngoài những công việc nói trên, Hồ Chủ tịch còn học tiếng Thái Lan, dịch sách và nhất là tham gia với kiều bào trong hội Hợp Đồng thời, Người cũng viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Pháp, Đời sống công nhân, cơ quan trung ương của Tổng liên đoàn lao động Pháp v.v..., và viết cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp. Bản án chế độ thực dân Pháp là một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa đế quốc và bước đầu vạch ra con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn cho nhân dân ta và các dân tộc bị áp bức khác. Vào nửa sau của năm 1923, Hồ Chủ tịch từ Pháp đi Liên Xô. Với tư cách là đại biểu của nông dân các nước thuộc địa, Người dự hội nghị Quốc tế nông dân họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923 và được bầu vào Ban chấp hành Quốc tế nông dân. Ngày 21 tháng 1 năm 1924, Lê nin mất, Hồ Chú tịch đi viếng Lê nin và viết bài Lê nin và các dân tộc thuộc địa.Hồ Chủ tịch ở lại Liên Xô một thời gian, làm việc ở Quốc tế cộng sản và viết nhiều bài cho báo Sự thật của Đảng cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế cộng sản để tiếp tục trình bày những ý kiến của mình về cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Là đại biểu chính thức của Đảng cộng sản Pháp, Hồ Chủ tịch dự Đại hội lần thứ năm của Quốc tế cộng sản (từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924 tại Maxcơva). Tại Đại hội lần thứ năm của Quốc tế cộng sản, Người đọc một bản tham luận quan trọng, trình bày đầy đủ lập trường, quan điểm của mình, thẳng thắn và thân ái phê bình một số đảng cộng sản lúc ấy chưa quan tâm đúng mức đến cách mạng thuộc địa, đề ra những biện pháp tích cực đề đầy mạnh phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và đặc biệt nhấn mạnh vấn đề giải phóng nông dân ở các nước đó. Năm 1924, Hồ Chủ tịch nói: "Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới phụ thuộc phần lớn vào các thuộc địa, nơi cung cấp lương thực và binh lính cho các nước lớn đế quốc chủ nghĩa. Nếu chúng ta muốn đánh bại các nước này, thì chúng ta trước hết phải tước hếtthuộc địa của chúng đi".
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã chứng minh quan điểm cách mạng của Hồ Chủ tịch là hoàn toàn đúng. Người khẩn thiết đề nghị Quốc tế cộng sản đến phong trào giải phóng dân tộc, cần tuyển lựa đảng viên và đào tạo cán bộ cách mạng là người thuộc địa, bằng cách gửi họ sang học ở trường Đại học phương Đông tại Maxcơva, tăng cường công tác tuyên truyền cách mạng ở các nước thuộc địa v.v… Từ năm 1920, Hồ Chủ tịch đã thấy rõ cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi thì phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Người vạch rõ kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước thuộc địa là chủ nghĩa đế quốc và bọn phong kiến tay sai.Khi tên vua Khải Định sang Pháp dự triển lãm thuộc địa (1922), Người viết vở kịch Con rồng tre và nhiều bài báo đả kích tên vua bù nhìn ấy. Hồ Chủ tịch sớm nhận rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân quốc tế là giai cấp duy nhất có đủ khả năng lãnh đạo công cuộc giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng loài người thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tư bản. Năm 1921, Người đã nêu rõ: "Ở các nước thuộc địa, vấn đề giải phóng dân tộc, thực chất là giải phóng nông dân, đánh đổ chủ nghĩa đế quốc giành độc lập dân tộc phải đi đôi với đánh đổ giai cấp đị